Xu Hướng 9/2023 # Trẹo Quai Hàm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 10 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Trẹo Quai Hàm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trẹo Quai Hàm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trẹo quai hàm là hiện tượng khá phổ biến, thường gặp khi cười hoặc ngáp quá lớn. Vậy cụ thể, trẹo (sái) quai hàm là gì? Nguyên nhân chính, cách xử lý làm sao cho an toàn, hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài biết này.

Trẹo quai hàm là gì?

Quai hàm là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp con người nhai và nói. Ở giữa xương hàm dưới và xương sọ có khớp thái dương hàm. Trẹo quai hàm là chấn thương ở phần bắp thịt, đường gân xương quai hàm khiến cho khớp bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

Tình trạng này rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những người bị lỏng dây chằng, cơ xương hàm hoặc đã có tiền sử gặp phải.

Đặc biệt trả lời cho câu hỏi “Sái quai hàm có tự khỏi không?”, các bác sĩ cho biết tình trạng này không thể tự khỏi được. Do đó, người bệnh cần hết sức chú ý, khi gặp phải cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được điều trị.

Triệu chứng của sái quai hàm

Khi bị trật khớp quai hàm, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua những triệu chứng sau:

Đau mỏi, ù tai

Khớp hàm nối với sọ thông qua bản lề nằm ở 2 bên tai. Do đó, khi bị trật quai hàm, người bệnh không chỉ thấy đau ở vùng hàm mà còn lan lên 2 tai và đầu. Nhất là khi cử động, những cơn đau dữ dội xuất hiện bên trong tai.

Khi đó, tai trước sẽ bị đau mỏi, ù tai. Đồng thời, người bệnh nghe không rõ hoặc không thể nghe thấy.

Cứng cổ và quai hàm

Đây là triệu chứng phổ biến khi bị sái quai hàm. Vùng giữa cổ và quai hàm bị cứng lại khiến người bệnh hoạt động khó khăn. Thông thường, vào mỗi buổi sáng thức dậy, người bệnh bị ê nhức quai hàm, không thể xoay cổ.

Nghe thấy tiếng lộc cộc khi há miệng

Chấn động xương khớp khiến quai hàm bị trật ra khỏi vị trí gây ra những tiếng lộc cộc khi há miệng. Một số trường hợp nặng, người bệnh vẫn có thể nghe thấy tiếng này trong khi ngủ. Điều này khiến người bệnh vô cùng khó chịu và gặp khó khăn khi ăn, nhai.

Nguyên nhân gây trẹo quai hàm

Sái quai hàm thường xảy ra do vùng bắp thịt, đường gân của xương quai hàm bị chấn động mạnh. Cụ thể, các nguyên nhân gồm:

Miệng, họng bị viêm nhiễm.

Ngủ sai tư thế, thường xuyên nằm sấp hoặc nằm nghiêng quá lâu.

Thói quen nghiến răng khi ngủ.

Sái quai hàm vì ngáp, cười, khi ăn há miệng quá to.

Thường xuyên mang vác vật nặng, ảnh hưởng đến vùng cổ và vai.

Tai nạn ngoài ý muốn khi vùng quai hàm bị chấn thương.

Căng thẳng kéo dài.

Bị trật quai hàm phải làm sao cho hiệu quả, an toàn

Sái quai hàm nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến mức độ lệch nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây ra biến chứng như lệch hàm, méo miệng rất nguy hiểm. Người bệnh cần gặp bác sĩ để nắn chỉnh quai hàm hoặc phẫu thuật.

Dùng thuốc Tây y

Khi bị trẹo quai hàm, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Bởi nhiều trường hợp tự ý thực hiện điều trị tại nhà đã gây ra những hệ quả nghiêm trọng.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng sái quai hàm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc giảm đau hoặc giãn cơ. Cụ thể như Ibuprofen và Acetaminophen giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi dùng thuốc Tây y, người bệnh cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc theo đúng đơn thuốc được bác sĩ đưa ra. Bởi thuốc Tây có dược tính mạnh, dùng sai liều lượng rất dễ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm và tình trạng kháng thuốc.

