Bạn đang xem bài viết Vi Khuẩn Ăn Thịt Người Whitmore Là Gì? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tưởng là căn bệnh đã bị lãng quên nhưng thời gian gần đây, nó lại tiếp tục bùng phát mạnh và tỷ lệ tử vong đã tăng lên 60%.
Bệnh Whitmore là gì?
Whitmore (hay còn gọi là Melioidosis) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Whitmore là loại vi khuẩn như thế nào?
PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, whitmore do vi khuẩn gram âm B. pseudomallei (hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) gây ra. Khi vào tới cơ thể, loại vi khuẩn này sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc và tử vong. Những bệnh nhân vốn có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính… thường có nguy cơ bị tổn thương cơ quan nội tạng cũng có nguy cơ tử vong cao hơn.
Vi khuẩn Whitmore thường sống trong bùn đất và nước.
Whitmore không phải là bệnh mới hay hiếm gặp mà nó đã bị “lãng quên” trong cộng đồng. Bệnh được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1936. Vi khuẩn này thường sống trong bùn đất và nước, đường lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương bị tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Ngoài ra, căn bệnh này hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống của bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện.
Việt Nam nằm trong vùng bệnh Whitmore của thế giới
Whitmore là bệnh vùng, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và phía Bắc Australia. Đặc biệt, vùng Đông Bắc Thái Lan (gần với miền Trung Việt Nam) được coi là tâm điểm của dịch bệnh. Trên thế giới, hầu hết các trường hợp mắc bệnh Whitmore đã được báo cáo là ở Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam và miền bắc Australia. Tỉ lệ mắc bệnh Whitmore ở Singapore được báo cáo là 13 người/1 triệu dân.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh Whitmore?
Mặc dù bệnh Whitmore có thể tấn công người hoàn toàn khỏe mạnh, tuy nhiên đối tượng dễ mắc căn bệnh này được các chuyên gia liệt kê như sau:
Người có hệ thống miễn dịch suy yếu Người mắc các bệnh mãn tính như ung thư, phổi, bệnh gan, tiểu đường, bệnh thận và cả HIV.
Đâu là những con đường lây nhiễm của vi khuẩn ăn thịt người whitmore?
Do lây nhiễm qua đường ăn uống (thức ăn bị nhiễm khuẩn). Do tiếp xúc trực tiếp với các vết trầy xước da, với đất hoặc nước đã bị nhiễm khuẩn (thời điểm mùa mưa bão). Do hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn. Do vi khuẩn truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú. Do tiếp xúc vết trầy xước da với động vật chết bị nhiễm bệnh whitmore như chó, mèo, bò, dê…
Một vài dấu hiệu điển hình cảnh báo vi khuẩn whitmore đang xâm chiếm cơ thể:
Nếu Whitmore gây nhiễm trùng máu, có thể có các dấu hiệu như sốt cao, đau đầu, khó thở, đau khớp và đau bụng. Nếu Whitmore gây nhiễm trùng lan rộng thì dấu hiệu đặc trưng sẽ là sốt, đau ngực, đau bụng, đau đầu, co giật và đau cơ khớp. Nếu Whitmore gây nhiễm trùng phổi thì các triệu chứng bao gồm ho và đau ngực, ngoài ra có khi bạn bị sốt, chán ăn và đau đầu. Nếu Whitmore gây nhiễm trùng cục bộ ở một bộ phận của cơ thể thì dấu hiệu thường gặp bao gồm sưng, đau và sốt. Sau đó, vết thương sẽ bị loét hoặc áp xe ngày càng nghiêm trọng. Mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn cần nhanh chóng tới khám ở những bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau đó. Đặc biệt, những bệnh nhân đã từng nhiễm vi khuẩn whitmore nên thường xuyên đi tái khám vì bệnh có khả năng tái phát cao, cần có sự kiên trì trong quá trình điều trị.
Whitmore ủ bệnh trong bao lâu?
Thời gian ủ bệnh kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn đến khi xuất hiện triệu chứng thường là từ 1 – 21 ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người mắc bệnh không hề có triệu chứng cho đến khi phát bệnh rõ rệt.
Bệnh Whitmore có lây từ người sang người không?
Đến thời điểm hiện tại, y học chưa ghi nhận được trường hợp nào lây nhiễm bệnh Whitmore từ người sang người. Theo các chuyên gia thì đây không phải là bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, côn trùng cũng không là tác nhân truyền bệnh. Do đó, yếu tố nguy cơ gây bệnh duy nhất là bản thân bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lẫn trong đất hoặc nước bẩn.
