Xu Hướng 6/2023 # Xác Định Bệnh Viêm Quanh Khớp Vai Theo Y Học Cổ Truyền # Top 6 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Xác Định Bệnh Viêm Quanh Khớp Vai Theo Y Học Cổ Truyền # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Xác Định Bệnh Viêm Quanh Khớp Vai Theo Y Học Cổ Truyền được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viêm quanh khớp vai là một bệnh lý xương khớp khá phổ biến, bệnh gây ra những cơn đau nhức, từ đó gây hạn chế nhiều hoạt động đơn giản của khớp vai. Khi mắc bệnh những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều là phần gân, cơ, bao khớp và hệ thống dây chằng, riêng phần sụn khớp, xương dưới sụn và màng hoạt dịch lại không bị tổn thương.

1. Kiên thống – Tương ứng với thể viêm quanh khớp vai đơn thuần

Thể đầu tiên trong vấn đề bệnh viêm khớp vai yhct nhắc đến là thể kiên thống, ứng theo y học hiện đại thì đây là thể viêm quanh khớp vai đơn thuần.

Người bệnh xuất hiện nhiều cơn đau quanh khớp vai

Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh gặp phải chính là xuất hiện nhiều cơn đau, vị trí đau chủ yếu ở xung quanh khớp vai. Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh nhưng càng về sau tần suất xuất hiện của cơn đau càng tăng mạnh lên.

Đọc tiếp: Những triệu chứng viêm khớp vai mà bạn cần biết

Từ đó người bệnh bị hạn chế nhiều động tác đơn giản như đưa tay lên chải đầu, vòng tay ra sau gãi lưng. Càng về sau cơn đau càng dai dẳng, mức độ đau sẽ tăng mạnh khi thời tiết chuyển mùa, lạnh đột ngột, mưa nhiều khiến độ ẩm tăng cao.

Mục đích điều trị khi bệnh ở thể kiên thống là giúp lưu thông khí huyết và khu phong tán hàn.

# Bài thuốc uống

Bài thuốc uống điều trị bệnh ở thể kiên thống

Theo Đông y để làm được như vậy thì nên áp dụng bài thuốc quyên tý thang gia giảm:

Nguyên liệu chính của bài thuốc là các loại thảo dược có sẵn trong thiên nhiên, bao gồm sinh khương, cam thảo (mỗi vị 6 gram); quế chi, trần bì (mỗi vị 8 gram); phòng phong, đại táo (mỗi vị 12 gram); khương hoạt, khương hoàng xích thược, đương quy, đại táo (mỗi vị 12 gram); hoàng kỳ 16 gram.

Sắc tất cả các bài thuốc này thành một thang thuốc và uống đều đặn mỗi ngày 1 tháng.

# Châm cứu

# Bấm huyệt

Thầy thuốc áp dụng nhiều thủ thuật trong chữa bệnh bằng Đông y như day, bóp, lăn, rung, vận động khớp vai để kích thích các dây thần kinh, huyệt vị nhằm trả lại chức năng vận động cho khớp vai.

2. Kiên ngưng – Tương ứng thể viêm cứng khớp vai

Ở thể này người bệnh sẽ có một số triệu chứng nặng hơn và cách điều trị cũng có phần phức tạp hơn:

Tiến hành xoa bóp nhằm giảm nhanh các cơn đau

Triệu chứng thường gặp là người bệnh bắt đầu bị liệt nửa người, viêm màng não,… Khớp vai tiếp tục đau, ngoài ra còn bị đông cứng lại và hạn chế nhiều động tác trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu để bệnh tiến triển mạnh thì các cơ quanh khớp vai sẽ dần bị teo đi.

