Xu Hướng 9/2023 # Xét Nghiệm Aslo, Rf, Crp Chẩn Đoán Bệnh Khớp Tại Đà Nẵng # Top 11 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Xét Nghiệm Aslo, Rf, Crp Chẩn Đoán Bệnh Khớp Tại Đà Nẵng # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Xét Nghiệm Aslo, Rf, Crp Chẩn Đoán Bệnh Khớp Tại Đà Nẵng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xét nghiệm ASLO còn gọi là ASO là xét nghiệm huyết thanh đo lượng antistreptolysin O(ASO) trong máu.

ASO( cùng với anti DNase) là một kháng thể chống lại streptplysin O- một chất độc được sản xuất bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A ( Streptococcus), được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Chỉ số bình thường:

ASO định lượng <= 200 U/ml.

ASO định tính = âm tính.

ASLO được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp, thấp khớp, thấp tim, nhiễm trùng liên cầu.

Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính hoặc nếu ASO hiện diện ở nồng độ rất thấp, người đó được đánh giá là không bị nhiễm trùng.

Xét nghiệm ASO không có giá trị để dự đoán các biến chứng sẽ xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn, và cũng không dự đoán các mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Xét nghiệm hay RF còn được gọi là xét nghiệm yếu tố dạng thấp, có vai trò quan trọng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp.

Chỉ số bình thường:

Kết quả RF < 12 U/ml: lượng yếu tố dạng thấp lưu hành trong máu ở giới hạn bình thường.

Lượng kháng thể RF trong máu người luôn ở một mức độ nhất định, chỉ số của người bình thường < 12U/ml. Nếu chỉ số lượng kháng thể vượt quá giới hạn thì sự phá hủy của các tế bào cơ thể càng lớn và gây ra viêm khớp dạng thấp.

Dựa trên cơ sở này, bác sỹ có thể xác định được người bệnh có bị viêm khớp dạng thấp hay không.

Chỉ số CRP ( Protein phản ứng C)

CRP là chữ viết tắt của từ protein C reactive, đây là thành phần không thể thiếu trong phản ứng của hệ miễn dịch đối với các tổn thương hay nhiễm trùng.

Protein phản ứng C (RFP) là một chất phản ứng không đặc hiệu, được biết đến là chất chỉ điểm cho phản viêm trong co thể, CRP được sán xuất ở gan và bài tiết vào máu và giờ (khoảng 6 giờ) sau khi xuất hiện viêm nhiễm (giai đoạn cấp).

Chỉ số CRP bình thường chỉ ở mức độ cho phép: dưới 0.3mg/ 100ml ( 3mg/l) huyết thanh hoặc 7 – 820 mcg% với những người không có viêm nhiễm.

Xét nghiệm CRP là xét nghiệm protein trong máu, được chỉ định để chẩn đoán các bệnh nhiễm vi khuẩn và rối loạn viêm.

Ví dụ: sốt dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp, theo dõi lành vết thương, các vết mổ sau phẫu, ghép tạng, phỏng để sớm phát hiện khả năng xảy ra nhiễm trùng.

Xét nghiệm CRP cho chỉ số nhạy và phản ứng nhanh so với tốc độ lắng hồng cầu ( ESR). Khi có sự viêm nhiễm cấp tính, CRP cho thấy mức độ tăng nhanh và mạnh hơn so với ESR, khi phục hồi, CRP biến mất trước khi ESR trở lại mức bình thường. CRP cũng biến mất khi quá trình viêm nhiễm bị ức chế bởi salicylate hoặc steroid.

Ngoài ra, bạn có thể làm thêm khác xét nghiệm khác để chuẩn đoán bệnh khớp

Xét nghiệm công thức máu:

Xét nghiệm công thức máu giúp kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu để đánh giá tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Nếu lượng hồng cầu giảm, bạch cầu tăng, cơ thể có thể xảy ra viêm nhiễm.

Xét nghiệm này giúp đánh giá quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể có dấu hiệu bất thường hay không. Một số chỉ số sinh hóa còn giúp khảo sát tình trạng bệnh lý như bệnh tim mạch, đái tháo đường, đánh giá được chức năng thận, gan…

Xét nghiệm tốc độ lắng máu ESR:

Đây là xét nghiệm kiểm tra tốc độ lắng của tế bào hồng cầu trong máu giúp đánh giá viêm nhiễm trong cơ thể.

Trạng thái bình thường, tốc độ lắng máu ở nam là 1 – 13 mm/hr và nữ 1- 20 mm/hr. Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, chỉ số lắng máu là tăng cao hơn mức này.

Nhưng nếu chỉ số này quá 100 mm/hr thì có thể bạn đã mắc một tình trạng viêm nhiễm khác, ví dụ ung thư hoặc chấn thương.

Xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA

Xét nghiệm này giúp phân biệt được viêm khớp dạng thấp với những bệnh xương khớp khác và bệnh Lupus ban đỏ.

Nếu tỉ lên ANA dương tính bị viêm khớp dạng thấp là 50% và với bệnh Lupus ban đỏ là 95%.

Xét nghiệm Anti DNA và Anti Smith:

Đây là xét nghiệm làm rõ thêm nếu xét nghiệm ANA dương tính. Nếu ANA dương tính kèm thêm sự xuất hiện Anti DNA và Anti Smith thì có thể kết luận bệnh nhân bị Lupus ban đỏ và loại trừ bệnh viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm tình trạng phổi và thận:

Đánh giá tình trạng phổi, thận cũng giúp khảo sát được mức độ nặng, nhẹ của bệnh viêm khớp dạng thấp. Có khoảng 20% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bị viêm phổi mãn tính.

Chụp X quang cho thấy kết quả khớp bạn có tổn thương không, xương khớp có bị mòn không, có di lệch hay không. Thường bạn sẽ được chỉ định chụp X quang tại 2 bàn chân, 2 bàn tay vì ở vị trí này thường xuất hiện viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra còn có một số kỹ thuật khác như chụp cộng hưởng từ MRI, quét siêu âm cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh khớp.

Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn. 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng. Hotline: 0905.644.128 – 091.555.1519

Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đà Nẵng

Xét nghiệm sán chó ở Đà Nẵng cũng như một số tỉnh thành địa phương khác được các phòng khám tư cũng như phòng khám công lập triển khai thực hiện. Xét nghiệm sán chó ở Đà Nẵng có những thuận lợi và khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh sán chó cho người dân.

Chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara cần dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ và xét nghiệm

Chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara không chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm là kết luận điều trị ngay khi dương tính. Tại vì, chẩn đoán một trường hợp nhiễm bệnh sán chó không đơn thuần là dựa vào xét nghiệm máu, xét nghiệm máu chỉ có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán.

Để chẩn đoán một trường hợp nhiễm hay không nhiễm bệnh sán chó Toxocara cần dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ và xét nghiệm. Do đó, cần phải có đội ngũ bác chuyên ngành đủ kinh nghiệm để chẩn đoán và điều trị bệnh sán chó. Tránh tình trạng điều trị cho những trường hợp dương tính giả, phản ứng chéo với bệnh khác

Dương tính giả, phản ứng chéo là gì?

Dương tính giả, phản ứng chéo là tình trạng người bệnh trước đây bị nhiễm một loại giun sán nào đó, mặc dù hiện tại đã khỏi bệnh nhưng còn kháng thể kháng ký sinh trùng trong máu, nhưng khi xét nghiệm sán chó kết quả dương tính, đó là hiện tượng phản ứng chéo, cho kết quả sai lệch. Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm rất có thể điều trị nhầm cho người bệnh.

Hạn chế dương tính giả phản ứng chéo bằng cách nào?

Nên xét nghiệm bệnh sán chó tại tuyến chuyên khoa, có phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn, đạt chuẩn để xét nghiệm bệnh sán chó, phòng xét nghiệm ký sinh trùng sử dụng phương xét nghiệm nghiệm miễn dịch ELISA OD tự động, giảm hiện tượng dương tính giả, phản ứng chéo, cho kết quả chính xác.

Mẫu huyết tương đã được tách và được ủ ở 37oC trước khi xét nghiệm để giảm dương tính giả

Thuận lợi tại phòng khám ký sinh trùng về chuyên môn của bác sĩ và kỹ năng sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng của các bác sĩ chuyên khoa sẽ tốt hơn, hiệu quả chữa trị sẽ nhanh và triệt để.

Xét nghiệm sán chó ở Đà Nẵng hay một số địa phương khác sẽ rất thuận lợi cho bệnh nhân không có điều kiện đến chúng tôi để chữa trị bệnh giun sán. Tuy nhiên xét nghiệm bệnh sán chó tuyến cơ sở khó tránh khỏi dương tính giả và phản ứng chéo.

Có nhiều bệnh nhân thắc mắc là tôi xét nghiệm ở tỉnh, xong bác sĩ không nói gì, tôi ra về cũng không biết có bị bệnh hay không, có trường hợp nói, xét nghiệm xong bác sĩ cho tôi hai viên thuốc về nhà uống nhưng không hẹn tái khám. Sau khi uống thuốc tôi vẫn còn ngứa. Sau đó tôi phải vô chúng tôi để chữa trị 2 đợt mới hết ngứa.

Bệnh giun sán là bệnh lãng quên

Khó khăn hiện nay đối bệnh giun sán về phía người bệnh là chủ quan, về nhân lực y tế thiếu bác sĩ chuyên ngành, nhiều cơ y tế triển khai xét nghiệm sán chó những không có bác sĩ kinh nghiệm để chẩn đoán và điều trị bệnh sán chó, dẫn đến chữa trị không dứt điểm gây mất thời gian, tốn kém cho người bệnh.

Tổn thương da ở bệnh nhân nhiễm ấu trùng Toxocara lâu ngày không được chữa trị triệt để

Anh Ng.V.H ở Hải Châu hỏi, cách đây 6 tháng tôi có đi xét nghiệm sán chó ở Đà Nẵng, sáu 2 ngày tôi kết quả, bác sĩ ở Đà Nẵng cho tôi uống thuốc dị ứng nhưng không hết ngứa. Sau đó tôi đến khám tại phòng khám tư bác sĩ cho tôi 2 viên thuốc sổ về nhà uống. Hiện tôi còn ngứa nhiều vùng lưng và đùi. Xin hỏi bác sĩ tôi đã xét nghiệm sán chó ở Đà Năng rồi, vô Sài Gòn tôi có cần xét nghiệm lại không?

