Xu Hướng 5/2023 # Triệu Chứng Bệnh Thủy Đậu Như Thế Nào? # Top 13 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Triệu Chứng Bệnh Thủy Đậu Như Thế Nào? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Bệnh Thủy Đậu Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh thủy đậu như thế nào với các triệu chứng khác ngoài mụn? Trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, cảm giác ngứa ngáy nơi các mụn nước. Bệnh sẽ kéo dài từ từ 7 đến 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.Người bị nhiễm bệnh có thể bị chỉ nổi từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể hoặc nhiều hơn rất nhiều.

Cách chữa trị bệnh thủy đậu như thế nào?

Khi một người nhiễm bệnh, người đó cần chủ động dừng các công việc lại để nghỉ ngơi cũng như chữa trị một vài ngày. Nếu kiêng khem nghiêm ngặt, bệnh sẽ sớm dứt. Tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải kiêng gió, kiêng nước, cách ly hoàn toàn với bên ngoài.

Ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, bệnh nhân nên hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn các thực phẩm từ sữa bởi trong sữa có thành phần làm da bị nhờn, phát sinh nhiều cơn ngứa ngáy hơn. Việc hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng dầu mỡ cũng là lời khuyên của bác sĩ bởi nóng trong người sẽ phát sinh nhiều mụn hơn.

Đây là những lưu ý của bác sĩ về cách chữa bệnh thủy đậu như thế nào.

Cách phòng nhừa bệnh thủy đậu như thế nào?

Với cách phòng ngừa bệnh thủy đậu như thế nào thì vắc xin là một lựa chọn tốt. Vắc xin chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

– Tất cả trẻ em từ 12 đến18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

– Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào, cũng tiêm 1 lần.

– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào, thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4 đến 8 tuần.

Vắc xin thủy đậu có hiệu quả khá lâu bền nên mọi người có thể lựa chọn để sử dụng.

Đậu Mùa Và Thủy Đậu Khác Nhau Như Thế Nào?

Thủy đậu và đậu mùa do 2 loại virus khác nhau gây ra nhưng đều gây ra các tổn thương trên làn da nên nhiều người nhầm lẫn hai bệnh này là một.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.

Bệnh thủy đậu do virus varicella gây ra, khiến người bệnh nổi mụn nước trên khắp cơ thể (đóng vảy sau vài ngày) cùng với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày. Bệnh đậu mùa do virus (variola) khiến người bệnh phát ban, nổi mụn nước và sốt, giống như thủy đậu. Thủy đậu thường nhẹ, trong khi đậu mùa dễ dẫn đến tử vong.

Hai căn bệnh này có một số điểm tương đồng khiến chúng ta nhầm lẫn. Cả hai căn bệnh đều gây ra những tổn thương trên da như xuất hiện các nốt phát ban và mụn nước. Bệnh có khả năng lây lan trực tiếp qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp qua các đồ vật không khí nhiễm bẩn mủ, vảy, dịch tiết người lành hít phải cũng có khi do da bị xây xước mà người lành bị nhiễm bệnh, nguy cơ thành dịch cao trong cộng đồng.

Trong khi đậu mùa gần như bị tuyệt chủng hoàn toàn nhờ có vaccine đậu mùa thì thủy đậu vẫn còn rất phổ biến và có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em. Trên thế giới có khoảng 4 triệu người bị bệnh mỗi năm, trong đó hơn 10.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị.

Đậu mùa được coi là một trong những căn bệnh kinh khủng và tàn khốc nhất mọi thời đại. Bệnh đậu mùa tồn tại hàng ngàn năm, giết chết hàng triệu người và gây tử vong trong 30% trường hợp nhiễm bệnh.

Vào thế kỷ 18 ở châu u, 400.000 người chết hàng năm vì bệnh đậu mùa và 1/3 số người sống sót bị mù. Tỷ lệ tử vong dao động từ 20% đến 60% và hầu hết những người sống sót đều bị sẹo làm biến dạng. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thậm chí còn cao hơn, đạt gần 80% ở Luân Đôn và 98% ở Berlin vào cuối những năm 1800. Trong thế kỷ 20, căn bệnh này đã giết chết khoảng 300 triệu người trên toàn cầu. Bệnh đậu mùa dễ gây thành dịch lớn, tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm “bệnh tối nguy hiểm”.

