Xu Hướng 3/2023 # Viêm Đại Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 4 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Viêm Đại Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Viêm Đại Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở hệ tiêu hoá, rất khó để điều trị dứt điểm. Người bệnh thường xuyên bị làm phiền bởi những cơn đau đại tràng và tình trạng rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn đường tiêu hoá hoặc thói quen ăn uống thiếu vệ sinh. XEM THÊM:

1. Viêm đại tràng là gì?

Đại tràng là bộ phận quan trọng của đường ruột, còn được gọi là ruột già, là nơi hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn, đồng thời chuyển đổi bã thức ăn thành phân, bài tiết qua trực tràng. Chính vì vậy, nơi đây thường chứa nhiều vi sinh vật phát triển và gây bệnh.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ, người bệnh xuất hiện các vết viêm gây đau đớn. Giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết, hay có thể là những ổ áp xe ở đại tràng.

Đây là bệnh lý kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

2. Nguyên nhân viêm đại tràng

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khi sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ uống không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng thuốc tây…

2.1. Nhiễm khuẩn đường ruột

Đường ruột bị nhiễm khuẩn do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín hay do nguồn nước uống bị ô nhiễm.

Các loại vi khuẩn (E. coli, Salmonella, Shigella), virus Rota, lỵ amip, sán và một số loại nấm xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.

2.2. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn có tính chất khu trú tổn thương trên từng đoạn, từng vùng của đại tràng.

Bệnh thường diễn biến chậm và để lại biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa…

2.3. Bệnh lao

Một số trường hợp bị bệnh lao phổi, lao thực quản… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Các vi khuẩn lao đi vào đường ruột sẽ gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây tắc ruột và trở thành mạn tính rất khó điều trị triệt để.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc tây

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa.

Lúc này, hại khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng. Đặc biệt, nếu sử dụng kháng sinh dài ngày ở trẻ em và người già thì có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh, chức năng đại tràng ngày càng yếu đi và dễ bị viêm nhiễm.

2.5. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, người bệnh có thể mắc phải viêm đại tràng nếu gặp phải những vấn đề như sau:

Táo bón kéo dài: kéo dài kèm theo các hiện tượng như đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ là yếu tố tác động khiến bạn mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính.

Một số bệnh lý về đường ruột: Các bệnh lý như: thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Nhiễm độc: bệnh cũng có thể xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm độc asen, chì, thủy ngân, thuốc diệt cỏ…

Căng thẳng, stress: Những người thường xuyên chịu áp lực công việc, lo lắng, stress kéo dài, ăn uống thất thường…

3. Triệu chứng

Bệnh chia thành 2 thể: cấp tính và mạn tính, mỗi thể có những triệu chứng và dấu hiệu riêng biệt.

3.1 Viêm đại tràng cấp tính

Các triệu chứng ở giai đoạn cấp tính thường khởi phát đột ngột, dễ nhận biết như:

3.1.1. Đau bụng

Đây là một trong những dấu hiệu viêm đại tràng biểu hiện đặc trưng nhất. Cơn đau có thể quặn thắt bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, có khi gây cứng bụng, đầy hơi, căng tức bụng…

Người bị đại tràng cấp thường xuyên đi cầu nhiều lần trong ngày, thậm chí cả chục lần. Phân nát hoặc toàn nước, có thể lẫn máu. Đi xong không cảm thấy thoải mái mà vẫn muốn đi tiếp.

Triệu chứng này càng rõ ràng sau khi người bệnh ăn đồ lạ, đồ sống, tái; thực phẩm cay, nóng, hải sản…

3.1.3. Chán ăn

Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng, trí nhớ suy giảm, không muốn làm việc cũng như vui chơi, đôi khi còn sốt nhẹ.

Ngoài những dấu hiệu viêm đại tràng cấp tính nêu trên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đặc trưng khác.

Biểu hiện Cụ thể:

Viêm đại tràng do lỵ amip: Đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng Sigma. Cảm giác mót rặn phải đi đại tiện ngay nhưng đi rất ít, phân lẫn với chất nhầy, mủ, máu thẫm.

Viêm đại tràng cấp do lỵ Shigella: Có thể đi ngoài phân lỏng, đau rát hậu môn. Trường hợp nặng có các biểu hiện đau quặn bụng, đi ngoài ra máu và một số dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt cao, mệt mỏi, hốc hác, rối loạn nước, điện giải.

Viêm đại tràng cấp tính rất dễ tái phát, nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh sẽ trở thành mạn tính, nguy hiểm hơn là gây trụy tim, áp xe gan.

3.2. Viêm đại tràng mạn tính

Các dấu hiệu của trong giai đoạn mạn tính thường khởi phát chậm và tiến triển dai dẳng:

3.2.1. Đau bụng kéo dài

Người bệnh thường bị đau dọc theo khung đại tràng và hai hố chậu. Có thể đau quặn nhiều lần hoặc âm ỉ, cảm giác dễ chịu sau khi đi tiêu.