Vậy phải làm gì để phòng ngừa vi khuẩn whitmore tấn công?
Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là bàn tay, bàn chân luôn phải sạch.
Vi khuẩn Whitmore có sẵn trong đất. Thêm vào đó, khi gió cuốn bụi lên thì con người dễ hít phải vi khuẩn Whitmore và chúng nằm sẵn trong phổi chờ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu sẽ phát triển lên
PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo rằng, những năm gần đây, số ca mắc bệnh whitmore được báo cáo không ngừng tăng, cao điểm thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 7 – tháng 11. Vì vậy, những người làm việc tiếp xúc với môi trường đất, nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore nên muốn phòng bệnh, bạn cần lưu ý các điều sau:
Khi làm việc trong môi trường có tiếp xúc với đất hoặc nước, bạn nhớ mang ủng và găng tay bảo vệ. Tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm nếu bạn đang có vết thương hở hoặc bệnh tiểu đường, thận mãn tính. Nhớ mang khẩu trang khi tiếp xúc với khu vực có không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến thức ăn, đặc biệt đừng quên khử trùng dao sau khi cắt thịt cá sống. Nếu bạn có thói quen uống các sản phẩm sữa tươi, hãy chắc chắn rằng chúng đã được tiệt trùng.
Nếu cơ thể có vết thương hở, nhớ lưu ý băng bó, che chắn cẩn thận để hạn chế nguy cơ vết thương tiếp xúc với vi khuẩn.
Bệnh Whitmore (Vi Khuẩn Ăn Thịt Người) Tăng Nhanh Sau Lũ Lụt Và Những Điều Cần Lưu Ý
THÔNG TIN BỆNH WHITMORE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Ghi nhận tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai, nếu như trước đây, 5-10 năm mới có 20 ca mắc bệnh Whitmore, thì từ đầu năm 2019 tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Ở Miền Trung từ đầu tháng 10 đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế ghi nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, hay còn gọi là bệnh ” vi khuẩn ăn thịt người “. Khoảng 50% bệnh nhân là người ở Thừa Thiên Huế, còn lại đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị… Nhiều bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa phủ tạng khiến việc điều trị khó khăn, kết quả không khả quan.
Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore là gì?
Bệnh Whitmore (còn gọi là Melioidosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh do bác sĩ Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, từ đó lấy tên bệnh Whitmore.
Vi khuẩn này sống trong môi trường tự nhiên, trên bề mặt nước và trong đất đặc biệt là bùn đất. Con đường lây nhiễm chính của bệnh là thông qua việc tiếp xúc của vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra có thể lây nhiễm do hít phải bụi bẩn hoặc giọt nước bị ô nhiễm, uống nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm.
Đây là bệnh ít gặp, khó lây truyền từ người sang người, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mạn tính.
Tại sao bệnh Whitmore gia tăng đột biết trong thời gian qua?
Việc sống chung với lũ lụt, sống chung với bùn đất ô nhiễm sau lũ là yếu tố nguy cơ. Mưa lũ cũng dễ gây nên tổn thương da và gia tăng tiếp xúc với bùn đất nhiễm bệnh, uống nước nhiễm bệnh.
Đồng thời chế độ ăn, chất lượng sống giảm do bão lũ làm suy giảm sức đề kháng, tăng stress…
Kết hợp những yếu tố này làm khả năng mắc bệnh Whitmore tăng lên đáng kể trong thời gian qua.
Tại sao lại gọi là vi khuẩn ăn thịt người?
Vi khuẩn gây bệnh này gọi là “vi khuẩn ăn thịt người” do sau khi xâm nhập cơ thể nó gây viêm và làm hoại tử các mô, ở da gây viêm loét, ở phổi gây viêm phổi, xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Biểu hiện bên ngoài như đang bị ăn mòn dần nên được gọi với một cái tên rất kinh dị như vậy.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh Whitmore rất đa dạng
Ở trẻ em, khoảng 35% trẻ mắc bệnh có biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai, 65% ở các thể khác như sốt cao, viêm phổi, áp xe ở lách và thận, cũng có thể biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm khuẩn trên da, đặc biệt ở vùng đầu, mặt và cổ. Diễn biến nặng có thể gây sốc nhiễm khuẩn huyết dẫn đến tử vong.
Ở người lớn, đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi kèm nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp còn có biểu hiện viêm cơ, viêm khớp hoặc viêm màng não.
Đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, đang mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, suy thận, bệnh gan, bệnh phổi… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và diễn biến bệnh phức tạp, nặng nề hơn, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kháng sinh phù hợp.
Trong đó những trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết sẽ diễn tiến bệnh nặng hơn, tiên lượng xấu hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.