Qua câu hỏi của anh Ng.V.H, chúng tôi trả lời như sau:

Đã xét nghiệm sán chó ở Đà Nẵng cần xét nghiệm lại không?

Bệnh giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó, không đơn thuần chỉ uống một liều thuốc sổ là hết bệnh. Đây là loài ký sinh trong máu, khi nhiễm người bị nhiễm ấu trùng đi vào máu di chuyển khắp cơ thể và gây bệnh bất cứ nơi nào trong nội tạng, gây mẩn ngứa da kéo dài và điều trị khó hơn các loài ký sinh trùng trong ruột khác.

Nếu anh đã có kết quả xét nghiệm sán chó ở Đà Nẵng anh có thể mang theo vô Sài Gòn để các bác sĩ tham khảo và tư vấn, trị bệnh cho anh. Các bác sĩ ký sinh trùng ở Sài Gòn, ngoài việc điều trị chuyên về giun sán ký sinh trùng, còn sàng lọc các nguyên nhân gây ngứa khác, loại trừ các nguyên nhân gây ngứa của dị ứng cơ địa, dị ứng thức ăn, dị ứng môi trường, thời tiết, dị ứng bụi, mạt nhà… và dị ứng do các loài ký sinh trùng khác như: Sán lá gan lớn, sán gạo heo, ấu trùng giun lươn… cũng gây ngứa da rất dữ dội.

Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.

Bác sĩ: Nguyễn Ánh PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN Địa chỉ: Số 74, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5,TP.HCM

Tư vấn: 0912444663 – Hotline: 02838302345 Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày

Xét Nghiệm Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh Thalassemia Tại Đà Nẵng.

Xét nghiệm giúp phát hiện người mang gen, người bệnh với các mức độ khác nhau, từ đó có kế hoạch sinh con hoặc tiên lượng điều trị tốt hơn.

Thalassemia là gì?

Thalassemia là một bệnh di truyền về máu, di truyền theo gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường, xảy ra do đột biến hemoglobin – một trong những thành phần chính của tế bào hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển oxi. Do lượng hemoglobin được sản xuất ra bất thường, hồng cầu dễ tan dẫn tới lượng tế bào hồng cầu thấp, từ đó gây ra thiếu máu và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan khác.

Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể làm cho lách, gan và tim sẽ giãn lớn. Xương trở nên mỏng và giòn. Hồng cầu bị vỡ kéo theo sự giải phóng và tập trung bất thường của sắt vào các cơ quan như tim, gan, tụy, thận và có thể làm cho các cơ quan này bị suy. Suy tim và nhiễm trùng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân này. Hai dạng thalassemia chính là alpha-thalassemia và beta-thalassemia.

Alpha Thalassemia và Beta Thalassemia

Thalassemia là bệnh di truyền, được phân loại dựa trên số gen tổng hợp hemoglobin đột biến mà con nhận được từ ba mẹ. Càng nhiều gen đột biến được biểu hiện, bệnh sẽ càng nghiêm trọng.

Alpha Thalassemia

Nếu người cha có 1 gen đột biến, người mẹ mang 2 gen đột biến, trường hợp này cả cha và mẹ đều không biểu hiện bệnh hoặc biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên nếu những gen này đều được truyền cho con thì con họ sẽ có 3 gen đột biến, bị thể HbH, rất nghiêm trọng. Trường hợp tương tự đối với thể 4 gen đột biến.

Beta Thalassemia

Có 2 gen ảnh hưởng đến sự tổng hợp β-hemoglobin. Đột biến có thể xảy ra như sau:

Có 1 gen đột biến: triệu chứng và dấu hiệu sẽ nhẹ.

Có 2 gen đột biến: các triệu chứng và dấu hiệu xảy có thể diễn ra từ vừa đến nặng. Trẻ sinh ra với 2 gen β-hemoglobin khiếm khuyết thường khỏe mạnh lúc sinh nhưng những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sẽ dần phát triển trong 2 năm đầu đời. Ở dạng nhẹ, gọi là Thalassemia trung gian, cũng có thể xảy ra khi có 2 gen đột biến. Các thể này khác nhau do phần bị đột biến khác nhau, những đột biến làm giảm chức năng của gen sẽ cho biểu hiện bệnh nhẹ, đột biến làm mất chức năng của gen sẽ cho thể nặng hơn.

Xét nghiệm Thalassemia Di truyền Kế hoạch cho tương lai

Xét nghiệm giúp mỗi người hiểu rõ về tình trạng gen của mình và của người bạn đời, từ đó đưa những kế hoạch sinh nở và theo dõi chính xác nhất.

Tiên lượng điều trị

Xét nghiệm Thalassemia giúp người mang gen hiểu rõ tình trạng của mình, từ đó có phác đồ điều trị chính xác và chế độ chăm sóc phù hợp nhất.

Xét nghiệm Thalassemia được đề nghị sử dụng cho mọi cá nhân chuẩn bị kết hôn, các cặp vợ chồng có ý định sinh con và áp dụng với tất cả trẻ mới sinh. Đặc biệt các đối tượng sau đây bắt buộc làm xét nghiệm Thalassemia:

– Có các triệu chứng của bệnh Thalassemia: mệt mỏi, da nhạt hoặc vàng da, biến dạng xương mặt, chậm lớn, bụng to, nước tiểu đậm màu.

– Cặp vợ chồng có một hoặc 2 người có biểu hiện thiếu máu

– Trong gia đình vợ hoặc chồng có người mang gen đột biến Thalassemia

– Gia đình có tiền sử thiếu máu

– Người đã được chẩn đoán bị Thalassemia bằng các phương pháp khác, cần xác định thêm số lượng gen đột biến, thể đột biến, loại đột biến để tiên lượng điều trị

Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Lao

Để chẩn đoán lao phổi, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm thông thường như: xét nghiệm đờm, xét nghiệm hình ảnh, phản ứng uberculin, soi phế quản và các xét nghiệm khác. 1. Xét nghiệm đờm

Xét nghiệm đờm trực tiếp tìm trực khuẩn lao BK (+) là biện pháp quan trọng nhất, là cách chẩn đoán chắc chắn nhất lao phổi.

Xét nghiệm đờm có thế dùng phương pháp nhuộm Ziehl Neelsen hoặc phương pháp huỳnh quang dùng ánh sáng cực tím.

Phương pháp nhuộm Ziehl Neelsen phổ biến nhất, rẻ tiền, dễ thực hiện có thể tiến hành ở mọi nơi, mọi chỗ, rất thích hợp với các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Phương pháp huỳnh quang chỉ có thể tiến hành ở những nơi có đầy đủ trang bị, kỹ thuật chưa phổ biến ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Các phương pháp khác chỉ được dùng trong những trường hợp giới hạn, ở những nơi có điều kiện trang bị kỹ thuật khi mà phương pháp xét nghiệm đờm trực tiếp không cho được kết quả đầy đủ: phương pháp nuôi cấy đờm, làm kháng sinh đồ, ngoáy họng, hút dịch dạ dày lấy bệnh phẩm, soi phế quản, sinh thiết thành phế quản v.v…

Một mình X-quang phổi không thể cho chẩn đoán lao một cách chắc chắn.

3. Phản ứng tuberculin

Có giá trị lớn trong đánh giá độ lưu hành bệnh lao trong cộng đồng ở các nước nghèo có độ lưu hành lao cao, phản ứng này ít có giá trị trong chẩn đoán.

Phản ứng tuberculin dương tính mạnh có thể nghĩ đến bệnh lao nhưng chỉ là giá trị gợi ý chấn đoán và phản ứng âm tính cũng không thể loại trừ bệnh lao. Một điểm khác cần chú ý là nếu đã có những bằng chứng rõ ràng khác nghĩ đến bệnh lao (tìm thấy trực khuẩn lao khi soi đờm trực tiếp, hình ảnh tổn thương phổi trên phim X-quang nghĩ đến lao….) thì phản ứng tuberculin âm tính cũng không loại trừ được bệnh lao.

Ở trẻ em ngược lại so với ở người lớn phản ứng tuberculin dương tính rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh lao.

4. Soi phế quản

– 28% lao sơ nhiễm có biến đổi ở khí quản như niêm mạc phù nề, dò hạch phế quản (lỗ dò đôi khi sùi), chít hẹp phế quản do hạch chèn ép, chèn ép khí phế quản.

– Khí phế thũng tắc nghẽn ở thuỳ dưới do hạch sưng to chèn ép hoặc do lao phế quản, đôi khi biểu hiện khí phế thũng trước khi xẹp phổi.

5. Các xét nghiệm khác

– Khám đáy mắt, tai mũi họng (nnéu có hạch cổ sưng to), chọc dịch não tuỷ để đánh giá sự lan tràn của nhiễm trùng lao, xác định thể bệnh, mức độ của lao sơ nhiễm.

– Xét nghiệm máu: bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Tốc độ máu lắng tăng..

– Nuôi cấy bệnh phẩm.

Theo suckhoedoisong

Cùng Chuyên Mục Bình Luận Facebook

Các Quy Trình Xét Nghiệm Chẩn Đoán

Bởi Bernd Sebastian Kamps & Christian Hoffmann

Chẩn đoán

Nhanh chóng xác định và cách ly các cá nhân bị nhiễm bệnh mang tính sống còn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Chẩn đoán ca nhiễm được thực hiện dựa trên các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm và hình ảnh học. Vì các triệu chứng và hình ảnh học của COVID-19 là không đặc hiệu, chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 phải được thực hiện bằng phản ứng chuỗi polymerase dựa trên axit nucleic (polymerase chain reaction – PCR), khuếch đại một đoạn gen di truyền cụ thể ở virus. Chỉ vài ngày sau khi các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được công bố, một quy trình chẩn đoán xác định cho SARS-CoV-2 đã được trình bày ( Corman 2023). Việc này minh chứng khả năng đối phó mạnh mẽ qua việc hợp tác về mặt học thuật và các phòng xét nghiệm công trong các mạng lưới nghiên cứu quốc gia và châu Âu.

