Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Hiv Giai Đoạn Đầu: Vượt Qua Ám Ảnh Về Hiv? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Câu chuyện đã xảy ra hơn hai năm nhưng Tuyên vẫn luôn bị ám ảnh về khả năng lây nhiễm HIV. Chuyện là một lần, Tuyên đã có quan hệ tình dục với gái mại dâm có sử dụng bao cao su, sau đó, anh có dùng khăn tắm của cô ấy để lau dương vật. Kể từ đó trở đi, anh luôn dằn vặt mình bởi suy nghĩ, có thể mình đã bị nhiễm HIV từ cô gái đó. Anh đã đi làm xét nghiệm HIV hai lần, sau 2,5 tháng và lần hai là sau 6 tháng kể từ khi xảy ra chuyện đó, kết quả đều âm tính, nghĩa là anh không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, anh vẫn không hết lo lắng. Sau lần ấy, anh không bao giờ quan hệ tình dục với bất cứ người con gái nào mà chỉ thủ dâm mỗi khi có ham muốn tình dục. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Tuyên nhận thấy, mỗi khi thủ dâm và xuất tinh thì tinh dịch có màu nâu, đi tiểu hơi buốt, điều này khiến anh vô cùng lo sợ. Anh luôn ám ảnh bởi suy nghĩ, có thể đến thời điểm này, vi rút HIV mới xuất hiện trong anh. Tuyên đi xét nghiệm lại một lần nữa, kết quả vẫn là âm tính nhưng anh chẳng bớt lo lắng chút nào.
Mỗi khi suy nghĩ về khả năng lây nhiễm của mình, Tuyên lại dằn vặt, lại tự trấn an mình rồi lại dằn vặt. Anh thấy mình đang bị nhốt trong một cái vòng luẩn quẩn mà không thể thoát ra. Tuyên luôn lo sợ về khả năng lây nhiễm của mình dù câu chuyện đã xảy ra hơn hai năm và đã ba lần anh làm xét nghiệm HIV. Điều này khiến anh vô cùng mệt mỏi, sức khỏe giảm sút và ảnh hưởng rất nhiều đến công việc ở cơ quan.
Cũng giống Tuyên, Ninh luôn bị ám ảnh vởi khả năng lây nhiễm HIV của mình. Một lần chạy xe máy qua đoạn đường rẽ vào nhà, anh gặp vụ tai nạn xe máy, người bị nạn chính là Phong, cậu con trai cô hàng xóm gần nhà Ninh. Anh không ngần ngại lao vào cứu giúp. Ninh bế Phong ngồi lên chiếc xe ôm gần đó và chiếc xe phóng đi. Máu Phong chảy ra rất nhiều, thấm cả vào quần áo anh. Vết thương từ cánh tay cậu ấy đang chảy rất nhiều máu, Ninh lấy tay mình bịt vào vết thương trên tay Phong. Không ngờ hơn 1 năm sau, Phong qua đời vì AIDS, Ninh hoảng sợ nhớ lại, lúc bế Phong và dùng tay bịt vào vết thương của cậu ta, tay anh cũng đang có vết trầy xước. Ninh vội vã đi làm xét nghiệm HIV, dù kết quả là âm tính sau mấy lần làm xét nghiệm ở hai cơ sở xét nghiệm khác nhau nhưng anh vẫn luôn lo lắng về khả năng lây nhiễm của mình. Nhiều lúc anh nghĩ, có thể máu Phong dính lên quần áo anh và vi rút HIV có trong đó hẳn đã xâm nhập vào cơ thể anh. “Mình chỉ mới 24 tuổi, mình không thể chết lúc này được”, Ninh luôn tự nhủ như vậy và lo lắng đến mức không ăn không ngủ được.