Tuy nhiên, đậu mùa đã được loại trừ thành công nhờ chương trình tiêm chủng, trường hợp mắc đậu mùa cuối cùng trên thế giới được ghi nhận vào năm 1978. Vì thế tỷ lệ mắc bệnh đậu mùa hiện nay gần như bằng 0.

Trong khi đó thủy đậu vẫn đang hiện hữu và là gánh nặng bệnh tật cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Theo thống kê thủy đậu gây bệnh cho 4 triệu người bị bệnh mỗi năm, trong đó hơn 10.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Tại Việt Nam, năm 2017 hơn 40.000 người bị thủy đậu trong đó có nhiều trường hợp biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết, suy gan, suy đa tạng vì tự chữa trị tại nhà, em bé bị thủy đậu sơ sinh vì lây nhiễm từ người mẹ bị thủy đậu trong lúc mang thai.

1Tác nhân gây bệnh

Virus variola (VARV), thuộc chi Orthopoxvirus gây ra, ở ngoài môi trường thời tiết khô hanh virus này sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4-200C có thể sống được từ 3 đến 17 tháng

Siêu vi varicella zoster thuộc họ Herpesviridae gây ra. Virus sống được vài ngày trong vảy thủy đậu tung vào không khí. Virus này dễ bị chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.

3Mức độ nghiêm trọng

Bệnh gây tỷ lệ tử vong cao hơn so với thủy đậu. Tuy nhiên đã được loại trừ nhờ vắc xin.

Bệnh có tỷ lệ tử vong ít hơn so với đậu mùa. Lưu hành ở mọi nơi trên toàn thế giới. Hầu như mọi người đều bị nhiễm virus thủy đậu. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Bệnh thường gặp vào mùa đông và đầu xuân. Ở những nước nhiệt đới, người lớn hay bị mắc bệnh nhiều hơn.

4Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh bắt đầu với sốt cao, đau đầu và toàn thân, và đôi khi ói mửa.

Các triệu chứng ban đầu gồm có đột nhiên bị sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi và yếu trong người.

5Phát ban

Ban xuất hiện đầu tiên ở cổ họng hoặc miệng, sau đó lan lên mặt và cánh tay.

Phát ban lan và tiến triển thành những nốt sưng gồ khỏi mặt da và bóng nước chứa đầy mủ sau đó thành mày và vảy cứng rồi tróc đi sau khoảng 3 tuần, để lại sẹo lõm. Vết ban đậu mùa xuất hiện trên khắp cơ thể cùng một lúc (chủ yếu ở mặt, cánh tay và chân, đôi khi cả lòng bàn tay và lòng bàn chân).

Sảy ngứa với mụn nước nhỏ bắt đầu xuất hiện trên đầu, rồi từ từ xuất hiện trên bụng, ngực hoặc lưng và cuối cùng lan ra cánh tay và cẳng chân. Mụn nước xuất hiện từng nhóm nhỏ (gọi là cụm) trong nhiều ngày. Những mụn nước này từ từ khô lại, đóng vảy và làm thành mày ghẻ. Thường trên ngực và sau lưng có nhiều mụn nước hơn là trên mặt, cánh tay hay dưới chân.

Vắc xin thành tựu y học vĩ đại của con người

Bệnh đậu mùa đã tồn tại ít nhất 3.000 năm và là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới cho đến khi nó bị xóa sổ bởi một chương trình tiêm chủng toàn cầu hợp tác do Tổ chức Y tế Thế giới đứng đầu. Trường hợp tự nhiên cuối cùng được biết đến là ở Somalia vào năm 1977. Kể từ đó, các trường hợp duy nhất được biết là do một tai nạn trong phòng thí nghiệm vào năm 1978 tại Birmingham, Anh khiến một người tử vong và gây ra dịch bệnh hạn chế. Bệnh đậu mùa được chính thức tuyên bố diệt trừ vào năm 1979.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết: “Dù được xem là một bệnh lành tính với tỷ lệ tử vong nhỏ nhưng thủy đậu cũng là mối đe dọa nghiêm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này có thể hiếm xảy ra nhưng bệnh thủy đậu có thể làm cho da bị nhiễm trùng trầm trọng, để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Hoặc nặng hơn là dẫn đến bệnh viêm màng phổi và tổn thương não bộ. Biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra với các em bé sơ sinh, phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch yếu, người có bệnh lý mãn tính.”