Vào ngày 19 tháng 3 năm 2023, WHO đã công bố một hướng dẫn tạm thời về các xét nghiệm đối với những người nghi ngờ mắc bệnh do coronavirus (COVID-19) (WHO 2023). Gần đây, nhiều cập nhật toàn diện về các kỹ thuật xét nghiệm trong chẩn đoán SARS-CoV-2 cũng đã được công bố ( Chen 2023, Loeffelholz 2023).

Trong bối cảnh với nguồn lực hạn chế, không xét nghiệm nào được phép phí phạm. Điều quan trọng là bệnh nhân chỉ nên được xét nghiệm nếu kết quả dương tính làm thay đổi việc ứng phó. Chẳng hạn, việc xét nghiệm là không cần thiết trong các trường hợp sau:

Những người trẻ tuổi đã tiếp xúc với những người nhiễm bệnh vào một vài ngày trước, có những triệu chứng nhẹ ở mức độ vừa phải và sống một mình. Họ không cần xét nghiệm PCR, thậm chí ngay cả khi bị sốt. Họ sẽ tiếp tục tự cách ly ở nhà, báo nghỉ ốm nếu cần thiết, cách ly ít nhất trong 14 ngày sau khi các triệu chứng khởi phát. Xét nghiệm chỉ hữu ích để làm rõ liệu những người trẻ tuổi này có thể làm việc trong bệnh viện hoặc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác sau thời hạn cách ly. Một vài nơi yêu cầu có ít nhất 1 xét nghiệm âm tính (phết dịch mũi họng) trước khi quay trở lại làm việc (thêm vào đó là ít nhất 48 giờ không còn triệu chứng).

Một cặp vợ chồng trở về từ một điểm nóng của dịch bệnh và cảm thấy đau nhẹ ở cổ họng. Vì dù sao họ vẫn phải cách ly, xét nghiệm ở trường hợp này là không cần thiết.

Một gia đình 4 người có những triệu chứng điển hình của COVID-19. Xét nghiệm chỉ cần thực hiện cho một người (có triệu chứng) là đủ. Nếu kết quả dương tính, không cần thiết phải xét nghiệm hết tất cả những người trong gia đình, miễn là họ ở nhà.

Những quyết định này không dễ để trao đổi với bệnh nhân, đặc biệt là những người sợ hãi và lo lắng.

Tuy nhiên, trong những tính huống khác, xét nghiệm phải được thực hiện ngay lập tức và lặp lại nếu cần thiết, đặc biệt là đối với nhân viên y tế có triệu chứng, cũng như cho trường hợp tại các viện dưỡng lão, để phát hiện ổ dịch càng nhanh càng tốt.

Mặc dù các khuyến cáo được cập nhật liên tục bởi các cơ quan chức năng và các hệ thống y tế quốc gia, về việc ai nên được xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm bởi ai và khi nào: các khuyến cáo này liên tục thay đổi và phải liên tục cập nhật thích hợp với tình hình dịch tễ tại địa phương. Với tỷ lệ nhiễm bệnh giảm đồng thời khả năng xét nghiệm gia tăng, nhiều bệnh nhân chắc chắn sẽ có thể được xét nghiệm trong tương lai, và chỉ định xét nghiệm sẽ được mở rộng.

Lấy mẫu

SARS-CoV-2 có thể được phát hiện trong các mẫu mô và dịch cơ thể khác nhau. Trong một nghiên cứu trên 1070 mẫu được thu thập từ 205 bệnh nhân mắc COVID-19, mẫu thu được từ dịch rửa phế quản có tỷ lệ dương tính cao nhất (14/15; 93%), tiếp theo là đàm (72/104; 72%), phết mũi (5/8; 63%), mẫu sinh thiết từ ống nội soi phế quản (6/ 13; 46%), phết họng (126/398; 32%), phân (44 of 153; 29%) và máu (3 trên 307 ; 1%). Không có mẫu nào trong số 72 mẫu nước tiểu được xét nghiệm cho kết quả dương tính ( Wang X 2023). Virus cũng không được tìm thấy trong dịch âm đạo của 10 bệnh nhân nữ mắc COVID-19 ( Saito 2023).

Hai nghiên cứu ở giai đoạn sớm của đại dịch cũng không tìm thấy virus trong mẫu tinh trùng và sữa mẹ ( Song 2023, Scorzolini 2023). Tuy nhiên, trong một báo cáo ca bệnh gần đây, RNA của SARS-CoV-2 được tìm thấy 4 ngày liên tiếp trong mẫu sữa mẹ của một người mẹ nhiễm bệnh. Phát hiện RNA của virus trong sữa mẹ xảy ra cùng lúc với các triệu chứng nhẹ của COVID-19 và trẻ sơ sinh cũng có xét nghiệm chẩn đoán dương tính ( Groß 2023). Trong những trường hợp hiếm hoi, virus có thể được phát hiện trong nước mắt và dịch tiết kết mạc ( Xia 2023).

Ngoài mẫu phết mũi họng, các mẫu bệnh phẩm cũng có thể được lấy từ đàm (nếu có), dịch hút nội khí quản hoặc dịch rửa phế quản. Có khả năng các mẫu ở đường hô hấp dưới nhạy hơn so với mẫu phết mũi họng. Đặc biệt ở những bệnh nhân bị bệnh nặng, thường có nhiều virus ở đường hô hấp dưới hơn ở đường hô hấp trên ( Huang 2023). Tuy nhiên, luôn có nguy cơ cao “tạo khí dung” khi lấy các mẫu này và như vậy dẫn đến nguy cơ các nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 rất cao ở các mô đường hô hấp trên, trái ngược với SARS-CoV ( Wolfel 2023). Theo WHO, mẫu bệnh phẩm đường hô hấp cho xét nghiệm PCR nên được thu thập từ đường hô hấp trên (phết mũi hầu và phết họng hoăc dịch rửa mũi hầu và họng) ở bệnh nhân cấp cứu ( WHO 2023). Ưu tiên lấy mẫu từ mũi hầu và hầu họng cùng lúc và cả hai được đặt vào trong cùng một ống.

Phết mũi hầu – Các vấn đề thực hành

Đối với xét nghiệm phết mũi hầu, bệnh nhân nên ngồi trên ghế và ngả đầu ra sau một chút. Người lấy mẫu nên đứng ở vị trí hơi lệch để tránh bị ho trúng. Nói với bệnh nhân rằng điều này có thể không thoải mái trong một thời gian ngắn. Nên sử dụng tăm bông mũi họng phù hợp để phát hiện virus và có trục nhựa dẻo nhất có thể. Que phết bằng gỗ có thể làm bất hoạt virus và có nguy cơ chấn thương cao. Tăm bông mũi họng nên được giữ giữa ngón cái và ngón trỏ, giống như một cây bút chì, nhờ đó phần cuối không chạm vào bất cứ thứ gì. Thường tiến sâu vào 5-7cm sẽ chạm tới thành sau mũi họng, có thể cảm nhận được bằng một lực cản nhẹ. “Chỉ chạm vào vùng đầu ở mũi” là không đủ! Nên tránh chạm vào răng và lưỡi khi phết họng và rút tăm bông ra khỏi thành sau vòm họng, ngay kế bên lưỡi gà. Thận trọng với phản xạ nôn! Có rất nhiều video thực tế trên internet về cách thực hiện chính xác quy trình này. Sau khi được hướng dẫn thích hợp, nhiều bệnh nhân có thể tự thực hiện lấy mẫu theo cách này.

Chúng tôi đã hướng dẫn để các bệnh nhân (hầu hết!) có thể tự lấy mẫu tại nhà. Các ống để lấy mẫu được gửi chuyển phát nhanh trực tiếp đến nhà của bệnh nhân và được đặt trước cửa. Người vận chuyển nên tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và chạm trực tiếp vào ống lấy mẫu (có thể đặt chúng trực tiếp vào túi hoặc thu thập bằng mặt ngược lại của túi) và trực tiếp mang mẫu trở về (không gửi qua đường bưu điện!). Điều này yêu cầu phải được hướng dẫn chính xác ngay từ đầu, nhưng thường khá khả thi.

Tăm bông để lấy mẫu có thể được bảo quản khô hoặc trong một lượng nhỏ dung dịch NaCl; nếu cần thiết, điều này cần được làm rõ với phòng xét nghiệm trước. Việc nhanh chóng chạy PCR là rất quan trọng, tốt nhất là trong cùng một ngày nếu có thể. Nhiệt độ cao là không thuận lợi cho xét nghiệm. Trong một nghiên cứu nhỏ, các mẫu được làm bất hoạt bằng cách ủ trong bể nước ở 56°C trong 30 phút. 7/15 mẫu có lượng virus thấp chuyển thành âm tính giả. Lưu giữ mẫu lâu hơn cũng dẫn đến kết quả âm tính giả ( Pan 2023).

Mẫu bệnh phẩm đường hô hấp dưới có thể bao gồm đàm (nếu có) và/hoặc dịch hút nội khí quản hoặc dịch rửa phế quản ở bệnh nhân mắc bệnh hô hấp nặng hơn. Tuy nhiên, cần xem xét nguy cơ tạo khí dung cao (tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát và phòng ngừa nhiễm khuẩn). Mẫu bệnh phẩm bổ sung có thể được thu thập vì virus COVID-19 đã được phát hiện trong máu và phân (xem phần dưới).

