Bạn đang xem bài viết U Não: Liệu Có Thật Sự Là Căn Bệnh Nan Y? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có thể ít nhất một lần bạn đã nghe nói đến bệnh u não qua báo đài, phim ảnh. Khi nhắc đến một nhân vật chính bị bệnh này trong những bộ phim điện ảnh Hàn quốc, chắc hẳn các bạn đang liên tưởng đến một cái kết buồn. Vậy bạn đã từng thắc mắc u não là bệnh gì? Đó có thật sự là căn bệnh nan y?
U não là một nhóm tế bào phát triển bất thường trong não bộ chúng ta. Các tế bào này chia thành 2 nhóm là lành tính và ác tính. Bệnh có thể bắt nguồn tại chỗ trong não hoặc do u ở vị trí khác di chuyển tới não, gọi là u do di căn.
Kể cả người lớn hay trẻ em đều có thể bị u não. Số liệu thống kê tại Mỹ năm 2015 cho thấy có đến 166 039 người lớn mắc bệnh, tương đương 51,7 ca trên 100 000 dân và 28 000 trẻ em dưới 20 tuổi bị bệnh, tương đương 8,7 ca trên 100 000 dân.
U nguyên phát tại não có thể kể đến u tế bào thần kinh đệm (50,4%), u màng não (20,8%), u tuyến yến (15%), u bao sợi thần kinh (8%) và nhiều loại u khác (5,8%). U di căn là do ung thư từ nhiều vị trí khác của cơ thể như ung thư phổi, vú, thận, da và đại tràng. Khi bệnh đã phát triển đến não thì cũng là giai đoạn muộn, tiên lượng sống còn chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
2.1. Đau đầu
Đau đầu là triệu chứng rất thường gặp. Khi đau đầu kèm các dấu hiệu dưới đây thì bạn cần nghĩ đến u não:
Vấn đề thần kinh như yếu liệt tay chân, méo miệng, nói khó, lác mắt, …
Đau tăng lên với nghiệm pháp Valsava (nghiệm pháp thở ra gắng sức khi bịt kín mũi miệng)
Đau nhiều khi mới ngủ dậy
Đau mới xuất hiện ở người trên 50 tuổi
Đau đầu có tính chất nặng nề hơn, dữ dội hơn những cơn đau trước đây
Não bộ chúng ta chia thành nhiều thành phần với những chức năng khác nhau.
Cơn động kinh xuất hiện lần đầu sau 20 tuổi, đặc biệt là động kinh một phần, có thể lan ra toàn cơ thể. Chụp cộng hưởng từ sọ não là rất cần thiết.
Để trả lời câu hỏi này, ta trở lại về phân loại các loại u não. Có 2 loại căn bản là u não lành tính và ác tính.
U não lành tính: có thể kể đến như các loại u màng não, u tuyến yên, u bao sợi thần kinh (u dây VIII,..). Các u này xuất phát từ các thành phần của não bộ, chúng phát triển chậm và có thể loại bỏ bằng phẫu thuật. Người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh và trở lại công việc bình thường.
U não ác tính: thường gặp nhất là u di căn. Các ung thư ở vị trí khác phát triển lan rộng và cuối cùng di trú đến não. Bệnh nhân lúc này đã là giai đoạn cuối cùng, tiên lượng sống ngắn. Điều trị lúc này chủ yếu là nâng đỡ, giảm đau. Hóa xạ trị nhằm kéo dài sự sống.
Một loại u ác tính nữa phát triển nội tại tại não bộ đó chính là u tế bào thần kinh đệm. Bệnh lý này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ em, người trưởng thành hay người già. Phần lớn là ác tính. Điều trị thường là phẫu thuật giảm bớt khối u; sau đó là hóa xạ trị bổ sung. Tiên lượng sống trung bình từ 2 đến 3 năm tùy loại u. Đây ắt hẳn là loại “ung thư não” mà bạn hay bắt gặp trong các bộ phim ảnh Hàn quốc.
Khi có các triệu chứng đã được mô tả ở trên, bạn cần đến khám tại chuyên khoa thần kinh. Các bác sĩ sẽ hỏi về tình chất đau đầu, khám các dấu hiệu thần kinh để có thể thực hiện thêm các khảo sát về hình ảnh học. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị thích hợp.
Nói tóm lại, nói về u não là một lĩnh vực rất rộng với hàng ngàn loại u khác nhau. Có nhiều loại u ác tính, tỉ lệ sống còn thấp hiện vẫn còn là thách thức của y học. Bên cạnh đó vẫn có các loại u lành tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bài viết này chỉ nhằm sơ lược về u não. Các bạn có thể tìm kiếm thêm nhiều bài viết chi tiết bổ ích hơn về các loại u não trên trang thông tin YouMed.
