Bạn đang xem bài viết Viêm Amidan Quá Phát Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Viêm amidan quá phát là hệ quả của việc điều trị bệnh viêm amidan cấp tính không dứt điểm, tái phát nhiều lần, kéo dài dai dẳng. Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng amidan sưng phồng, đau nhức, viêm đỏ và tái lại nhiều lần.
Các biểu hiện viêm amidan quá phát có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể xuất hiện tại một hoặc hai bên amidan. Viêm amidan quá phát được chia thành các cấp độ với những đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
Cấp độ 1: Bệnh lý ở cấp độ này điển hình bởi tổn thương amidan to và cuống gọn. Ở giai đoạn này, phần amidan bị viêm thường có chiều ngang nhỏ, có thể chiếm nhỏ hơn 1/4 so với khoảng cách ở chân trụ trước amidan,
Cấp độ 2: Các triệu chứng bệnh lý khi tiến triển đến cấp độ 2, amidan sẽ có hình dạng to tròn tương tự như cấp độ 1. Nhưng chiều ngang sẽ có xu hướng nhỏ lại, chiếm khoảng 1/3 so với khoảng cách ở chân trụ trước amidan.
Cấp độ 3: Đây được xem là mức độ nặng của bệnh viêm amidan quá phát. Bệnh lý kèm theo những triệu chứng đau nhức, khó chịu. Về đặc điểm, lúc này amidan có nhiều ngang bằng hoặc nhỏ hơn 1/2 so với khoảng cách ở chân trụ trước.
Cấp độ 4: Viêm amidan cấp độ 4 hay còn gọi là thể xơ chìm, bệnh lý tiến triển nặng nề và thường gặp nhiều ở người trưởng thành. Ở cấp độ này, bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương nhô cao, gồ, vùng amidan bị viêm có màu đỏ sẫm và trụ sau có xu hướng dày hơn.
Nguyên nhân khởi phát bệnh lý
Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng viêm amidan nói chung và viêm amidan quá phát khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Viêm amidan tái phát liên tục: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm amidan quá phát là các triệu chứng bệnh viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, không được điều trị dứt điểm hoàn toàn.
Bị virus, vi khuẩn tấn công: Những loại virus, vi khuẩn có nguy cơ gây bùng phát các triệu chứng viêm amidan và amidan quá phát như: Virus Parainfluenza, Adenovirus, virus Parainfluenzae, liên cầu khuẩn,…
Cấu tạo amidan: Amidan có cấu tạo từ những khe hốc nhỏ. Điều này có thể khiến vi khuẩn, thức ăn thừa bị chặn lại trong hoạt động ăn uống hàng ngày. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lâu dần sẽ làm tăng nguy gây ra bệnh viêm amidan hoặc khiến bệnh lý tái phát nhiều lần và gây ra viêm amidan quá phát.
Thời tiết thay đổi đột ngột: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thời tiết chuyển lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý. Bởi lúc này cơ thể không thể thích nghi tốt với sự thay đổi của thời tiết, gây tổn thương amidan và gây viêm nhiễm.
Cơ thể dễ bị nhiễm lạnh: Thói quen ăn uống những thực phẩm lạnh hoặc cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh thường xuyên là một trong những tác nhân khởi phát triệu chứng bệnh lý.
Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, bệnh viêm amidan quá phát còn có thể khởi phát bởi những yếu tố như hệ thống miễn dịch suy yếu, chế độ dinh dưỡng không khoa học, sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn,…
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát gây ra những triệu chứng khó chịu, kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, hệ hô hấp mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời.
Triệu chứng tại chỗ: Với những trường hợp bị viêm amidan quá phát, người bệnh sẽ cảm nhận tình trạng đau rát, ngứa ngáy, sưng phồng ở cổ họng, ho và vướng khi nuốt nước bọt và thức ăn. Nhất là trường hợp bị viêm amidan hốc mủ khi tiết chất dịch nhờn sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Do kích thước của amidan thay đổi nên giọng nói của người bệnh có thể thay đổi.
Các triệu chứng toàn thân: Tình trạng viêm amidan quá phát tiến triển dai dẳng có thể khiến người bệnh đối mặt với những triệu chứng toàn thân như sụt cân không kiểm soát, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,… Bệnh lý có thể dẫn đến tắc đường hô hấp và gây ra hiện tượng khó thở hay ngừng thở khi ngủ.
Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng viêm amidan quá phát có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần trong năm và kéo dài dai dẳng. Bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến quá trình điều trị mà còn tác động xấu đến sức khỏe tổng thể về sau.
Bệnh viêm amidan quá phát nguy hiểm không?
Biến chứng tại chỗ: Đây được xem là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh viêm amidan quá phát. Người bệnh có nguy cơ bị áp xe amidan, sưng tấy lan sang những vùng xung quanh dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu, sốt cao, hơi thở có mùi hôi,…
Biến chứng cận kề: Tổn thương do viêm amidan quá phát gây ra nếu không được điều trị kịp thời có thể tác động tiêu cực đến những cơ quan lân cận như tai – mũi – họng và gây ra các bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang,…
Các biến chứng toàn thân: Những trường hợp bệnh lý tiến triển đến cấp độ 3 và cấp độ 4 có thể tác động đến những cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm cầu thận,…
Biến chứng viêm amidan quá phát ở trẻ nhỏ: Những trường hợp trẻ em bị viêm amidan quá phát có thể gây biến dạng gương mặt do amidan sưng to, làm chậm phát triển thể chất, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Viêm amidan quá phát là trường hợp của bệnh viêm amidan ở mức độ nghiêm trọng. Các triệu chứng bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Cụ thể:
Có thể thấy, viêm amidan quá phát là một trong những bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao nếu không được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm amidan quá phát
Hiện nay, Y học có nhiều phương pháp chữa trị viêm amidan quá phát vừa mang lại hiệu quả điều trị lâu dài, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, đối tượng mắc bệnh và tình trạng sức khỏe sẽ áp dụng những cách chữa phù hợp.
Sử dụng thuốc tân dược chữa trị
1. Phương pháp Tây y điều trị bệnh lý
Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định với những trường hợp viêm amidan quá phát liên cầu tan huyết gây ra. Một số loại thuốc được dùng phổ biến như zinnat, clamoxyl, augmentine,…
Nhóm thuốc giảm đau, điển hình là thuốc Paracetamol được chỉ định nhằm cải thiện tình trạng đau họng, giảm sưng nề vùng amidan do bệnh lý gây ra.
Thuốc làm giảm xung huyết như amitase, những loại men chống viêm,… giúp kiểm soát bệnh lý hiệu quả.
Với những trường hợp trẻ em bị viêm amidan quá phát sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như amoxicillin, penicillin, erythromycin,…
Ngoài những loại thuốc được sử dụng phổ biến trên, bác sĩ có thể kết hợp với một số loại thuốc kháng viêm như betadine, oropivalone, lysopaine…
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào nguyên nhân khởi phát, mức độ các triệu chứng và khả năng đáp ứng của người bệnh mà áp dụng những phương pháp chữa trị phù hợp.
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật cắt bỏ)
Thông thường, với những trường hợp viêm amidan quá phát ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng. Cụ thể:
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa liều dùng và tần suất sử dụng thuốc. Việc tự ý dùng thuốc điều trị hoặc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả điều trị.
Bệnh lý tái phát liên tục từ 7 – 8 lần/ năm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày
Viêm amidan quá phát gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, áp xe,…
Với trường hợp trẻ em mắc bệnh chỉ thực hiện phẫu thuật khi đủ 4 tuổi trở lên (trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác).
Phương pháp điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) sẽ được bác sĩ cân nhắc với những trường hợp áp dụng điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Với phương pháp này sẽ giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng đau nhức, sưng viêm, khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì việc phẫu thuật loại bỏ amidan cũng mang nhiều rủi ro.
Các trường hợp được chỉ định cắt bỏ amidan:
Lưu ý: Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc khoa học, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, nhằm giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Gừng tươi cải thiện triệu chứng bệnh lý: Chuẩn bị 1 củ gừng, mang đi rửa sạch rồi thái lát mỏng. Sau đó cho vào ly nước sôi hãm khoảng 10 phút rồi uống trực tiếp. Mẹo chữa này sẽ giúp làm ấm cổ họng, kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra.
Công thức chanh và đường phèn chữa bệnh: Chuẩn bị 1/2 quả chanh và 1 muỗng đường phèn. Vắt nước cốt chanh vào cốc và cho đường phèn vào cùng với nước sôi. Đậy kín nắp hãm trong vòng 10 phút rồi uống. Mỗi ngày uống đều đặn từ 1 – 2 ly sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm amidan quá phát nhanh chóng.