Thu thập mẫu bệnh phẩm từ mũi hầu và hầu họng bằng tăm bông có thể gây khó chịu cho bệnh nhân và khiến nhân viên y tế gặp nguy hiểm. Trái ngược với nhiều virus hô hấp khác, SARS-CoV-2 có trong nước bọt và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẫu nước bọt được lấy ở vùng sau họng (vùng họng sâu) là khả thi và dễ chịu hơn hơn đối với cả bệnh nhân và nhân viên y tế ( To 2023, Yu 2023). Rửa họng (throat washing) có thể được sử dụng để theo dõi, do thủ thuật này không xâm lấn và có độ tin cậy. Rửa họng được thực hiện bằng cách yêu cầu bệnh nhân súc họng vùng trên thành họng sau với 20 ml nước muối đẳng trương vô trùng. Sau 5-10 giây, họ nhổ nước muối từ họng vào một vật chứa vô trùng. Trong 24 cặp mẫu so sánh bệnh phẩm rửa họng và phết mũi họng, tỷ lệ xét nghiệm dương tính của bệnh phẩm rửa họng cao hơn nhiều so với bệnh phẩm từ phết mũi họng ( Guo WL 2023).

Virus trong phân

Mặc dù chưa có trường hợp lây truyền qua đường phân-miệng nào được báo cáo, nhưng ngày càng nhiều bằng chứng rằng SARS-CoV-2 tích cực nhân lên trong đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự hiện diện kéo dài của RNA virus SARS-CoV-2 trong các mẫu phân ( Chen 2023, Wu 2023). Kết hợp kết quả của 26 nghiên cứu, một bài tổng quan cho thấy 54% bệnh nhân được xét nghiệm RNA trong phân có kết quả dương tính. Thời gian phát hiện virus trong phân trong khoảng từ 1 đến 33 ngày sau khi phết mũi hầu âm tính (Gupta 2023).

Virus trong máu

SARS-CoV-2 hiếm khi được phát hiện trong máu ( Wang W 2023, Wolfel 2023). Vậy còn nguy cơ nhiễm bệnh do truyền máu? Trong một nghiên cứu sàng lọc 7425 lần hiến máu ở Vũ Hán, các mẫu huyết tương được phát hiện dương tính với RNA virus từ 2 người hiến không có triệu chứng ( Chang 2023).

Một nghiên cứu khác từ Hàn Quốc đã tìm thấy bảy người khi hiến máu không triệu chứng, sau đó được xác định đã mắc bệnh COVID-19. Không ai trong số 9 người nhận tiểu cầu hoặc hồng cầu, có xét nghiệm RNA SARS-CoV-2 dương tính. Sự lây truyền SARS-CoV-2 khi truyền máu được coi là khó xảy ra ( Kwon 2023). Giống như mẫu phân, vẫn chưa rõ liệu phát hiện được RNA trong máu có đồng nghĩa với khả năng lây nhiễm hay không.

PCR

Hiện đã có nhiều bộ xét nghiệm khác nhau dựa trên kỹ thuật qPCR, cho việc phát hiện virus, các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đã điều chỉnh các xét nghiệm PCRs cho SARS-CoV-2 của họ qua việc sử dụng các đoạn mồi khác nhau nhắm vào các phần khác nhau của trình tự gen virus. Một bài đánh giá (review) về các xét nghiệm và thiết bị chẩn đoán khác nhau đã được công bố gần đây ( Loeffelholz 2023). Một quy trình thực hiện real-time PCR để phát hiện SARS-CoV-2 cho hai mục tiêu RdRp (IP2 và IP4) được mô tả tại https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/real-time-rt-pcr-assays-for-the-detection-of-SARS-CoV-2-institut-pasteur-paris.pdf?sfvrsn=3662fcb6_2

Các xét nghiệm RT-PCR mới nhắm vào RNA polymerase phụ thuộc RNA (RdRp)/helicase, protein gai (spike) và nucleocapsid của SARS-CoV-2 có thể giúp cải thiện chẩn đoán COVID-19 trong phòng xét nghiệm. So với xét nghiệm RdRp-P2 được báo cáo đã được sử dụng ở hầu hết các phòng thí nghiệm ở Châu Âu, các xét nghiệm này không phản ứng chéo với SARS-CoV trong nuôi cấy tế bào, có thể nhạy và đặc hiệu hơn ( Chan JF 2023).

Ngưỡng phát hiện của sáu bộ xét nghiệm PCR thương mại khác nhau đáng kể (chênh lệch có thể lên tới 16 lần), với ngưỡng phát hiện kém nhất có thể dẫn đến kết quả âm tính giả khi RT-PCR được sử dụng để phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 ( Wang X 2023). Theo các tác giả, các nhà sản xuất nên phân tích các vấn đề hiện có theo ứng dụng trên lâm sàng và cải thiện hơn nữa sản phẩm của họ.

PCR định tính

Một xét nghiệm PCR định tính (cho kết quả “dương tính” hoặc “âm tính”) thường là đủ trong chẩn đoán thông thường. Định lượng RNA virus hiện tại (vẫn) chỉ là quan tâm của giới học thuật.

Kết quả dương tính giả là rất hiếm. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra. Mặc dù độ chuyên biệt của các xét nghiệm này khi được phân tích thường là 100%, độ chuyên biệt trên lâm sàng thường thấp hơn, do có sự nhiễm bẩn (một vấn đề đáng kể đối với các quy trình NAT) và/hoặc lỗi của con người trong quá trình xử lý mẫu hoặc dữ liệu (rất khó để loại bỏ hoàn toàn). Tương tự như xét nghiệm huyết thanh (xem bên dưới), các kết quả dương tính giả này sẽ ảnh hưởng lớn khi tỉ lệ hiện mắc của bệnh thấp (Andrew Cohen, ý kiến cá nhân).

Một vấn đề khác của bất kỳ phương pháp PCR định tính là việc âm tính giả với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Lỗi lấy mẫu rất thường gặp, nhưng lỗi trong phòng thí nghiệm cũng xảy ra. Khi xem xét 7 nghiên cứu với tổng số 1330 mẫu từ đường hô hấp, các tác giả đã ước tính tỷ lệ RT-PCR âm tính giả theo ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Trong 4 ngày trước khởi phát triệu chứng, tỷ lệ giảm từ 100% xuống 67%. Vào ngày khởi phát triệu chứng (ngày 5), tỷ lệ này là 38%, giảm xuống 20% (ngày 8) và sau đó bắt đầu tăng trở lại, từ 21% (ngày 9) lên 66% (ngày 21). Nếu lâm sàng gợi ý nhiều, không nên loại trừ nhiễm bệnh chỉ dựa vào kết quả RT-PCR đơn lẻ. Tỷ lệ âm tính giả thấp nhất trong vòng 3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng, hoặc khoảng 8 ngày sau khi phơi nhiễm ( Kucirka 2023). Hình 1 minh họa PCR và phát hiện kháng thể trong SARS

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân không có triệu chứng cũng có kết quả PCR dương tính và có thể lây truyền virus ( Bai 2023, Cereda 2023, Rothe 2023). Sự phát tán virus có thể bắt đầu từ 2 đến 3 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Phân tích tổng cộng 414 mẫu bệnh phẩm vùng họng ở 94 bệnh nhân, tải lượng virus cao nhất được tìm thấy tại thời điểm khởi phát triệu chứng. Lây nhiễm bắt đầu từ 2.3 ngày (KTC 95%, 0.8-3.0 ngày) trước khi khởi phát triệu chứng và đạt cực đại 0.7 ngày trước khi khởi phát triệu chứng ( He 2023). Sự lây nhiễm được ước tính sẽ giảm nhanh chóng trong vòng 7 ngày.

Trong một nghiên cứu đoàn hệ gồm 113 bệnh nhân có triệu chứng, thời gian phát hiện trung bình của SARS-CoV-2 RNA là 17 ngày (dao động từ 13-22 ngày), được đo từ khi bắt đầu bệnh. Ở một số bệnh nhân, PCR còn dương tính lâu hơn: nam giới và bệnh nặng (thở máy xâm lấn) là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với sự phát tán virus kéo dài ( Xu K 2023).

Gần đây các báo cáo ca bệnh về việc các bệnh nhân có kết quả dương tính sau khi nhiều lần PCR âm tính và phục hồi về lâm sàng, đã liên tục đạt được nhiều sự chú ý của truyền thông, ( Lan 2023, Xiao AT 2023, Yuan 2023). Những nghiên cứu này đặt ra câu hỏi về việc tái kích hoạt hoặc tái nhiễm COVID-19 (xem bên dưới, chương lâm sàng). Hiện tại, kết quả có nhiều khả năng do các vấn đề về phương pháp ( Li 2023). Ở nồng độ virus thấp, đặc biệt là trong những ngày cuối của đợt nhiễm trùng, tải lượng virus có thể dao động và đôi khi có thể phát hiện được, đôi khi không ( Wolfel 2023). Việc tái kích hoạt, hay tái nhiễm nhanh chóng (sau khi khỏi bệnh) sẽ rất bất thường đối với coronavirus.

Hình 1: Mốc thời gian của các dấu ấn giúp chẩn đoán SARS-CoV-2. AB=antibody (kháng thể)

Trong một nghiên cứu khác trên 82 người nhiễm bệnh, tải lượng virus trong mẫu phết họng và đàm cao nhất vào khoảng 5 – 6 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng, từ khoảng 79,900 bản sao/ml ở họng đến 752,000 bản sao/ml trong đàm ( Pan 2023). Trong một nghiên cứu trên các mẫu nước bọt hầu họng, không giống như SARS, bệnh nhân mắc COVID-19 có tải lượng virus cao nhất lúc khởi phát triệu chứng, điều này có thể giải thích cho tính chất lây lan nhanh của dịch này ( To 2023). Trong nghiên cứu này, giá trị trung vị của tải lượng virus trong nước bọt vùng hầu họng sau hoặc mẫu bệnh phẩm hô hấp khác tại thời điểm xuất hiện triệu chứng là 5.2 log 10 bản sao/ml (IQR 4.1-7.0). Trong tổng số 323 mẫu từ 76 bệnh nhân, tải lượng virus trung bình trong đàm (17,429 bản sao/xét nghiệm) cao hơn đáng kể so với mẫu bệnh phẩm từ họng (2,552 bản sao) và mẫu bệnh phẩm từ mũi (651 bản sao). Tải lượng virus ở giai đoạn đầu và giai đoạn tiến triển cao hơn so với giai đoạn phục hồi ( Yu 2023). Theo một nghiên cứu được công bố gần đây, việc phát tán virus có thể đã bắt đầu từ 2-3 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và cách thức lây nhiễm có thể gần giống với bệnh cúm hơn so với SARS ( He 2023).