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Trường hợp của Vinh còn ám ảnh nặng nề hơn.Một buổi chiều, khi đang đi bộ ra hiệu sách gần nhà, Vinh nghe thấy tiếng kêu la của một phụ nữ đang đi trên vỉa hè vì một tên cướp đã giật túi xách của chị. Vinh chạy đuổi theo và khi tóm được tên cướp, Vinh đã đấm vào mặt hắn. Không ngờ, máu mũi tên cướp xảy xộc ra và tay anh lại bị chảy máu do va vào răng của tên cướp. Sau lần đó, Vinh luôn lo lắng, dằn vặt, sợ mình đã lây nhiễm HIV. Anh đã đến trung tâm tư vấn và làm xét nghiệm tình nguyện ở bệnh viện da liễu để làm xét nghiệm hai lần theo đúng thời gian mà bác sĩ đã tư vấn. Kết quả xét nghiệm đều là âm tính nhưng Vinh vẫn không hết lo lắng. Mỗi khi cơ thể có bất cứ thay đổi nào là Vinh lại gọi điện thoại để hỏi trung tâm: “Tôi thấy cơ thể mình như bị sốt, chân có mấy cái mụn nhỏ có phải là biểu hiện của HIV không”, “Tại sao lúc trước bị mụn chỉ một vài ngày đã lành mà sao lần này lâu vậy, có phải tôi đã nhiễm HIV rồi không”…
Mặc dù đã được tư vấn đi khám da liễu và được kê đơn thuốc nhưng Vinh vẫn không khỏi lo lắng, ám ảnh về việc mình có thể đã bị nhiễm HIV. Nỗi lo nhiễm HIV đeo bám anh cả trong giấc ngủ. Cứ vài ba ngày, Vinh lại gọi điện đến trung tâm tư vấn để trình bày từ đầu đến cuối câu chuyện và nỗi lo của mình. Anh còn lo lắng HIV có thể sẽ lây sang cả vợ anh, hai người chỉ mới kết hôn được hai tháng. Do vậy, Vinh đã sử dụng bao cao su mỗi khi hai vợ chồng gần gũi. Mặc dù vợ anh đã hết lời khuyên nhủ, động viên anh nhưng Vinh vẫn không thoát khỏi ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm HIV của mình, điều này khiến vợ anh rất mệt mỏi.
Làm gì để thoát khỏi ám ảnh?
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Tuyên, Ninh và Vinh đều may mắn vì đã không bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều đáng nói là họ không thể thoát khỏi cảm giác ám ảnh dù đã được xét nghiệm và được khẳng định rằng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm HIV sau khi có hành vi nguy cơ. Những trường hợp tương tự như ba nhân vật trên không phải là hiếm thấy. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bạn trẻ chúng ta cần làm những gì để có thể loại bỏ cảm giác ám ảnh đó ra khỏi tâm trí mình nếu như rơi vào tình huống tương tự như trên?
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Hơn nữa, cần nhận thức rằng sự lo lắng, ám ảnh đó đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc và những người thân xung quanh ra sao để có động lực thoát khỏi những ám ảnh đó. Một biện pháp nhỏ khác là mỗi khi có cảm giác lo lắng, ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm trong tâm trí, các bạn có thể tập trung vào thực hiện các hoạt động khác mình thấy hứng thú hoặc trò chuyện cùng bạn bè, tham gia vào các hoạt động tập thể để đẩy lùi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực đó. Trong trường hợp nỗi ám ảnh vẫn còn đeo bám dù bạn đã cố gắng loại bỏ bằng nhiều cách, các bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý. Họ sẽ đưa ra các liệu pháp trị liệu phù hợp dựa trên trường hợp của bạn nếu cần thiết để giúp bạn sớm thoát khỏi cảm giác ám ảnh của mình.
Nguồn tổng hợp
Nguồn cachchuabenh.net
Triệu Chứng Hiv Giai Đoạn Đầu Ở Nam
Tóm tắt nội dung bài viết
Các con đường lây nhiễm HIV
Căn bệnh nà lây qua đường tình dục, quá trình lây nhiễm xảy ra khi các dịch thể như dịch tiết sinh dục hay máu của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể của người không nhiễm HIV.