Bị trật quai hàm phải làm sao? – Nắn quai hàm

Phương pháp nắn quai hàm thường được thực hiện trong trường hợp mức độ trẹo nhẹ. Quy trình thực hiện nắn quai hàm diễn ra như sau:

Tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ.

Người bệnh ngồi ngay ngắn, thoải mái nhất để có tâm lý tốt khi thực hiện.

Bác sĩ đặt 2 miếng gạc lên mặt nhai trong 2 nhóm răng hàm dưới bên phải và trái.

Tiếp theo dùng 2 ngón tay ấn xương hàm dưới theo hướng xuống mặt nhai răng hàm dưới của bên bị trật khớp.

Khi người bệnh thấy xương hàm lỏng ra, có thể cử động dễ dàng nghĩa là quá trình nắn trật quai hàm đã hoàn thành.

Tuy cách nắn quai hàm nghe có vẻ dễ thực hiện nhưng người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo. Hãy tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để quá trình điều trị nhanh chóng và an toàn nhất.

Cách chữa trẹo quai hàm bằng phẫu thuật

Phương pháp điều trị này chỉ áp dụng cho những trường hợp nặng, không thể nắn quai hàm. Có rất ít người bị trật quai hàm phải thực hiện phẫu thuật.

Người bệnh cần lựa chọn những bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để thực hiện. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn cho người bệnh.

Vật lý trị liệu

Kết hợp với việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp vật lý trị liệu như:

Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng hàm để các cơ đang co thắt giãn ra.

Massage quai hàm bằng cách dùng ngón trỏ cùng ngón giữa ấn vào hàm, xoay tròn với lực vừa phải.

Động tác do duỗi cơ hàm để tăng cường sức mạnh, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Lưu ý khi điều trị trẹo quai hàm

Sau khi đã nắm rõ sái quai hàm cách chữa như thế nào cho hiệu quả. Người bệnh hãy chú ý những vấn đề sau để tránh trường hợp tái phát:

Sái quai hàm vì ngáp khá phổ biến, nên người bệnh chú ý khi ăn, ngáp hoặc cười không được há miệng quá to và đột ngột.

Ngủ đúng tư thế, không nghiến răng khi ngủ.

Hạn chế va chạm mạnh vào vùng quai hàm.

Người bệnh có thể tham khảo, thực hiện một số động tác giúp vùng mặt, xương hàm dẻo dai và hoạt động trơn tru hơn.

Người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng, mềm để quai hàm hồi phục hoàn toàn.

Chú ý vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

Hạn chế mệt mỏi, stress kéo dài, hãy giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.

Theo dõi sát sao tại nhà, nếu có dấu hiệu đau hoặc khó vận động cơ hàm thì người bệnh cần thăm khám lại ngay.

Trẹo quai hàm là tình trạng thường gặp, khiến người bệnh rất hoang mang nếu không may mắc phải. Chấn thương này không thể tự hồi phục mà bắt buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ. Do đó, mỗi người thì xuất hiện dấu hiệu sái quai hàm thì cần chủ động tìm gặp bác sĩ.

【Đọc Ngay】Triệu Chứng Và Cách Chữa Khi Bị Trẹo Quai Hàm

Đau đầu, tai, mặt, cổ, vai, tai bị ù, cứng hàm,… là những triệu chứng điển hình của bệnh sái quai hàm. Nếu gặp phải những triệu chứng này, người bệnh nên tiến hành điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra.

Triệu chứng bệnh sái quai hàm

Sái quai hàm là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến hiện nay. Chỉ cần bạn cười to hoặc ngáp miệng rộng đã đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đây là một bệnh lý khiến bệnh nhân vô cùng lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, nếu người bệnh càng lo lắng thì sẽ càng làm cho các cơ khớp căng cứng hơn. Đồng thời, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức, khó chịu ở hàm. Tình trạng đau, ê buốt ở hàm sẽ càng tăng khi người bệnh không kiểm soát bệnh tốt.

