Bạn đang xem bài viết U Tuyến Yên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng quan bệnh U tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở đáy não, có kích thước bằng hạt đậu. Tuyến yên có chức năng điều hòa sự bài tiết của các hormone tư các tuyến nội tiết như tuyến giáo và các tuyến thượng thận. Ngoài ra tuyến yên còn giải phóng những hormone gây ảnh hưởng đến xương và tuyến tiết sữa như: hormone kích thích vỏ thượng thận, hormone tăng trưởng, hormone tăng tiết sữa prolactin, hormone kích thích tuyến giáp.
U tuyến yên là hiện tượng một khối khối u nằm trong tuyến yên, gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của tuyến yên trong cơ thể. Khi khối u tăng trưởng sẽ dẫn đến hiện tượng các tế bào sản xuất ra hormone của tuyến yên bị hủy hoại, dẫn đến suy tuyến yên.
Nguyên nhân bệnh U tuyến yên
Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của u tuyến yên, chỉ có rất ít trường hợp bệnh nhân bị u tuyến yên do di truyền trong gia đình có người bị bệnh khổng lồ.
U tuyến yên có nguy hiểm với sức khoẻ của con người và đặc biệt nguy hiểm hơn khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh U tuyến yên
Tùy thuộc vào các loại nội tiết tố do khối u tiết ra, kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u mà mỗi người bệnh lại có các triệu chứng, dấu hiệu bệnh khác nhau. Trong đó có thể chia ra 3 nhóm dấu hiệu như sau:
Rối loạn nội tiết:
Dấu hiệu này do tăng tiết prolactin làm cho người bị bệnh bị chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, nặng hơn có thể bị vô sinh; tiết sữa ở vú mặc dù đang không có thai hoặc có kinh nguyệt. Đối với nam giới có thể biểu hiện bằng dấu hiệu giảm ham muốn tình dục; giảm hoặc mất cương, gặp khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng.
Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng GH làm cho người bị bệnh có những biểu hiện phát triển bất thường như: đầu to, trán rộng, trán dô, mắt to, da thô, môi dày, bàn chân và các ngón chân to bất thường…dẫn đến hình dáng người bệnh rất đặc biệt so với người bình thường.
Các dấu hiệu suy tuyến yên, giảm các nội tiết tố gây đến các dấu hiệu vô sinh, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, cơ thể giảm sút cân nhanh, rụng lông, chậm phát triển hay chậm dậy thì ở trẻ em. Có một số trường hợp có dấu hiệu bị chảy máu trong u tuyến yên dẫn đến đau đầu dữ dội, mắt nhìn mờ.
Rối loạn thị giác:
Khi u tuyến yên lớn, chèn ép sẽ dẫn đến rối loạn nhìn, nhìn mờ, chỉ nhìn được một phía bên trong hay bên ngoài hoặc chỉ nhìn thấy những hình ảnh ngay trước mặt, không nhìn được ở phía bên ngoài thái dương. Khi khối u lấn sang bên vào xoang tĩnh mạch hang có thể có biểu hiện lác mắt, tê bì mặt… do chèn ép các dây thần kinh số III, IV và số V.
Tăng áp lực trong sọ:
Khi có các biểu hiện đau đầu, nôn, buồn nôn, rối loạn ý thức, thậm chí là hôn mê chính là lúc khối u đã chèn ép trong so gây tăng áp lực trong sọ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu khi bệnh u tuyến yên đã phát triển sang giai đoạn nguy hiểm.
Đường lây truyền bệnh U tuyến yên
Đối tượng nguy cơ bệnh U tuyến yên
Bệnh u tuyến yên có thể xảy ra mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác, đặc biệt là người già. Để hạn chế khả năng mắc bệnh, cách tốt nhất là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Ngoài ra, những người có thành viên trong gia đình đã từng bị mắc bệnh tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh u tuyến yên.