3.2.2. Đại tiện bất thường

Người bệnh thường đi ngoài nhiều lần (4 – 5 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn), có thể táo bón hoặc tiêu chảy. Phân rất đa dạng: lỏng nát, không thành khuôn, có mùi hôi tanh và kèm chất nhầy, máu.

Có những bệnh nhân vừa bị táo bón xen kẽ với tiêu chảy, cảm giác không thoải mái sau khi đi đại tiện.

3.2.3. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Đại tràng mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, người gầy sút, hốc hác, hay cáu gắt…

Khi thực hiện xét nghiệm phân sẽ tìm thấy hồng cầu, tế bào biểu mô ruột, ký sinh trùng, nấm, lỵ amip…

Khi nội soi đại trực tràng thường thấy các vết viêm loét được phủ lớp nhầy trắng, ổ áp xe nhỏ, vết sẹo xen kẽ các tổn thương đang hoạt động ở thành niêm mạc.

4. Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:

4.1. Xuất huyết (chảy máu) đại tràng

Biến chứng viêm đại tràng chảy máu xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nghiêm trọng.

Nó là hệ quả do lớp nhung trong đại tràng bị trơ trụi sau những đợt sử dụng kháng sinh hoặc do người bệnh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

4.2. Thủng đại tràng

Tình trạng này xuất hiện sau nhiều đợt điều trị kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung trở nên trơ trọi khiến vết loét ăn sâu, bào mỏng thành đại tràng, lâu ngày sẽ dẫn đến thủng đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, biến chứng này có thể nguy hiểm tính mạng.

4.3. Giãn đại tràng cấp tính

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị giãn, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến loét và thủng đại tràng gấp nhiều lần.

Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện: đau bụng, chướng bụng, có thể hôn mê. Khả năng tử vong cao.

4.4. Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm đại tràng. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2015, 20% người mắc bệnh viêm đại tràng chuyển biến sang ung thư. Còn theo thống kê của WHO, thế giới mỗi năm ghi nhận khoảng 11 triệu ca mắc mới và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại tràng

Với các trường hợp viêm đại tràng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá, tắc ruột, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác.

Vì vậy, người mắc bệnh nên có phương pháp điều trị và theo dõi bệnh, từ đó có thể phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh ung thư.

5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, những nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn người bình thường.

5.1. Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học

Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín kĩ, nguồn nước bị ô nhiễm… làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm loét đại tràng.

5.2. Người lạm dụng thuốc tây

Nhất là những người sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tổn thương niêm mạc đại tràng.

5.3. Người thuyên xuyên căng thẳng, stress

Chịu áp lực công việc, căng thẳng, stress kéo dài… sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Ngoài ra những người mắc bệnh lao, bệnh crohn nếu phải chịu stress nhiều sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.

5.4. Mắc các bệnh lý về đường ruột

Những người có hệ đường ruột yếu, bị tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc thiếu máu cục bộ, viêm ruột… cũng có khả năng cao bị viêm đại tràng.

6. Chẩn đoán

Khi có biểu hiện nghi ngờ là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và giải pháp điều trị.

Một số kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh như sau:

6.1. Nội soi đại trực tràng

Quá trình tiến hành kỹ thuật nội soi, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết mẩu tế bào làm xét nghiệm, chẩn đoán ổ viêm loét có chứa tế bào lạ hay ung thư hay không.

Trường hợp cơ sở y tế chưa triển khai kỹ thuật nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang đại trực tràng để chẩn đoán bệnh.

6.2. Xét nghiệm phân

Các tế bào bạch cầu trong phân có thể xác định được bệnh viêm đại tràng. Một mẩu phân cũng có thể giúp loại trừ rối loạn khác, ví dụ như: nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

6.3. Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu hoặc kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng.

6.4. Soi đại tràng sigma linh hoạt

Bác sĩ sử dụng một ống mảnh, linh hoạt để kiểm tra trực tràng, đại tràng sigma – đoạn cuối của đại tràng. Nếu có biểu hiện viêm, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thay vì nội soi toàn bộ đại tràng.

6.5. Chụp CT

Chụp CT cũng là phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp ở bụng hoặc xương chậu nếu bác sĩ nghi ngờ có biến chứng của viêm loét đại tràng.

7. Phân biệt viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích)

Đây là 2 bệnh tiêu hoá rất dễ bị nhầm lẫn với nhau bởi các triệu chứng bệnh có phần giống nhau. Tuy nhiên, thực tế hai bệnh này hoàn toàn khác nhau, người bệnh cần phân biệt rõ mình mắc bệnh gì để có phương án điều trị thích hợp.

Để biết mình gặp phải bệnh gì, người bệnh có thể căn cứ vào một số yếu tố như sau:

Bảng so sánh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

8. Phương pháp điều trị

Người bệnh viêm đại tràng, kể cả trường hợp mạn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi được bệnh nếu phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hợp lý. Ngược lại, nếu tình trạng viêm loét tồn tại quá lâu, các tổn thương ngày càng lan rộng nhưng không thể tự làm lành được, sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.

Tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng bệnh, sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp như sau:

8.1. Điều trị nội khoa

Nguyên tắc chung trong điều trị nội khoa là sử dụng thuốc tây để giảm triệu chứng kết hợp với duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau đây:

Nhóm giảm đau, chống viêm, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột.

Các loại thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột.

Nhóm cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn.

Nhóm thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng…

Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng liều nếu thấy triệu chứng chưa thuyên giảm.

👉👉👉 11+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả bất ngờ

8.2. Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh đại tràng chuyển biến theo chiều hướng nghiêm trọng, hoặc xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp điều trị ngoại khoa. Trong đó, phương pháp phổ biến được áp dụng là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị viêm. Tuy nhiên, thực hiện cách này có thể để lại di chứng sức khỏe cũng như ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh.

9. Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng từ Đại tràng Tâm Bình

Viêm đại tràng là bệnh lý không tự khỏi và chưa có thuốc để điều trị dứt điểm. Việc sử dụng thuốc Tây mặc dù giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng nhưng về lâu dài có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt với những trường hợp có bệnh lý nền hoặc sức đề kháng kém. Do đó, để cải thiện các triệu chứng, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo mộc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thực phẩm BVSK Đại tràng Tâm Bình được bào chế 100% từ các loại thảo mộc tự nhiên, dựa trên bài thuốc Cổ phương “Tứ quân tử thang” – Bài thuốc nổi tiếng với công dụng kiện tỳ vị, ích khí, dùng cho người mắc các bệnh lý về tiêu hóa. Với sự kết hợp hài hòa của các thảo mộc lành tính như: Bạch truật, Bạch linh, Đảng sâm,… giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do viêm đại tràng gây ra, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ cho người bệnh. Người bệnh viêm đại tràng do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể sử dụng được.

XEM THÊM: Video đề xuất:

*/Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Viêm Đại Tràng Giả Mạc: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh xảy ra ở một số người sau khi sử dụng thuốc kháng sinh do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficle (C.difficicle). Tuy nhiên, không phải người nào dùng kháng sinh cũng bị và không phải loại kháng sinh nào cũng gây ra tác dụng phụ này.

2. Triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc

Triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc thường xuất hiện rất sớm, chỉ sau 1-2 ngày sử dụng thuốc kháng sinh, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh khởi phát sau liệu trình uống kháng sinh, thậm chí lâu hơn.

2.1. Tiêu chảy

Tiêu chảy là biểu hiện phổ biến của bệnh. Người bệnh có thể đi đại tiện 7-8 lần/ngày, thậm chí là nhiều hơn. Phân thay đổi từ mềm, sệt sang toàn nước, đôi khi có máu hoặc chất nhầy kèm theo.

2.2. Đau bụng

Cơn đau bụng kéo đến liên tục, khi thì âm ỉ lúc lại quặn bụng hoặc ấn đau thực thể. Biểu hiện này khiến người bệnh thường nhầm tưởng với viêm đại tràng hoặc rối loạn tiêu hóa.

2.3. Sốt

Người bệnh có thể bị sốt, nhiệt độ cơ thể lên tới 39-40 độ C. Theo thống kê, những người mắc viêm đại tràng giả mạc có khoảng 28% bệnh nhân bị sốt.

2.4. Mất nước

Đi ngoài liên tục khiến cho người bệnh bị mất nước, người chóng mặt, mệt mỏi, họng khô.

Ngoài ra, trường hợp nặng còn có biểu hiện hạ huyết áp, suy thận, phù toàn thân.

Khi xuất hiện biểu hiện này, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

3. Viêm đại tràng giả mạc do đâu?

3.1. Sử dụng kháng sinh

Bình thường, các vi khuẩn trong đường ruột tồn tại một cách cân bằng, lành mạnh và tự nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh và thuốc tây khác có thể làm đảo lộn sự cân bằng này. Khi các vi khuẩn bất lợi, chủ yếu là C.difficicle phát triển vượt mức an toàn sẽ tiết ra nhiều độc tố, tác động vào niêm mạc đại tràng gây viêm và tăng bài tiết tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong, khi bong ra sẽ dẫn đến viêm, loét niêm mạc.

Fluoroquinolone, chẳng hạn như Ciprofloxacin, Levofloxacin.

Penicillin, chẳng hạn như Amoxicillin và Ampicillin.

Cephalosporin, chẳng hạn như Cefixime.

3.2. Hóa trị, trị liệu

Hóa trị liệu được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư cũng có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của vi khuẩn ở đại tràng dẫn tới bệnh đại tràng giả mạc.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý về đại tràng như: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, ung thư đại trực tràng… cũng có nguy cơ mắc bệnh.

4. Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Điều trị kháng sinh

Ở bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão

Người già trên 65 tuổi.

Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Trải qua phẫu thuật đường ruột

Tiếp nhận điều trị hóa trị ung thư.