Bác sĩ Nguyễn Nhật Duy
Nguồn: youmed.vn Từ khóa tìm kiếm: U não: Liệu có thật sự là căn bệnh nan y?
Ho Lâu Ngày Không Khỏi Ở Người Lớn Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Ho lâu ngày không khỏi ở người lớn là bệnh lý phổ biến trong đời sống hàng ngày. Vậy ho lâu ngày là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không, cách chữa ra sao? Đây đang là những thắc mắc chung của rất nhiều người hiện nay. Hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc trên qua bài viết dưới đây!
Ho được xem là phản xạ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Khi ho, người bệnh có thể tống khứ hết các vi khuẩn, virus từ vòm họng, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái nhất.
Ho lâu ngày không khỏi ở người lớn là tình trạng người bệnh ho liên tục, không dứt trên 2 tuần. Khi cơ thể bị rối loạn, sức đề kháng kém kết hợp với các tác nhân gây bệnh bên ngoài, khiến tình trạng ho lâu ngày ngày càng tồi tệ hơn.
Vậy ho lâu ngày là biểu hiện của bệnh gì?
Ho lâu ngày là biểu hiện của bệnh viêm họng
Ho lâu ngày là biểu hiện của bệnh gì? Đầu tiên phải kể đến bệnh viêm họng. Viêm họng thường xảy ra khi thời tiết lạnh, hoặc người bệnh uống nhiều nước đá.
Ngoài việc khiến người bệnh gặp phải các cơn ho kéo dài nhiều ngày liên tiếp mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt cao, đau rát cổ họng, ho có đờm. Bên cạnh đó cổ họng của người bệnh sẽ bị sưng lên, khản tiếng hoặc có tiếng thở khò khè.
Bệnh ho lao
Ho lâu ngày không khỏi ở người lớn cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ho lao. Người bệnh bị ho lao thường có các cơn ho kéo dài trên 1 tháng, kèm theo đờm và máu tươi. Có thêm một số triệu chứng khác như sút cân, hay mệt mỏi, đau tức vùng ngực, đổ mồ hôi đêm.
Ho lâu ngày là biểu hiện của bệnh viêm phổi
Người bệnh bị viêm phổi thường xuất hiện các triệu chứng ho khan, ho nhiều về đêm, dai dẳng nhiều ngày không khỏi. Không chỉ bị ho thông thường mà còn kèm theo đờm, có lẫn máu ở cuống họng. Thường xuyên có cảm giác khó thở, đau tức vùng ngực, sốt cao. Lúc này người bệnh cần được thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD chủ yếu là do hút thuốc lá trong một thời gian dài. Người bệnh có các triệu chứng cơ bản như ho trong một thời gian dài, không có dấu hiệu thuyên giảm. Ho thường gặp nhất vào buổi sáng, có máu hoặc rỉ sét ở cổ họng, đau rát vùng họng. Một số trường hợp, người bệnh sẽ có cảm giác thở gấp, khó thở khi vận động nhẹ.
Ho lâu ngày có thể là biểu hiện của bệnh ho gà
Để trả lời câu hỏi ho lâu ngày không khỏi là dấu hiệu của bệnh gì? Người bệnh không thể bỏ qua bệnh ho gà. Ho gà là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên người lớn nếu sức đề kháng kém vẫn có thể mắc phải căn bệnh này.
Khi bị ho gà, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ho lâu ngày không khỏi, sốt, sổ mũi. Các cơn ho dữ dội khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, có thể nghe thấy tiếng rít đặc trưng. Vì thế cần có các phương pháp chữa kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bệnh hen phế quản
Nằm trong danh sách cuối cùng của câu hỏi ho lâu ngày là dấu hiệu của bệnh gì, phải kể đến bệnh hen phế quản. Đây là căn bệnh dễ dàng bắt gặp ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Khi bị hen phế quản, người bệnh thường gặp các cơn ho về đêm, ho không dứt, kéo dài trong một thời gian từ 1 – 2 tháng. Khi ho sẽ xuất hiện tình trạng khạc đờm, thở dốc, khó thở.
Ngoài ra, ho lâu ngày không khỏi ở người lớn còn là dấu hiệu của một số căn bệnh như:
Bệnh trào ngược dạ dày.
Các bệnh về tim mạch.
Mắc dị vật đường hô hấp.
Áp-xe phổi…
Ho lâu ngày không khỏi ở người lớn có nguy hiểm không?