Quan hệ qua đường hậu môn, âm đạo hay quan hệ bằng miệng mà không sử dụng bao cao su.
Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người, không biết rõ tình trạng sức khỏe cũng như không vệ sinh sạch sẽ khi quan hệ.
Quan hệ tình dục có ảnh hưởng của ma túy hoặc rượu, làm giảm sự ức chế dẫn đến rủi ro trong quan hệ tình dục cao
Người mắc các bệnh có viêm loét như giang mai, lậu,… có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp nhiều lần so với người khác.
HIV rất dễ dàng lây truyền qua đường máu và các chế phẩm của máu cụ thể như:
Lây truyền qua các dụng cụ xuyên chích qua da: Dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV, kim xăm trổ, kim châm cứu, lưỡi dao cạo,…
Dùng chung dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh chưa được tiệt khuẩn đúng cách
Dùng chung các vật dụng, đồ dùng cá nhân có thể dính máu như bàn chải đánh răng
Máu của người bệnh dính trực tiếp vào vết thương hở, xây xước của người khác.
Sử dụng máu, các chế phẩm có máu, cấy ghép nội tạng của người bị nhiễm HIV
Máu của người mẹ truyền sang con qua nhau thai
Nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của người mẹ xâm nhập vào trẻ qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da xây xát của trẻ khi sinh.
HIV lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ.
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu ở nam
Giai đoạn đầu tiên của HIV hay gọi là còn gọi là giai đoạn cửa sổ, thường vào khoảng tuần thứ 2 – thứ 6 kể từ khi người bệnh tiếp xúc và lây nhiễm HIV.
Một số triệu chứng điển hình của HIV giai đoạn đầu:
Thông thường, các triệu chứng ở giai đoạn này không rõ ràng nên bệnh nhân thường không nhận ra. Khả năng lây nhiễm HIV sang người khác ở giai đoạn này là rất cao, bởi vì số lượng virus trong máu rất lớn.
Đây là giai đoạn virus không tấn công hệ miễn dịch nên việc điều trị là rất quan trọng, nhiều người vẫn có thể lây truyền bệnh trong giai đoạn này.
Bệnh nhân có thể tử vong vì các bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư hạch,… Đặc biệt, khả năng sống thấp dần đi theo từng giai đoạn HIV, ở giai đoạn AIDS, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể dùng thuốc để kéo dài sự sống trong thời gian ngắn.
Cách phòng bệnh HIV lây nhiễm
Là một căn bệnh thế kỷ mang đến nhiều mối nguy hại cho xã hội, đó chính là lý do tại sao chúng ta phải phòng bệnh một cách tuyệt đối:
Quan hệ tình dục chung thủy, tuân thủ một vợ một chồng.
Không được quan hệ với sau khi sử dụng rượu hay chất kích thích.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Hãy vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau quan hệ
Nên kiểm tra sức khỏe định kì và tầm soát các bệnh xã hội thường xuyên 6 tháng – 1 năm/lần
Triệu Chứng Hiv Giai Đoạn Đầu: Xét Nghiệm Và Chẩn Đoán Hiv Ở Trẻ Nhỏ
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Việc phân tích các kháng thể HIV dương tính cho trẻ dưới 18 tháng trong xét nghiệm rất phức tạp, do kháng thể HIV của người mẹ có thể còn tồn tại đến 18 tháng (nếu trẻ không bị nhiễm HIV, kháng thể này sẽ mất dần đi và sẽ hết vào khoảng tháng thứ 9 đến trước 18 tháng tuổi). Vì vậy, việc xét nghiệm trước 6 tuần tuổi tìm DNA và RNA của virut có thể phát hiện virut HIV ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, kết quả không hoàn toàn chính xác. Trẻ cần được xét nghiệm lại lúc 6 tháng tuổi với tỷ lệ chính xác lúc này là 100%. Từ khi trẻ 18 tháng tuổi, việc chẩn đoán những trường hợp nhiễm HIV dương tính giống như người lớn gồm:
Các xét nghiệm phát hiện kháng thể
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Xét nghiệm kháng thể là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA), hoặc kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV (Microtier-Particle-Agglutination ); Kỹ thuật chấm thấm (thử nghiệm nhanh). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, thử nghiệm kết tủa miễn dịch phóng xạ
Các xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), bằng các kỹ thuật nuôi cấy HIV từ máu, tế bào, tổ chức, bạch cầu lympho, dịch sinh dục, não tủy; Các kỹ thuật lai ghép phân tử, phản ứng khuyếch đại chuỗi (PCR: polymerase chain reaction); Phát hiện kháng nguyên p24 bằng kỹ thuật ELISA. Đây là xét nghiệm thường dùng nhất cho trẻ em.
Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24…
Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24…Chẩn đoán
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Chẩn đoán xác định trẻ bị nhiễm HIV phải dựa vào các xét nghiệm chứng tỏ sự có mặt của HIV trong máu hoặc tổ chức cơ thể trẻ, bằng cách phát hiện các kháng nguyên hay kháng thể HIV, và sự thay đổi miễn dịch khi có bệnh.
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới 1985, có thể nghi ngờ HIV trẻ em, khi trẻ là con của những người mẹ được xác định có nhiễm HIV và có ít nhất 2 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ sau đây, mà không có nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch nào khác.
– Triệu chứng chính: Sụt cân, phát triển chậm bất thường; Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng; Sốt kéo dài trên 1 tháng.
– Triệu chứng phụ: Hạch to toàn thể, nhiều vùng, kéo dài; Nhiễm Candida ở hầu, họng tái phát; Nhiễm trùng tái phát; Ho dai dẳng; Chàm hoặc viêm da toàn thân; Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes); Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại.
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Với trẻ sinh ra ở người mẹ mà huyết thanh dương tính với HIV, điều đầu tiên phải xác định là trẻ có bị nhiễm HIV không. Để chẩn đoán sớm, lúc này phải sử dụng các kỹ thuật cấy virus, PCR và tìm kháng nguyên p24, cần tiến hành nhiều lần, lúc sinh, lúc 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng tuổi. Với 3 kỹ thuật này, câu trả lời có thể xác định được lúc sinh là 50%, lúc 1 tháng là 75% và lúc 6 tháng là 100%. Hai điều cần tư vấn lúc này là: Hoãn tiêm phòng BCG, chờ khi có kết quả chẩn đoán xác định và ngưng bú mẹ là tốt nhất, để phòng lây nhiễm qua sữa mẹ.
Phải thăm khám trẻ định kỳ, lúc sinh, 1 tháng, rồi 3 tháng một lần cho đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ không bị nhiễm HIV, các thông số về miễn dịch, máu đều bình thường, kháng thể IgG-anti HIV từ mẹ chuyền sang con giảm dần từ tháng thứ 7 sau sinh và mất lúc 18 tháng.
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Nếu trẻ bị nhiễm HIV, các thông số sau đây chứng tỏ sự tiến triển: Có bất thường ở công thức máu (thiếu máu, giảm tiểu cầu); Tế bào T4 giảm nhanh; Tăng gamma globulin máu (đặc biệt là IgA) và tăng beta2-microglobulin; Kháng nguyên p24 trong máu dương tính và tăng dần; Kháng thể IgG-anti HIV trên 7 tháng không giảm mà tăng thêm.
Về lâm sàng trẻ có biểu hiện gan – lách to, nhiễm khuẩn tái phát, viêm phổi do Pneumocystic carinii hay viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho, tưa miệng, rồi dần dần xuất hiện các triệu chứng của AIDS thực sự.
Nguồn tổng hợp
Nguồn cachchuabenh.net
Tâm Sự Bạn Trẻ .:. Triệu Chứng Nhiễm Hiv Qua Từng Giai Đoạn
Bệnh nhân nhiễm HIV sẽ trải qua các triệu chứng giống cúm. Sau đó, cơ thể họ trở về bình thường nhưng đây là lúc virus âm thầm phát triển, hạ gục hệ thống miễn dịch.