Chữa viêm amidan quá phát với tỏi: Chuẩn bị vài tép tỏi tươi, lột vỏ rồi đập dập. Sau đó trộn tỏi với 200ml sữa tươi rồi đun sôi trong 10 phút. Mỗi ngày uống 1 cốc sữa tỏi đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm. Ngoài ra, người bệnh có thể nướng củ tỏi (nguyên vỏ) đến khi vàng. Sau đó bóc vỏ, trộn đều với một ít muối hạt rồi ép lấy nước uống mỗi ngày.
2. Áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà
Bên cạnh tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa các phương pháp điều trị chuyên sâu. Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng đau rát, sưng viêm khó chịu bằng những mẹo chữa dân gian được thực hiện tại nhà. Ưu điểm của cách chữa này là lành tính, an toàn, hạn chế lạm dụng thuốc Tây cũng như tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, các mẹo chữa viêm amidan quá phát chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, người bệnh không nên phụ thuộc vào cách chữa.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị viêm amidan quá phát hiệu quả. Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây, trứng, cá, thịt chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào. Đồng thời tránh xa những thức uống chứa chất kích thích, thuốc lá, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
Nên tập thói quen chia nhỏ các bữa ăn chính. Điều này sẽ làm giảm áp lực tại vùng họng, hạn chế tình trạng đau khi nuốt thức ăn.
Hạn chế uống nước lạnh, ăn các món lạnh vì có thể kích thích amidan sưng viêm và tổn thương nghiêm trọng.
Vệ sinh vùng họng và răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn, virus tích tụ ở những hốc, khe ở vùng họng.
Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Mỗi ngày bổ sung đầy đủ từ 2 – 2.5 lít nước lọc giúp hạn chế tình trạng khô rát cổ họng, hạn chế cơn đau rát do bệnh lý gây ra.
Luôn mang khẩu trang khi ra đường, đến những nơi bụi bẩn, môi trường ô nhiễm nhằm hạn chế vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng chống lại những tác nhân gây bệnh.
Người bệnh cần chủ động trong việc phòng ngừa và lựa chọn những phương pháp chữa trị phù hợp. Điều này giúp kiểm soát và khắc phục các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.
Những lưu ý trong quá trình điều trị viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát sẽ được kiểm soát hiệu quả nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, những trường hợp chủ quan điều trị, có lối sống không khoa học, ăn uống không lành mạnh sẽ khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý mới khởi phát, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.
Áp Xe Amidan Là Gì, Có Nguy Hiểm Không?
Thứ Sáu, 03-08-2018
Áp xe Amidan thường xảy ra với những bệnh nhân bị viêm amidan và khiến họ bối rối trong cách chữa trị cũng như phòng ngừa. Nhằm để làm rõ áp xe amidan là gì và cách điều trị bệnh áp xe amidan như thế nào? bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cực kì bổ ích mà bạn nên biết.
Áp xe Amidan là gì?
Giữa tuyến amidan và thành họng có những khoảng trống với sự liên kết “mỏng manh, lỏng lẻo”. Đây cũng là khu vực dễ bị nhiễm trùng, tạo thành ổ dịch mủ và được biết đến với tên gọi: áp xe amidan.
1. Nguyên nhân gây áp xe Amidan
Áp xe amidan xảy ra do những yếu tố sau:
Thời gian chữa trị viêm amidan chậm trễ, gây ra biến chứng tại chỗ hình thành ổ áp xe amidan.
Các vi khuẩn, độc tố kháng lại thuốc kháng sinh được dùng để chữa bệnh viêm amidan phản ứng lại với cơ thể gây ra áp xe.
Sự tấn công của các loại khuẩn gây bệnh như: tụ cầu, liên cầu, liên cầu beta tan huyết nhóm A, …
Yếu tố thời tiết cũng có ảnh hưởng một phần đến sự phát triển của các loại vi khuẩn, dễ khiến cho áp xe xuất hiện tại vị trí viêm Amidan cũ.