Do cơ khớp chưa có thời gian để thích nghi với quá trình làm việc nên hành động ngáp, cười lớn, nghiến răng sẽ khiến quai hàm chuyển động mạnh, đột ngột và dễ gây trật. Bên cạnh đó, nếu người bệnh sử dụng các loại thức ăn cứng, khó nuốt sẽ khiến cho cơ hàm rất dễ bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Một trong những dấu hiệu sớm để có thể nhận biết được triệu chứng sái quai hàm là người bệnh thường xuyên bị đau đầu, tai, mặt, cổ, vai. Kèm theo đó, tai thường xuyên bị ù và làm giảm cảm giác nghe. Một số trường hợp người bệnh sẽ không thể nghe được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận bên trong tai.

Bên cạnh đó, đôi khi chỉ một cử động nhẹ, người bệnh đã cảm thấy những cơn đau xuất hiện, nhất là bên trong tai. Ban đầu, người bệnh chỉ đau nhẹ nhưng về sau, nếu bệnh nhân cứ tiếp tục cử động quai hàm và tai sẽ càng đau nhiều hơn.

# Cứng ở giữa cổ và quai hàm

Khi bị sái quai hàm bệnh nhân sẽ bị cứng tại nơi nối giữa cổ và quai hàm. Mọi hoạt động ở vùng cổ cũng trở nên khó khăn. Nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy e nhức bên trong quai hàm. Vào buổi sáng thức dậy, người bệnh sẽ khó có thể xoay vùng cổ. Nếu không tiến hành xoa bóp, cổ sẽ liên tục bị cứng và khó có thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.

# Há miệng nghe tiếng kêu lụp cụp

Việc há miệng khi bị sái quai hàm là một điều khó khăn. Tuy nhiên, khi người bệnh há miệng sẽ dễ phát ra tiếng kêu lụp cụp. Tiếng kêu này xuất phát từ nguyên nhân do chấn động ở xương khớp dẫn đến phần bắp thịt và đường gân của xương quai hàm nhanh chóng trật ra khỏi vị trí ban đầu gây ra. Lúc này, khớp hàm kêu cục cục, khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.

Trong quá trình ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày, người bệnh sẽ thường xuyên nghe thấy tiếng kêu lục cục này. Với tình trạng bệnh sái quai hàm ở mức độ nặng, kể cả lúc ngủ, người bệnh cũng nghe thấy tiếng kêu đó. Người bệnh khó có thể nằm nghiêng bởi cơn đau xuất hiện liên tục.

Khi bị sái quai hàm, nhiều người chủ quan tự ý hoặc nhờ người khác bẻ lại quai hàm. Điều này rất nguy hiểm vì nếu thực hiện không chính xác sẽ khiến quai hàm bị sai lệch nặng hơn. Đồng thời, đây là việc làm có thể gây khó khăn cho điều trị và đau đớn cho bệnh nhân. Thậm chí, người bệnh còn đối diện với biến chứng nguy hiểm như méo miệng, lệch hàm có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, một số người bệnh chủ quan thực hiện động tác ngáp miệng liên tục, mở miệng rộng khi bị sái quan hàm dẫn đến tình trạng: Ngáp miệng to quá không ngậm miệng lại được

Cách chữa trị bệnh sái quai hàm tại nhà 1/ Vật lý trị liệu, nắn lại quai hàm

Với những bệnh nhân mắc bệnh sái quai hàm ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện vật lý trị liệu bằng cách nắn lại phần xương quai hàm bị lệch cho bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ đeo lên trên mặt bệnh nhân 1 thiết bị vật lý trị liệu. Thiết bị này có tác dụng giữ cố định phần hàm cho chúng đúng vị trí, giúp nắn lại quai hàm.

Các bước thực hiện như sau:

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau, thuốc an thần hay thuốc giãn cơ để có thể hạn chế những cơn đau cho người bệnh trong quá trình nắn chỉnh quai hàm đã bị lệch.

Sau đó, bác sĩ điều chỉnh tư thế cho bệnh nhân ngồi thoải mái, khớp gối và hai bàn chân chạm nhau.

Tiếp đến, bác sĩ sẽ đặt hai miếng gạc lên mặt nhai ở phía trong hai nhóm răng hàm dưới bên phải và trái.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ dùng hai ngón tay cái ấn toàn bộ khối xương hàm dưới xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp theo hướng xuống dưới và ra sau một cách kiên trì trong một lần.