Mắc các bệnh về đại tràng như: viêm ruột, ung thư đại trực tràng, viêm loét đại tràng

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để biết chính xác bạn có mắc bệnh hay không, bác sĩ sẽ chỉ định một số thủ thuật xét nghiệm sau:

5.1. Xét nghiệm phân

Đánh giá trong phòng thí nghiệm, được tiến hành với một hoặc nhiều mẫu phân để xác định liệu vi khuẩn C.defficile có tồn tại vượt mức an toàn không.

5.2. Xét nghiệm máu

Phương pháp này có thể tiết lộ một số bất thường của tế bào máu trắng (tăng bạch cầu) chỉ ra viêm đại tràng giả mạc.

5.3. Nội soi đại tràng

Bác sĩ dùng ống mềm gắn máy ảnh thu nhỏ ở đầu, ống này được đưa từ hậu môn qua trực tràng đến đại tràng, cho phép bác sĩ kiểm tra dấu hiệu bên trong của đại tràng. Nếu mắc bệnh sẽ xuất hiện những mảng màu vàng hoặc tổn thương ở niêm mạc.

6. Điều trị viêm đại tràng giả mạc như thế nào?

Theo bác sĩ Y học cổ truyền Đỗ Thị Lành, điều trị viêm đại tràng giả mạc bao gồm việc ngưng thuốc kháng sinh hiện tại và bắt đầu bằng thuốc kháng sinh mới, cụ thể:

6.1. Ngừng thuốc kháng sinh hiện tại

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định ngưng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tây gây ra triệu chứng viêm đại tràng giả mạc. Điều này có tác dụng giảm bớt triệu chứng bệnh, đặc biệt tiêu chảy.

6.2. Chuyển sang một loại kháng sinh khác

Nếu triệu chứng bệnh vẫn tái diễn, bác sĩ sẽ chỉ định một loại kháng sinh khác có hiệu quả để chống lại vi khuẩn C.difficle, điều này cho phép vi khuẩn bình thường phát triển trở lại, khôi phục sự cân bằng lành mạnh trong ruột già.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc thông qua một ống mũi vào dạ dày.

6.3. Cấy vi khuẩn

Nếu kháng sinh không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị đưa vào cơ thể bạn một viên nang có chứa vi khuẩn F.coli bằng ống thông mũi dạ dày hoặc chèn vào ruột già. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng kháng sinh theo sau cấy vi khuẩn.

7. Lời khuyên của chuyên gia

Theo bác sĩ Y học cổ truyền Đỗ Thị Lành, để hạn chế triệu chứng bệnh cần chú ý:

Uống nhiều nước: Nước bổ sung natri, kali (điện giải) tốt cho cơ thể, đặc biệt là người có biểu hiện tiêu chảy thường xuyên. Vì vậy, hãy uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh uống nước chứa nhiều đường, cồn hoặc cà phê.

Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Cháo, súp, khoai lang, sữa chua… tốt cho hệ tiêu hóa. Tránh các thực phẩm giàu chất xơ, thức ăn cứng dễ cọ xát vào thành ruột làm cho bệnh viêm đại tràng giả mạc thêm nặng nề.

Chia nhỏ bữa ăn giúp người bệnh tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ những thực phẩm mà bạn ăn.

Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý tránh những thức ăn làm tăng triệu chứng bệnh như: đồ ăn chiên rán, nhiều gia vị, thực phẩm nhiều chất béo…

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin sơ bộ về bệnh viêm đại tràng giả mạc. Nếu có biểu hiện bất thường về đường tiêu hóa, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Viêm Đại Tràng Giả Mạc? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Những Triệu Chứng Thường Gặp Bệnh Viêm Đại Tràng Giả Mạc.

1️⃣. Các Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Bệnh Là Gì?

Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh:

Tiêu chảy ra nước hoặc thậm chí là ra máu.

Đau quặn bụng.

Sốt cao.

Có mủ hoặc chất nhầy trong phân.

Buồn nôn.

Mất nước, điện giải.

– Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc bắt đầu sau 1-2 ngày sau khi các bạn bắt đầu sử dụng thuốc kháng sinh hoặc vài tuần sau khi bạn hoàn thành một liệu trình thuốc kháng sinh.

2️⃣. Khi Nào Các Bạn Cần Gặp Bác Sĩ Chuyên Khoa?

Nếu bạn dùng kháng sinh và bị tiêu chảy, hãy liên hệ với BS, ngay cả khi bị tiêu chảy nhẹ. Ngoài ra, các bạn hãy gặp BS bất cứ khi nào bị tiêu chảy nặng, sốt, đau bụng dữ dội, có máu hoặc mủ trong phân.

Bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến BS. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến để lựa chọn được phương án phù hợp nhất.

Các Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng giả mạc? Thường, thì cơ thể giữ các vi khuẩn trong ruột có một cách cân bằng lành mạnh và tự nhiên. Tuy vậy, kháng sinh và các thuốc khác có thể làm đảo lộn sự cân bằng. Bệnh xảy ra khi một số vi khuẩn, thường là C. Difficile sinh sôi. Một số độc tố của C. difficile thường chỉ ở mức thấp và không gây nguy hại. Tuy nhiên, khi độc tố của C. difficile được tiết ra quá nhiều thì sẽ đủ để làm hỏng đại tràng.

