Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Của Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Thắt Lưng L4 được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất và thường xảy ra ở phần thấp nhất của cột sống và đặc biệt là ở đốt sống thắt lưng thứ 4, 5 (L4 – L5). Vì đây là đĩa đệm của đốt sống thắt lưng thứ 5 và xương cùng. Khi bạn bị bệnh thoát vị đĩa đệm mà không điều trị nhanh chóng, kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cột sống thắt lưng. Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 – L5 hoặc ở phần đĩa đệm tầng L5 -S1 sẽ giúp bạn phát hiện và chữa bệnh hiệu quả.
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 – L5
Ngoài các dấu hiệu, triệu chứng đau dây thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm điển hình gây kích thích thần kinh ở những tầng này thì còn có thể dẫn tới các triệu chứng như:
Kích thích thần kinh L5 do bị thoát vị đĩa đệm L4 – L5 nên gây ra tình trạng yếu, khó gấp cũng như duỗi các ngón chân cái và ở cả phần mắt cá chân. Phần mu bàn chân này có thể bị đau và tê, các cơn đau có thể lan xuống mông.
Trong nhiều trường hợp thì cơ thể của người bệnh có thể tự cải thiện được và phục hồi nhanh chóng, thông thường quá trình này sẽ diễn ra trong vòng 6 tuần đầu tiên của bệnh.
Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 – L5
Trong thời gian chờ đợi các triệu chứng của bệnh tự cải thiện thì bệnh nhân có thể chọn nhiều phương pháp điều trị giúp bảo tồn và giảm đau, kích thích tốt nhất quá trình phục hồi. Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm lưng không phẫu thuật bao gồm:
+ Sử dụng các tác động lên cột sống Chiropractic
+ Dùng biện pháp nóng, lạnh (tác dụng của nhiệt)
+ Sử dụng thuốc kháng viêm không có chứa steroid
+ Phương pháp tiêm phong bế
Khi tình trạng đau và các dấu hiệu, triệu chứng khác không được cải thiện sau 6 tuần và bệnh nhân bị đau nhiều hơn thì có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị ngoại khoa ít xâm lấn như phương pháp can thiệp bằng tia laser. Trong những trường hợp bệnh nhân không thích hợp với các phương pháp ít xâm lấn như trường hợp bị khối thoát vị quá lớn, đĩa đệm bị mất nước nặng…Thì bệnh nhân bắt buộc phải được chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật như: mổ nội soi hoặc mổ hở. Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng, đem lại hiệu quả tương đối triệu để cho người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng sẽ đi kèm với các nguy cơ về sức khỏe và không phải bệnh nhân nào cũng có thể đáp ứng được đủ điểu kiện để phẫu thuật.
Thông qua một số triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 – L5 cũng như cách điều trị, hy vọng các bạn sẽ biết cách để phát hiện bệnh, chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng không hay sảy ra.
Phân Loại Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Lưng L4 L5
Thứ Hai, 12-12-2016
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lí xương khớp đang có dấu hiệu phát triển trong thời gian gần đây. Vị trí thoát vị đĩa đệm của mỗi người tuy khác nhau nhưng thường gặp nhất là 2 đoạn cột sống L4 L5 và L5 S1. Trong bài viết này dieutrithoatvidiadem.net sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5.
Thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?
Thoát vị đĩa đệm (disc herniation) là hiện tượng nhân nhầy tại đĩa đệm cột sống không nằm ở vị trí bình thường trong vòng sợi mà xê dịch, chèn ép vào các rễ thần kinh cột sống và ống sống. Bệnh gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến vận động cũng như sinh hoạt.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là gì?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì? Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp thường xảy ra chủ yếu ở hai vị trí là cột sống cổ và cột sống lưng. Cột sống được cấu tạo từ 33 đốt sống nối với nhau, giữa các đốt sống có một đĩa đệm để chịu lực cũng như giúp cột sống linh hoạt hơn. Nhìn chung, có các nhóm đốt sống chính trong cơ thể gồm:
Đốt sống cổ (Cervicalis): gồm 7 đốt sống được ký hiệu từ C1 – C7.