Với thắc mắc của câu hỏi ho lâu ngày có nguy hiểm không? Xin trả lời là CÓ. Hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng ho lâu ngày đều là lành tính, có thể điều trị dễ dàng, không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên nếu ho lâu ngày là dấu hiệu của những căn bệnh kể trên thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng gây các biến chứng để lại hậu quả nặng nề về người và tiền cửa cho người bệnh.
Chữa ho lâu ngày cho người lớn như thế nào?
Với sự phát triển của Y học hiện đại, đã có nhiều cách chữa ho lâu ngày cho người lớn đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên người bệnh không nên quá lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, bởi những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ làm hệ miễn dịch bị suy yếu, giảm sức đề kháng của cơ thể.
Người bệnh có thể chữa ho lâu ngày bằng qua một số cách sau đây:
Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Sử dụng thuốc long đờm để làm sạch chất nhầy, giúp người bệnh dễ thở hơn.
Sử dụng thuốc ho, siro ho bổ phế giúp giảm các cơn ho tạm thời.
Uống đủ nước mỗi ngày.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Kết hợp luyện tập thể dục để tăng sức bền cho cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số cách trị ho theo dân gian đảm bảo an toàn mà hiệu quả cao. Một số phương pháp trị ho lâu ngày không khỏi ở người lớn theo dân gian như: quất hấp mật ong, lá húng hấp đường phèn, lê hấp mật ong…
Nguồn: chúng tôi
Bệnh Giang Mai Có Gây Ngứa Không
Bệnh giang mai có gây ngứa không? Trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì giang mai được đánh giá là nguy hiểm nhất, chỉ đứng sau HIV/AIDS do có thể gây tử vong cho người bệnh. Triệu chứng bệnh giang mai được khá nhiều người quan tâm và gửi thắc mắc đến cho các chuyên gia về bệnh xã hội phòng khám Thái Hà. Bệnh giang mai có gây ngứa không là một trong số đó.
Giang mai là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục do xoắn khuẩn Treponema palladium. Giang mai phát triển qua 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 và 2 là giai đoạn giang mai xuất hiện các biểu hiện ngoài da, khả năng lây nhiễm mạnh nhất. Ở giai đoạn 3, xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu và ít có khả năng lây nhiễm. Giang mai không còn khả năng lây lan khi đến giai đoạn cuối, khi xoắn khuẩn giang mai đã khu trú ở khắp cơ thể, phá hủy các cơ quan, bộ phận quan trọng như tim, não … gây khó khăn cho việc phát hiện và điều trị.
Lời khuyên của các chuyên gia để phòng tránh bệnh giang mai:
Quan hệ tình dục an toàn một vợ một chồng.
Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
Khám sức khỏe thường xuyên định kỳ, đặc biệt là khám tầm soát giang mai ở phụ nữ man thai.
Bệnh nhân có quan hệ tình dục với nhiều người hoặc từng quan hệ với gái mại đâm cần tiến hành khám kiểm tra định kỳ giang mai nói riêng và các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục khác nói chung.
Bệnh giang mai có gây ngứa không?
Trước hết, để xác định được bệnh giang mai có gây ngứa hay không, bệnh nhân cần phải nắm rõ các triệu chứng tiêu biểu của giang mai, tổn thương bên ngoài mà giang mai gây ra cho bệnh nhân như sau:
Tổn thương giang mai ở giai đoạn 1:
Xuất hiện các săng giang mai nông, hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ, nhẵn, nổi rõ trên bề mặt da.
Săng giang mai tập trung ở vị trí đầu tiên lây nhiễm khuẩn giang mai, cụ thể là quy đầu, rãnh quy đầu và thân dương vật ở nam; âm đạo, âm hộ, hai môi lớn bé ở nữ; hậu môn, miệng và lưỡi của cả nam và nữ.
Tổn thương giang mai giai đoạn 2:
Xuất hiện nhiều tổn thương khác nhau trên khắp cơ thể bệnh nhân như:
Chúng tập trung nhiều nhất là vùng lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay và chân kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, cơ thể mệt mỏi, đau họng…
Giai đoạn mai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối:
Bệnh không còn xuất hiện các triệu chứng giang mai bên ngoài. Xoắn khuẩn giang mai ở giai đoạn này đã xâm nhập vào máu và di chuyển đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, đe dọa những biến chứng quan trọng cho tim, mắt, não…
Vậy giang mai có gây ngứa không? Các chuyên gia phòng khám Thái Hà giải đáp: Bản chất các tổn thương giang mai xuất hiện trên cơ thể hoàn toàn không gây ngứa cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ bị xây xước và chảy mủ, bệnh nhân nếu đưa tay gãi có thể làm cho dịch nhầy lây lan, gây ra một chút cảm giác ngứa ngáy khó chịu và làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh giang mai cho người khác.