Hầu hết các kháng sinh có thể gây viêm đại tràng giả mạc, một số kháng sinh có khả năng gây cao so với những loại khác:

Fluoroquinolones, như ciprofloxacin (Cipro®) và levofloxacin (levaquin®).

Penicillin, chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin.

Clindamycin (Cleocin®).

Cephalosporin, như cefixime (Suprax®).

– Thuốc khác ngoài thuốc kháng sinh đôi khi có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Hóa trị liệu được dùng để điều trị ung thư có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của vi khuẩn ở đại tràng.

– Bào tử C. difficile với khả năng kháng nhiều loại thuốc khử trùng thông thường và có thể truyền từ tay của chuyên viên chăm sóc y tế tới bệnh nhân. Báo cáo ghi nhận ngày càng có nhiều người bị nhiễm phải bào tử C. difficile, mặc dù họ không có nguy cơ mắc phải…

Các Nguy Cơ Mắc Phải Bệnh.

1️⃣. Ai Thường Mắc Phải Bệnh Viêm Đại Tràng Giả Mạc?

Bệnh đại tràng giả mạc rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Các Bạn có thể kiểm soát bệnh viêm đại tràng bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

2️⃣. Yếu Tố Làm Tăng Nguy Cơ Mắc Bệnh Viêm Đại Tràng Giả Mạc?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh chẳng hạn như:

Điều trị bằng kháng sinh.

Ở trong bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão.

Cao tuổi, đặc biệt là trên 65 tuổi.

Có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Có bệnh đại tràng, như bệnh viêm ruột hoặc ung thư đại trực tràng.

Trải qua phẫu thuật đường ruột.

Tiếp nhận điều trị hóa trị ung thư.

Các thông tin cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế:

1. Phương Pháp Dùng Để Điều Trị Bệnh Viêm Đại Tràng Giả Mạc Của BS?

Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các thuốc gây ra các dấu hiệu và triệu chứng gây bệnh. Đôi khi, điều này có thể đủ để giải quyết tình trạng của bạn hoặc ít nhất là giảm bớt các triệu chứng.

Dùng kháng sinh có thể chống lại C. difficile. Nếu bạn vẫn gặp các triệu chứng, các BS có thể sử dụng một loại kháng sinh để điều trị C. difficile, điều này cho phép các vi khuẩn bình thường phát triển trở lại, khôi phục lại sự cân bằng lành mạnh trong ruột già.

Cấy ghép phân (FMT), tình trạng cực kỳ nghiêm trọng, các bạn có thể được cấy ghép các phân từ của một người hiến tặng khỏe mạnh để khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột già.

– Khi bạn bắt đầu điều trị viêm đại tràng giả mạc, những dấu hiệu và triệu chứng có thể bắt đầu cải thiện trong vòng vài ngày. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu phương pháp điều trị cho bệnh viêm ruột kết màng giả, bao gồm thuốc kháng sinh thay thế.

Chủng C. difficile mới có khả năng chống lại thuốc kháng sinh, điều này khiến cho việc điều trị viêm đại tràng giả mạc ngày càng khó khăn và tình trạng tái phát bệnh ngày càng nhiều. Với lần tái phát, nguy cơ bạn mắc bệnh trở lại sẽ tăng. Phương án điều trị gồm:

Sử dụng kháng sinh. Các bạn có thể sử dụng lại thuốc kháng sinh hai hoặc ba lần để giải quyết các triệu chứng.

Cấy vi khuẩn Fecal (FMT). FMT được sử dụng để điều trị viêm đại tràng giả mạc tái phát. BS sẽ đưa vào cơ thể các bạn một viên nang có chứa vi khuẩn Fecal bằng ống thông mũi dạ dày hoặc ruột già.

Đại Tràng Lợi Khuẩn Biozem – Khắc Tinh Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Đại Tràng Giả Mạc .

Viêm Đại Tràng Giả Mạc? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Hỗ Trợ Điều Trị Bằng Đại Tràng Lợi Khuẩn Biozem là việc, Bổ sung các lợi khuẩn nhằm giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và trong đại tràng. Các lợi khuẩn sẽ tiết enzym giúp tiêu hóa thức ăn nên bụng dạ sẽ êm ru, nhẹ nhõm, ăn uống thoải mái, không phải kiêng khem. Quan trọng là hỗ trợ điều trị bệnh và tái tạo một lá chắn kép bảo vệ đại tràng của chúng ta một cách tốt nhất, giúp đại tràng của chúng ta trở lại trạng thái ban đầu khỏe khoắn, khỏi phải lo âu về việc đau bụng, đi ngoài, táo bón,.v..v.

Những Lợi Khuẩn Trong Việc Điều Trị Bệnh Viêm Đại Tràng Giả Mạc.

Giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn tốt lẫn xấu sống cộng sinh trong đường ruột, dễ gây ra các rối loạn tiêu hóa. Do đó, bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tránh tác dụng phụ tiêu chảy do kháng sinh gây ra, đồng thời hồi phục sức khỏe hệ tiêu hóa.