Chúng ta có nên đo tải lượng virus? Dường như là có. Đo tải lượng virus có thể hữu ích trong thực hành lâm sàng. Kết quả RT-qPCR dương tính có thể không nhất thiết có nghĩa là người đó vẫn đang nhiễm bệnh hay có khả năng lây bệnh. RNA có thể là từ xác virus và/hoặc lượng virus sống có thể quá thấp để lây truyền bệnh. RT-qPCR định lượng bằng cách: đầu tiên phiên mã ngược RNA sang DNA, sau đó thực hiện qPCR trong đó tín hiệu huỳnh quang tăng tỷ lệ thuận với lượng axit nucleic được khuếch đại. Kết quả dương tính nếu huỳnh quang đạt đến một ngưỡng xác định trong một số chu kỳ PCR (giá trị Ct, tương quan nghịch với tải lượng virus). Nhiều xét nghiệm qPCR sử dụng giới hạn Ct là 40, cho phép phát hiện lượng rất nhỏ phân tử RNA. Một số chuyên gia ( Tom 2023) đề nghị sử dụng giá trị Ct này hoặc để tính tải lượng virus có thể giúp tinh chỉnh quá trình ra quyết định (cách ly ngắn hơn, v.v.). Thật không may, vẫn có sự khác biệt lớn cũng như chưa nhất quán của các đường cong chuẩn được tính toán từ các nghiên cứu cung cấp các giá trị Ct từ các mẫu pha loãng nối tiếp và tải lượng virus ước tính. Theo các chuyên gia khác, cần thận trọng trước khi diễn giải các giá trị Ct của kết quả RT-PCR SARS-CoV-2 được thể hiện trong các báo cáo về COVID-19 để tránh hiểu sai về động lực học của virus khi so sánh giữa các nghiên cứu khác nhau ( Han 2023).

Các hệ thống xét nghiệm khác ngoài PCR

Xét nghiệm nhanh tại chổ (Point-of-care tests)

Các xét nghiệm nhanh tại chổ là các xét nghiệm có thiết bị dễ sử dụng để hỗ trợ việc xét nghiệm bên ngoài phạm vi phòng xét nghiệm ( Joung 2023). Các xét nghiệm kiểu này đang rất được chờ đợi. Vào ngày 6 tháng 5, FDA đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho một xét nghiệm huỳnh quang tìm SARS-CoV-2 dựa trên CRISPR được bán bởi Sherlock Biosciences. Phương pháp này cho kết quả trong một giờ và đã chẩn đoán thành công 12 bệnh nhân COVID dương tính và 5 bệnh nhân âm tính, với ít nhất 2 trong số 3 lần lặp lại cho kết quả dương tính ở người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn còn hạn chế ở các phòng thí nghiệm được chứng nhận để thực hiện các xét nghiệm phức tạp. Vào ngày 6 tháng 5, FDA cũng đã cấp phép cho 2 bộ xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang kháng nguyên SARS của hãng Quidel. Xét nghiệm này phải được đọc trên máy phân tích chuyên dụng và phát hiện protein nucleocapsid SARS-CoV-2 từ phết mũi hầu trong 15 phút. Theo nhà sản xuất, xét nghiệm đã chứng minh độ nhạy lâm sàng chấp nhận được và phát hiện 47/59 ca nhiễm (80%). Thật không may, cho đến nay chưa có nghiên cứu được bình duyệt nào giá trị về thử nghiệm được công bố. Với độ nhạy thấp, các xét nghiệm này chủ yếu đóng vai trò là công cụ ban đầu để xác định các ca nhiễm nhanh chóng, cụ thể là ngay tại đơn vị cấp cứu. Các xét nghiệm này không thể sử dụng như một công cụ chẩn đoán.

Chẩn đoán trong tình trạng thiếu bộ dụng cụ xét nghiệm PCR

Một điều chắc chắn là, mục tiêu tổng thể phải là phát hiện càng nhiều ca nhiễm bệnh càng tốt. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, tình trạng thiếu bộ dụng cụ xét nghiệm, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng tương ứng với mức độ nhiễm bệnh trong dân số. Vì vậy, phương pháp xét nghiệm gộp hay gộp mẫu (pooled sample) thường được sử dụng để tiết kiệm nguyên liệu xét nghiệm. Nhiều mẫu được kiểm tra cùng nhau. Chỉ khi một mẫu gộp dương tính, từng mẫu sẽ được kiểm tra riêng lẻ.

Huyết thanh học (xét nghiệm kháng thể)

Phát hiện những trường hợp đã từng nhiễm virus bằng cách tìm kiếm kháng thể mà người bệnh đã tạo ra sẽ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19. Xét nghiệm kháng thể có nhiều mục đích: các xét nghiệm huyết thanh học này có vai trò quan trọng để xác định tỷ lệ lưu hành bệnh dựa trên xét nghiệm máu, sự phơi nhiễm trước đó và xác định người có nồng độ kháng thể cao trong huyết thanh để phục vụ cho việc thu thập mẫu huyết thanh từ những người đã khỏi bệnh cho việc điều trị. Huyết thanh học sẽ hỗ trợ theo dõi dấu vết lây và sàng lọc nhân viên y tế để xác định ai đã có miễn dịch. Có bao nhiêu người thực sự bị nhiễm bệnh, trong đó có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh nhưng kết quả PCR âm tính và vì lý do gì, có bao nhiêu bệnh nhân không có triệu chứng và tỷ lệ tử vong thực sự trong một dân số xác định là bao nhiêu? Chỉ với xét nghiệm huyết thanh học toàn diện (và các nghiên cứu dịch tễ học được lên kế hoạch tốt), chúng ta mới có thể trả lời những câu hỏi này và giảm đi các ẩn số trong các tính toán dự đoán hiện tại. Nhiều cuộc điều tra đang được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới.

Trong những tuần gần đây, rõ ràng là xét nghiệm huyết thanh học cũng có thể hỗ trợ như một công cụ chẩn đoán bổ sung cho COVID-19. Thời gian chuyển đổi huyết thanh của kháng thể đặc hiệu IgM và IgG đặc hiệu đã được quan sát sớm nhất là vào ngày thứ 4 sau khi khởi phát triệu chứng. Kháng thể có thể được phát hiện ở giai đoạn giữa và sau của bệnh ( Guo L 2023, Xiao DAT 2023). Nếu một ca nghi ngờ COVID-19 vẫn còn âm tính với xét nghiệm PCR và nếu các triệu chứng vẫn đang diễn ra trong ít nhất vài ngày, việc tìm kháng thể có thể hữu ích và tăng cường độ nhạy chẩn đoán.

Tuy nhiên, xét nghiệm kháng thể cũng có một số nhược điểm. Sự khác biệt về mặt phân tử học của các phân nhóm SARS-CoV-2, khác biệt khả năng chẩn đoán của các xét nghiệm lưu hành và việc phản ứng chéo với các coronavirus gây cúm mùa là các yếu tố cần phải được xem xét (đánh giá: Krammer 2023, Torres 2023).

Các xét nghiệm

Xét nghiệm kháng thể thường tập trung vào các kháng nguyên (protein). Trong trường hợp SARS-CoV-2, các bộ xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với enzyme (ELISA) khác nhau dựa trên các protein tái tổ hợp là nucleocapsid và protein Spike (protein gai) ( Loeffelholz 2023). Protein Spike của SARS-CoV-2 dường như là mục tiêu tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ràng cần sử dụng phần nào của protein Spike và sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tính độc nhất của protein Spike. Càng độc nhất, tỷ lệ phản ứng chéo với các coronavirus khác càng thấp – phản ứng chéo sẽ cho kết quả dương tính giả do bệnh nhân đã có miễn dịch với các virus corona khác. Phản ứng chéo với các coronavirus khác có thể là thách thức trong việc xây dựng xét nghiệm huyết thanh học. Vì vậy, các xét nghiệm xác nhận (thường là xét nghiệm trung hòa) có thể được sử dụng để giảm việc xét nghiệm dương tính giả.

Ngay cả với độ đặc hiệu rất cao từ 99% trở lên, đặc biệt là ở các khu vực có tỷ lệ lưu hành của dịch thấp, giá trị thông tin bị hạn chế và có thể giả định tỷ lệ xét nghiệm dương tính giả cao. Ví dụ: Với độ đặc hiệu 99%, dự kiến ​​có một xét nghiệm trong số 100 là dương tính. Tại nơi có tỷ lệ lưu hành của dịch cao, điều này không mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu một người được xét nghiệm tại nơi có tỷ lệ lưu hành của dịch thấp, khả năng xét nghiệm dương tính thật (giá trị tiên đoán dương, tức là số lượng xét nghiệm thực sự dương tính chia cho số lượng tất cả các xét nghiệm dương tính) là thấp. Trong một dân số có tỷ lệ lưu hành của dịch là 1%, giá trị dự đoán sẽ chỉ là 50%! Ước tính hiện tại từ Iceland, một dân số được xác định rõ và lựa chọn ngẫu nhiên, vẫn cho thấy tỷ lệ tương đối ổn định khoảng 0,8% vào tháng 3 năm 2023 ( Gudbjartsson 2023). Ngay cả ở các quốc gia rõ ràng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, tỷ lệ lây nhiễm chỉ cao hơn một chút. Nếu chúng ta giả sử con số nhiễm bệnh là 183,000 (ngày 30 tháng Năm) đối với Đức, một trong các quốc gia có số lượng nhiễm bệnh lớn nhất thế giới và cho rằng số ca nhiễm bệnh nhưng không bị phát hiện cao gấp khoảng 5 lần, thì tỷ lệ lưu hành của dịch ở Đức vẫn chỉ khoảng 1%. Cứ mỗi 1 trên 100 người nhiễm bệnh, mỗi xét nghiệm dương tính thứ hai sẽ là dương tính giả, thậm chí với độ đặc hiệu 99%. Do đó sàng lọc kháng thể trong dân số sẽ tạo ra tỷ lệ xét nghiệm dương tính giả khá cao.