Nhóm đốt sống lưng (Dozsalis): gồm 12 đốt sống được ký hiệu từ D1 – D12.
Đốt sống thắt lưng (Lombalis): có 5 đốt sống ký hiệu từ L1 – L5.
Nhóm đốt sống hông (Sacrilis): gồm 5 đốt sống ký hiệu từ S1 – S5.
Đốt sống cụt (Coccyx): gồm 4 đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng L4 L5 là tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra tại các đốt sống thấp nhất trong cột sống lưng, được ký hiệu là L4 L5. Đốt sống L4 L5 giúp hỗ trợ cơ thể xoay theo nhiều hướng khác nhau. Những đốt sống này giúp sự vận động của cơ thể được linh hoạt hơn. Đây là vị trí dễ mắc phải thoát vị đĩa đệm trên hệ thống xương khớp.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5 xảy ra chủ yếu do sự thay đổi cấu trúc đĩa đệm. Lão hóa được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến cho đĩa đệm yếu đi, dễ thoát vị. Chấn thương trong lao động, sinh hoạt cũng gây ra những tác động đến cột sống, dễ bị thoát vị đĩa đệm. Thường xuyên mang vác vật nặng, mang vác không đúng tư thế cũng có thể gây ra bệnh lí này. Người ít vận động cũng là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp rất cao.
Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Đau lưng, đau chân là các biểu hiện thường gặp nhất khi bị thoát vị đĩa đệm tại các đốt sống L4 L5. Nguyên nhân là do đốt sống L4 có thể bị trượt về trước trên đốt sống L5. Hiện tượng này khiến đốt sống L4 tác động lên các rễ thần kinh. Tình trạng này còn gọi là đau thần kinh tọa. Cơn đau lưng, đau chân còn có thể do các đĩa đệm đốt sống L4 L5 thoái hóa, thoát vị gây ra.
Tê bì chân và mông cũng là một dấu hiệu dễ gặp phải đối với người mắc bệnh này. Do đốt sống L4 L5 có một dây thần kinh đi từ vị trí này xuống chân. Chính vì vậy khị bị các đĩa đệm chèn ép sẽ gây ra tình trạng tê chân, có thể lan sang mông. Tình trạng tê và đau cũng có thể xảy ra cùng lúc.
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Các phương pháp không phẫu thuật thường được chỉ định để điều trị cho những bệnh nhân chưa đến giai đoạn nặng để an toàn hơn cho người bệnh. Nhóm phương pháp không phẫu thuật bao gồm:
Biện pháp vật lí trị liệu.
Điều trị bằng liệu pháp nhiệt lạnh.
Sử dụng các thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid (NSAIDs).
Phương pháp tiêm ngoài màng cứng (cortisone).
Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng hoạt động và tác động tiêu cực đến sinh hoạt của người bệnh. Nhận biết và tìm hiểu các biện pháp điều trị từ sớm là cách tốt nhất giúp người bệnh phòng ngừa và trị dứt điểm tình trạng này.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh gì?
Trước hết, tìm hiểu kỹ hơn về giải phẫu cơ thể người và nắm bắt vị trí các đốt sống L4, L5, cụ thể hơn:
Các đốt sống cổ bao gồm 7 đốt, kí hiệu lần lượt từ C1-C7
Các đốt sống lưng bao gồm 12 đốt, kí hiệu lần lượt từ D1-D12
Các đốt sống thắt lưng bao gồm 5 đốt, kí hiệu lần lượt từ L1-L5
Các đốt sống hông bao gồm 5 đốt, kí hiệu lần lượt từ S1-S5
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra ở các đốt sống gây ra do lượng nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài (do bao xơ bị rách) và chèn ép vào dây thần kinh tủy sống. Ở người bệnh xuất hiện các cơn đau dai dẳng ở lưng, chân tay và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của người mắc
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng thoát vị xảy ra ở các đốt sống thắt lưng L4, L5. Đây là vị trí phổ biến của bệnh lý này do phần thắt lưng là nơi chịu nhiều sức ép nhất từ phần trên cơ thể (nâng đỡ và duy trì các hoạt động). Do đó, các tác động lên cơ thể có thể gây áp lực lên vùng này và làm lồi đĩa đệm, phồng đĩa đệm
Bệnh lý này có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi 45-50, ở người thường xuyên phải bê vác nặng, làm việc quá sức,…
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5
Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng phổ biến do vị trí thắt lưng thường xuyên phải chịu nhiều áp lực và tác động từ các yếu tố nguy cơ khác. Cụ thể, các nguyên nhân gây bệnh phải kể đến gồm:
Tuổi tác: Các bệnh lý về xương khớp nói chung thường gặp ở người trên 45 tuổi. Ở lứa tuổi này, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, bao gồm cả cột sống và xương khớp nói chung.