Với những trường hợp đã mắc thủy đậu, siêu vi gây bệnh sẽ sống trong cơ thể suốt đời. Nhiều năm sau khi mắc bệnh, siêu vi này có thể làm gây ra một căn bệnh khác gọi là bệnh giời leo. Bệnh giời leo (còn gọi là bệnh herpes zoster) là một chứng nổi sảy trên da rất đau do siêu vi varicella zoster (cùng loại siêu vi gây bệnh thủy đậu) gây ra. Tiếp xúc trực tiếp với sảy của người bị bệnh giời leo có thể làm cho người chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa đúng bị bệnh thủy đậu.

Có thể phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách nào?

“Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hữu hiệu nhất là tiêm phòng. Bất cứ người nào chưa từng bị bệnh thủy đậu hay chưa được chủng ngừa đều có thể mắc bệnh. Bệnh xảy ra thường nhất nơi trẻ em dưới 15 tuổi. Em bé dưới 12 tháng còn quá nhỏ để chủng ngừa nên rất dễ mắc bệnh. Vì thế người lớn cần có ý thức chủng ngừa đầy đủ để bảo vệ bản thân và cả em bé nhỏ khi chưa đến độ tuổi tiêm ngừa.” Bác sĩ Chính cho biết thêm.

Tiêm phòng đặc biệt quan trọng cho những phụ nữ dự định có con (ít nhất là 1 tháng trước khi mang thai hoặc sau khi sinh). Phụ nữ mắc bệnh thủy đậu trong lúc đang mang thai thường dễ bị nhiều biến chứng trầm trọng hơn những người lớn khác. Trong một số trường hợp, bệnh thủy đậu có thể truyền sang cho em bé sơ sinh. Phụ nữ đang mang thai chưa từng bị bệnh thủy đậu và bị tiếp xúc với người bệnh phải gặp bác sĩ ngay lập tức.

Chủng ngừa trước khi phải tiếp xúc với bệnh thủy đậu là cách phòng ngừa tốt nhất. Đặc biệt, chủng ngừa trong vòng 3 đến 5 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh thủy đậu cũng giúp bảo vệ được phần nào cho bản thân không mắc bệnh.

Lịch tiêm phòng thủy đậu cho trẻ em và người lớn

Đối tượng

Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.

Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.

Lịch tiêm

Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

Khuyến cáo mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Mũi 2 này được khuyến cáo khi trẻ 4-6 tuổi

Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Lịch tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

Khuyến cáo mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng, không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng, không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Bạn có thể bị bệnh thủy đậu nhiều lần không?

Có, nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra. Sau khi bị bệnh thủy đậu, người ta thường được miễn nhiễm suốt đời và hầu hết mọi người không bị bệnh lần nào nữa.

Chủng ngừa bệnh thủy đậu có an toàn không?

Có, vắc xin này an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, cũng như bất cứ thuốc nào, vắc xin cũng có khả năng gây ra những vấn đề như nóng sốt, nổi sảy nhẹ, nơi chích bị đau trong một thời gian ngắn và những phản ứng dị ứng thuốc. Những vấn đề trầm trọng hơn thế rất hiếm xảy ra. Khoảng 70-90% người được chủng ngừa sẽ được bảo vệ không mắc bệnh. Nếu những người đã được chủng ngừa có mắc bệnh, thường chỉ bị bệnh rất nhẹ.

Vắc xin phòng bệnh thủy đậu nên tiêm 2 mũi. Các chuyên gia cho biết, trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi, được tiêm 1 liều thủy đậu thì sự bảo vệ cho bé trước bệnh thủy đậu chỉ đạt 94%, đặc biệt đối với bé càng nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sẽ cao hơn nếu chỉ tiêm 1 liều. Do vậy, các tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo bé ở độ tuổi này nên được tiêm 2 liều vắc xin Varivax (2 mũi cách nhau ít nhất là 3 tháng) để bé có khả năng phòng bệnh thủy đậu tăng lên 98%.