Cũng như thể kiên thống, ở thể kiên ngưng người bệnh cũng được chỉ định điều trị bằng bài thuốc uống kết hợp thủy châm, xoa bóp,…

# Bài thuốc uống:

Bài thuốc được áp dụng là quyên tý thang gia vị có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ và thư cân hoạt lạc. Bài thuốc bao gồm các vị thuốc chính như khương hoạt, sinh khương, đại táo, tô mộc, đào nhân, đương quy, hoàng kỳ, cam thảo, trần bì,… Mỗi ngày sắc thành 1 tháng thuốc và uống hết trong ngày.

Trường hợp người bệnh bị teo cơ thì bổ sung thêm một số vị thuốc như đẳng sâm, thục địa, bạch truật, hà thủ ô.

# Thủy châm:

Tác động vào các huyệt vị nhằm kích thích và giảm đau nhanh

Tác động vào các huyệt như thể kiên thống để đưa thuốc giảm đau không steroid và các vitamin vào như vitamin nhóm B (gồm B1, B6, B12).

Ngoài ra nên kết hợp với xoa bóp bấm huyệt, cường độ ban đầu phải nhẹ nhàng nhưng càng về sau càng tăng dần.

3. Hậu kiên phong – Tương ứng thể loạn dưỡng phản xạ chi trên

Thể kiên phong theo quan niệm của y học cổ truyền tương ứng với thể hội chứng vai tay và loạn dưỡng phản xạ chi trên của y học hiện đại.

Ở thể này các triệu chứng bệnh còn lan xuống phần cẳng tay, bàn tay.

Đây là thể bao gồm cả viêm quanh khớp vai thể đông cứng là rối loạn thần kinh vận động. Ngoài các biểu hiện chính là đau nhức khớp vai, khả năng vận động bị hạn chế thì bàn tay người bệnh còn bị phù cứng lên, lan lên cả phần cẳng tay, màu sắc bàn tay chuyển thành đỏ tía hoặc tím, sờ vào có cảm giác lạnh.

Cảm giác đau còn xuất hiện ở toàn bộ bàn tay, móng tay giòn và dễ gãy hơn, cơ ở bàn tay có biểu hiện teo lại rõ rệt khiến hạn chế vận động của bàn tay

Mục đích điều trị ở thể bệnh này là bồi bổ khí huyết và giúp tiêu trừ khí huyết bị tồn đọng, bí bách. Người bệnh sẽ được hỉ định áp dụng bài thuốc uống tứ vật đào hồng gia vị với các vị thuốc chính là thục địa, đương quy, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, hoàng kỳ, đảng sâm,…

Mỗi ngày sắc 1 thang và uống liên tục trong khoảng 1 tháng để thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm dần.

Cách Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai Theo Y Học Cổ Truyền

Bệnh viêm quanh khớp vai theo y học cổ truyền thuộc nhóm bệnh kiên tý và được chia thành ba thể bệnh khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do các yếu tố phong, hàn, thấp kết hợp với nhau và gây tắc ức kinh lạc, dẫn đến viêm khớp.

Trong Đông y, viêm quanh khớp vai được phân thành ba loại, bao gồm:

1. Viêm quanh khớp vai thể kiên thống

Viêm quanh khớp vai thể kiên thống là tình trạng phổ biến và thường gặp nhất. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Xuất hiện các cơn đau đớn dữ dội, nghiêm trọng ở xung quanh khớp vai

Trong giai đoạn đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi hoạt động mạnh, tuy nhiên trong giai đoạn sau, cơn đau có thể xuất hiện kể cả khi nghỉ ngơi

Hạn chế các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đưa tay lên cao hoặc vòng ra phía sau cơ thể

Cơn đau kéo dài và nghiêm trọng hơn khi thời tiết trở nên lạnh hơn hoặc độ ẩm tăng cao

Chất lượng giấc ngủ kém

Chất lưỡi hồng, có rêu trắng

2. Viêm quanh khớp vai thể kiên ngưng

Viêm quanh khớp vai thể kiên ngưng còn được gọi là viêm quanh khớp vai thể đông cứng, tình trạng này ít phổ biến và có các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Cụ thể các triệu chứng có thể bao gồm:

Khớp bị đau ít hoặc gần như là không đau

Đau đớn, nhức mỏi và hạn chế các hoạt động của vai khi thời tiết lạnh và ẩm

Nếu không được điều trị, các cơ có thể bị teo nhẹ và có thể được nhận biết bằng mắt thường

Chất lưỡi hồng, có rêu trắng nhạt dính nhớt, mạch trầm

3. Viêm quanh khớp vai thể hậu kiên phong

Viêm quanh khớp vai thể kiên phong hay viêm quanh khớp vai thể loạn dưỡng phản xạ chi trên, có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến các khu vực lân cận, chẳng hạn như cánh tay trên.

Đây là thể bệnh đặc biệt có thể gây tắc nghẽn và rối loạn thần kinh vận mạch ở bàn tay.

Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm:

Xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động ở cánh tay

Cẳng tay và bàn tay có thể bị phù, bầm tím, lạnh và đau nhức kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm

Các cơ ở bàn tay bị teo, cơ trương lực giảm

Móng tay yếu, giòn và dễ gãy

Điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y có tốt không?

Điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y tập trung vào việc điều trị các nguyên nhân cơ bản, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể. Khi so với các biện pháp điều trị theo y học hiện tại, các bài thuốc Đông y mang lại một số lợi ích như:

Áp dụng các loại dược liệu thiên nhiên, an toàn và điều trị các nguyên nhân cơ bản gây viêm quanh khớp vai.

Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ít tác dụng phụ

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể và tăng sức đề kháng từ bên trong cơ thể

Hạn chế các nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai

Điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y là một phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên để tránh các rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên đến cơ sở y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Cách điều trị viêm quanh khớp vai theo y học cổ truyền

Để điều trị viêm quanh khớp vai, bác sĩ y học cổ truyền có thể kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, từ đó đưa ra các kế hoạch điều trị phù hợp. Cụ thể, cách biện pháp điều trị bao gồm:

1. Thể kiên thống

Thể kiên thống là tình trạng viêm quanh khớp vai đơn thuần và là giai đoạn đầu của bệnh. Trong giai đoạn này, các triệu chứng còn nhẹ, chủ yếu là đau đớn khi vận động mạnh, làm việc nặng hoặc thay đổi thời tiết.

Phụ thuộc vào các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ y học cổ truyền có thể đề nghị các phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị: Tán hàn, khu phong, trừ thấp, ôn thông kinh lạc

Bài thuốc điều trị:

Bài thuốc điều trị viêm quanh khớp vai thể kiên thống là quyên tý thang gia giảm. Dược liệu cần chuẩn bị:

Khương hoạt, xích thược,đương quy, đại táo và khương hoàng, mỗi vị đều cùng 12 g.

Phòng phong, quế chi và trần bì, mỗi vị đều 0.8 g.

Cam thảo, sinh khương, mỗi vị đều 0.6 g

Hoàng kỳ, 16 g

Các vị thuốc mang đi làm sạch, trộn đều sau đó sắc thành thuốc, chia thành hai lần, dùng uống trong ngày. Uống thuốc vào buổi sáng và buổi chiều, liên tục trong 1 tháng sẽ khỏi bệnh.

Bấm huyệt điều trị:

Thủ thuật áp dụng: Day, lăn, xát, bấm các huyệt như Kiên ngung, Kiên trinh, Kiên tỉnh, Trung phủ, Thiên tông, Cự cốt, Tý nhu, A thị và Vân môn.

Động tác bấm huyệt cần thực hiện nhẹ nhàng không gây đau đớn hoặc khó chịu.

Châm cứu điều trị:

Thủ thuật: Châm tả, có thể thực hiện ôn châm, hào châm, điện châm, thủy châm, trường châm. Tuy nhiên điện châm mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Các huyệt tác động: Kiên ngung, Kiên trinh, Kiên tỉnh, Trung phủ, Thiên tông, Cự cốt, Tý nhu, A thị và Vân môn.