Theo chúng tôi Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Whitmore được coi là “kẻ mạo danh” vì bệnh không có những biểu hiện lâm sàng rõ ràng và thường bị chẩn đoán lâm sàng nhầm sang các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…
Bệnh Whitmore nguy hiểm như thế nào?
Thời gian ủ bệnh hay thời gian khi tiếp xúc với vi khuẩn và sự xuất hiện của các triệu chứng thường từ 1 – 21 ngày. Có bằng chứng cho thấy tình trạng này có thể tồn tại rất lâu mà không gây ra triệu chứng nào.
Người mắc bệnh Whitmore có tỷ lệ tử vong cao lên đến 40-60%. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bệnh có thể tiến triển rất nhanh với đặc điểm là kháng thuốc kháng sinh. Điều này khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn.
Nếu không được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị đúng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong hoặc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng.
Trước đây việc chẩn đoán bệnh Whitmore thường sai và chậm do bệnh này hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây do báo đài liên tục lên tiếng với câu từ ấn tượng “vi khuẩn ăn thịt người” nên bệnh này đã được chú ý nhiều hơn và nhờ đó được chẩn đoán sớm hơn.
Với thời gian gây tử vong ngắn, tỷ lệ tử vong cao, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài, vi khuẩn đề kháng kháng sinh và diễn tiến bệnh phức tạp như vậy, có thể hiểu được tại sao bệnh Whitmore rất nguy hiểm.
Chẩn đoán bệnh Whitmore
Để chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.
Xét nghiệm máu rất hữu ích để phát hiện sớm các trường hợp cấp tính của melioidosis, nhưng khi kết quả âm tính thì vẫn chưa thể hoàn toàn loại trừ.
Các xét nghiệm thường dùng là: xét nghiệm kết dính hồng cầu gián tiếp (indirect hemagglutination=IHA), xét nghiệm cố định bổ thể (complement fixation=CF) và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase chain reaction=PCR)
Khi đã được xác định nhiễm bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore, tùy vào vị trí, biểu hiện, giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị khác nhau. Thuốc chính là các thuốc kháng sinh trong đó loại thuốc và phối hợp thuốc tùy thuộc vào thể bệnh, vị trí bệnh, mức độ bệnh…
Phác đồ điều trị thường kéo dài tối thiểu từ 10-14 ngày, nhưng có thể tiếp tục duy trì đến 4 đến 6 tuần đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng. Sau đó, người bệnh vẫn tiếp tục dùng kháng sinh từ 3 đến 6 tháng.
Một số bệnh nhân có thể cần được chăm sóc đặc biệt, bao gồm hỗ trợ máy thở, phụ thuộc vào mức độ nhiễm bệnh khẩn cấp, sốt cao, co giật…
Ở các bệnh nhân có biểu hiện của melioidosis phổi và nếu cấy vi khuẩn vẫn còn dương tính sau sáu tháng, cần xem xét đến việc phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi để loại bỏ các áp-xe phổi.
Nguy cơ tái phát thường không xảy ra nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Những ai dễ mắc bệnh Whitmore?
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei là vi khuẩn sống trong đất, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có có vi khuẩn.
Lây nhiễm qua con đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa cũng đã được đề xuất. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra những bằng chứng nhiễm bệnh khi ăn các thức ăn có vi khuẩn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào về lây bệnh giữa người với người hoặc từ động vật sang người qua con đường không khí.
Bệnh Whitmore gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Bệnh Whitmore dễ bị mắc ở những người có các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch….
Theo báo cáo từ các vùng có bệnh trên thế giới, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh chiếm 5-15% tổng số ca Whitmore.
Hiện nay tại các tỉnh Miền Trung đang khắc phục hậu quả bão lụt với công tác dọn dẹp đất đá, vệ sinh bùn lầy, tiếp xúc thường xuyên với đất, nước ô nhiễm nên nguy cơ nhiễm bệnh gia tăng rất nhiều.
Làm sao để phòng bệnh Whitmore
Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.
Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời.
Lưu ý rằng hiện nay Whitmore chưa có vắcxin phòng bệnh.