Khách hàng cũng có thể mua vắc xin hoặc các gói vắc xin bằng cách truy câp https://shop.vnvc.vn/, lựa chọn và thanh toán mua vắc xin theo nhu cầu.

Châu Quỳnh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chăm Sóc Trẻ Mắc Bệnh Thủy Đậu Như Thế Nào?

Việc đầu tiên là chăm sóc da khi bé bị thủy đậu vì khi lên những nốt đỏ có bọng nước, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ dịch chảy ra dễ lan rộng, da trầy xước khiến vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây nhiễm khuẩn và sau này sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não … rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong. Để giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ cần rửa tay và cắt ngắn móng tay. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay. Nếu nốt thủy đậu vỡ bôi thuốc xanh methylen để làm se nốt mụn thủy đậu, chống bội không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.

Nhiều người cho rằng khi trẻ mắc bệnh thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không lau rửa cho trẻ là một sai lầm mà cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.

Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi trẻ bị thủy đậu, với các biểu hiện: sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi hồng ban sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau hóa đục, xuất hiện ở thân mình, đầu mặt, tay chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục,… Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp.

Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Theo thống kê của Viện Pasteur chúng tôi bệnh thủy đậu ở nước ta xảy ra quanh năm nhưng thời gian số người mắc bệnh thủy đậu thường tăng cao vào mùa đông – xuân và từ tháng 2 – 6 hàng năm. Đây là khoảng thời gian độ ẩm trong không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho virút gây bệnh thủy đậu phát tán và lây bệnh cho con người.

Theo khuyến cáo của Uỷ ban an toàn Tư vấn Tiêm chủng của Hoa Kỳ vào tháng 6/2007, đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và nên tiêm thêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm ngừa. Còn đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

Nguồn: Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm

Ngăn Ngừa Bệnh Thủy Đậu Lây Lan Như Thế Nào?

Bệnh thủy đậu có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Trong khi đó, bệnh này lại rất dễ lây lan nếu không biết cách chăm sóc đúng. Vậy để ngăn ngừa bệnh thủy đậu cần làm những gì?

Những con đường lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu do một chủng virus có tên Varicella. Loại virus này gây bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ và bệnh zona ở người lớn.

Virus gây bệnh thủy đậu dễ lây qua đường hô hấp. Phương thức lây lan có thể do người lành bệnh hít phải những giọt bọt bắn ra khi người bệnh thủy đậu hắt hơi, ho, nói chuyện…

Bệnh cũng dễ lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch từ nốt mụn thủy đậu,.hoặc gián tiếp tiếp xúc với dịch này qua các vật dụng dùng chung. Các vật dụng đó có thể là khăn mặt, bàn chải đánh răng, ăn uống chung cùng người bệnh…

Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh dài. Khi phát bệnh, sau khoảng 7-10 ngày thì có thể xẹp các mụn nước và hồi phục. Tuy nhiên nếu không biết cách chữa và chăm sóc vệ sinh đúng các, bệnh dễ lâu lan. Đồng thời cũng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng thủy đậu có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Các biến chứng như viêm phổi nặng do virus, viêm thận cấp, ban xuất huyết giảm tiểu cầu..

Thủy đậu cũng có thể có những biến chứng nặng gây nguy hiểm cho tính mạng. Điển hình như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… Những biến chứng này còn có thể gây ra những di chứng về sau.

Thủy đậu ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm. Nếu người mẹ bị ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai. Khi sắp sinh có thể truyền sang con khiến trẻ có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh. Triệu chứng có thể thấy ở những đứa trẻ này là vết sẹo dưới da, đầu nhỏ, nhẹ cân, chi ngắn, đục thủy tinh thể, chậm phát triển.