Phòng ngừa bệnh U tuyến yên
Để phòng ngừa bệnh u tuyến yên, trước hết cần thay đổi những thói quen sinh hoạt và phong cách sống hàng ngày như sau:
Thăm khám bác sĩ thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Trong trường hợp đã mắc bệnh cần tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe.
Không tự ý, tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Khi có bất kỳ các biểu hiện của bệnh, kịp thời thăm khám bác sĩ để nắm bắt được tình trạng bệnh.
Các biện pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh u tuyến yên trong não, ngoài thăm khám có thể dùng các phương pháp sau:
Đo lường mức độ hormone thông qua việc xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
Để tìm ra khối u và đo kích thước của khối u, sử dụng phương pháp chụp cộng huởng từ.
Kiểm tra thị lực để xác định được những tổn thương hay gặp ở vùng thị giác.
Các biện pháp điều trị
Tùy thuộc vào kích thước cũng như mức độ ảnh hưởng của khối u mà lựa chọn phác đồ, phương pháp điều trị thích hợp. Có thể kể đến một số phương pháp điều trị u tuyến yên hiện nay: phẫu thuật, xạ trị và dùng thuốc. Điều trị u tuyến yên bằng những phương pháp cụ thể sau:
Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh không cần điều trị hoặc có thể sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên với các bệnh nhân này cần duy trì việc tái khám thường xuyên để chắc chắn kích thước các khối u không phát triển.
Đối với các trường hợp bệnh nhân có khối u tuyến yên lớn dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh thị giác sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thông qua mũi và xoang. Nếu không thể cắt bỏ khối u bằng cách này có thể sử dụng loại bỏ khối u thông qua hộp sọ.
Phương pháp xạ trị được sử dụng để thu nhỏ khối u đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc phẫu thuật nhưng khối u vẫn bị tái phát.
U Mạch Máu Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Tổng quan bệnh U mạch máu gan
Bệnh u mạch máu gan là gì? U mạch máu gan là khối u lành tính ở gan được hình thành bởi đám rối của các mạch máu. Bệnh u mạch máu gan còn được gọi là u mạch máu vùng gan hoặc u mạch máu thể hang.
U mạch máu gan thường không có biểu hiện lâm sàng, đa số được phát hiện tình cơ qua thăm khám các bệnh lý khác.
U mạch máu gan có nguy hiểm không? Ngay cả khi được chẩn đoán u mạch máu gan thì đa số các trường hợp đều không có chỉ định điều trị. Các u mạch máu gan lành tính và không có nguy cơ tiến triển thành ung thư gan. Khối u thường nhỏ, kích thước không quá 4 cm. Tuy nhiên một số khối u có thể phát triển lớn hơn và có thể gây một số triệu chứng lâm sàng như đau bụng hay buồn nôn.
Nguyên nhân bệnh U mạch máu gan
Triệu chứng bệnh U mạch máu gan
Đa số các trường hợp u mạch máu gan không gây triệu chứng. Tuy nhiên bệnh có thể tiến triển xấu hơn bởi một chấn thương hoặc thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể.
Các triệu chứng u mạch máu gan có thể gặp:
Tuy nhiên ngay cả khi có u mạch máu gan thì các triệu chứng trên cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân khác. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất.
Biến chứng của u mạch máu gan: Bệnh hiếm khi gây nên biến chứng nhưng có thể gặp trong một số trường hợp đặc biệt như: khối u mạch máu gan khổng lồ, tổn thương phá hủy gan hay gây đau bụng dữ dội.
Đối tượng nguy cơ bệnh U mạch máu gan
Đối tượng nguy cơ của u mạch máu gan:
Yếu tố gia đình: tăng nguy cơ mắc bệnh khi có các thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh.
Tuổi: bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong khoảng từ 30-50 tuổi.
Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sử dụng liệu pháp hormon thay thế có tăng nguy cơ mắc u mạch máu gan.