2. Nhận biết sớm triệu chứng áp xe amidan
Bạn cần để ý thời gian 1 tuần sau khi bị viêm amidan cấp. Đây là thời gian dễ gây ra tình trạng áp xe quanh amidan điển hình. Hơn nữa, cơn đau sẽ càng lúc càng tăng, gây ra nhiều bất tiện và mỏi mệt.
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng áp xe amidan diễn ra có thể kể đến như:
Cơn đau ở tuyến amidan lan nhanh, đến vùng tai và góc hàm. Cảm giác sẽ nhức buốt, thể hiện rõ mỗi khi nuốt nước miếng hoặc uống nước mà vẫn thấy đau.
Cảm giác nuốt khó, nước bọt chảy ra nhiều và hơi thở có mùi hôi, thối.
Bệnh nhân cần để ý vùng lưỡi, mặt lưỡi sẽ xuất hiện màng trắng đục, rêu lưỡi dày và môi khô nứt.
Chất giọng thay đổi, nghiêng về trầm khàn khó nghe do eo họng bị thu hẹp.
Áp xe amidan ở mức độ nặng có thể gây ra hiện tượng khít hàm, viêm amidan hốc mủ, khó thở và vùng áp xe sẽ lan rộng, lấp kín họng miệng nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, cơn sốt có thể từ 38 – 39 độ C.
Cơ thể bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Áp xe thường hình thành ở một bên thành họng, hạch cùng bên sẽ phình to, ấn vào đau nhức.
Khi thăm khám vùng họng sẽ thấy:
Phần họng không đối xứng, phần Amidan bị sưng phồng.
Màn hầu và lưỡi gà bị phù nề, di động kém, đẩy vẹo sang một bên.
Khi xét nghiệm máu ở bệnh nhân thì lượng bạch cầu tăng lên.
Áp xe Amidan có nguy hiểm không?
Giữa viêm amidan cấp và áp xe amidan là triệu chứng viêm tấy quanh amidan. Nếu như trong giai đoạn này bạn có thể phát hiện kịp thời những “dấu hiệu bệnh” đang manh nha thì hướng điều trị rất dễ dàng và đơn giản.
Áp xe amidan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mức độ viêm sưng có thể lan rộng, dẫn đến viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,viêm tắc xoang hang, phù nề thanh quản, áp xe thành bên họng, tổn thương thành động mạch cảnh trong, thậm chí là tử vong.
Hơn nữa, áp xe amidan sau một thời gian điều trị không hiệu quả sẽ tự vỡ, các ổ dịch mủ còn nằm lại ở thành họng gây ra triệu chứng bệnh kéo dài.
Vì vậy khi bị bệnh viêm amidan hoặc các dấu hiệu của áp xe amidan, người bệnh cần cẩn trọng và lập tức tiến hành các bước điều trị áp xe amidan.
Điều trị áp xe Amidan như thế nào?
Điều trị áp xe amidan tùy vào triệu chứng và giai đoạn mà từng trường hợp cụ thể sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu như lựa chọn đúng và phù hợp bệnh áp xe quanh amidan sẽ thuyên giảm và sức khỏe được hồi phục nhanh chóng.
Đối với giai đoạn mới phát viêm tấy quanh Amidan:
Sau khi thăm khám, bệnh nhân có thể chỉ cần sử dụng kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ với liều dùng phù hợp.
Nói rõ với bác sĩ các loại thuốc bị dị ứng và tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc điều trị áp xe amidan khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
Các loại thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như nhóm thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs, thuốc giảm đau thuộc nhóm Acetaminophen (Tylenoil)
Đối với giai đoạn áp xe quanh Amidan có mủ:
Bệnh nhân có thể thăm khám với bác sĩ để thực hiện chích rạch khối áp xe dẫn lưu mủ. Mủ này được nuôi cấy để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Sau khi thực hiện chích rạch cần giữ cho vết rạch luôn mở khoảng 3 ngày.
Thực hiện điều trị nội khoa bằng kháng sinh, bạn có thể thực hiện tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Cách này có thể giúp chống các vi khuẩn hiếu khí và kị khí.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân điều trị kết hợp với các loại thuốc khác nhau. Bao gồm các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và một số loại thuốc hạ sốt.
Tiến hành phẫu thuật loại bỏ áp xe amidan và cắt bỏ amidan: cắt lạnh, sử dụng dao điện đơn cực hoặc lưỡng cực, sử dụng sóng radio cao tần,…
Một số lưu ý khi bị áp xe Amidan
Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân bị áp xe Amidan cần phải chú ý một số vấn đề:
Tích cực điều trị áp xe Amidan khi các triệu chứng xuất hiện.