Độ nhạy và độ đặc hiệu trung bình của các xét nghiệm kháng thể được FDA phê chuẩn lần lượt là 84,9% và 98,6%. Với tỷ lệ thay đổi của COVID-19 (1% -15%) ở các vùng khác nhau, theo thống kê, giá trị tiên đoán dương sẽ ở mức thấp từ 30% đến 50% ở những khu vực có tỷ lệ mắc bệnh thấp ( Mathur 2023).

Động học kháng thể

Đáng chú ý, đáp ứng huyết thanh với virus corona chỉ là thoáng qua. Kháng thể do virus corona gây bệnh theo mùa ở người có thể biến mất chỉ sau vài tháng. Dữ liệu sơ bộ cho thấy kháng thể đối với SARS-CoV-2 tương tự như SARS-CoV ( Xiao DAT 2023). Đối với SARS-CoV, kháng thể không được phát hiện trong 7 ngày đầu tiên của bệnh, nhưng hiệu giá IgG tăng đáng kể vào ngày 15, đạt cực đại vào ngày 60 và duy trì ở mức cao cho đến ngày 180 và giảm dần cho đến ngày 720. IgM là được phát hiện vào ngày 15 và nhanh chóng đạt đến đỉnh điểm, sau đó giảm dần cho đến khi không thể phát hiện được vào ngày 180 ( Mo 2006). Cũng như các loại virus khác, kháng thể IgM xảy ra sớm hơn so với kháng thể IgG, trong khi IgG đặc hiệu hơn. Kháng thể IgA tương đối nhạy nhưng ít đặc hiệu hơn ( Okba 2023).

Có phải tất cả các cá nhân nhiễm không có triệu chứng đều xuất hiện kháng thể? Dường như là không. Trong số năm trường hợp nhiễm không có triệu chứng, chỉ có một trường hợp xuất hiện đáp ứng kháng thể đặc hiệu SARS-CoV-2 được tạo ra trong vòng 4 tuần đầu ( Yongchen 2023).

Khi kết hợp với nhau, xét nghiệm kháng thể không chỉ là một công cụ dịch tễ học. Nó cũng có thể giúp chẩn đoán. Trong những tháng tới, hiểu biết về đáp ứng kháng thể của con người đối với SARS-CoV-2 sẽ thay đổi theo thời gian và liệu đáp ứng kháng thể và hiệu giá kháng thể có tương quan với khả năng miễn dịch. Cũng có thể hình dung rằng ở một số bệnh nhân (ví dụ, những người bị suy giảm miễn dịch), phản ứng kháng thể vẫn giảm.

Chẩn đoán hình ảnh Chụp cắt lớp vi tính vùng ngực (Chest Computed tomography – CT)

Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể đóng một vai trò trong cả chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh và theo dõi. CT ngực có độ nhạy tương đối cao để chẩn đoán COVID-19 ( Ai 2023, Fang 2023). Tuy nhiên, khoảng một nửa số bệnh nhân có thể có CT bình thường trong 1-2 ngày đầu sau khi khởi phát triệu chứng ( Bernheim 2023). Mặt khác, trong đại dịch hiện nay chúng ta sớm nhận ra rằng một tỷ lệ đáng kể những bệnh nhân chưa biểu hiện lâm sàng (được kiểm tra CT trước khi khởi phát triệu chứng) có thể đã có kết quả CT bệnh lý ( Chan 2023, Shi 2023). Ở một số bệnh nhân cho thấy kết quả rõ ràng hình ảnh bệnh lý viêm phổi trên CT, thì phết dịch mũi hầu vẫn âm tính khi xét nghiệm PCR ( Xu 2023). Mặt khác, một nửa số bệnh nhân xuất hiện hình ảnh viêm phổi sau đó trên CT, vẫn có thể có hình ảnh CT bình thường trong 1-2 ngày đầu sau khi các triệu chứng xuất hiện ( Bernheim 2023).

Tuy nhiên, không nên đánh giá quá cao giá trị của CT ngực. Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc khuyến cáo CT là một phần không thể thiếu trong chẩn đoán COVID-19 đã dẫn đến sự chỉ trích gay gắt, đặc biệt là từ các chuyên gia ở các nước phương Tây. Các nghiên cứu của Trung Quốc đã bị phơi bày với những sai lầm và thiếu sót đáng kể. Trong những nỗ lực cao ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên, nhiều chuyên gia nhất quyết từ chối việc chụp CT sàng lọc nói chung ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 hoặc ở những người nghi ngờ ( Hope 2023, Raptis 2023). Theo khuyến cáo của Hiệp hội Hình ảnh học Anh, nơi đã cố gắng kết hợp CT vào các thuật toán chẩn đoán COVID-19, giá trị của CT vẫn chưa rõ ràng – ngay cả khi PCR âm tính hoặc không có kết quả ( Nair 2023, Rodrigues 2023). CT ngực chỉ nên được thực hiện nếu cần xem xét các biến chứng hoặc chẩn đoán phân biệt ( Raptis 2023).

Trong các nghiên cứu mù, các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh từ Trung Quốc và Hoa Kỳ đã cố gắng phân biệt viêm phổi COVID-19 với viêm phổi do virus khác. Độ đặc hiệu khá cao nhưng độ nhạy thấp hơn nhiều ( Bai 2023). Một phân tích gộp (meta-analysis) lớn gần đây cho thấy độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp ( Kim 2023). Độ nhạy của CT bị ảnh hưởng bởi sự phân bố mức độ nghiêm trọng của bệnh, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh kèm theo và tỷ lệ bệnh nhân nhiễm không có triệu chứng. Ở những vùng có tỷ lệ lưu hành của dịch thấp, CT ngực có giá trị tiên đoán dương tính thấp (1,5-30,7%).

Nếu có tình trạng bệnh lý, hình ảnh thường cho thấy tổn thương ở cả 2 bên phổi, thành nhiều đám hoặc tổn thương kính mờ (Ground-glass opacities – GGO) phân bố ở vùng ngoại vi ở các thùy phổi hai bên. Các tổn thương có thể biểu hiện giống đáng kể với SARS và MERS ( Hosseiny 2023).

Một tổng quan hệ thống về hình ảnh học ở 919 bệnh nhân đã tìm thấy hình ảnh GGO nhiều mức độ ở hai bên phổi, phân bố ở vùng ngoại vi hoặc ở phía sau, chủ yếu ở thùy dưới và ít gặp hơn ở thùy giữa là đặc điểm phổ biến nhất ( Salehi 2023). Tổng quan này trình bày hình ảnh ban đầu không điển hình của các đám mờ đông đặc chồng lên GGO đã được tìm thấy trong một số ít trường hợp, chủ yếu ở người cao tuổi. Dày vách liên tiểu thùy, giãn phế quản, dày màng phổi và tổn thương dưới màng phổi ít gặp hơn, chủ yếu ở giai đoạn sau của bệnh. Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim, nổi hạch, hình ảnh tạo hang, dấu hiệu viền bao CT và tràn khí màng phổi là không phổ biến ( Salehi 2023).

Sự tiến triển của bệnh trên CT chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện các triệu chứng, các hình ảnh bệnh lý trên CT được tìm thấy thường xuyên hơn, bao gồm các tổn thương đông đặc, ở cả hai bên và vùng ngoại biên phổi, sự tổn thương của phổi nhiều hơn, các đường tổn thương mờ, hình ảnh lát đá “crazy-paving” và dấu hiệu “viền bao đảo ngược” ( Bernheim 2023). Một số chuyên gia đã đề xuất rằng hình ảnh có thể được sắp xếp thành bốn giai đoạn khác nhau ( Li M 2023). Trong giai đoạn đầu, nhiều đốm mờ nhỏ loang lổ và những thay đổi của mô kẽ. Trong giai đoạn tiến triển, các tổn thương tăng lên và mở rộng, phát triển thành nhiều GGO cũng như tổn thương thâm nhiễm đông đặc ở cả hai phổi. Trong giai đoạn bệnh nặng, người ta thấy có thể thấy có sự đông đặc phổi lớn và hình ảnh “phổi trắng”, nhưng tràn dịch màng phổi rất hiếm. Trong giai đoạn lui bệnh, các GGO và vùng phổi đông đặc đã được hấp thu hoàn toàn, và các tổn thương bắt đầu chuyển thành dạng xơ hóa.

Trong một nghiên cứu theo dõi tiến cứu phân tích 366 lần chụp CT nối tiếp ở 90 bệnh nhân bị viêm phổi COVID-19, mức độ bất thường của phổi tiến triển nhanh chóng và đạt đến đỉnh điểm tại ngày bệnh 6-11 ( Wang Y 2023). Tổn thương chiếm ưu thế sau khi khởi phát triệu chứng trong nghiên cứu này là tổn thương kính mờ GGO (45-62%). Khi viêm phổi tiến triển, các khu vực tổn thương mở rộng và phát triển thành sự đông đặc lan tỏa ở cả hai phổi trong vài ngày ( Guan 2023).

Hầu hết bệnh nhân xuất viện đều còn tổn thương trên kết quả CT lần cuối cùng ( Wang Y 2023). Các nghiên cứu với thời gian theo dõi lâu hơn là cần thiết để đánh giá tổn thương phổi lâu dài hoặc vĩnh viễn bao gồm cả xơ hóa, như đã thấy với bệnh SARS và MERS. Xơ phổi được dự đoán ​​là yếu tố chính dẫn đến suy giảm chức năng phổi và suy giảm chất lượng cuộc sống ở những người sống sót và hồi phục sau COVID-19. Cần nhiều nghiên cứu hơn về mối tương quan của các phát hiện trên CT với mức độ nghiêm trọng và diễn triển lâm sàng, giá trị tiên đoán của CT ban đầu hoặc những thay đổi mới xuất hiện với kế cục của bệnh và di chứng của tổn thương phổi cấp tính do COVID-19 ( Lee 2023).