Do chấn thương: Thoát vị đĩa đệm cũng có thể là di chứng do các chấn thương trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc một số trường hợp không may khác
Do di truyền: Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính chất di truyền của bệnh lý này. Nhưng thực tế cho thấy rằng, gia đình có bố mẹ hoặc người thân có các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm L4 L5 thì khả năng con cái mắc sau này cũng cao hơn
Do bệnh lý bẩm sinh: Một số bệnh lý bẩm sinh về xương khớp cũng có gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm, ví dụ như vẹo cột sống, bệnh gù,….
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5
Các biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm L4,L5 ở những giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý nhức mỏi thông thường. Do đó, người bệnh thường chỉ đi khám khi các biểu hiện rõ ràng hơn. Lúc này, bệnh có thể đã diễn tiến vào giai đoạn nghiêm trọng hơn, khó chữa hơn nhiều.
Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng để sớm có phương pháp điều trị phù hợp và kiểm soát được bệnh dễ dàng. Cụ thể như sau:
Ngoài ra, ở mỗi người sẽ có thêm một số triệu chứng khác nhau tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân và mức độ của bệnh. Do đó, để chẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất, người bệnh nên đi thăm khám tại cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách
Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể coi là dạng bệnh mãn tính, điều trị khó khăn và cần nhiều thời gian hơn. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Nếu để diễn tiến kéo dài có thể gây ra một số biến chứng cụ thể sau đây:
Bại liệt: Biến chứng nguy hiểm nhất và cần lưu ý phòng ngừa. Tình trạng này khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động, mọi hoạt động sinh hoạt đều phải nhờ đến người khác.
Phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5
Với các bệnh lý xương khớp nói chung, người bệnh khó có thể tự nhận biết và xác định mức độ bệnh. Do đó, đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên môn là điều cần thiết. Ngoài việc thăm khám qua các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ thường phải chỉ định cho người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác như:
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Có thể khẳng định, bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 không phải bệnh nan y, CÓ THỂ CHỮA TRỊ và người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, việc điều trị cần nhiều thời gian và sự kiên trì của người bệnh.
Bên cạnh đó, hiệu quả chữa trị cũng phụ thuộc nhiều vào giai đoạn phát hiện bệnh. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, ở giai đoạn muộn tỷ lệ chữa khỏi sẽ rất thấp.
Điều trị nội khoa bằng phương pháp Tây y
Với phương pháp nội khoa, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc Tây kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu khác. Phương pháp này thích hợp với mức độ thoái hóa đĩa đệm L4,L5 mức độ nhẹ đến trung bình. Cụ thể, về sử dụng thuốc, người bệnh thường được kê những nhóm sau:
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh còn có thể áp dụng kết hợp với vật lý trị liệu. Đó là một số bài tập kéo giãn cơ, kích thích điện lên dây chằng và cơ bắp, các bài tập đi bộ, luyện chân đơn giản khác. Những bài tập vật lý trị liệu này người bệnh nên thực hiện dưới sự kiểm soát của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất
Can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật
Một số trường hợp nặng như: Dây thần kinh bị chèn ép nhiều gây đau đớn dữ dội; diễn tiến nặng bắt đầu xuất hiện biến chứng; hội chứng đuôi ngựa;…. Bác sĩ thường phải chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng các phương pháp phẫu thuật, cụ thể như sau:
Mổ nội soi lấy phần nhân nhầy chèn ép lên dây thần kinh
Mổ banh thay thế đĩa đệm nhân tạo
Thủ thuật giúp ổn định cấu trúc cột sống
Phẫu thuật cắt bỏ gai xương dư thừa, cải thiện tình trạng đau nhức
Can thiệp ngoại khoa đem lại hiệu quả dứt điểm hơn. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, ở một số trường hợp còn để lại di chứng sau phẫu thuật. Do đó, người bệnh nên tham khảo kỹ càng và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả
Bài thuốc Đông y trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Với các tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 ở mức độ nhẹ đến trung bình, các bài thuốc Đông y cũng có thể được áp dụng. Phương pháp này có ưu điểm lành tính hơn việc sử dụng thuốc Tây y, nhưng hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào cơ địa của người sử dụng và chất lượng của các vị thuốc.