Nếu người bệnh đã cảm thấy xương hàm dưới lỏng ra và có thể cử động dễ dàng hơn, cũng có nghĩa là xương hàm đã về đúng khớp.

2/ Tiến hành phẫu thuật

Phương pháp tiến hành phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định cho những người mắc bệnh sái quai hàm ở mức độ nặng. Lúc này, việc nắn lại quai hàm đã không còn có tác dụng và người bệnh bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, trường hợp này không nhiều. Chỉ khi nào thực sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân tiến hành điều trị bệnh bằng cách phẫu thuật để điều chỉnh lại hàm.

Đau Mỏi Quai Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng &Amp; Cách Điều Trị Nhanh Nhất

Không ít người đã bỏ qua triệu chứng đau mỏi quai hàm mà không biết đó là biểu hiện của những bệnh lý khác có thể là khá nguy hiểm. Đau mỏi quai hàm khiến người bệnh mệt mỏi, khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì thế cần điều trị sớm căn bệnh này là tốt nhất.

Nguyên nhân đau mỏi quai hàm Loạn năng khớp thái dương hàm:

đây là một bệnh lý đau và rối loạn vận động quai hàm có nguồn gốc từ những rối loạn của hàm răng. Người bị loạn năng khớp thái dương hàm thường có triệu chứng đau mỏi quai hàm, tổn thương khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp.Hậu quả của bệnh này là làm thoái hóa và dẫn đến dính khớp thái dương hàm.

Chấn thương:

Chấn thương cũng khiến người bệnh đau mỏi quai hàm. Chấn thương do va đập như bị ngã, đánh nhau, tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc do há miệng quá rộng đột ngột làm trật khớp thái dương hàm.

Tật nghiến răng:

Tật nghiến răng hoặc thói quen nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm, tác động lực lên khớp thái dương làm làm cho người bệnh bị đau mỏi quai hàm. Nguy hiểm hơn hết là người bệnh bị trật khớp cắn.

Triệu chứng đau mỏi quai hàm

❉ Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác mỏi quai hàm, khó khăn trong vận động hàm, sau đó là triệu chứng đau.

❉ Lúc đầu, người bệnh đau khi nhai nhưng đến giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn thì khi không nhai cũng bị đau mỏi. Do đau quai hàm nên người bệnh không há to miệng được và có thể có tiếng lục cục, lắc rắc ở khớp thái dương hàm khi há miệng.

❉ Bên cạnh triệu chứng đau mỏi quai hàm, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như ù tai, chóng mặt, răng bị lung lay… Các triệu chứng này thường tiến triển chậm, xuất hiện từng đợt, kéo dài vài tuần rồi mất nên người bệnh thường chủ quan không để ý.

Điều trị đau mỏi quai hàm

☆ Khi người bệnh bị đau mỏi quai hàm nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.Điều trị đau mỏi quai hàm bao gồm biện pháp không phẫu thuật và phẫu thuật.

☆ Ở biện pháp không phẫu thuật, người bệnh cần được loại bỏ những rối loạn ở răng, mang máng nhai, làm răng giả.

☆ Nên ăn thức ăn mềm để tránh ảnh hưởng đến vùng đau. Xoa bóp vùng quanh quai hàm để giảm đau.

☆ Thuốc điều trị đau mỏi quai hàm bao gồm thuốc giảm đau, thuốc an thần… Người bệnh không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

☆ Phương pháp phẫu thuật chỉ được sử dụng ở trường hợp đau quai hàm nặng, khi những biện pháp trên không có hiệu quả.

Đau mỏi quai hàm điều trị ở đâu tốt nhất?

Phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên điều trị bệnh đau mỏi quai hàm tốt nhất ở Hà Nội hiện nay bởi:

Có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm.

Trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu hoàn toàn tại các nước phát triển sẽ giúp người bệnh phát hiện và điều trị những bệnh lý về cơ xương khớp một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Nhằm giúp người dân tiết kiệm thời gian và chủ động trong khám chữa bệnh đau mỏi quai hàm, phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Thu Cúc tiến hành cải cách thủ tục hành chính, mọi thủ tục đăng kí khám chữa bệnh đều được rút ngắn, thủ tục nhanh gọn, đặc biệt người dân có thể sử dụng hình thức gọi điện đặt lịch hẹn khám theo khung giờ mong muốn qua số hotline của bệnh viện là 0904970909 hoặc tổng đài 1900558896/024.383.55555 để đặt lịch hẹn thăm khám mà không phải chờ đợi.