Cải thiện tiêu hóa: Lợi khuẩn giúp phá vỡ thức ăn và tăng tốc độ tiêu hóa. Chúng cũng có thể làm giảm táo bón và các triệu chứng của bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích.

Giảm nguy cơ ung thư: Các nghiên cứu chỉ ra rằng các rối loạn của hệ vi sinh đường ruột có thể đóng vai trò trong các bệnh khác nhau, chẳng hạn như bệnh viêm ruột (IBD) và ung thư đại tràng, viêm đại tràng giả mạc.

Giảm nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa: Béo phì, tiểu đường loại 2, và bệnh gan nhiễm mỡ không cồn là các loại bệnh chuyển hóa. Thường xuyên bổ sung lợi khuẩn có thể ngăn ngừa và điều trị các tình trạng này.

Đại Tràng Lợi Khuẩn Biozem không có tác dụng phụ khi sử dụng và hỗ trợ điều trị và với các lợi khuẩn trong các trường hợp nào, được bào chế dưới dạng viên sủi bằng công nghệ hiện đại, lên men vi sinh theo dây chuyền khép kín hiện đại tiên tiến nhất…

Các Lợi Khuẩn Biozem được sản xuất và phân phối bởi CTY Cổ Phần Biozem, có nguồn gốc xuất xứ sản xuất đảm bảo, người bệnh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Sau khi sử dụng từ 3 – 5 các triệu chứng giảm rõ rệt. Với bệnh nhân mạn tính thì người bệnh có thể dùng lâu hơn. Giá Đại Tràng Lợi Khuẩn Biozem so với các sản phẩm trên thị trường cũng rất hợp lý, phù hợp với người sử dụng, mang lại nhiều hiệu quả…

Bạn đã hiểu rõ về Viêm Đại Tràng Giả Mạc Là Gì?, hãy đến ngay Đại Tràng Lợi Khuẩn Biozem với sản phẩm đảm bảo chất lượng sẽ giúp bạn điều trị tận gốc Bệnh Viêm Đại Tràng Giả Mạc giúp bạn không phải lo âu về bụng dạ của chính mình, thoải mái khi vui chơi ăn uống, l Liên Hệ Hotline 036.752.6969 để được các nhân viên, y bác sĩ chuyên nghành của chúng tôi tư vấn hỗ trợ các bạn một cách tốt nhất. Từ nay đến ngày 31/12 Đại Tràng Lợi Khuẩn Biozem tặng miễn phí 108 liệu trình. hãy liên lạc với chúng tôi để hưởng ưu đãi.

Chảy Máu Đại Tràng: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Chảy máu đại tràng là triệu chứng cảnh báo sự tổn thương nghiêm trọng ở đường tiêu hóa, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tình trạng này có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy biểu hiện chảy máu đại tràng là gì? Nguyên nhân do đâu? Phương pháp điều trị ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây.

1. Triệu chứng chảy máu đại tràng là gì?

Chảy máu đại tràng là hiện tượng máu thoát ra khỏi lồng mạch chảy vào ống tiêu hóa, với biểu hiện lâm sàng là nôn và đi ngoài ra máu có màu đỏ hoặc đen.

Khi bị chảy máu đại tràng, người bệnh thường phải đối mặt với các triệu chứng điển hình như:

1.1. Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là hiện tượng dễ nhận biết nhất của chảy máu đại tràng. Nếu trường hợp nhẹ, phân thành khuôn dính nhầy máu. Đối với những người bị chảy máu đại tràng nặng, phân loãng chứa nhiều máu, có màu đỏ kèm theo lổn ngổn đen, mùi khó chịu.

1.2. Đau bụng

Cơn đau khi thì âm ỉ, lúc lại dữ dội và thường xuất hiện ở vùng trên rốn, sau đó, lan rộng khắp bụng và ra phía sau lưng dẫn tới cứng bụng, kèm biểu hiện toát mồ hôi lạnh, mặt tái xanh.

1.3. Nôn ra máu

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người bị chảy máu đại tràng. Tùy theo vị trí và mức độ chảy máu mà tính chất nôn khác nhau. Người bệnh nôn ra máu tươi hoặc đen, đôi khi lẫn cả thức ăn do máu tụ lại ở dạ dày một thời gian rồi mới trào ra ngoài.

1.4. Thiếu máu

Chảy máu đại tràng gây mất máu, khiến cho cơ thể suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, người yếu ớt, xanh xao… Nhiều trường hợp mất máu quá nhiều dẫn tới ngất xỉu, tụt huyết áp, khó thở… rất nguy hiểm.

1.5. Sốc

Khi cơ thể bị mất trên 20% thể tích máu, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng da lạnh, tím tái, huyết áp tụt xuống dưới 100mmHg, cơ thể co giật do thiếu oxy… Nếu không được xử lý kịp thời thì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Liệu chảy máu đại tràng có chữa được không? Đó là câu hỏi của hầu hết những người bệnh khi đang gặp phải tình trạng này. Theo chuyên gia y tế, chảy máu đại tràng là tình trạng đặc biệt nguy hiểm, dễ gây mất máu cấp và ảnh hưởng trực tiếp tới mạng sống của người bệnh. Nhiều trường hợp phát hiện muộn, khi đưa tới bệnh viện thì đã không thể cứu chữa. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thông qua các biểu hiện trên thì hoàn toàn có thể điều trị được.

