Xu Hướng 5/2023 # Viêm Đường Tiết Niệu Ở Bà Bầu Có Ảnh Hưởng Đến Em Bé Không? # Top 13 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Viêm Đường Tiết Niệu Ở Bà Bầu Có Ảnh Hưởng Đến Em Bé Không? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Viêm Đường Tiết Niệu Ở Bà Bầu Có Ảnh Hưởng Đến Em Bé Không? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở BÀ BẦU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN EM BÉ KHÔNG?

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU LÀ GÌ?

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn (chủ yếu là E.coli) xâm nhập vào bàng quang hoặc thận gây nhiễm khuẩn nước tiểu, sau đó lây lan đến các cơ quan khác của đường tiết niệu là niệu quản và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu rất hay gặp ở phụ nữ do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

VÌ SAO MẸ BẦU DỄ BỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU?

Vi khuẩn chúng tôi (chiếm đến 90%), Chlamydia, P roteus mirabilis, Citrobacter….là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Vi khuẩn chúng tôi tấn công niệu đạo từ hậu môn, từ đó đi ngược lên bàng quang và nếu không được điều trị tận gốc chúng sẽ tấn công thận. Từ đó gây viêm đường tiết niệu.

Một số yếu tố khác khiến mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu

Hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm: Khi phụ nữ mang thai, cơ thể rất nhạy cảm, sự miễn dịch của người mẹ cần phát triển mạnh hơn để bảo vệ thai nhi. Vì thế, người mẹ rất dễ mắc các bệnh lý do không đủ sức đề kháng để chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Thay đổi hình thể khi mang thai: Phần xương chậu của người mẹ có xu hướng mở rộng cùng với sự phát triển của thai nhi làm tử cung lớn hơn, điều này tăng áp lực lên thành bàng quang, gây chèn ép bàng quang và niệu quản. Điều này làm nước tiểu bị ứ đọng, không được đào thải hết ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Sự thay đổi của các hormone: Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra các hormone để nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Các hormone này có thể gián tiếp làm giãn cơ ống niệu quản, làm nước tiểu chảy chậm và yếu. Ngoài ra, nước tiểu có tính kiềm cao, ở lâu trong niệu quản sẽ là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.

TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở BÀ BẦU

Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà có các triệu chứng khác nhau, có mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu mà không xuất hiện triệu chứng rõ rệt hay dấu hiệu bất thường nào. Do vậy, các mẹ bầu cần chú ý chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để xét nghiệm nước tiểu và thực hiện sàng lọc trước khi sinh. Tuy nhiên, một vài triệu chứng viêm đường tiết niệu ở bà bầu phổ biến như sau:

Tức bụng dưới, đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Đau vùng thắt lưng, dưới xương sườn…

Nước tiểu khác thường: đục, có thể xuất hiện máu, mùi hôi.

Tiểu rắt: đi tiểu nhiều nhưng lượng rất ít, có khi chỉ vài giọt.

Tiểu buốt, đau: nóng rát, buốt cảm giác châm chích như bị kim châm.

Có thể xuất hiện sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn…khi đã để viêm nhiễm nặng lan đến thận.

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Khi mang thai, phụ nữ không được chủ quan khi bị viêm đường tiết niệu vì nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Cơ thể mệt mỏi, đau khi viêm đường tiết niệu khiến tâm lý mẹ bầu không thoải mái, sức đề kháng suy giảm. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nếu không điều trị viêm đường tiết niệu sớm sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm sau nếu bị viêm đường tiết niệu:

Viêm thận, bể thận cấp: có thể gây sốt cao, tim đập nhanh, rét run, mệt mỏi, nôn ói,…, khiến cơ thể mẹ bầu bị suy nhược, dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai, thậm chí có thể sinh non.

Biến chứng thai kỳ: tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, sảy thai…

Nhiễm khuẩn huyết: viêm đường tiết niệu nặng có thể đưa vi khuẩn đi vào máu và gây nên nhiễm trùng toàn thân cực kỳ nguy hiểm có thể đe doa đến tính mạng.

Có một số ít trường hợp viêm đường tiết niệu từ mẹ có thể di truyền sang em bé và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, gây nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ. Do vậy, việc thăm khám để xét nghiệm, sàng lọc trước khi sinh là vô cùng quan trọng để phòng ngừa bệnh lý này.

NHỮNG LƯU Ý HÀNG ĐẦU DÀNH CHO BÀ BẦU GIÚP PHÒNG NGỪA NGUY CƠ MẮC VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, giữ sức khỏe cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

Cung cấp đủ nước cho cơ thể: tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây nguyên chất như nước cam, nước việt quất, nước ép bưởi…

Tăng cường rau xanh, trái cây, vitamin A, vitamin C, bổ sung thực phẩm chứa probiotic để tăng cường sức đề kháng.

Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường hóa học; thực phẩm chế biến sẵn….

Không được nhịn tiểu, làm rỗng hết bàng quang mỗi lần đi tiểu.

Vệ sinh vùng kín đúng cách: lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn đi từ hậu môn lên. Nên sử dụng nước ấm, không thụt rửa mạnh và sâu.

Mặc quần áo rộng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

Luyện tập nhẹ nhàng bằng bài tập yoga, kegel cho bà bầu.

Bé Bị Viêm Đường Tiết Niệu

Sau viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa thì viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến, dễ gặp nhất ở trẻ em nhiều độ tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu cho trẻ và biểu hiện khi bé bị viêm đường tiết niệu là gì?

Nguyên nhân bé bị viêm đường tiết niệu

Ở bé gái, cấu tạo niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần hậu môn nên các vi khuẩn từ phân dễ lây lan và tạo ra cơ hội cho bệnh viêm đường tiết niệu. Còn ở đối tượng bé trai, nguyên nhân phổ biến hơn cả dẫn tới thực trạng bé bị viêm đường tiết niệu là sự bất thường tại bao quy đầu như hẹp bao quy đầu. Lý do là khi bị hẹp bao quy đầu, nước tiểu thường xuyên bị ứ đọng rồi sau đó gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.

Thói quen vệ sinh không tốt, sinh hoạt không chú ý cũng là cơ hội cho bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra với nhiều bé. Đặc biệt, việc đóng bỉm cha mẹ thực hiện cho bé không đúng quy cách, không thay bỉm thường xuyên khiến vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu có một môi trường dễ dàng để phát triển và xâm nhập 1 cách có tổ chức.

Vi khuẩn cũng là nguyên nhân căn bản nhất khiến bé bị viêm đường tiết niệu là E.coli. Ở ngoại cảnh, vi khuẩn này phân bố khắp nơi (trong đất, bụi, nước và không khí, thực phẩm, rau, quả…) nên rất dễ lây nhiễm khi các điều kiện vệ sinh không tốt.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ không phải lúc nào cũng dễ phát hiện như người lớn. Nhất là ở bé sơ sinh, tuổi càng nhỏ, các triệu chứng càng kín đáo. Nhìn chung, bé có thể sốt nhẹ, kéo dài và có thể sốt cao.

Cảm giác khó chịu, đau buốt khi đi tiểu khiến trẻ khóc, quấy khóc, biếng ăn và ít chơi đùa. Đôi khi có rối loạn tiêu hoá như nôn hoặc tiêu chảy.

Với những bé lớn hơn, cha mẹ có thể nhận biết rõ hơn bệnh xảy ra với con mình qua hiện tượng tiểu buốt, tiểu dắt. Nước tiểu của bé lúc này có thể đục theo nhiều mức độ khác nhau về dễ dàng quan sát nhất vào thời gian buổi sáng.

Khi nhận thấy khả năng bé bị viêm đường tiết niệu, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa như Phòng khám Thiện Hòa để thực hiện xét nghiệm vi sinh (nhuộm soi và nuôi cấy phân lập vi khuẩn). Với các xét nghiệm này, chuyên gia sẽ đánh giá được trong nước tiểu có bé có vi khuẩn hay nấm. Đồng thời, bác sĩ còn có thể làm kỹ thuật kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp giúp tăng hiệu quả điều trị nhất. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị khác, thích hợp cho trường hợp của bé. Đây là điều cần thiết để tránh các ảnh hưởng xấu với sức khỏe trước những biến chứng có thể xảy ra do chậm trễ điều trị.

Triệu Trứng Viêm Đường Tiết Niệu Ở Trẻ Em

Ở trẻ em, do vệ sinh chưa sạch sẽ, sự xâm nhập của vi khuẩn cùng nhiều yếu tố đặc thù như bất lợi trong cấu tạo niệu đạo gần hậu môn ở bé gái, hẹp bao quy đầu ở bé trai sẽ dẫn tới bệnh viêm đường tiết niệu. Trong những giai đoạn tuổi khác nhau, triệu chứng bệnh biểu hiện cũng có những thay đổi, khác biệt nhất định cũng như cùng chung các triệu chứng điển hình. Lưu tâm tới trẻ để phát hiện những triệu chứng này là điều cần thiết mỗi bậc cha mẹ không thể bỏ qua.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ biểu hiện qua 3 dạng: Viêm bàng quang, viêm thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Khác với người lớn, đã có đủ nhận thức về các biểu hiện bất thường của sức khỏe, trẻ nhỏ vốn chưa nắm đầy đủ điều này thì việc phát hiện viêm đường tiết niệu sẽ khó khăn hơn. Nhất là triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em lại có nhiều tương đồng với các bệnh lý khác.