Bệnh Quai Bị: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Quai Bị

1. Quai bị là gì?

Bệnh quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có tên dân gian là má chàm bàm do virus Paramyxo gây ra. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em từ 2 đến 14 tuổi với các biểu hiện chính như sưng đau tuyến mang tai. Bệnh quai bị có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng do làm ảnh hưởng đến tinh hoàn, buồng trứng, vú, não, màng não và tuyến tụy.

2. Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Tác nhân gây bệnh:

Do virus quai bị thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Tốc độ lây truyền của virus trong cộng động rất nhanh, có khả năng trở thành dịch ở trẻ em.

Đường lây truyền:

Chủ yếu truyền nhiễm qua con đường hô hấp, người bệnh truyền sang người lành chưa có kháng thể chống lại virus quai bị.

Khi người bệnh hắc hơi, ho hoặc nói virus sẽ theo các giọt nước bọt, dịch tiết mũi họng ra ngoài không khí hoặc bám vào vật dụng cá nhân như khăn, chén, đũa, ly uống nước, đồ chơi của trẻ em,… Virus xâm nhập vào người lành do hít phải hoặc sử dụng các đồ dùng đã nhiễm virus.

Thời kỳ lây truyền:

Thời gian ủ bệnh khoảng 16 đến 18 ngày tùy vào nguồn lây nhiễm.

Người mắc bệnh có thể lây truyền cho người lành trước khi sưng mang tai khoảng 1 tuần và kéo dài thêm 2 tuần sau đó.

Thời kỳ lây truyền mạnh nhất khoảng tầm 2 ngày trước khi người bệnh bị viêm tuyến mang tai.

Nguy cơ mắc bệnh quai bị:

– Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.– Khu vực sinh sống tập thể như trường học, nhà trẻ, khu vui chơi giải trí,…– Độ tuổi bị quai bị thường là trẻ em dưới 15 tuổi chưa được tiêm phòng vắc-xin.– Người có hệ miễn dịch suy yếu.– Sử dụng chung các đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

3. Triệu chứng của bệnh quai bị

Những dấu hiệu, triệu chứng để nhận biết bệnh quai bị phổ biến nhất là sốt, mệt mỏi, sưng và đau tuyến mang tai. Người bệnh có thể trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn ủ bệnh: thường 2-3 tuần lễ và không có biểu hiện cụ thể.

Giai đoạn khởi phát:

Ban đầu sốt, có thể sốt cao đột ngột.Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, suy nhược, đau nhức cơ.Chán ăn, mất ngủ.Đau họng và đau góc hàm.Sưng bên má gây đau khi nhai, nuốt, nói chuyện.

Giai đoạn toàn phát:

Tuyến nước bọt sưng to và đau một bên rồi lan bên còn lại. Hai bên sưng không đối xứng, không hóa mủ.

Quan sát vùng da bị sưng thấy căng, bóng, không bị đỏ, chạm vào thấy nóng và bệnh nhân đau mạnh.

Ở một số người có thể sưng rất to làm biếng dạng khuôn mặt.

Triệu chứng kéo dài trong 3 ngày sau đó giảm dần trong 1 tuần.

Giai đoạn lành bệnh:

Sau khi gây sưng và đau ở tuyến mang tai người bệnh chuyển sang giai đoạn lành bệnh khoảng 1 tuần: giảm sưng, giảm đau, dễ nuốt và hết từ từ.

Biến chứng nguy hiểm của quai bị:

Một trong những biến chứng đáng lo ngại của bệnh quai bị là có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác đặc biệt là cơ quan sinh sản.

Ở nam giới: viêm tinh hoàn (10 – 30%), nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây teo tinh hoàn và sẽ gây vô sinh nếu tinh hoàn bị teo cả hai bên. Nếu có thấy tinh hoàn sưng to, căng bóng, đỏ, đau cần phải theo dõi điều trị ngay.