Lưu ý, CT ngực không được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân COVID-19, đặc biệt ở những người đủ khỏe để được điều trị tại nhà hoặc những người chỉ có thời gian xuất hiện triệu chứng ngắn (<2 ngày). Trong dịch COVID-19, một số lượng lớn bệnh nhân bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh tràn vào bệnh viện dẫn tới khối lượng công việc kiểm tra của khoa chẩn đoán hình ảnh tăng mạnh. Do đường lây truyền của SARS-CoV-2 là qua các giọt bắn và tiếp xúc gần, nên tránh chụp CT khi không cần thiết. Tổng quan về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong dịch COVID-19 tại khoa chẩn đoán hình ảnh được đưa ra bởi An và cộng sự.

Siêu âm, PET và các kĩ thuật khác

Một số chuyên gia cho rằng siêu âm phổi (Lung Ultrasound – LUS) có thể hữu ích, vì nó có thể cho phép thực hiện đồng thời thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh phổi tại giường bởi cùng một bác sĩ ( Buonsenso 2023, Soldati 2023). Những lợi thế tiềm năng của LUS bao gồm tính di động, đánh giá ngay tại giường, an toàn và khả năng lặp lại trong quá trình theo dõi. Kinh nghiệm đặc biệt từ Ý với siêu âm phổi như một công cụ đầu tay đã cải thiện đánh giá sự tổn thương của phổi, và cũng có thể làm giảm việc sử dụng X-quang và CT ngực. Một hệ thống tính điểm theo vùng và kiểu siêu âm đã được công bố ( Vetrugno 2023). Tuy nhiên, vai trò chẩn đoán và tiên lượng của LUS trong COVID-19 là không chắc chắn.

Liệu có bất kỳ giá trị lâm sàng tiềm năng nào của các kỹ thuật hình ảnh khác như 18F-FDG PET/CT để chẩn đoán phân biệt trong các trường hợp phức tạp vẫn chưa rõ ràng ( Deng 2023, Qin 2023).

Ở những bệnh nhân có triệu chứng thần kinh, MRI não thường được chỉ định. Ở 27 bệnh nhân, phát hiện hình ảnh phổ biến nhất là bất thường tín hiệu vỏ não trên chuỗi xung FLAIR (37%), kèm theo hạn chế khuếch tán vỏ não hoặc tăng tín hiệu màng mềm ( Kandemirli 2023). Tuy nhiên, diễn tiến lâm sàng phức tạp bao gồm bệnh đi kèm, thời gian nằm ICU kéo dài với chế độ đa trị liệu, suy hô hấp với hạ oxy máu có thể đóng vai trò là yếu tố gây nhiễu và mối quan hệ nhân-quả rõ ràng giữa nhiễm COVID-19 và các bất thường trên MRI sẽ khó được thiết lập.

Tài liệu tham khảo

Amanat F, Nguyen T, Chromikova V, et al. Serological assay to detect SARS-CoV-2 seroconversion in humans. Full-text: https://doi.org/10.1101/2023.03.17.20037713

Bai HX, Hsieh B, Xiong Z, et al. Performance of radiologists in differentiating COVID-19 from viral pneumonia on chest CT. Radiology. 2023:200823. [PMID: 32155105] doi:10.1148/radiol.2023200823

Bai HX, Hsieh B, Xiong Z, et al. Performance of radiologists in differentiating COVID-19 from viral pneumonia on chest CT. Radiology. 2023 Mar 10:200823. Full-text: https://doi.org/10.1148/radiol.2023200823

Bernheim A, Mei X, Huang M, Yang Y, et al. Chest CT Findings in Coronavirus Disease-19 (COVID-19): Relationship to Duration of Infection. Radiology. 2023 Feb 20:200463. https://doi.org/10.1148/radiol.2023200463.

Cereda D, Tirani M, Rovida F, et al. The early phase of the COVID-19 outbreak in Lombardy, Italy. https://arxiv.org/ftp/arxiv/papers/2003/2003.09320.pdf. Accessed 27 March 2023.

Chen C, Gao G, Xu Y, et al. SARS-CoV-2-Positive Sputum and Feces After Conversion of Pharyngeal Samples in Patients With COVID-19. Ann Intern Med. 2023, March 30. Full-text: https://annals.org/aim/fullarticle/2764036/SARS-CoV-2-positive-sputum-feces-after-conversion-pharyngeal-samples

Cheng MP, Papenburg J, Desjardins M, et al. Diagnostic Testing for Severe Acute Respiratory Syndrome-Related Coronavirus-2: A Narrative Review. Ann Intern Med. 2023 Apr 13. pii: 2764737. PubMed: https://pubmed.gov/32282894. Full-text: https://doi.org/10.7326/M20-1301.

Corman VM, Landt O, Kaiser M, et al. Detection of 2023 novel coronavirus (2023-nCoV) by real-time RT-PCR. Euro Surveill. 2023 Jan;25(3). PubMed: https://pubmed.gov/31992387. Full-text: https://doi.org/10.2807/1560-7917.ES.2023.25.3.2000045

Gudbjartsson DF, Helgason A, Jonsson H, et al. Spread of SARS-CoV-2 in the Icelandic Population. N Engl J Med. 2023 Apr 14. PubMed: https://pubmed.gov/32289214. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMoa2006100.

Guo WL, Jiang Q, Ye F, et al. Effect of throat washings on detection of 2023 novel coronavirus. Clin Infect Dis. 2023 Apr 9. pii: 5818370. PubMed: https://pubmed.gov/32271374. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa416.

He X, Lau EHY, Wu P, et al. Temporal dynamics in viral shedding and transmissibility of COVID-19. Nat Med. 2023 Apr 15. pii: 10.1038/s41591-020-0869-5. PubMed: https://pubmed.gov/32296168. Full-text: https://doi.org/10.1038/s41591-020-0869-5.

Hope MD, Raptis CA, Henry TS. Chest Computed Tomography for Detection of Coronavirus Disease 2023 (COVID-19): Don´t Rush the Science. Ann Intern Med. 2023 Apr 8. pii: 2764546. PubMed: https://pubmed.gov/32267912. Full-text: https://doi.org/10.7326/M20-1382.

Huang Y, Chen S, Yang Z, et al. SARS-CoV-2 Viral Load in Clinical Samples of Critically Ill Patients. Am J Respir Crit Care Med. 2023 Apr 15. PubMed: https://pubmed.gov/32293905. Full-text: https://doi.org/10.1164/rccm.202303-0572LE

Joung J, Ladha A, Saito M, et al. Point-of-care testing for COVID-19 using SHERLOCK diagnostics. Full-text: https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2023.05.04.20091231v1

Krammer F, Simon V. Serology assays to manage COVID-19. Science 15 May 2023. Full-text: https://doi.org10.1126/science.abc1227

Kucirka LM, Lauer SA, Laeyendecker O, et al. Variation in False-Negative Rate of Reverse Transcriptase Polymerase Chain Reaction-Based SARS-CoV-2 Tests by Time Since Exposure. Annals Int Med 2023, May 13. Full-text: https://www.acpjournals.org/doi/10.7326/M20-1495

Lan L, Xu D, Ye G, et al. Positive RT-PCR Test Results in Patients Recovered From COVID-19. JAMA. 2023 Feb 27. PubMed: https://pubmed.gov/32105304. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.2023.2783

Li Y, Yao L, Li J, et al. Stability issues of RT-PCR testing of SARS-CoV-2 for hospitalized patients clinically diagnosed with COVID-19. J Med Virol. 2023 Mar 26. PubMed: https://pubmed.gov/32219885. Full-text: https://doi.org/10.1002/jmv.25786

Long Q, Liu B, Deng H et al. Antibody responses to SARS-CoV-2 in patients with COVID-19. Nat Med 2023. Full-text: https://doi.org/10.1038/s41591-020-0897-1

Marty M, Chen K, Verrill KA. How to Obtain a Nasopharyngeal Swab Specimen. NEJM 2023. April 17, 2023. Full-text: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMvcm2010260?query=featured_home

Nair A, Rodrigues JCL, Hare S, et al. A British Society of Thoracic Imaging statement: considerations in designing local imaging diagnostic algorithms for the COVID-19 pandemic. Clin Radiol. 2023 May;75(5):329-334. PubMed: https://pubmed.gov/32265036. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.crad.2023.03.008.

Okba NMA, Muller MA, Li W, et al. Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2-Specific Antibody Responses in Coronavirus Disease 2023 Patients. Emerg Infect Dis. 2023 Apr 8;26(7). PubMed: https://pubmed.gov/32267220.

Qiu L, Liu X, Xiao M, et al. SARS-CoV-2 is not detectable in the vaginal fluid of women with severe COVID-19 infection. Clin Infect Dis 2023, April 2. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa375

Raptis CA, Hammer MM, Short RG, et al. Chest CT and Coronavirus Disease (COVID-19): A Critical Review of the Literature to Date. AJR Am J Roentgenol. 2023 Apr 16:1-4. PubMed: https://pubmed.gov/32298149. Full-text: https://doi.org/10.2214/AJR.20.23202

Rodrigues JCL, Hare SS, Edey A, et al. An update on COVID-19 for the radiologist – A British society of Thoracic Imaging statement. Clin Radiol. 2023 May;75(5):323-325. PubMed: https://pubmed.gov/32216962. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.crad.2023.03.003

Scorzolini L, Corpolongo A, Castilletti C, Lalle E, Mariano A, Nicastri E. Comment of the potential risks of sexual and vertical transmission of Covid-19 infection. Clin Infect Dis. 2023 Apr 16. pii: 5820874. PubMed: https://pubmed.gov/32297915. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa445

Song C, Wang Y, Li W, et al. Absence of 2023 Novel Coronavirus in Semen and Testes of COVID-19 Patients. Biol Reprod. 2023 Apr 16. pii: 5820830. PubMed: https://pubmed.gov/32297920. Full-text: https://doi.org/10.1093/biolre/ioaa050

Wang X, Yao H, Xu X, et al. Limits of Detection of Six Approved RT-PCR Kits for the Novel SARS-coronavirus-2 (SARS-CoV-2). Clin Chem. 2023 Apr 13. pii: 5819547. PubMed: https://pubmed.gov/32282874.