Đáng chú ý là, bệnh thủy đậu sau khi khỏi, siêu vi thủy đậu vẫn còn duy trì trong các hạch thần kinh ở dạng ngủ đông thời gian rất dài về sau. Khi cơ thể có điều kiện thuận lợi như sức đề kháng yếu… các siêu vi này sẽ gây bệnh trở lại. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh Zona thần kinh ở người lớn. Các siêu vi này có thể ngủ đông suốt 10,20 hoặc đến 30 năm.

Ngăn ngừa bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?

Với người bệnh thủy đậu:

Tránh gió

Nên mặc quần áo rộng vải mềm để không cọ xát làm vỡ các nốt mụn nước

Không gãi mụn nước thủy đậu, tránh mụn vỡ khiến dịch bên trong lan ra, dễ lây lan ra các vùng da khác và những người có thể tiếp xúc.

Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn. Khi tắm rửa nên nhẹ nhàng để không làm vỡ mụn nước. Nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm.

Khi bị bệnh thủy đậu nên cách ly, không nên dùng chung đồ và sinh hoạt chung cùng người chưa bị bệnh để tránh lây lan.

Chữa bệnh đúng cách:

Khi mụn nước hình thành và chưa bị vỡ, bạn dùng dizigone bôi lên các mụn nước này. Thuốc bôi sẽ giúp kháng viêm cho các mụn nước và ngăn ngừa sẹo hình thành. Đến giai đoạn mụn nước vỡ, vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn. Sau khi vệ sinh bạn hãy dùng dung dịch dizigone bôi vào các mụn vỡ này.

Khi có dấu hiệu biến chứng thủy đậu cần đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để khám chữa kịp thời. Với người chưa bị bệnh:

Nên tiêm vắc xin phòng bệnh. Trẻ nhỏ tiêm mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi, mũi 2 tiêm khi trẻ từ 1-13 tuổi. Các mũi tiêm cách nhau ít nhất 3 tháng. Với trẻ trên 13 tuổi trở lên mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Khi chưa tiêm vắc xin mà có tiếp xúc với người bị thủy đậu, nên tiêm vắc xin phòng ngừa trong vòng 3 ngày sau đó.

Nếu trong gia đình có người bị bệnh thủy đậu, nên cách ly. Không dùng chung đồ vật, không chạm vào các nốt mụn nước thủy đậu để tránh bị lây nhiễm.

Cần giữ vệ sinh sạch sẽ, dùng dung dịch sát khuẩn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Dung dịch sát khuẩn nào hiệu quả ngăn ngừa lây lan bệnh thủy đậu?

Là bệnh do virus gây ra, do đó, biện pháp phòng và chữa thủy đậu hiệu quả, ngăn ngừa lây lan là vệ sinh sạch sẽ. Trong đó, sử dụng dung dịch sát khuẩn hiệu quả đóng vai trò quan trọng.

Để vệ sinh nốt mụn thủy đậu sạch khuẩn, tránh để lại sẹo, các bác sỹ chuyên khoa khuyên dùng dung dịch Dizigone. Dung dịch sát khuẩn này có khả năng diệt khuẩn 100% trong vòng 30s. Nhờ đó sẽ nhanh chóng tiêu diệt các ổ nhiễm khuẩn tại nơi bị tổn thương. Khi diệt khuẩn, dung dịch này sẽ không gây tổn hại tới các tế bào lành khác. Do đó sẽ không khiến vết thương lâu lành như một số dung dịch sát khuẩn thông thường khách.

Nhờ diệt khuẩn nhanh và sạch, Dizigone giúp các tổn thương mụn thủy đậu nhanh lành, không để lại sẹo. Dizigone cũng không gây đau xót nên dễ sử dụng, đặc biệt là cho trẻ em bị thủy đậu.

Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn này cũng rất đơn giản. Chỉ cần dùng dung dịch Dizigone pha loãng chấm lên các vết thủy đậu để vệ sinh, kháng viêm. Thường chỉ sau 2 ngày, các mụn thủy đậu sẽ se lại và đóng vảy. Sau đó các vết này sẽ rất nhanh lành và liền sẹo.

Nếu bạn đang cần tìm một dung dịch sát khuẩn hiệu quả và an toàn, hãy liên lạc ngay đến hotline 19009482 để được tư vấn cụ thể nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Bệnh Thủy Đậu Như Thế Nào? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!