Phòng ngừa bệnh
Không hút thuốc lá.
Hạn chế rượu bia và các chất kích thích.
Ăn nhiều rau củ quả tươi sống, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn đã qua chế biến sẵn.
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
Khám sức khỏe định kỳ.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh U mạch máu gan
Vì u mạch máu gan thường không gây bất kỳ các triệu chứng nào nên bệnh thường được chẩn đoán tình cơ qua thăm khám các bệnh lý khác.
Một số xét nghiệm có thể phát hiện u mạch máu gan như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính vùng bụng hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
Các biện pháp điều trị bệnh
Điều trị u mạch máu gan thường không cần thiết. Bệnh đa số chỉ cần theo dõi định kỳ là đủ. Tuy nhiên một số u mạch máu gan cần thiết phải phẫu thuật nếu kích thước lớn và gây biểu hiện lâm sàng như đau hạ sườn phải hoặc khối u phát triển gây tổn thương đáng kể đến nhu mô gan lành.
Các phương pháp chữa u mạch máu gan bao gồm:
Thắt động mạch gan: thắt động mạch chính cung cấp máu cho khối u có thể được áp dụng. Phương pháp này ít gây ảnh hưởng đến nhu mô gan lành lân cận.
Làm tắc động mạch gan: tiêm thuốc gây tắc động mạch cấp máu cho u và làm tiêu hủy khối u.
Ghép gan: áp dụng trong các trường hợp u mạch máu gan khổng lồ gây phá hủy lớn nhu mô gan lành hoặc u mạch máu gan không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Xạ trị: có thể làm teo khối u nhưng ít được áp dụng.
Basedow: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Tổng quan bệnh Basedow
Basedow là bệnh gì? Basedow (hay bệnh Graves) là một dạng bệnh nội tiết, cường giáp phổ biến nhất hiện nay, chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp lưu hành, được đặc trưng bởi biểu hiện bướu giáp lan tỏa và hội chứng cường giáp không ức chế được (triệu chứng lồi mắt).
Bệnh Basedow xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn, chiếm tới 80% các trường hợp, thường ở độ tuổi từ 20-50 và bệnh nhân có tiền sử gia đình biểu hiện bệnh tuyến giáp.
Bệnh basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị đúng cách thì bệnh dễ dẫn tới biến chứng bão giáp khiến bệnh nhân tử vong trong tình trạng suy tim.
Nguyên nhân bệnh Basedow
Hiện nay, bệnh Basedow là bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh có tính chất gia đình với khoảng 15% người bệnh có họ hàng cùng bị bệnh, trong đó 50% họ hàng các bệnh nhân có kháng thể kháng tuyến giáp lưu hành.
Triệu chứng bệnh Basedow
Bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ 20-50 tuổi, có thể khởi phát đột ngột hoặc tiến triển từ từ gây sút cân, mệt mỏi khó nhận biết ngay.
Triệu chứng cơ năng của bệnh Basedow gồm:
Gầy sút là biểu hiện thường gặp nhất, người bệnh có thể giảm 3-20kg trong vòng vài tuần hoặc vài tháng mặc dù có thể vẫn ăn ngon. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân nữ trẻ tuổi có khi lại tăng cân do ăn rất nhiều.
Rối loạn tinh thần: dễ lo lắng, kích thích, cáu gắt, hay khóc, khó tập trung và mệt mỏi nhưng khó ngủ.
Rối loạn điều hòa thân nhiệt: có những cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhiều nhất là ở ngực và bàn tay, sợ nóng, bệnh nhân hay khát và uống nước nhiều.
Tim mạch: hay hồi hộp, đánh trống ngực, có thể có cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim.
Rối loạn tiêu hóa (gặp ở khoảng 20% người bệnh): đi ngoài nhiều lần phân nát do tăng nhu động ruột, có thể kèm buồn nôn, nôn hay đau bụng.
