Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Sàng Lọc Trong Phòng Chống Bệnh Nghề Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Tình trạng bệnh có nghiêm trọng không?
2. Bệnh có thể chữa được hay không?
3. Bệnh có thời gian ủ bệnh hay giai đoạn không triệu chứng có thể phát hiện được hay không?
4. Bệnh có phổ biến hay không?
5. Xét nghiệm sàng lọc có thể chấp nhận được, an toàn, nhạy, đặc hiệu, thực hiện dễ và có thể đáp ứng được hay không?
Sàng lọc có thể được thực hiện thông qua khám tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ. Mục đích của việc khám sức khoẻ là nhằm sàng lọc các tình trạng bệnh tật có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ khi làm việc. Do vậy quá trình này có thể được thực hiện trong nhiều công việc. Ở hầu hết các trường hợp, không có bằng chứng y khoa nào cho thấy. Tuy nhiên đối với một số nghề nhất định, sức khỏe có thể ảnh hưởng đến nghề nghiệp. Ví dụ là nghề phi công đòi hỏi phải có thể lực đặc biệt tốt. Bất kỳ sai sót nào của phi công đều ảnh hưởng quan trọng đến sự an toàn trong ngành hàng không. Do đó việc lựa chọn và xem xét tình trạng sức khỏe của một phi công là một quá trình liên tục và chặt chẽ.
Công việc cũng có thể tác động đến sức khỏe. Một ví dụ là làm việc trong môi trường có tiếp xúc với các yếu tố có thể gây hen như isocyanate. Trong những trường hợp như thế này, khám sức khỏe trước khi tuyển dụng phải bao gồm cả trách nhiệm cảnh báo trước với người lao động về các nguy cơ này. Kiểm tra định kỳ chức năng phổi có thể được yêu cầu nhằm tăng cường việc phát hiện sớm và quản lý hen nghề nghiệp đối với các trường hợp này.
Sàng lọc cũng có thể được sử dụng trong trường hợp người lao động quay trở lại làm việc sau một đợt nghỉ ốm kéo dài. Y học hiện đại có thể giúp phục hồi chức năng bệnh nhân thành công. Tuy vậy, trong một số trường hợp, tình trạng sức khỏe có thể thay đổi và việc đánh giá có thể được thực hiện. Ví dụ trong trường hợp của một lính cứu hỏa bình phục sau bệnh mạch vành. Anh ta phải được thực hiện việc khám kiểm tra trước khi có thể quay trở lại với nhiệm vụ cứu hỏa bình thường.
Như vậy sàng lọc có vai trò rất quan trọng trong công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Việc tăng cường chất lượng của khám tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp sẽ góp phần nâng cao sức khỏe của người lao động và hỗ trợ cho việc điều trị sớm và có hiệu quả đối với người bệnh.
(Tài liệu Dự án bảo vệ sức khỏe người lao động)
Phòng, Chống Bệnh Nghề Nghiệp Cho Người Lao Động
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều ngành công nghiệp nặng như khai thác than, đá, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp đóng tàu, sản xuất điện… Đây đều là những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động (NLĐ).
Anh Trần Huy Giang được các bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khám bệnh nghề nghiệp sạm da, từ đó có căn cứ để sắp xếp vị trí việc làm tại Xí nghiệp Xăng dầu K131, Công ty Xăng dầu B12.
Quảng Ninh hiện có 16.175 doanh nghiệp, trong đó có 229 doanh nghiệp lớn, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với trên 400.000 NLĐ. Theo quy định của Nhà nước, NLĐ được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần, riêng NLĐ nặng nhọc, môi trường làm việc có nhiều yếu tố độc hại được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Từ năm 2014-2017, số lượng NLĐ trong các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được khám sức khỏe định kỳ đều tăng lên, với gần 500.000 lượt người được khám sức khỏe.
Công nhân sản xuất tại Nhà máy Sản xuất gạch không nung thuộc Công ty CP Thanh Tuyền Group (TX Đông Triều).
Tại Quảng Ninh, những năm gần đây, các doanh nghiệp trong tỉnh đã có ý thức hơn trong việc kiểm tra môi trường lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ, tuy nhiên, số doanh nghiệp chủ động, thực hiện tốt công tác này chưa nhiều. Hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mới tổ chức phát hiện sớm 6 bệnh nghề nghiệp chủ yếu sau: Bụi phổi Silic, điếc, rung chuyển, lao, sạm da, nhiễm độc bezen. Từ năm 2015-2017, toàn tỉnh đã có trên 32.000 lượt NLĐ được khám 6 bệnh nghề nghiệp trên, trong đó phát hiện 1.542 người mắc bệnh nghề nghiệp. Trong các bệnh nghề nghiệp thì bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp có tỷ lệ mắc cao nhất, chiếm trên 90%.
Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh nghề nghiệp, nhưng chủ yếu được phân làm 2 nguyên nhân chính. Về khách quan bao gồm các yếu tố trong quá trình sản xuất như vật lý, hoá học, sinh học tác động trực tiếp đến NLĐ; do trong tổ chức lao động còn nhiều bất cập như người lao động làm việc quá lâu, không được nghỉ ngơi hợp lý, chế độ và cường độ lao động căng thẳng quá mức trong lao động cũng dẫn đến bệnh nghề nghiệp; cuối cùng điều kiện vệ sinh và an toàn xung quanh NLĐ. Bên cạnh đó, bản thân NLĐ trong quá trình sản xuất còn chủ quan, thờ ơ trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Phía đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động thiếu quan tâm, lỏng lẻo trong chăm sóc sức khoẻ NLĐ, chưa thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hộ lao động.
Dù không gây tổn hại trước mắt hoặc biểu hiện nhiều ra bên ngoài nhưng bệnh để lại hậu quả nghiêm trọng “tàn phá” sức khoẻ, thể chất, tinh thần NLĐ.
Để công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ tại các đơn vị, doanh nghiệp thực sự hiệu quả, trước hết cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể chuyên môn. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Bộ luật Lao động, hướng dẫn người sử dụng lao động và NLĐ nâng cao nhận thức, tự giác thực hiện các quy định về ATVSLĐ-PCCN. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn, có hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những đơn vị vi phạm.
Bác sĩ Hoàng Nam Dương cho biết thêm: Bệnh nghề nghiệp rất dễ bắt gặp ở bất cứ ngành nghề nào, chúng ta có thể phòng tránh, hạn chế bệnh bằng nhiều cách. Nhất là các đơn vị, doanh nghiệp có nhiều NLĐ có nguy cơ cao mắc bệnh nghề nghiệp, hằng năm cần tổ chức tập huấn về an toàn vệ sinh lao động; cách chăm sóc sức khỏe, sử dụng bảo hộ lao động phòng bệnh nghề nghiệp cho NLĐ, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động, ứng dụng các giải pháp an toàn nhằm cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt là chủ động phối hợp với cơ sở y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để có chế độ điều trị kịp thời cho NLĐ. Đây không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lương tâm của mỗi chủ doanh nghiệp đối với NLĐ.
Riêng cá nhân NLĐ có thể chủ động bảo vệ sức khoẻ, phòng, chống bệnh nghề nghiệp bằng cách bảo hộ đầy đủ, nghiêm ngặt khi lao động; chủ động khám sức khoẻ định kỳ. Khi có biểu hiện nhiễm bệnh nên đến cơ sở y tế khám, tránh tự chữa trị tại nhà vì sẽ gây tác dụng phụ về sau.
Nguyễn Hoa
Các Loại Bệnh Nghề Nghiệp Phổ Biến, Cách Phòng Chống
TS.BS Huỳnh Tấn Tiến – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường chúng tôi khuyến cáo người lao động (NLĐ) cần cẩn trọng để hạn chế bệnh nghề nghiệp (BNN).
Theo chúng tôi Huỳnh Tấn Tiến, BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có của nghề nghiệp tác động tới NLĐ. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính, một số BNN không thể chữa khỏi và để lại di chứng. Tuy nhiên, BNN có thể phòng tránh được và hiện có một số bệnh mà NLĐ cần cẩn trọng trong khi làm việc, điển hình là bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh bụi phổi…
Bệnh điếc nghề nghiệp
NLĐ làm việc trong các xưởng cơ khí, xưởng gỗ… nếu không được trang bị bảo hộ lao động như đeo nút chống ồn, chụp tai thường mắc bệnh điếc nghề nghiệp. Theo kết quả khám 14 BNN của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường chúng tôi hiện NLĐ mắc bệnh điếc nghề nghiệp khá cao.
Cụ thể, khoa khám BNN của Trung tâm đã khám cho 2.843 NLĐ, trong đó có 9 người mắc bệnh điếc nghề nghiệp và có đến 296 người phải theo dõi về tình trạng bệnh điếc. Trong khi đó, đối với bệnh viêm phế quản mãn tính chỉ có 2/734 người mắc bệnh và bệnh nhiễm độc chì cũng chỉ có 2/281 người mắc bệnh.
Khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân
Theo chúng tôi Huỳnh Tấn Tiến, những NLĐ làm việc ở môi trường có tiếng ồn từ 85 dBA trở lên, tiếp xúc liên tục dần dần sẽ bị giảm thính lực, nếu tiếp xúc từ 3 tháng trở lên và mỗi ngày trên 6 giờ sẽ dẫn tới điếc nghề nghiệp. Triệu chứng ban đầu của bệnh là nghe kém, người bệnh thường không biết. Bệnh thường diễn biến làm 3 giai đoạn với thời gian khác nhau tùy theo từng người.
Giai đoạn đầu xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn, người bệnh cảm thấy ù tai, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tức ở hai tai, đau đầu, mất ngủ… Giai đoạn tiềm tàng: chỉ có triệu chứng duy nhất là nghe kém, nghe kém ngày càng tăng, kéo dài hàng tháng, hàng năm tùy theo mỗi người. Giai đoạn rõ rệt: người bệnh nhận thấy mình nghe kém khi giao tiếp ngôn ngữ, nghe kém cả hai tai ngày càng tăng đưa tới điếc, điếc không hồi phục.
“Để hạn chế điếc nghề nghiệp, khi làm việc trong môi trường tiếng ồn NLĐ cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ như nút tai, loa che tai… Người sử dung lao động nên bố trí thời gian làm việc hợp lý cho NLĐ, khám sức khỏe định kỳ, đo thính lực để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời” – chúng tôi Huỳnh Tấn Tiến, khuyến cáo.
Bệnh bụi phổi Silic
Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hương – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu chúng tôi bệnh bụi phổi Silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do hít thở bụi có chứa Silic trong môi trường lao động. Tác nhân gây bệnh bụi phổi Silic là Silic tự do (SiO2). Đây là bệnh không hồi phục và hiện chưa có thuốc điều trị.
NLĐ làm công việc như: khai thác than và khoáng sản, khoan đường hầm xuyên núi đá; các nghề thường xuyên tiếp xúc với cát như: phun, trát, đánh gỉ, mài nhẵn, đánh bóng đá, thủy tinh, làm khuôn cát; trong ngành công nghiệp luyện kim, đúc; công nghệ sản xuất đá cho vật liệu xây dựng; nghề sành, sứ, đồ gốm, sản xuất gạch chịu lửa, xay khoáng sản; những nha sĩ làm răng giả… thường dễ nhiễm bệnh này và đặc biệt những người mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp mãn tính có nguy cơ nhiễm bệnh bụi phổi Silic cao hơn người bình thường.
ThS.BS Nguyễn Thị Hương cho biết triệu chứng của bệnh là khó thở khi gắng sức nhưng về sau có thể khó thở liên tục và đôi khi khó thở dạng suyễn (có co kéo lồng ngực và nghe thở khò khè). Tiếp đến bệnh nhân bị ho, lúc đầu ho khan, về sau ho có đàm. Triệu chứng ho phụ thuộc vào người bệnh và thời tiết (dễ ho khi thời tiết lạnh và ẩm thấp). Với những người hút thuốc lá nhiều hay có tiền sử bệnh phổi, ho thường hơn.
Diễn tiến bệnh bụi phổi Silic thường âm thầm, từ từ và kéo dài nhiều năm, không thể hồi phục được. Bệnh không có thuốc đặc hiệu, chỉ có thể chữa trị triệu chứng, giúp bệnh nhân bớt khó thở, bớt ho, nhiễm trùng (nếu có). Về lâu dài khi bệnh nhân bị suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở oxy. Bệnh bụi phổi Silic được phân loại làm ba thể: mãn tính (mắc bệnh sau 15-20 năm tiếp xúc với bụi Silic); bán cấp tính (sau 5-10 năm); cấp tính (dưới 5 năm).
Người bị bệnh bụi phổi Silic có thể chết trong vòng 10-20 năm sau khi khởi bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân chết thường không do bệnh bụi phổi Silic mà đa số là do biến chứng của bệnh như dễ bị bệnh lao, dễ bị viêm phổi; giãn phế quản, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi; tràn khí màng phổi, khí thủng phổi, hoại tử vô khuẩn; tim giãn nở, tim đập nhanh, suy tim, tổn thương mạch vành…
Theo ThS. BS Nguyễn Thị Hương, để phòng ngừa bệnh bụi phổi Silic thì những NLĐ làm việc trong môi trường không khí có nồng độ bụi Silic cao cần thường xuyên đeo khẩu trang ngăn bụi hoặc dùng mặt nạ lọc bụi khi tiếp xúc với bụi.