Bệnh nhân sau khi chữa khỏi viêm Amidan cần chú ý thăm khám định kỳ để tránh tình trạng áp xe Amidan xảy ra ở vị trí viêm trước đây. Tốt nhất nên tái khám tổng quát 3-6 tháng/ lần.
Người bệnh cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp để quá trình hồi phục áp xe Amidan có tiến triển tốt hơn. Thay nước đá bằng nước lọc ấm uống mỗi ngày, không ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng khiến dễ bị viêm amidan trở lại.
Các biện pháp vệ sinh họng, răng miệng và mũi cần thường xuyên và đảm bảo sạch sẽ để loại trừ các vi khuẩn xâm nhập. Dùng nước muối sinh lý súc miệng 2 lần/ngày và rửa mũi cách ngày để đường hô hấp luôn sạch khỏe.
Thường xuyên vận động để tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều loại bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nơi đông người.
Giữ ấm cổ họng và dùng máy tạo độ ẩm nếu sử dụng điều hòa.
Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là tay để tránh vi khuẩn xâm nhập theo đường ăn uống, hô hấp.
Biên soạn: An Tư
➥ Thông tin hữu ích dành cho bạn:
Trẻ Bị Viêm Amidan Có Mủ Có Nguy Hiểm Không?
Viêm amidan mủ ở trẻ em đã trở thành bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Căn bệnh này không chỉ xảy ra ở trẻ em mà còn xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy, khi có biểu hiện của bệnh viêm amidan có mủ ở trẻ em các bậc phụ huynh nên đưa con em mình tới các cơ sở y tế uy tín để được khám chữa và điều trị kịp thời. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới khách hàng thông tin về bệnh trẻ bị viêm amidan có mủ.
Viêm amidan có mủ ở trẻ em là gì?
Amidan là một bộ phận nằm khu vực bên trong của vòm miệng và được chia thành nhiều múi và hốc khác nhau. Vì vậy, trong quá trình ăn uống thức ăn thường bị dắt tại các hốc amidan gây nên hiện tượng viêm amidan nếu không được vệ sinh kịp thời sẽ dẫn đến bệnh viêm amidan có mủ ở trẻ.
Amidan có chức năng tự tạo hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn vi khuẩn phát sinh ở khu vực vòm họng xâm nhập vào đường hô hấp và thức ăn. Với cấu trúc nhiều ngăn và nhiều hốc vì vậy vi khuẩn dễ dàng xâm nhập lâu ngày sẽ tạo nên những mủ vón cục màu trắng dạng mủ gây viêm tại chỗ.
Tre bi viem amidan co mu là tình trạng viêm đã bị nặng hình thành nên các loại mủ trắng và tình trạng sẽ trở nên nặng hơn khi mủ trắng xuất hiện ngày càng nhiều trên thành amidan.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em
Bệnh viêm amidan thường xuyên xảy ra ở trẻ em đặc biệt là những đối tượng có sức đề kháng yếu. Đối với trẻ em và người già khi thời tiết thay đổi sẽ cơ thể không tự sản sinh các chất miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh sẽ gây nên bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em. Do đó, trong thời tiết giao mùa các bậc phụ nên chú ý lựa chọn áo quần phù hợp và sử dụng thuốc uống hỗ trợ đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ trong thời điểm giao mùa.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm amidan mủ ở trẻ em không chỉ do nguyên nhân vi khuẩn gây nên mà còn do quá trình vệ sinh tai mũi họng không đúng cách của các mẹ. Khi bé vui chơi, chân tay dính bẩn và không được vệ sinh sạch sẽ điều này đồng nghĩa với việc vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào cơ quan hô hấp của trẻ đặc biệt là họng.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào vùng họng amidan sẽ phải hoạt động liên tục để sản sinh ra các kháng thể tăng cường hệ miễn dịch để tiêu diệt vi khuẩn nên amidan có thể bị sưng tấy, viêm nhiễm đồng thời gây nên hiện tượng viêm amidan mủ ở trẻ em.