Đối với tình trạng viêm quanh khớp vai thể kiên thống, châm cứu là phương pháp điều trị chính. Xoa bóp và massage có thể được thực hiện nhẹ nhàng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

2. Thể kiên ngưng

Viêm quanh khớp vai thể kiên ngưng là tình trạng viêm tắc nghẽn, gây cứng khớp vai, thường phổ biến ở người bệnh bị liệt nửa người, viêm màng não hoặc chấn thương sọ não.

Thông thường người bệnh chỉ có cảm giác đau hoặc đau nhẹ, tuy nhiên bệnh gây cản trở hầu hết các hoạt động hàng ngày. Tình trạng này còn được gọi là viêm quanh khớp vai thể đông cứng và cần điều trị sớm để tránh gây teo các xương, khớp xung quanh.

Phương pháp điều trị: Tán hàn, trừ thấp, khu phong, thư cân hoạt lạc

Bài thuốc điều trị viêm quanh khớp vai thể kiên ngưng là quyên tý thang gia vị. Dược liệu cần chuẩn bị:

Trần bì, sinh khương, mỗi vị đều 0.6 g

Khương hoạt, phòng phong và xuyên sơn giáp, mỗi vị đều 0.8 g

Xích thược, đại táo, khương hoàng, mỗi vị đều 12 g

Tô mộc và đào nhân, mỗi vị đều 10 g

Hoàng kỳ 16 g

Mang các vị thuốc sắc cùng một ấm nước lọc, chia thành hai lần, dùng uống trong ngày trước mỗi bữa ăn.

Nếu người bệnh có dấu hiệu bị teo cơ, cần bổ sung thêm một số dược liệu với định lượng như sau:

Bạch truật, thục địa, đẳng sâm, mỗi vị đều 12 g

Hà thủ ô, 10 g

Điều trị kết hợp:

Tương tự như viêm quanh khớp vai thể kiên thống, thể kiên ngưng áp dụng các thủ thuật châm cứu và xoa bóp vào các huyệt đạo như trên. Tuy nhiên các thao tác xóa bóp và massage đặc biệt phù hợp để cải thiện các triệu chứng của thể kiên ngưng. Khi xoa bóp cần thực hiện các thao tác với cường độ và biên động phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của người bệnh.

Trong quá trình xoa bóp điều trị, người bệnh cần kiên trì và kết hợp với việc thường xuyên thực hiện các động tác tăng cường tính linh hoạt ở khớp vai. Ngoài ra, kỹ thuật và thao tác thực hiện cần chính xác để đạt được hiệu quả tốt nhất. Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở Y học cổ truyền chuyên nghiệp để được hướng dẫn cụ thể.

3. Thể hậu kiên phong

Viêm quanh khớp vai thể hậu kiên phong là tình trạng vai đông cứng và rối loạn thần kinh vận động ở bàn tay. So với các thể còn lại, thể hậu kiên phong có phần đặc biệt và nghiêm trọng hơn.

Bài thuốc điều trị:

Để điều trị tình trạng này, có thể áp dụng bài thuốc tứ vật đào hồng gia vị. Các dược liệu cần chuẩn bị:

Thục địa, đẳng sâm, hoàng kỳ, mỗi vị đều 16 g

Đương quy, xuyên khung, đào nhân, hoa hồng, mỗi vị đều 10 g

Bạch thược, 12 g

Trộn đều các loại dược liệu, cho vài ấm sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang, chia thành hai lần, uống thuốc trước bữa ăn.

Điều trị không dùng thuốc:

Tương tự như thế kiên ngưng và kiên thống, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc, chẳng hạn như châm cứu và xoa bóp. Thông thường, châm cứu chỉ được thực hiện nếu người bệnh đau nhiều hoặc cần giảm cơn đau ngay lập tức.

Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai thể hậu kiên phong không dùng thuốc chủ yếu là xoa bóp. Biện pháp này chỉ có thể áp dụng khi vai không còn dấu hiệu phù nề, bầm tím để tránh các tổn thương không mong muốn. Người bệnh có thể tự xoa bóp tại nhà kết hợp vận động tay, khớp vai thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thủy châm là phương pháp phổ biến, thường được áp dụng để đưa thuốc giảm đau không chứa steroid, vitamin B1, B6 và B12 vào các khớp.

Lưu ý khi điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y

Điều trị viêm xương khớp bằng Y học cổ truyền có tính hiệu quả cao, an toàn và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên để phương pháp đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

Cần kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ y học cổ truyền. Các loại thảo dược thiên nhiên thường cần một thời gian tương đối để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tăng cường chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên bổ sung các loại axit béo omega 3 để cải thiện các triệu chứng viêm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng.

Tránh các hoạt động mạnh hoặc a lạm dụng vai quá mức.

Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng vận động của khớp. Người bệnh có thể tham khảo các bài tập phục hồi khớp vai theo hướng dẫn của bác sĩ để được hiệu quả tốt nhất.

Trong quá trình điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y, không uống rượu bia, chất chất kích thích, thuốc lá, đồ ăn cay, mặn hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn để hỗ trợ quá trình điều trị.

Trong quá trình điều trị, không tự ý thay đổi loại thuốc hoặc bỏ dở liệu trình để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Phòng ngừa viêm quanh khớp vai

Mặc dù không có biện pháp phòng ngừa tất cả các yếu tố nguy cơ gây viêm quanh khớp vai, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh như:

Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Nếu người bệnh cần sử dụng vai thường xuyên, chẳng hạn như ném bóng hoặc bơi lội, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập để vai có thời gian phục hồi.

Thay đổi tư thế khi ngủ: Nếu cảm thấy ở vai phải, người bệnh nên nghiêng về phía bên trái hoặc ngủ thẳng trên lưng để tránh gây áp lực lên vai. Nếu nằm ngủ ngửa gây khó chịu, người bệnh có thể kê cánh tay trên một chiếc gối để giảm áp lực.

Tăng cường sức mạnh của vai: Tăng cường cơ bắp vai có thể tăng cường sự ổn định cho khớp và phòng ngừa các tổn thương, bao gồm trật khớp hoặc viêm khớp vai.

Bệnh Tiểu Đường Theo Y Học Cổ Truyền

Trong y văn của Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh đái tháo đường nhưng những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường như: khát nước nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cảm giác đói, thèm ăn, gầy, tê bì dị cảm ngoài da, mờ mắt…. cũng được YHCT mô tả trong một số chứng trạng như tiêu khát, hư lao, ma mộc…..

Theo một số tư liệu như: sách Nội kinh, Tố vấn chưng kỳ bệnh luận: ” Ăn nhiều chất béo ngọt sinh mập phì, chất béo sinh nội nhiệt, chất ngọt gây trung mãn, khí trào lên chứng tiêu khát “. Sách Ngoại đài bí yếu nêu: “Khát mà uống nhiều nước, tiểu nhiều, nước tiểu ngọt là do thận hư sinh chứng tiêu khát “. Ngoài ra cũng sách Ngoại đài bí yếu khi nói đến nguyên nhân còn nêu: ” Can khí uất kết, uất trệ sinh nhiệt, hóa táo, thương âm sinh ra miệng khát, uống nhiều, hay đói”. Các y gia đời Đường Trung Quốc còn nhấn mạnh thêm: ” Tình chí thất điều, ăn nhiều chất béo ngọt…… tích ngọt, thương âm sinh chứng tiêu khát, nội nhiệt há hỏa tiếp tục thiêu đốt chân âm làm cho khát nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều nước tiểu ngọt là chứng tiêu khát “.