Thông tin về bệnh Whitmore của Bệnh viện Bạch Mai (bachmai.gov.vn/)
Thông tin về bệnh Whitmore của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (benhvien108.vn)
Thông tin về bệnh Whitmore của Bệnh viện đa khoa Medlatec (medlatec.vn)
Thông tin về bệnh Whitmore của Bệnh viện Trung ương Huế (bvtwhue.com.vn)
Thông tin về bệnh Whitmore của Bệnh viện Vinmec (vinmec.com)
Khuyến cáo phòng bệnh Whitmore của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế (vncdc.gov.vn)
Trang web đang upload liên tục các video bài giảng và tài liệu chẩn đoán hình ảnh. Để nhận được thông báo về các bài viết mới nhất, vui lòng đăng ký tại Form nhận bản tin và theo dõi tại kênh Youtube
Vi Khuẩn Ecoli Là Gì? Nhiễm Khuẩn Ecoli Là Gì?
1. Vi khuẩn Ecoli là gì? Nhiễm khuẩn Ecoli là gì?
b. Nhiễm khuẩn Ecoli là gì?
Chủng khuẩn Ecoli thường không gây hại nhưng một số trường hợp nhất định vẫn có thể gây ngộ độc thức ăn, đặc biệt là chủng E. coli O157: H7 dễ khiến người mắc bị tiêu chảy, sốt, đau bụng dữ dội…Đây chính là biểu hiện thường thấy của người nhiễm khuẩn Ecoli.
Nhiễm khuẩn Ecoli có thể tự điều trị tại nhà mà không cần tới các cơ sở y tế để khám chữa.
2. Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Ecoli
+ Ăn những thức ăn bị ô nhiễm hay chưa được sơ chế chín, ăn đồ sống hay các gia cầm đang nhiễm bệnh dịch
+ Dùng các loại chén đĩa hay dụng cụ làm bếp chưa hợp vệ sinh, không được rửa sạch sẽ
+ Ăn phải sữa chua chưa qua khâu tiệt trùng
+ Sử dụng phải nguồn nước bị ô nhiễm nặng
+ Bị lây từ người khác do vi khuẩn lây qua con đường dùng chung dụng cụ ăn, tiếp xúc với cơ thể người khác
+ Người thường xuyên làm công việc chăm sóc hay mổ xẻ thịt động vật
3. Triệu chứng của nhiễm vi khuẩn Ecoli
Khi không may nhiễm vi khuẩn Ecoli, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng như:
Bệnh nhân dễ có những biểu hiện sau đây:
+ Có tiêu chảy đột ngột cùng việc máu lẫn trong phân
+ Bụng đau âm ỉ, quặn lên thành cơn
+ Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn
+ Người mệt mỏi
+ Bị sốt
+ Nhanh giảm lượng nước tiểu
+ Màu sắc da nhợt nhạt
+ Có những vết bầm như xuất huyết dưới da dù không va chạm
+ Mất nước, cơ thể háo nước
4. Đối tượng nào dễ nhiễm khuẩn nhất?
Đối tượng dễ nhiễm chủng khuẩn Ecoli có rất nhiều, ai cũng ẩn chứa nguy cơ mắc. Song, chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng người già, trẻ nhỏ. Những người bị suy giảm miễn dịch (ung thư, suy gan, AIDS…), người có hàm lượng axit dạ dày thấp
5. Cách điều trị khi nhiễm vi khuẩn Ecoli
– Sử dụng thuốc: Hãy uống các thuốc chống tiêu chảy kết hợp với truyền nước để đảm bảo cơ thể tiếp nhận đầy đủ nước nhận
– Chế độ nghỉ ngơi: Hãy nghỉ ngơi nhiều, hoạt động vừa phải, ngủ đúng giờ, không được thức quá khuya
– Chế độ ăn uống:
+ Không ăn những thực phẩm còn chưa chín
+ Phải uống nước đã đun sôi
+ Rửa kỹ các loại trái cây, thực phẩm trước khi ăn
+ Vệ sinh cá nhân, tay chân sạch sẽ
+ Uống sữa đã được tiệt trùng
Người Bị Bệnh Gout Ăn Được Thịt Gì?
Dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng có thể dẫn đến Gout. Nhiều bệnh nhân thắc mắc người bệnh Gout có ăn được thịt gà, thịt dê không? Khi bị bệnh Gout thì có thể ăn thịt gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hỗ trợ quá trình điều trị?
Bệnh gút có ăn được thịt gà, thịt dê không?
Bệnh Gout là một trong những bệnh xương khớp gây ra một loạt các cơn đau tại các khớp do quá trình tích tụ muối Urat trong khớp. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày, đặc biệt là chế độ tiêu thụ Purine trong thực phẩm có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tích lũy Acid Uric và muối Urat.