Bệnh Viêm Gan A Có Nguy Hiểm Không?
Nhiều người khi nghe nói đến viêm gan A đều xua tay, phớt lờ cho răng căn bệnh này không nguy hiểm. Trên thực tế, căn bệnh này có lành tính 100% hay không? Tham khảo tất tần tật về viêm gan A bên dưới, bạn sẽ có được câu trả lời chính xác nhất.
Bạn biết gì về viêm gan A?
Năm 1973, các nhà khoa học đã quan sát được một loại siêu vi gây bệnh tên là siêu vi viêm gan A hoặc HAV (Hepatitis A virus). HAV có khả năng sống trên những vật dụng khô ráo ở nhiệt độ phòng trong nhiều tuần và bị hủy trong 5 phút ở nhiệt độ sôi. HAV có thể hiện diện trong sò, ốc, đất cát, nước biển, nước thải… nhiều ngày đến nhiều tuần mà vẫn giữ nguyên tính lây nhiễm của nó .
Viêm gan A lây qua đường nào?
Viêm gan siêu vi A lây nhiễm qua đường ăn uống, nguồn nước, môi trường sống nên nguy cơ lây bệnh rất dễ dàng. Các nguyên nhân thường gặp: lây nhiễm từ người sang người qua đường tiêu hóa, ăn hải sản không nấu chín, vệ sinh cá nhân không tốt, ăn chung bát đũa, sống đông đúc chật hẹp, môi trường sống ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan siêu vi A…
Viêm gan A có nguy hiểm không?
Các nghiên cứu đã cho thấy, virus viêm gan A thường bùng phát thành ổ dịch ở những vùng quê nghèo, dân tộc ít người. Ở những nơi này, người dân thiếu nước sạch sinh hoạt, thiếu nhà vệ sinh, điều kiện vệ sinh kém và sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinhh. Người dân ở những vùng quê này không mang giày dép mà thường đi chân đất. Ở các quốc gia đang phát triển như Châu Phi, Việt Nam, các nước Đông Nam Á… có đến 90% người trên 18 tuổi không hề có các triệu chứng của viêm gan A như vàng mắt hay vàng da, nhưng khi xét nghiệm kiểm tra tổng quát đều có kháng thể bảo vệ anti HAV. Điều bất ngờ là trước đó chưa được chủng ngừa viêm gan virus A.
Điều đó chứng tỏ có tới 90% người bệnh có khả năng tự khỏi không cần điều trị. Tuy nhiên, theo số liệu của các đơn vị y tế thì vẫn có một số ít trường hợp viêm gan A diễn biến sang thể cấp tính và gây tử vong.
Triệu chứng của viêm gan A
Dấu hiệu bệnh viêm gan siêu vi A thường mờ nhạt, không rõ ràng. Vì vậy, xét nghiệm máu là biện pháp tốt nhất để xác định bệnh. Kháng thể chống siêu vi A tăng cao trong thời gian phát bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, phân và máu của người bệnh cũng có chứa virus viêm gan A.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, virus viêm gan A được nhân lên. Sẽ phát bệnh vào khoảng 30 ngày sau. Với các triệu chứng kéo dài từ tháng thứ 2-4 có khi đến tháng thứ 6, cũng có những trường hợp không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào.
Bệnh viêm gan A có chữa được không?
Vẫn chưa có thuốc điều trị viêm gan A đặc hiệu, chủ yếu là các giải pháp điều trị hỗ trợ. Khi bệnh diễn tiến nặng, tối cấp, cần cho bệnh nhân nhập viện để điều trị hồi sức cấp cứu tích cực.
Phòng bệnh viêm gan A
Để phòng bệnh viêm gan A, có thể vận dụng các tiêu chuẩn chung về phòng ngừa một số bệnh nhiễm trùng lây qua đường tiêu hóa.
– Rửa tay sạch bằng xà phòng: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
– Ăn chín uống sôi.
– Dùng nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn sinh hoạt.
– Vệ sinh môi trường sạch sẽ, không để môi trường ô nhiễm.
-Thường xuyên vệ sinh cá nhân, không dùng chung bát đũa.
Tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp phòng bệnh viêm gan A chủ động và hiệu quả nhất hiện nay.
Cập nhật thông tin chi tiết về U Não: Liệu Có Thật Sự Là Căn Bệnh Nan Y? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!