Tốt nhất, người bệnh nên đi khám và nhận tư vấn từ bác sĩ Đông y. Kết hợp các bài thuốc Đông y với việc bấm huyệt, xoa bóp sẽ giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Bài thuốc 2:
Bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 nên tập gì? Một số bài tập hiệu quả
Ngoài việc điều trị bằng thuốc và các phương pháp ngoại khoa, người bệnh nên kết hợp luyện tập tại nhà. Việc luyện tập đều đặn giúp cột sống dẻo dai hơn, vận động linh hoạt hơn, ngăn chặn diễn tiến nghiêm trọng của bệnh.
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả
Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng vận động của người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt và hạn chế một số hoạt động nhất định. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này là điều cần thiết, cụ thể như sau:
Lưu ý đến thói quen ngồi, không ngồi quá lâu, ngồi gù lưng, vẹo người. Nếu tính chất công việc yêu cầu ngồi nhiều, thi thoảng cần đứng lên vận động hoặc đi lại, tránh ảnh hưởng đến cột sống
Lựa chọn môn thể thao vừa sức luyện tập hàng ngày, vừa tốt cho cột sống vừa tốt cho sức khỏe chung
Tránh bê vác vật nặng, làm việc quá sức hoặc vận động mạnh, nguy hiểm
Tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi (đồ ăn, sữa,…) vào bữa ăn hàng ngày, cải thiện sức khỏe xương khớp (đặc biệt với người lớn tuổi)
Hạn chế dùng rượu bia, chất kích thích,…có thể cản trở sự hấp thụ canxi vào xương khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh
Đi thăm khám ngay khi có các cơn đau nhức, tê ngứa bất thường để có thể phát hiện bệnh từ những giai đoạn đầu và điều trị sớm nhất
Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 là một tình trạng bệnh lý xương khớp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của xương khớp và sự linh hoạt của cơ thể. Chủ động nhận biết và tiến hành điều trị càng sớm càng giúp ngăn ngừa và kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Tin khác
Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Triệu Chứng &Amp; Cách Điều Trị
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả tại ACC
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt đối tượng thường xuyên lao động nặng hoặc nhân viên văn phòng có những cơn đau dữ dội, gây khó khăn khi vận động, lâu dần không điều trị dễ dẫn đến nguy cơ tàn phế.
Được thành lập từ năm 2006, ACC là phòng khám về thần kinh cột sống đầu tiên tại Việt Nam, được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trong và ngoài nước lựa chọn. Với phương châm trị dứt điểm các cơn đau mà không dùng thuốc hay phẫu thuật, ACC mang đến phương pháp trị liệu thần kinh cột sống và các bài tập vật lý trị liệu an toàn, hiệu quả.
Cấu tạo đĩa đệm bao gồm: lớp vỏ bao xơ bên ngoài dày và chắc, phần nhân nhầy nằm ở trung tâm (như gel, thạch hoặc lòng trắng trứng). Những chiếc đĩa đệm ở vùng thắt lưng theo thời gian có thể sưng bứu hay thoát vị, chèn ép dây thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài bị xơ hóa dẫn đến rách hoặc đứt, tạo nên khe hở để nhân nhầy chui qua, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy, gây đau đớn.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Theo thống kê có hơn 70% dân số thế giới gặp chứng đau lưng ít nhất một lần trong đời. Đau lưng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có thể đau ít hoặc đau dữ dội, đau đột ngột hoặc âm ỉ, liên tục.