Theo nhiều nghiên cứu, với người bị Gout, lượng Purine an toàn mỗi ngày đạt ngưỡng 710 mg (microgram). Từ đó các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ Purine trong thực phẩm để đưa ra một mức tiêu thụ thực phẩm an toàn nhằm xây dựng thực đơn cho người bệnh Gout. Những nhóm thực phẩm có lượng Purine cao sẽ được xếp vào nhóm thực phẩm không an toàn và cần phải kiêng cữ.
Đối với các món ăn như thịt gà, thịt dê vốn là thực phẩm được tiêu thụ nhiều ở nước ta, nhất là ở nam giới, lượng dinh dưỡng, protein và Purine chi tiết như sau:
1. Protein và Purine trong thịt gà
Thịt gà chứa rất nhiều dưỡng chất, bao gồm calories, protein, các chất béo, sodium, sắt, một số vitamin như vitamin B1, B2, B3 (niacin) giúp chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. Đây là một trong những loại thịt được sử dụng rất phổ biến. So với một số loại thịt khác, thịt đỏ như thịt gà thường có lượng Purine thấp và lượng phốtpho cao. Hai chỉ số này rất quan trọng đối với người mắc bệnh Gout. Cụ thể như sau:
Lượng phốtpho trung bình trong thịt gà dao động khoảng 0,56 mg (miligram) trên 100 gram thịt gà.
Lượng Purine trong thịt gà chiếm khoảng 175 mili gram trên 100 gram thịt gà. Thịt gà được xếp vào nhóm nhóm thực phẩm chứa Purine ở mức trung bình.
Trong đó, phốtpho được xem là thành phần khoáng chất có lợi cho người mắc bệnh Gout vì giúp chắc khỏe xương khớp cũng như hỗ trợ đào thải Acid Uric ở bệnh nhân Gout. Lượng Purine trong thịt gà cũng không quá cao vì là nhóm thịt trắng nên người bệnh Gout có thể sử dụng để bổ sung Protein cho cơ thể, thay thế cho các loại thịt đỏ vốn chứa Protein và Purine cao.
Bên cạnh thịt gà, nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc về các loại thịt gia cầm khác như: “bệnh Gout có ăn được thịt ngan không”. Câu trả lời là có, các loại thịt gia cầm khác tương tự như thịt gà và đều là thịt trắng, nhóm thịt này có mức chênh lệch Purine không đáng kể nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng với một lượng hợp lý.
Tuy nhiên, khi sử dụng thịt gà với người bệnh Gout cũng cần tính toán hợp lý để mức Purine trong cơ thể được giữ ổn định, không tăng cao, dẫn đến dư thừa Acid Uric. Ngoài ra khi sử dụng thịt gà cho người bị Gout cũng cần chú ý bỏ da, chỉ sử dụng phần thịt, các bộ phận nội tạng của gia cầm như tim, gan,… thường có lượng Purine cao hơn trong thịt nên bệnh nhân Gout cũng cần kiêng những bộ phận này.
2. Protein và Purine trong thịt dê
Khác với thịt gà, thịt dê thuộc nhóm thịt đỏ, giàu protein và purine (dao động khoảng 400 mg purine trên 100 gram thịt). Đặc biệt, các phần nội tạng của dê như tim, gan, phổi, pín,… đều là những bộ phận có lượng Purine cao (trên 400 purine mỗi 100 gram thịt). Do đó, đối với các loại thịt đỏ như thịt dê, người bệnh được khuyên không nên ăn cũng như cần chú ý tránh sử dụng nội tạng của những động vật này nếu như đang bị Gout.
Bệnh gout ăn được thịt gì?
Đối với bệnh nhân mắc bệnh Gout, các chuyên gia khuyên nên lựa chọn các loại thịt trắng, thịt chứa Purine mức trung bình. Các loại thịt có thể sử dụng được cho người mắc bệnh Gout gồm có:
Thịt có nguồn gốc gia cầm như thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng, thịt gà,…
Các loại cá, nhất là cá nước ngọt: cá chép, cá trê,…
Một số loại cá biển (trừ các loại cá có purine cao như cá trích).
Thịt lợn dùng với lượng ít.
Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh Gout, khi sử dụng thịt cũng cần chú ý tránh dùng quá nhiều, chỉ nên dùng từ 2 – 3 bữa thịt lợn mỗi tuần với lượng ít, với các loại thịt khác không nên dùng quá thường xuyên. Đồng thời trong bữa ăn cần chú ý bổ sung các loại rau để đảm bảo dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm từ thịt có tác động nhất định đến sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh Gout. Do đó trong điều trị bệnh Gout cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày với những loại thực phẩm phù hợp, kết hợp với việc luyện tập thể dục thường xuyên. Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ điều trị.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vi Khuẩn Ăn Thịt Người Whitmore Là Gì? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!