Do cấu tạo đặc trưng của amidan đó là một bộ phận nằm giữa những đường thở và hệ tiêu hóa vì vậy có nhiều ngăn và vách do đó thức ăn dễ dàng tích tụ và vi khuẩn sẽ lưu trú nhiều ở những cơ quan này.
Bởi vậy khi vi khuẩn tấn công sẽ dễ dàng hình thành các hốc mủ bã đậu vón cục vào khu vực hốc amidan. Cùng với hoạt động nhai và nuốt thức ăn vì vậy các khối mủ này sẽ dễ dàng bật ra ngoài gây nên mùi hôi khó chịu khi nói của người bị bệnh viêm amidan hốc mủ.
Triệu chứng của bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em
Khi trẻ nhà bạn bị viêm amidan hốc mủ sẽ có những triệu chứng cụ thể và rõ ràng trong đó có những triệu chứng sau mà các mẹ rất dễ để nhận biết như:
Bé có thể sốt cao và sốt đột ngột trong khi sốt nhiều bé có sức đề kháng yếu có thể gây nên biểu hiện co giật. Thông thường những bé có biểu hiện trẻ bị viêm amidan có mủ thì hơi thở thường có mùi hôi khó chịu.
Các bé thường xuyên có những triệu chứng đau rát ở vùng họng, nuốt khó, cảm giác khó chịu, suy dinh dưỡng và thường xuyên bị nôn trớ khi ăn. Bên cạnh đó còn kèm theo triệu chứng há miệng khi ngủ hơi thở khò khè, giọng nói thay đổi.
Bên cạnh đó nhiều bạn nhỏ còn kèm theo triệu chứng nổi hạch ở dưới cổ và hạch ở khu vực hàm. Trong quá trình đi khám có thể có biểu hiện một lớp mảng trắng bám ở vùng amidan.
Vì vậy khi bé có biểu hiện của viêm amidan có mủ các mẹ nên đưa con em mình tới các cơ sở y tế uy tín để được khám chữa và điều trị kịp thời.
Trẻ bị viêm amidan có mủ nên uống thuốc gì?
Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm amidan ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đối với những đối tượng bệnh nhân là trẻ em cần phải có biện pháp điều trị phù hợp tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé sau này.
Trẻ có dấu hiệu bị viêm amidan có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm toàn thân để giúp người bệnh nhanh khỏi hơn. Một số loại thuốc có thể kể đến như: Iiba-mentin 250mg, Acid cluvulanic 31, 25g, Amoxicilin 250mg dạng gói , Amoxicilin 500mg dạng viên, Erythromycin 500mg, Roxithromycin 150mg.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thêm phương pháp chữa viêm amidan bằng thuốc Đông y và các loại thuốc kháng viêm có thể kể đến như: alphachymotrypcin 4,2mg hay prednisolon 5mg.
Viêm Amidan Cấp Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
Việc trẻ em bị amidan quá to sẽ khó thu nhỏ lại được và sẽ gây nên các vấn đề nguy hiểm như tắc đường thở, gây hẹp đường thở gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng việc cung cấp oxy cho não và khiến trẻ kém phát triển về trí tuệ và tinh thần. Do đó mà ba mẹ cần tìm hiểu kỹ về để có thể biết được các phương pháp điều trị và phòng chống bệnh tốt nhất, bảo vệ sức khỏe con trẻ.
Viêm amidan ở trẻ em là gì?
Viêm amidan xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến hơn hết vẫn là ở trẻ nhỏ. Amidan bao gồm các hạch bạch huyết nằm ở phía sau họng, nó có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
Việc tạo ra các kháng thể chống lại sự viêm nhiễm khiến amidan đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên chính vì thế mà khu vực này rất dễ bị nhiễm trùng từ các tác nhân bên ngoài vào. Khi bị nhiễm khuẩn hoặc bị virus xâm tấn công, amidan sẽ bị sưng to lên và viêm, tình trạng này được gọi là viêm amidan.
Viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm sung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra
Bệnh viêm amidan cấp ở trẻ có thể lan truyền từ người này sang người khác bằng các cách tiếp xúc qua miệng, cổ họng hoặc nước bọt của chính các bé. Trẻ nhỏ bị viêm amidan cấp có thể bị đau họng, sốt, bị sưng ở cổ và có cảm giác khó nuốt.