Triệu chứng thực thể của bệnh gồm:
Triệu chứng tim mạch:
Nhịp tim nhanh (trên 100 lần/phút) thường xuyên cả lúc nghỉ ngơi hay gắng sức.
Huyết áp tâm thu tăng, tâm trương không tăng.
Các mạch máu có cảm giác đập mạnh.
Suy tim thường xảy ra ở người có bệnh tim từ trước kết hợp với đợt bệnh. Triệu chứng thần kinh – cơ.
Run đầu chi, tăng lên khi xúc động hay cố gắng tập trung làm việc.
Phản xạ gân xương thường tăng lên.
Yếu cơ tứ chi, đặc biệt là các cơ ở gốc chi, bệnh nhân đi lại nhanh mỏi, bước lên bậc thang khó khăn.
Bướu giáp:
Đây là dấu hiệu gặp ở khoảng 80% các bệnh nhân Basedow, bướu lan tỏa, mật độ mềm hoặc chắc, di động khi nuốt.
Bệnh mắt nội tiết:
Gặp ở khoảng 40-60% các bệnh nhân Basedow, thương tổn thường xuất hiện ở cả 2 mắt nhưng có 10% trường hợp vẫn chỉ bị 1 bên.
Dấu hiệu điển hình ở mắt là: mi mắt nhắm không kín, hở khe mi mắt, lồi mắt hoặc nhìn đôi do liệt cơ vận nhãn.
Bệnh da do Basedow:
Khá hiếm gặp chỉ ở 2-3% bệnh nhân Basedow, biểu hiện lâm sàng có thể gặp như phù niêm trước xương chày, tổn thương xương, dấu hiệu móng tay ngắn lại, giường móng tay dài ra.
Đường lây truyền bệnh Basedow
Đối tượng nguy cơ bệnh Basedow
Một số yếu tố được cho là có thể khởi động đáp ứng miễn dịch khiến người mang yếu tố này sẽ là đối tượng nguy cơ của bệnh Basedow như là:
Mang thai, đặc biệt là giai đoạn sau sinh.
Ăn quá nhiều iod.
Điều trị Lithium có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch.
Nhiễm khuẩn hoặc virus.
Ngừng điều trị corticoid.
Các nguyên nhân gây stress.
Phòng ngừa bệnh Basedow
Quan trọng nhất vẫn là người bệnh cần nâng cao sức khỏe và thể trạng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể.
Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng mệt mỏi.
Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc lá.
Đeo kính bảo vệ mắt khỏi bụi, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod.
Điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai vì thai sản là yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm.
Tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Basedow
Để chẩn đoán xác định bệnh Basedow cần phải dựa vào cả lâm sàng và xét nghiệm cần thiết.
Về lâm sàng: bệnh nhân có hội chứng nhiễm độc giáp kèm ít nhất 1 trong 3 triệu chứng: bướu mạch, lồ mắt và phù niêm trước xương chày.
Xét nghiệm cần thiết:
FT4 tăng và TSH giảm, một số bệnh nhân ở giai đoạn sớm chỉ có FT3 tăng.
Nồng độ kháng thể TSH-RAb tăng.
Xạ hình tuyến giáp cho hình ảnh tuyến giáp tăng bắt giữ Iod phóng xạ hoặc Technitium.
Bên cạnh đó để việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả thì xạ hình tuyến giáp đang dần trở thành một phương pháp quan trọng. Hiện Vinmec đang sử dụng hệ thống SPECT/CT Discovery NM/CT 670 Pro với CT 16 dãy hiện đại của hãng thiết bị y tế hàng đầu thế giới GE Healthcare (Mỹ) thì chất lượng của xạ hình tuyến giáp sẽ cho ra hình ảnh chất lượng cao giúp chẩn đoán sớm bệnh lý cần khảo sát, trong đó có basedow, bướu cổ.
Các biện pháp điều trị bệnh Basedow
Trên thế giới hiện nay, bệnh Basedow điều trị chủ yếu bằng 3 phương pháp chính: nội khoa, xạ trị và phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp.