Tuy nhiên, cha mẹ cần xem xét tới các biểu hiện bệnh của trẻ qua các triệu chứng bất thường của hệ tiết niệu như những thay đổi về thể tích và thành phần nước tiểu như rối loạn nước – điện giải, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt…

Ở trẻ tuổi nhỏ, triệu chứng viêm đường tiết niệu càng kín đáo. Trẻ có khi biếng ăn, hay quấy khóc và đi kèm với cả những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy.

Ở trẻ lớn hơn, trẻ thường sờ vào chỗ kín do khó chịu và tiểu đau. Một số trẻ sẽ nói cho người lớn về các hiện tượng tiểu đau, buốt và nước tiểu màu đục này.

Lưu tâm tới triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em luôn phải đi cùng với việc phòng tránh. Để viêm đường tiết niệu không xảy ra với bé yêu của bạn, hãy chú ý thực hiện những điều sau:

Chú ý vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ, thay bỉm thường xuyên, nhất là sau khi đại tiện để vi khuẩn không có cơ hội lây lan sang đường tiết niệu.

Người lớn cần tập cho trẻ thói quen tiểu tiện tự chủ, tránh việc đái dầm và sau mỗi lần đi tiểu cũng như đại tiện nên lau và rửa bằng nước ấm từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn.

Tập cho trẻ thói quen uống nước đầy đủ hằng ngày và thường xuyên ăn rau quả trong mỗi bữa ăn để giúp tăng hiệu quả lọc rửa của thận và bài tiết nước tiểu.

Trẻ em là tối tượng rất dễ chịu những ảnh hưởng, biến chứng do các bệnh lý nếu không điều trị kịp thời. Chính vì vậy, cha mẹ luôn cần theo sát trẻ và đưa trẻ đi thăm khám khi có các triệu chứng của viêm đường tiết niệu nói trên. Phòng khám Thiện Hòa với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, phương pháp cho hiệu quả cao nhờ thiết bị y tế hiện đại chính là địa chỉ tin tưởng mà cha mẹ có thể gửi gắm sức khỏe con yêu của mình.

Sốt Có Thể Là Dấu Hiệu Bé Bị Viêm Đường Tiết Niệu

Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra khá ngỡ ngàng khi thấy dấu hiệu sốt của các bé yêu lại là triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu, kể cả đối với trẻ em chưa đầy tháng vẫn có thể mắc chứng bệnh này

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu trẻ em

Ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang

Ở bé trai, có một số do có dị dạng ở đường tiểu, nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.

Trẻ mặc quần thủng hoặc không mặc quần chơi dưới đất dễ bị viêm đường tiết niệu

Đóng bỉm không đúng cách làm cho trẻ bị viêm đường tiết niệu đặc biệt là khi phân và nước tiểu trộn lẫn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

Vệ sinh và rửa cho trẻ sau khi đi vệ sinh không đảm bảo dẫn tới vô tình vi khuẩn vào lỗ tiểu gây viêm nhiễm

Biểu hiện của bệnh

Trẻ thường có triệu chứng như khó chịu, khóc trước khi đi tiểu. Đối với bé trai có trường hợp dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lại, lỗ tiểu nhỏ. Khi đi tiểu, nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra.

Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có thể bị sốt nóng, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, biếng ăn, không tăng cân… Nước tiểu đục, đái ít, đái buốt, trẻ hay sờ vào bộ phận sinh dục của mình.

Phòng tránh hiệu quả

Để phòng bệnh viêm đường tiết niệu cho các bé các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Không nên chủ quan mỗi khi con bị sốt, đặc biệt là sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn ngủ, chơi kém khi đó cần cho trẻ đi khám bệnh ở trung tâm y tế

Đóng bỉm cho trẻ cần kiểm tra xem bỉm có cặn trắng hay không mỗi khi thay bỉm. Nên thay bỉm cho trẻ mỗi khi đi đại tiện xong để tránh vi khuẩn phát triển

Nếu thấy bé hay sờ tay vào chỗ kín cần xem xét có điều gì nghi ngờ không. Khi thấy bé trai đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu hoặc tiểu khó là phải cho trẻ đi khám xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không bởi vì hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân hay gặp gây viêm đường tiết niệu.

Tập cho bé thói quen đi tiểu tự chủ và không cho trẻ đái dầm bằng cách trước khi đi ngủ cho trẻ đi tiểu. Mỗi lần đi vệ sinh lau cho trẻ từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu.

chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Đường Tiết Niệu Ở Bà Bầu Có Ảnh Hưởng Đến Em Bé Không? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!