Do đó, ngay khi có các biểu hiện chảy máu đại tràng, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

2. Nguyên nhân gây chảy máu đại tràng

2.1. Bệnh trĩ

Nếu bạn bị bệnh trĩ nội thì hiện tượng chảy máu sẽ xuất hiện trong và sau khi đi đại tiện, máu có màu đỏ tươi kèm theo phân, không đau. Soi trực tràng sẽ thấy tĩnh mạch giãn và nổi ngoằn ngoèo thành từng búi, có máu ra theo tay. Bệnh trĩ cần được điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm sau này.

2.2. Kiết lỵ

Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc vi khuẩn Shigella gây ra.

Khi bị kiết lỵ, người bệnh thường gặp phải triệu chứng: phân dạng lỏng kèm theo chất nhầy, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; đôi khi chỉ có máu và niêm dịch, không có phân; đi ngoài nhiều lần trong ngày, đau bụng, mót rặn và đau hậu môn sau khi đi đại tiện.

2.3. Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng là sự hình thành các cục giống như khối u nhưng không phải khối u, có thể lành tính hoặc ác tính phụ thuộc vào kích thước và vị trí của chúng. Bệnh có triệu chứng đi ngoài ra máu, có thể là máu tươi thành vệt hoặc loang trên khuôn phân. Trong một số trường hợp, phân lẫn nhầy máu, màu nâu hoặc đen lờ nhờ.

2.4. Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Đây là bệnh mạn tính, có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại trực tràng, tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.

Người bệnh thường có các biểu hiện: tiêu chảy, phân nhầy lẫn máu, thậm chí là chỉ toàn máu (giai đoạn nặng). Ban đầu, người bệnh thường nhầm lẫn với kiết lỵ nên tự khắc phục tại nhà nhưng không đạt hiệu quả hoặc chỉ giảm bớt triệu chứng. Theo thời gian, viêm loét đại trực tràng chảy máu tiến triển nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

2.5. Bệnh Crohn

Crohn là loại bệnh viêm ruột, chúng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa. Những người mắc bệnh Crohn thường gặp phải các triệu chứng: tiêu chảy, chán ăn, sụt cân, đau bụng dưới, có máu trong phân (màu đỏ tươi hoặc sẫm). Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện: sốt, mệt mỏi, viêm khớp, viêm mắt, trẻ em chậm phát triển…

2.6. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng khởi nguồn từ ruột kết, trực tràng hoặc manh tràng, gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng tới bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư đại trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu loãng, màu đỏ nhạt kèm theo cơn đau dọc khung đại tràng trước và sau khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, giảm cân đột ngột…. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong.

3. Cách điều trị chảy máu đại tràng tốt nhất hiện nay

Không phải tất cả các trường hợp bị chảy máu đại tràng đều gây ra biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Bởi, không ít trường hợp đã thoát khỏi căn bệnh này sau khi tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Do đó, để kiểm soát hiệu quả hiện tượng chảy máu đại tràng, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn.

Dùng thuốc

Thuốc kháng tiết acid như: thuốc ức chế proton, thuốc , Nizatidine, Cimetidin… có tác dụng giảm acid trong dịch dạ dày, hạn chế hiện tượng ăn mòn niêm mạc, từ đó, giảm vết loét dạ dày và cầm máu.

Thuốc chống viêm tại chỗ chứa 5 – ASA như: Pentasa, Asacol, Dipentum, Rowasa… giúp thu hẹp vùng viêm nhiễm, tổn thương.

Nếu triệu chứng tiến triển nặng, bác sĩ chỉ định dùng thuốc chứa Corticosteriod dạng uống hoặc tiêm. Trong trường hợp không phù hợp sẽ phải dùng thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch như: Cyslosporine, Azathioprine, Infliximab…

Những loại thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị chứng chảy máu đại tràng hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng trong thời gian nhất định nào đó, bởi nếu lạm dụng có thể gây ra những phản ứng phụ, không tốt cho gan, thận, dạ dày… Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không sử dụng tân dược khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc không mang lại kết quả cầm máu tốt, lúc này, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị nội soi bằng cách dùng tia laser, đầu điện hoặc chất cầm máu xịt tại chỗ.

Phương pháp điều trị chảy máu đại tràng bằng tia laser hoặc đầu điện thường được áp dụng trong trường hợp ổ loét bị chảy máu do tổn thương mao mạch và có thể nhìn thấy vị trí chảy máu. Đối với những người khó xác định nơi chảy máu từ đâu, dùng thuốc xịt cầm máu là giải pháp tốt nhất.

Phẫu thuật được chỉ định điều trị chảy máu đại tràng trong trường hợp bệnh nặng, máu ra khá nhiều hoặc chảy máu ở mức bình thường nhưng kéo dài quá 48 tiếng trong khi các phương pháp khác không thể kiểm soát.