Đối với điều trị nội khoa:
Đây là biện pháp được ưu tiên hàng đầu, được chỉ định khi bệnh mới phát hiện, tuyến giáp to vừa, không có nhân Basedow, chưa có biến chứng và bệnh nhân có điều kiện để điều trị lâu dài theo dõi bệnh.
Có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng chủ yếu đó là: Methimazole, carbimazole và PTU. Trong đó PTU được khuyến cáo không sử dụng trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân Basedow.
Tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn với phương pháp này là 60-70% sau 12-18 tháng điều trị.
Đối với điều trị bằng xạ trị:
Phương pháp được lựa chọn là phóng xạ trị Iod 131 với mục đích làm cho bướu tuyến giáp nhỏ lại và đưa chức năng tuyến giáp từ cường năng về bình thường.
Phương pháp này chống chỉ định với trẻ em và phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì gây suy giáp ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc nặng hoặc bướu quá lớn chèn ép gây nuốt nghẹn hay sặc, khó thở thì ưu tiên phương pháp phẫu thuật hơn.
Đối với điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi bệnh đã được điều trị bằng thuốc ít nhất 4-6 tháng mà không duy trì được bình giáp khi ngưng thuốc, bướu giáp to gây mất thẩm mỹ hoặc có biến chứng khó thở.
Nguyên tắc là cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp chỉ để lại một phần nhỏ 3-6 gram để duy trì chức năng tạo hormon bình thường.
Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật: khàn tiếng, hạ calci máu, nhiễm trùng vết mổ… Tuy nhiên với sự tiến bộ của nền y học hiện nay thì tỷ lệ biến chứng chỉ rơi vào khoảng 1%.
Bệnh Giả U Não: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Thường xuyên đau đầu dữ dội, đau sau mắt
Nghe thấy tiếng vù vù trong đầu, đập theo mạch
Buồn nôn, nôn hoặc chóng mặt
Mất thị lực
Có các giai đoạn mù trong vài giây ở một hoặc hai mắt
Khó nhìn sang một bên
Nhìn đôi
Thấy các chớp sáng
Đau cổ, vai và lưng
Thỉnh thoảng, các triệu chứng đã ngưng có thể tái phát sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.
2. Nguyên nhân gây ra Giả u não là gì?
Nguyên nhân của giả u não vẫn chưa được biết rõ. Nếu xác định được nguyên nhân, thì tình trạng giả u này được gọi là tăng áp lực nội sọ thứ phát.
Não và tủy sống được bao quanh bởi dịch não tủy, giúp hạn chế chấn thương do va chạm. Dịch não tủy được tiết ra ở não và cuối cùng được hấp thu vào mạch máu ở một mức độ hằng định. Tăng áp lực nội sọ trong giả u não có thể do rối loạn trong quá trình hấp thu dịch não tủy.
3. Yếu tố nguy cơ của Giả u não là gì?
Béo phì
Phụ nữ béo phì ở độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao mắc bệnh giả u não.
Thuốc
Các chất gây tăng áp lực nội sọ thứ phát bao gồm:
Hormon tăng trưởng
Kháng sinh tetracycline
Vitamin A quá mức
Bệnh lý
Các tình trạng gây tăng áp lực nội sọ thứ phát bao gồm:
Bệnh Addison
Thiếu máu
Rối loạn đông máu
Bệnh thận
Lupus
Hội chứng buồng trứng đa nang
Ngưng thở khi ngủ
Suy tuyến cận giáp
4. Giả u não gây ra biến chứng gì?
Một số trường hợp giả u não gây giảm thị lực và dần có thể dẫn đến mù lòa.
5. Chẩn đoán Giả u não bằng cách nào?
Để chẩn đoán giả u não, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng và tiền căn bệnh lý, kết hợp với khám lâm sàng và xét nghiệm.