Việc nghiên cứu và đẩy lùi HIV/AIDS trong vài thập kỷ trở lại đây đã có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, đây vẫn là gánh nặng của các quốc gia, số người khỏi hẳn bệnh không phụ thuộc thuốc cũng không nhiều.
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm virus HIV khi tiếp xúc một số loại dịch cơ thể mang trùng như máu, tinh dịch, dịch tiền tinh hoàn, dịch âm đạo, dịch trực tràng và sữa mẹ. Rủi ro lớn nhất gây nhiễm HIV là quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh.
Cách duy nhất để biết chắc chắn một người có bị nhiễm HIV hay không đó là xét nghiệm. Bởi nhiều người sau khi nhiễm virus không có triệu chứng lâm sàng hoặc dễ bị nhầm sang các bệnh lý khác. Kết quả, khi phát hiện bệnh đã muộn, lây nhiễm cho nhiều F1, F2.
Theo WebMd, bệnh nhân nhiễm HIV sẽ trải qua 3 giai đoạn. Triệu chứng của từng giai đoạn cũng không giống nhau. Chúng ta phát hiện càng sớm, khả năng kiểm soát bệnh càng cao. Bởi nếu rơi vào giai đoạn cuối (AIDS), hệ miễn dịch của bệnh nhân bị phá hủy, không thể chống chọi virus, vi khuẩn.
Cách duy nhất để xác định một người có nhiễm HIV hay không là xét nghiệm máu. (Ảnh: Getty Images).
Giai đoạn đầu – nhiễm HIV cấp tính
Hầu hết bệnh nhân nhiễm HIV không biết mình bị virus tấn công. Các triệu chứng cấp tính ở giai đoạn đầu có thể xuất hiện trong vòng 2-6 tuần sau khi tiếp xúc nguồn lây. Đây là lúc hệ miễn dịch đang tích cực chiến đấu với loại virus cứng đầu và nguy hiểm. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng retrovirus cấp tính hoặc nhiễm HIV nguyên phát.
Trong 2-6 tuần sau phơi nhiễm, hầu hết người bệnh (80-90%) có các triệu chứng tương tự cúm hoặc bệnh bạch cầu đơn nhân. Chúng kéo dài trung bình 28 ngày, ngắn nhất thường là một tuần. Sau đó, nó biến mất nên nhiều người thường bỏ qua hoặc cho rằng đó là cảm cúm thông thường.
Theo tài liệu của Bộ Y tế, triệu chứng của giai đoạn này gồm sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu. Triệu chứng ít gặp hơn là nhức đầu, buồn nôn và nôn, có phản ứng gan to, lá lách to. Tùy từng trường hợp, tình trạng trên có thể xuất hiện chỉ một hoặc nhiều hay cũng có trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Nếu bạn có các triệu chứng trên và từng tiếp xúc người nhiễm HIV trong vòng 2-6 tuần, hãy đi khám và xét nghiệm HIV để kịp thời phát hiện. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo ngay cả khi không tiếp xúc nguồn lây nhưng có nghi ngờ với các triệu chứng bất thường, người dân cũng nên làm xét nghiệm để chủ động phòng ngừa hoặc điều trị.
Thử nghiệm và phát hiện sớm HIV được xem là rất quan trọng vì hai lý do. Đầu tiên, ở giai đoạn này, tải lượng virus HIV trong máu và dịch cơ thể rất cao. Nó khiến virus đặc biệt dễ lây lan. Thứ hai, càng điều trị sớm, cơ hội giúp người mắc tăng cường hệ miễn dịch, giảm bớt các triệu chứng, khả năng ức chế bệnh càng cao,
Giai đoạn 2 – nhiễm trùng không triệu chứng
Giai đoạn một trôi qua, hầu hết người nhiễm HIV sẽ trở lại bình thường, cảm thấy khỏe hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa virus biến mất. Sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch trên mỗi cá thể sẽ làm giảm số lượng các hạt virus trong máu và chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng. Các bác sĩ còn gọi đây là giai đoạn nhiễm HIV mạn tính hay tiềm ẩn.