Tránh lao động gắng sức cao vì nếu hô hấp tăng làm cho bụi tăng cường xâm nhập phổi. Ngoài ra, NLĐ làm việc ở những nơi có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic cao cần được khám sức khỏe tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ. Trong đợt khám sức khỏe định kỳ nên phối hợp khám BNN và tiến hành chụp X-quang cho các đối tượng có thâm niên phơi nhiễm bụi hoặc có biểu hiện bệnh lý nghi ngờ. Kết hợp chụp X-quang phổi cùng với đo chức năng hô hấp để đánh giá nguy cơ bệnh lý của người NLĐ phơi nhiễm với bụi.
(nguồn https://moitruong.com.vn/)
Bệnh Nghề Nghiệp Của Dân Văn Phòng
Việc ngồi quá lâu, tiếp xúc trực tiếp với máy tính gây ra một số bệnh với dân văn phòng
Nhưng thực tế, nếu không biết cách phòng tránh thì chính giới văn phòng sẽ dễ mắc phải một số bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Thờ ơ, chủ quan
Chị Đào Thị Lý ở xã Tuấn Hưng (Kim Thành) đã có thâm niên hơn chục năm làm việc ở văn phòng. Hằng ngày, chị làm việc trực tiếp với máy vi tính, thậm chí có ngày chị ngồi liên tục đến hơn 8 tiếng. “Tôi làm văn phòng hơn chục năm nay. Tôi thường thấy đau đầu, nhức chân tay, mỏi mắt nhưng tôi không đi khám vì nghĩ nó không ảnh hưởng nhiều lắm”, chị Lý cho biết.
Chị Phạm Thị Việt Trinh quê ở xã Đại Hợp (Tứ Kỳ) hiện đang làm chuyên viên văn phòng cũng mắc phải một số bệnh dù gắn bó với nghề chưa lâu. Do phải nhìn màn hình máy tính liên tục, chị thường mỏi cổ, đau vai, hoa mắt. Gần đây, các đợt đau nhức còn kéo từ lưng xuống chân. Chị Trinh đã tìm hiểu những bài tập massage mắt, nhỏ thuốc mắt. Ngoài ra, chị Trinh còn mua các loại thuốc giảm đau xương khớp và tích cực tập luyện thể dục vào buổi sáng.
Có khá nhiều người làm việc trong văn phòng, nhất là những người đã làm lâu năm dễ mắc phải một số bệnh lý trên. Tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ tới khi đau không chịu nổi mới đi khám. Thái độ thờ ơ, chủ quan, ngại đi khám sức khỏe sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc.
Chị Nguyễn Thị Loan ở xã Nghĩa An (Ninh Giang) đang làm kế toán cho một công ty. Dù “mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu”, song đầu óc chị luôn phải căng thẳng với những bản kế hoạch, báo cáo. Chưa kể ngồi làm việc liên tục với máy vi tính, điều hòa nhiệt độ… khiến chị thường xuyên bị choáng váng mỗi khi đứng dậy và đau nhức toàn thân. Cách đây 1 tháng, chị đi khám sức khỏe, bác sĩ kết luận chị bị rối loạn tiền đình. “Trong gia đình, tôi là lao động chính. Giờ chuyển nghề cũng rất khó khăn nên tôi đành chấp nhận và tìm cách chữa bệnh thôi”, chị Loan chia sẻ.
Chủ động đề phòng
Theo số liệu từ trang báo Dailymail (Anh): 62% dân văn phòng bị đau vẹo cổ, 44% bị căng thẳng mắt, 38% bị đau bàn tay, 34% bị rối loạn giấc ngủ, 74% bị đau, khô họng, 73% bị nhức đầu, 80,9% bị đau lưng.
Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần tích cực vận động, tránh ngồi lâu trong thời gian dài. Chế độ ăn uống phải phù hợp, nên bổ sung những thực phẩm chứa vitamin A, E, D như rau xanh, trái cây… Nên tạo cho bản thân tinh thần, tâm lý thoải mái khi làm việc. Nếu bị mỏi hoặc khô mắt khi làm việc thì nên để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi. Nếu mỏi lưng, đau xương khớp cần ra khỏi phòng thực hiện những động tác co duỗi đơn giản hoặc thư giãn bằng cách nghe nhạc… Có thể đi cầu thang bộ thay vì sử dụng cầu thang máy, chơi các môn thể thao để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn đúng giờ giấc…
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tăng cường vận động, người làm việc trong văn phòng nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý sớm và kịp thời có biện pháp chữa trị.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Sàng Lọc Trong Phòng Chống Bệnh Nghề Nghiệp trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!