Khám mắt
Nếu nghi ngờ giả u não, khám mắt để tìm dấu hiệu phù gai thị.
Khám thị trường để tìm các điểm mù bất thường. Ngoài ra, có thể xét nghiệm hình ảnh học mắt để đo độ dày của võng mạc (chụp cắt lớp võng mạc).
Hình ảnh học sọ não
Chụp MRI hoặc CT scan sọ não để loại trừ các bệnh lý khác gây ra triệu chứng tương tự. Chẳng hạn như u não và huyết khối.
Chọc dò tủy sống
Giúp đo áp lực nội sọ và phân tích dịch não tủy. Thủ thuật này sử dụng một cây kim đưa vào giữa 2 đốt sống thắt lưng và lấy một lượng nhỏ dịch não tủy ra để đem đi xét nghiệm.
6. Điều trị bệnh Giả u não như thế nào?
Mục tiêu điều trị bệnh giả u não là cải thiện triệu chứng và giữ cho thị lực không giảm nữa.
Nếu bạn bị béo phì, bác sĩ có thể đề nghị chế độ giảm cân ít natri để cải thiện triệu chứng.
Thuốc
Thuốc điều trị glaucoma. Một trong những thuốc được sử dụng đầu tiên là acetazolamide. Giúp giảm tiết dịch não tủy và giảm triệu chứng. Tác dụng phụ bao gồm đau dạ dày, mệt mỏi, tê ngứa ngón tay, ngón chân và miệng, sỏi thận.
Các thuốc lợi tiểu khác. Nếu acetazolamide không hiệu quả sẽ kết hợp thêm một thuốc lợi tiểu khác, giúp làm giảm lượng dịch bằng cách tăng lượng nước tiểu.
Thuốc điều trị migraine. Các thuốc này đôi khi có thể làm giảm đau đầu nặng trong giả u não.
Phẫu thuật
Nếu thị lực bị giảm, phẫu thuật giảm áp lực quanh thần kinh thị hoặc giảm áp lực nội sọ là cần thiết.
Mở bao thần kinh thị. Trong phương pháp này, phẫu thuật viên sẽ tạo một cửa sổ trên bao thần kinh thị để cho dịch thoát ra ngoài. Thị lực thường sẽ ổn định hoặc cải thiện hơn. Hầu hết người bệnh điều trị một bên mắt đều cho kết quả tốt ở cả hai mắt. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng thành công và cũng có thể làm nặng thêm các vấn đề về thị lực.
Tạo shunt. Đưa một ống dài, nhỏ (shunt) vào não hoặc tủy sống thắt lưng để dẫn lưu dịch não tủy. Ống dẫn lưu sẽ được để dưới da và thông đến bụng. Thường chỉ đặt shunt khi tình trạng sức khỏe ổn định. Tác dụng phụ bao gồm tắc ống dẫn lưu, đau đầu nhẹ và nhiễm trùng.
Đặt stent xoang tĩnh mạch. Hiếm khi được sử dụng. Stent sẽ được đặt vào tĩnh mạch lớn trong sọ để làm tăng khả năng lưu thông máu. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định lợi ích và nguy cơ của thủ thuật này.
Khi bạn có giả u não, bạn cần phải đi khám mắt thường xuyên để theo dõi những thay đổi trong diễn tiến bệnh.
Lối sống
Béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ giả u não ở phụ nữ. Ngay cả ở phụ nữ không bèo phì, tăng cân vừa phải cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn thị giác này.
Giả u não có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhưng thường gặp ở phụ nữ béo phì và trong độ tuổi sinh đẻ. Điều trị thuốc giúp làm giảm áp lực nội sọ và giảm đau đầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phải phẫu thuật. Nếu bạn có các triệu chứng của giả u não, hãy liên hệ bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ Vũ Thành Đô
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Cập nhật thông tin chi tiết về U Tuyến Yên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!