Như vậy trên các biểu hiện lâm sang triệu chứng của Đái tháo đường cũng biểu hiện tương tự như mô tả trong chứng tiêu khát của YHCT, tuy nhiên khi bệnh nhân có đầy đủ triệu chứng của tiêu khát chưa hẳn là có tăng đường trong máu hay bệnh Đái tháo đường.

Quan niệm bệnh tiểu khát là do âm hư và táo nhiệt, hai nguyên nhân này tác động nhân quả với nhau làm tiêu hao tân dịch ở phế vị và âm tinh ở thận. Tùy thuộc vào cơ địa, vào nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi khác có thể gây bệnh ở thượng tiêu trung tiêu hoặc hạ tiêu mà các biểu hiện triệu chứng theo YHCT như đã nêu ở trên có thể gặp trong cả Đái tháo đường và đái tháo nhạt…

Trong quá trình phát triển bệnh tật, người xưa cũng cho là bệnh thường hay chuyển biến, cần phải biết để phòng chữa cẩn thận. Trương Trọng Cảnh từng nêu bệnh tiêu khát có thể chuyển biến thành chứ phế nuy. Chư bệnh nguyên hậu luận cũng nói bệnh có thể phát ra hoại thư hoặc lỡ ngoài da hoặc phù thũng. Lưu Hà Gian thì cho rằng phần nhiều kiêm thêm điếc, lãng tai, mờ mắt, mù, mụn lở, rôm sẩy, chân tay bị tê liệt…

Chứng hư lao

Do nhiều nguyên nhân như tiên thiên bất túc, ăn uống không chừng mực, lao tâm, lao lực quá độ…làm tổn hại âm dương, khí huyết ; âm hư sinh nội nhiệt, nhiệt tích hóa hở lại thương âm sinh ra chứng khát nước, nóng nảy bứt rứt, gầy rốc, da khô tê bì, miệng lưỡi lở…

Chứng ma mộc

Ma mộc ( tê bì ) là da ở chi thể hoặc ở một bộ phận nào đó trên cơ thể không có cảm giác nữa. Bệnh nhân chia làm 2 mức :

Tê ( ma ) là mức độ nhẹ là cơ phu bất nhân ( da cơ không nhận biết được cảm giác) , song có lúc cũng cảm thấy được do khí lưu hành.

Bì ( mộc ) mức độ nặng là không biết đau ngứa, do chân khí không đến nơi đó được. Đây là một biểu hiện của rối loạn cảm giác của y học hiện đại

Về nguyên nhân gây ra chứng ma mộc: bệnh lâu ngày có vệ khí bị thương phong, dinh huyết bị thương hàn, cơ nhục bị thương thấp rồi đến khí hư không vận hành tốt hoặc khí trệ gây bế tắc, hoặc khí huyết hư da cơ không được nuôi dưỡng tốt, hoặc có huyết chết ở trong mạch, hoặc hỏa nhiệt tích tụ sinh đờm, hoặc đờm thấp trệ gây khí hư huyết trệ…

Cơ chế sinh bệnh

Bài Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Theo Y Học Cổ Truyền

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Trĩ nội ở thời kỳ đầu, búi trĩ chưa lòi ra bên ngoài. Còn trĩ ngoại, búi trĩ thường lòi ra và không tự co về vị trí cũ, gây đau, chảy máu và dễ gây viêm nhiễm. Người bị bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày, người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trực tràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữa là do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều chất béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đại tiện mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này.

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông, băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1 – 2 lần, làm trong vài ba ngày.

Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ

Thuốc uống

Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.

Bài 1: nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Bài 2: sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g, tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ, đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.

Bài thuốc “Bổ trung ích khí”: nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.

DSCKI. Phạm Hinh

Theo SKDS

Cập nhật thông tin chi tiết về Xác Định Bệnh Viêm Quanh Khớp Vai Theo Y Học Cổ Truyền trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!