Ngoài ra, bệnh nhân bị chảy máu đại tràng ở mức độ vừa phải nhưng không đủ máu để truyền cũng cần tiến hành phẫu thuật để tránh mất máu gây nguy hiểm tính mạng.

Truyền động mạch là lựa chọn tối ưu với những trường hợp nặng và phương pháp phẫu thuật không thể can thiệp được.

Phương pháp này sử dụng các hóa chất của Vasopressin truyền trực tiếp và liên tục vào vị trí chảy máu thông qua một ống động mạch, làm ngưng chảy máu.

Khi thực hiện nội soi, phẫu thuật, truyền động mạch bạn nên đến các bệnh viện lớn và thực sự uy tín. Bởi, chúng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định cũng như tác dụng phụ, người bệnh cần phải chú ý:

Nhiễm trùng: mặc dù phẫu thuật được thực hiện sạch sẽ và vô trùng nhưng bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Đau: Tình trạng đau sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật và kéo dài suốt thời gian hồi phục.

Đông máu: Cục máu đông có thể hình thành nơi vết mổ, gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu tới các cơ quan khác của cơ thể.

Tác dụng phụ từ gây mê: bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nếu họ không phản ứng tốt với thuốc gây mê.

3.2. Điều trị chảy máu đại tràng bằng các bài thuốc dân gian

Nghệ và mật ong là bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng trong điều trị đại tràng nói chung, chảy máu đại tràng nói riêng. Thành phần curcumin – chất kháng sinh tự nhiên trong nghệ được khoa học nghiên cứu là có công dụng tốt trong việc điều trị viêm loét. Bên cạnh đó, mật ong có tác dụng giảm điều tiết axit và làm lành vết loét dạ dày. Vì vậy, khi kết hợp nghê với mật ong sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị chảy máu đại tràng.

Cách thực hiện:

Bạn dùng 1 thìa tinh bột nghệ hòa tan trong ly nước ấm,

Thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều.

Uống trước ăn 30 phút để có hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn mật ong với tinh bột nghệ theo tỷ lệ 2:1, sau đó, vo thành từng viên nhỏ, có thể bảo quản trong hộp thủy tinh, đặt trong tủ lạnh. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 3 viên, dùng liên tục trong 1 tháng.

Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông được biết đến với tác dụng nhuận tràng, tiêu thực, sát khuẩn, giảm đau, đồng thời, se lành những tổn thương trong dạ dày, ruột. Vì vậy, lá mơ lông cũng là giải pháp hay, hiệu quả để điều trị tình trạng chảy máu đại tràng.

Cách 1: Lá mơ lông phơi khô, sau đó xay thành bột mịn, cho vào cốc cùng bột gạo và nước ấm, uống ly nước này mỗi sáng.

Cách 2: Hái một nắm lá mơ lông, giã nhuyễn vắt lấy 1 chén nước nhỏ, chia thành 2 phần, uống trong ngày.

Ngó sen không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong các món gỏi được nhiều người yêu thích mà còn là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trong ngó sen chứa tinh bột, asparagin, arginin, trigonellin, glucose; vitamin A, C, D và một ít tanin. Theo Đông y, ngó sen vị ngọt chát, tính bình, vào kinh can tâm vị, giúp cầm máu, an thần, tráng dương.

Cách thực hiện: Ngó sen, Tam lăng, Nga truật, Huyết dụ, Bồ hoàng mỗi vị 8g, Bắc thảo sương 6g (nguyên liệu đã được sao). Sắc với 200ml cho tới khi còn 1 bát nước, chia thành 2 phần, uống trong ngày.

5. Cách phòng tránh chảy máu đại tràng

Theo các chuyên gia y tế, để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu đại tràng, chúng ta nên lưu ý những điều sau:

Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều, đặc biệt là rượu mạnh.

Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho dạ dày như: khoai lang, cà rốt, cam, táo, các loại hạt đậu, bơ…

Nên có ý thức tự bảo vệ mình bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Đối với những bệnh nhân đang điều trị chảy máu đại tràng nên dùng thức ăn mềm ở dạng cháo, súp… chia thành nhiều bữa trong ngày.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều kali như: chuối, dưa hấu, củ dền, đậu nành… có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

Hạn chế thực phẩm mặn, đồ ăn lên men chua, đồ cay nóng

Năng lượng cho khẩu phần ăn hằng ngày nên hợp lý, giảm nhẹ hoạt động cỗ máy tiêu hóa và tuần hoàn.

Dành thời gian nghỉ ngơi và luyện tập thể dục hằng ngày.

Khi bệnh nhân bị chảy máu đại tràng, tùy vào mức độ, nguyên nhân mà có phương án điều trị kịp thời. Nhưng trước hết, các cách điều trị phải thực hiện mục tiêu chung: chống sốc, cầm máu, khôi phục lưu lượng máu đã mất, khắc phục triệu chứng, điều trị nguyên nhân gây ra.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Đại Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!