Xuất hiện các cơn đau khi cúi người, ho hoặc hắt hơi. Người bệnh khi ngồi, đứng hoặc nằm sấp quá lâu cũng gặp những cơn đau.
Bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ kèm theo những cơn đau nhức lưng hoặc đau dây thần kinh tọa.
Đau lan xuống khu vực mông và một trong hai mặt chân do đĩa đệm thoát vị ở cột sống thắt lưng chèn ép lên dây thần kinh. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể bị rối loạn đại tiện tiểu tiện, rối loạn cương dương (ở nam giới).
Đau giảm khi nghỉ ngơi, đau tăng khi vận động, thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác tê nhức, bỏng rát như bị kim châm.
Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả tại ACC
Đĩa đệm khi bị sai cấu trúc rất khó trở lại trạng thái ban đầu nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài. Trong khi đó việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời. Can thiệp phẫu thuật cũng chỉ là giải pháp cuối cùng với nhiều biến chứng có thể xảy ra nhưng tỷ lệ thành công lại không cao.
Phòng khám ACC đã áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương) trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm với tỷ lệ thành công trên 95%, hiện đang được đánh giá rất cao tại Mỹ, các nước châu Âu và hiện nay là ở Việt Nam. Bằng việc tác động lực trực tiếp giúp nới lỏng các áp lực trên các mô cơ, điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm, các bác sĩ sẽ đưa cột sống bệnh nhân nhanh chóng trở về trạng thái cân bằng.
Song song với trị liệu thần kinh cột sống, tùy vào từng tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp với các liệu trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng như: thiết bị kéo giãn giảm áp cột sống DTS và Vertetrac nhằm giải phóng các chèn ép lên dây thần kinh cột sống, tăng cường dòng máu dinh dưỡng đến các vùng mô bị tổn thương, giúp bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng.
Một số thiết bị hiện đại khác cũng được sử dụng hỗ trợ điều trị như: máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave có nhiệm vụ kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa.
Đặc biệt, thời gian gần đây phòng khám ACC đã đưa trị liệu Pneumex PneuBack về Việt Nam, mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống ở giai đoạn biến chứng nặng. Liệu trình được phát minh bởi kỹ sư Gerry Cook – thuộc nhóm kỹ sư phát triển Boeing 747, giúp phục hồi khả năng vận động hiệu quả trong khi các phương pháp khác không phát huy tác dụng.
Liệu trình bao gồm 7 bước, nổi bật với 4 loại máy được thiết kế linh hoạt nhằm giảm áp cho các vị trí quan trọng trên cơ thể:
Bàn giảm áp xung động PneuVibro: giảm áp cột sống trong tư thế nằm.
Ghế tập phục hồi cơ bắp PneuBack Chair: tạo lực giảm áp trong tư thế ngồi.
Thiết bị phân tích và điều chỉnh dáng đi Pneuweight Treadmill: giảm áp khi thực hiện các động tác đi bộ.
Thiết bị rung PneuVibe Pro: giảm áp trong tư thế đứng.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là ở vùng thắt lưng do nhiều nguyên nhân:
Thoái hóa cột sống, thường xảy ra ở độ tuổi 30 – 50. Theo thời gian, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, nhân nhầy của đĩa đệm bị khô, mất tính đàn hồi, dễ chui ra ngoài ống sống, chèn ép dây thần kinh vùng thắt lưng.
Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc lao động nặng, tác động lực mạnh đột ngột làm rách hoặc lệch đĩa đệm.
Các hội chứng bẩm sinh nơi cột sống như gù, vẹo cột sống, gai cột sống cũng như yếu tố di truyền đặc điểm cột sống yếu từ bố mẹ.
Tăng cân, béo phì làm tăng sức đè nén lên các đĩa đệm.
Hút thuốc làm giảm nồng độ oxy và chất dinh dưỡng nuôi các mô, xương và các đốt sống.
Khuân vác vật nặng, ngồi hàng giờ sai tư thế, tập thể dục và thể thao không đúng cách sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cột sống, dẫn đến nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Của Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Thắt Lưng L4 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!