Có thể mất 10-15 năm, các triệu chứng khác mới xuất hiện. Trong thời gian này, nếu virus không được điều trị, nó vẫn hoạt động và lây nhiễm sang các tế bào mới trong cơ thể.
Trong cơ thể, các tế bào T-CD4 có nhiệm vụ điều phối phản ứng của hệ miễn dịch. Suốt giai đoạn này, HIV hoạt động trong hạch bạch huyết, làm cho chúng sưng to, do phản ứng với một lượng lớn vius kẹt trong mạng lưới tế bào hình sao. Các mô giàu tế bào T-CD4 cũng có thể bị nhiễm bệnh. Các hạt virus tồn tại trong các tế bào bị nhiễm và ở dạng tự do trong dịch cơ thể.
Ở giai đoạn nhiễm HIV mãn tính, virus giết chết các tế bào CD4 và phá hủy hệ thống miễn dịch – lớp khiên bảo vệ duy nhất. Số lượng tế bào CD4 có thể kiểm tra bằng xét nghiệm máu. Nếu không được điều trị, lượng tế bào CD4 sẽ giảm xuống. Khi đó, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Bước vào giai đoạn không triệu chứng, bệnh nhân tiếp tục có nguy cơ lây lan bệnh. Các tế bào CD4 mang tải lượng virus nhiều nhất. Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV có thể cải thiện đáng kể thời gian sống của bệnh nhân.
Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS chưa có cách điều trị tận gốc mà phải sống phụ thuộc thuốc. (Ảnh: Getty Images).
Giai đoạn 3 – nhiễm trùng có triệu chứng và AIDS
Khi số lượng tế bào T CD4 giảm xuống mức dưới 200 tế bào/1 mm3 máu, quá trình miễn dịch bị vô hiệu hóa và xuất hiện các nhiễm trùng do vi sinh vật cơ hội gây ra. Giai đoạn này còn được gọi là AIDS – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
Các triệu chứng đầu tiên là giảm cân không rõ nguyên nhân, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm họng, viêm tuyến tiền liệt, phát ban trên da và loét miệng.
Đặc trưng dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân AIDS đó là luôn cảm thấy mệt mỏi; sưng hạch bạch huyết ở cổ, bẹn; sốt kéo dài trên 10 ngày; đổ mồ hôi đêm; hụt hơi; tiêu chảy kéo dài; vết bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân; loét âm đạo, cổ họng…
Bệnh nhân có thể gặp một số bệnh nhiễm trùng cơ hội như sarcoma Kaposi (một dạng ung thư da); nhiễm nấm Cadida species gây nấm miệng hoặc nhiễm vi khuẩn hiếu khí Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao. Sau đó, các virus Herpes tiềm ẩn sẽ được kích hoạt gây tái phát ngày càng nặng những tổn thương do Herpes simplex, bệnh zona thần kinh, ung thư hạch bạch huyết do virus Epstein-Barr hoặc ung thư Kaposis sarcoma.
Viêm phổi do nấm Pneumocystis jirovecii cũng phổ biến và thường gây tử vong. Những người bị AIDS không dùng thuốc thường chỉ sống khoảng 3 năm hoặc ít hơn nếu họ bị nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn có thể điều trị. Do đó, yếu tố quan trọng nhất đó là sử dụng thuốc như phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Đến nay, bệnh nhân nhiễm HIV vẫn phải sống chung với thuốc và virus cả đời. Để phòng ngừa lây nhiễm căn bệnh này, chúng ta nên duy trì lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn và không tiêm chích ma túy.
Theo Zing
Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Hiv Giai Đoạn Đầu: Vượt Qua Ám Ảnh Về Hiv? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!