WHO. Laboratory testing for coronavirus disease (‎‎‎‎COVID-19)‎‎‎‎ in suspected human cases: interim guidance, 19 March 2023. Full-text: https://apps.who.int/iris/handle/10665/331501

Xia J, Tong J, Liu M, Shen Y, Guo D. Evaluation of coronavirus in tears and conjunctival secretions of patients with SARS-CoV-2 infection. J Med Virol. 2023;1-6. https://doi.org/10.1002/jmv.25725.

Xiao AT, Tong YX, Zhang S. False-negative of RT-PCR and prolonged nucleic acid conversion in COVID-19: Rather than recurrence. J Med Virol. 2023 Apr 9. PubMed: https://pubmed.gov/32270882. Full-text: https://doi.org/10.1002/jmv.25855

Xu K, Chen Y, Yuan J, et al. Factors associated with prolonged viral RNA shedding in patients with COVID-19. Clin Infect Dis. 2023 Apr 9. pii: 5818308. PubMed: https://pubmed.gov/32271376. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa351

Yuan J, Kou S, Liang Y, Zeng J, Pan Y, Liu L. PCR Assays Turned Positive in 25 Discharged COVID-19 Patients. Clin Infect Dis. 2023 Apr 8. pii: 5817588. PubMed: https://pubmed.gov/32266381. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa398

Xét Nghiệm Rpr ? Chẩn Đoán Bệnh Giang Mai

Xét nghiệm RPR là một hình thức xét nghiệm để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh giang mai. Đây là phương pháp cho kết quả có độ nhạy cao nên được nhiều cơ sở y tế sử dụng. Tuy nhiên đó là một phương pháp mới lạ nên còn ít người biết về hình thức xét nghiệm này.

Xét nghiệm RPR là một trong những xét nghiệm sàng lọc phát hiện có kháng thể giang mai trong máu bệnh nhân. Điều này có nghĩa là xét nghiệm không phát hiện vi khuẩn gây bệnh giang mai, mà thay vào đó, nó tìm kiếm các kháng thể chống lại các chất được tạo ra bởi các tế bào bị vi khuẩn gây hại. Do đó, chỉ thông qua quá trình kiểm tra kháng thể, bác sĩ chuyên khoa có thể biết được liệu bệnh nhân có nguy cơ bị mắc bệnh giang mai hay không.

Xét nghiệm RPR định tính như thế nào?

Xét nghiệm RPR định tính hay chính là xét nghiệm RPR, thủ tục của nó vẫn phải theo như những hình thức xét nghiệm khác. Đối với hình thức xét nghiệm này, người bệnh không cần chuẩn bị trước bất cứ điều gì, kể cả việc nhịn ăn. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng theo lời khuyên, chỉ dẫn của bác sĩ trong và sau khi xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm RPR định tính như sau:

Nhân viên y tế trực tiếp lấy mẫu bệnh phẩm từ người bệnh

Các bác sĩ dán nhãn thẻ với thông tin bệnh nhân chính xác nhất và kiểm soát cẩn thận, không can thiệp vào các khu vực kiểm tra của thẻ.

Nhân viên y tế sẽ áp dụng các kỹ thuật thử mẫu theo đúng quy định

Ghi kết quả của phản ứng vào tài liệu, kết quả xét nghiệm sẽ được căn cứ theo kết quả phản ứng trong mẫu thử với mẫu đối chứng.

Bác sĩ sẽ trực tiếp đọc kết quả phản ứng và kết luận bệnh rồi tư vấn cho bệnh nhân.

Xét nghiệm RPR có tác dụng gì?

Mục đích duy nhất của xét nghiệm RPR là để chẩn đoán xem người bệnh có mắc bệnh giang mai không. Nhưng theo như các bác sĩ chuyên khoa cho biết, chỉ với 1 xét nghiệm RPR, thì chưa thể đưa ra những chẩn đoán chính xác liệu người bệnh có bị nhiễm giang mai hay không? Bởi xét nghiệm này cũng cho kết quả với những trường hợp chẩn đoán sai lệch vì những lý do sau:

Khi giang mai ở giai đoạn đầu, cơ thể thường chưa sinh ra những kháng thể chống lại xoắn khuẩn giang mai. Chính vì vậy có trường hợp kết quả là âm tính tức là người bệnh không nhiễm bệnh nhưng thực tế là bị nhiễm bệnh.

Có những trường hợp kết quả xét nghiệm là dương tính nhưng người bệnh lại không bị giang mai do bệnh nhân bị rối loạn hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, bệnh ung thư, do tuổi tác hoặc ở phụ nữ đang mang thai khiến cho kết quả xét nghiệm là dương tính.

Do vậy, để chắc chắn rằng bản thân có bị giang mai hay không thì người bệnh vẫn nên làm một số xét nghiệm khác để nhận được kết quả chính xác nhất.

Ngoài chẩn đoán bệnh giang mai, xét nghiệm RPR còn được sử dụng để theo dõi tiến trình phát triển của xoắn khuẩn trong quá trình chữa trị bệnh giang mai, tuy nhiên lúc đó sẽ là xét nghiệm RPR định lượng.

Kết quả và cách đọc xét nghiệm rpr

Kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm thường cho thấy máu không chứa bất kỳ kháng thể nào có phản ứng với bệnh giang mai. Nhưng một số yếu tố làm cho bệnh giang mai không có trong xét nghiệm của người bệnh. Vì thế làm cho kết quả xét nghiệm thiếu chính xác.

Ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng giang mai, cơ thể chưa tạo ra kháng thể hoặc không đủ kháng thể hiển thị trên xét nghiệm. Có khi phải mất vài tháng trước khi những kháng thể tích tụ thì chúng mới lại xuất hiện trong xét nghiệm RPR. Nhưng người bệnh cũng có thể tìm hiểu giang mai ở giai đoạn đầu.

Cũng có những trường hợp không phát hiện được bệnh giang mai khi xét nghiệm RPR nhưng sau đó điều trị lại vì số lượng kháng thể trong máu giảm đi. Vì thế, nên làm xét nghiệm ở giai đoạn giữa của nhiễm trùng giang mai, sau khi cơ thể có lại được lượng kháng thể trước khi có bất cứ điều trị.

Một vài nhiễm trùng tiềm ẩn và gây lên hiện tượng dương tính giả cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm RPR: bệnh HIV, bệnh viêm phổi hay bệnh sốt rét,..nếu chúng làm cho cơ thể sản xuất ra các kháng thể giống với bệnh giang mai.

Kết quả xét nghiệm là dương tính thì điều đó chứng tỏ người bệnh bị giang mai, tuy nhiên bác sĩ có thể làm những xét nghiệm sâu hơn gồm những xét nghiệm hấp thụ kháng thể ba loại huỳnh quang ( FTA-ABS) để xem xét cụ thể sự hiện diện của những kháng thể thường được dùng để chống lại bệnh giang mai.

Cách đọc kết quả

Nếu đã có tiền sử mắc bệnh giang mai và kết quả xét nghiệm cho âm tính thì khả năng cao là người bệnh không bị giang mai nữa.

Còn trường hợp kết quả cho dương tính thì cần làm một vài xét nghiệm khác để chẩn đoán rõ hơn.

Trước đây từng điều trị giang mai xét nghiệm RPR có thể thấy mức tăng gấp 4 lần cũng có nghĩa là khả năng rất cao bạn lại bị nhiễm giang mai mới nếu như bạn không được điều trị triệt để trước đây.

Xét nghiệm RPR là một hình thức xét nghiệm mới, có nhiều ưu điểm nên được nhiều cơ sở y tế lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng có thể sử dụng được phương pháp này, chỉ những địa chỉ có uy tín mới làm được việc đó. Phòng khám đa khoa Thành Đô Bắc Ninh là một phòng khám bệnh xã hội xét nghiệm RPR uy tín, là một sự lựa chọn đáng tin cậy của người bệnh.

Phòng khám có một trung tâm xét nghiệm riêng biệt và được sở Y tế cấp giấy phép hoạt động

Diện tích phòng khám rộng rãi, thoáng mát, khang trang.

Đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế dày dặn kinh nghiệm, tay nghề cao, kiến thức chuyên khoa tốt, nhìn nhận nhanh kết quả xét nghiệm.

Hệ thống máy móc của phòng khám hầu hết được nhập khẩu từ những đất nước có nền y học tiên tiến, trang thiết bị đảm bảo vô trùng. Đó là những điều thiết yếu cho việc chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh hiệu quả.

Chi phí xét nghiệm hợp lý, minh bạch, ghi rõ từng hình thức xét nghiệm nếu có sử dụng để làm tăng sự chắc chắn cho kết quả.

Dịch vụ y tế tốt, được nhiều người đánh giá

Anh Hoàng N. cho hay: “Tôi có nghi ngờ mình bị giang mai do có quan hệ không an toàn với gái bán dâm. Được biết phòng khám đa khoa Thành Đô Bắc Ninh khám và chữa bệnh nam khoa qua một số nhận xét của nhiều người bệnh trên internet, tôi đến đây thực hiện xét nghiệm. Bác sĩ họ sử dụng phương pháp xét nghiệm RPR cho tôi, các bước trong quy trình đều được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, thời gian thực hiện nhanh và kết quả tương đối chính xác. Nhân viên và bác sĩ ở đây đều nhẹ nhàng, từ lúc hỏi về những triệu chứng lâm sàng cho đến khi lấy máu làm mẫu thử. Tôi khá thoải mái khi thực hiện xét nghiệm ở đây.”

Địa chỉ phòng khám: số 248 đường Trần Hưng Đạo, khu đô thị , phường , thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Cập nhật thông tin chi tiết về Xét Nghiệm Aslo, Rf, Crp Chẩn Đoán Bệnh Khớp Tại Đà Nẵng trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!