Nguyên nhân gây ra viêm amidan cấp tính ở trẻ em
Trẻ em thường bị viêm amidan cấp tính là do 2 nhóm nguyên nhân chính đó là virus và thời tiết, chúng chiếm đến 80%, 20% còn lại là do vi khuẩn mà trong đó, nhóm vi khuẩn hay gặp nhất là liên cầu và phế cầu… hoặc cũng có thể do viêm amidan cấp ở người lớn lây lan qua trẻ em…
Viêm amidan do virus thì thường làm cho niêm mạc họng bị đỏ, 2 amidan sưng to, bề mặt phủ một lớp chất nhầy, không có mủ, viêm đỏ ở sau họng.
Viêm amidan do vi khuẩn thì niêm mạc đỏ rực, 2 amidan sưng to, đây là tình trạng viêm amidan cấp mủ ở trẻ em nhưng không chảy máu. Đôi khi kèm theo là ngạt mũi và khàn tiếng do viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Viêm amidan cấp do liên cầu bêta tan huyết nhóm A thì gây ra sốt cao, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, hạch góc hàm sưng to.
Triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em
Trẻ bị viêm amidan cấp thường có một số triệu chứng điển hình như sau:
Bé bị sốt toàn thân: Đây là triệu chứng viêm amidan cấp tính, làm bé sốt cao từ 39 đến 40 độ, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Amidan phù nề: Tình trạng này là lúc amidan sưng tấy trong vòm họng, gây đau đớn, khiến bé khó thở, hơi thở gấp gáp, khò khè…
Họng nóng rát, đau khi nuốt: Khi bị viêm nhiễm thì vòm họng thường rất đau kèm rát buốt, nhất là khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt..
Mũi, họng xuất hiện dịch: Tại đây dịch có thể đặc hoặc loãng, có màu trắng, vàng tùy tình trạng bệnh.
Bé ho khan, có đờm: Ngoài ra thì bệnh còn ảnh hưởng khiến bé ho nhiều hơn, ho khan hoặc ho kèm đờm, nhất là khi bệnh biến chuyển thành viêm amidan hốc mủ.
Điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em và cách phòng ngừa
Đối với những trẻ bị viêm amidan do virus sẽ không dùng kháng sinh điều trị mà bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn về việc chăm sóc trẻ ăn uống, nâng cao thể trạng, có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu sốt cao, đau nhiều. Ngoài ra trẻ nên được vệ sinh dùng nước súc họng để tránh bội nhiễm vi khuẩn do amidan sau khi sốt virus.
Nếu bị bị viêm amidan do vi khuẩn thì cần phải dùng kháng sinh, giảm viêm và cộng với nước súc họng, hoặc thuốc hạ sốt, giảm đau vài hôm. Thường thì trẻ dùng thuốc 5 đến 7 hôm là sẽ khỏi vì các vấn đề của amidan đã được giải quyết.
Trường hợp trẻ không được điều trị dứt hoặc để lâu sẽ dẫn đến tình trạng viêm amidan, áp xe xung quanh amidan, viêm tấy quanh amidan. Những trường hợp nặng như vậy thì trẻ cần dùng đường tiêm truyền để điều trị.
Khi nào nên cắt viêm amidan cấp ở trẻ? Đó là khi trẻ bị 5-7 lần/năm có viêm mủ, amidan cấp mủ, viêm sốt cao điển hình thì cần cân nhắc cắt amidan. Việc phẫu thuật cắt bỏ sẽ giúp cho trẻ khỏi tình trạng bị viêm họng lại bởi amidan khi cắt hết sẽ không tái phát.
Nếu cha mẹ không phẫu thuật cho trẻ, để cho tình trạng amidan sưng to quá sẽ không thể thu nhỏ lại được nữa, gây bít đường thở thì tình trạng sẽ càng nguy hiểm hơn.
Hơn hết, ba mẹ cần đưa khi thấy viêm amidan cấp ở trẻ em xuất hiện đến bác sĩ thăm khám để đảm bảo an toàn và tuân theo quy trình điều trị tốt nhất. Bệnh viện An Việt với các bác sĩ chuyên khoa, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sẽ là nơi mà ba mẹ yên tâm khi đưa con tới khám. Cùng với trang thiết bị hiện đại, thủ tục làm việc nhanh chóng, An Việt luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh. Liên hệ bệnh viện An Việt qua Hotline 1900 2838 để được hỗ trợ chi tiết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Amidan Quá Phát Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!