Ở nữ giới: viêm buồng trứng (7%), gây sảy thai và sinh con bị dị dạng.

Các cơ quan khác: viêm não, màng não, viêm tụy, viêm cơ tim, viêm thần kinh thính giác, viêm tuyến giáp.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh quai bị:

– Thăm khám và hỏi lịch sử bị bệnh quai bị.– Sử dụng các phương pháp xét nghiệp như: Vật liệu di truyền của virus (RT-PCR), xét nghiệm kháng thể IgM và IgG, nuôi cấy virus.

4. Điều trị bệnh quai bị

Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị các triệu chứng và phòng ngừa biếng chứng.

Bệnh nhân sẽ tự khỏi bệnh từ 7 – 10 ngày, các bác sĩ sẽ dựa vào từng giai đoạn, triệu chứng để kê thuốc thích hợp.

Các nguyên tắc điều trị:

Vệ sinh vùng miệng sạch sẽ bằng kem đánh răng và các dung dịch sát khuẩn để phòng ngừa nhiễm khuẩn.Sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau.Uống nhiều nước, bù điện giải nếu sốt cao, mất nước.Bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế tiếp xúc với người khác và nên đeo khẩu trang tránh lây truyền cho cộng đồng.Theo dõi và điều trị chống viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm não, viêm thính giác, viêm tụy.

5. Phòng ngừa bệnh quai bị

Một số biện pháp giúp phòng ngừa tốt bệnh quai bị:

– Đối với trẻ em cần tiêm vắc-xin theo lịch tiêm chủng quốc gia.– Cung cấp kiến thức cho người dân bằng các tuyên truyền, giáo dục đến các bậc phụ huynh có con nhỏ, cán bộ nhà trường,…– Không tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ với người đang mắc bệnh.– Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ.– Tập luyện thể thao và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.– Các ly người bệnh quai bị cho tới khi hết hẳn nhất là ở trường học, nhà trẻ,…

Nguyên Nhân Bệnh Quai Bị Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Bệnh quai bị lây qua đường nước bọt, ăn uống, có thể gây vô sinh. Hiện nay chỉ có thể phòng bệnh quai bị bằng tiêm vắc xin.

Theo Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, mùa đông xuân là mùa bệnh quai bị xuất hiện nhiều nhất. Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.

Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi.

Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.

Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần.

Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.

Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.

Cho đến nay biến chứng của quai bị khiến nhiều người lo sợ đó là khả năng gây vô sinh. Đối với biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời.

Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

Nhồi máu phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh .

Viêm tụy: Có tỷ lệ 3-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.

Các tổn thương thần kinh: Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.

Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác (Coxackie, Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến nước bọt vì sỏi và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như: Phân lập virus từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch não tủy. Các phản ứng huyết thanh học: Test ELISA, miễn dịch huỳnh quang, trung hoà bổ thể.

Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần. Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi.

Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

Quai bị là một căn bệnh khá phổ biến, bệnh này tuy không thật nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và những biến chứng khó lường khác.

Chính vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân triệu chứng của bệnh quai bị đóng một vai trò vô cùng quan trọng để bệnh nhân nhanh chóng phát hiện ra bệnh nhằm có phương pháp chữa trị thích hợp đồng thời tránh xa những nguyên nhân có thể gây bệnh phổ biến.

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh quai bị Nguyên nhân gây bệnh quai bị – Bệnh quai bị xuất hiện trên khắp thế giới, không phân biệt giới tính, tuổi tác, tuy nhiên bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng với tỷ lệ thấp hơn tuy nhiên biến chứng ở người lớn lại nguy hiểm hơn. Mỗi người chỉ bị quai bị 1 lần, ít khi bị tái phát lần 2.

– Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do virus Paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi, do đó bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp, đường phân và nước tiểu vì virus quai bị có thể tồn tại trong nước tiểu, phân từ 2-3 tuần tùy theo môi trường.

– Do cơ thể có sức đề kháng yếu nên dễ bị virus tấn công gây viêm.

– Do cơ thể bệnh nhân bị các rối loạn chuyển hóa như bị suy dinh dưỡng hoặc mắc bệnh đái tháo đường, xơ gan gây viêm tuyến mang tai;

– Do bệnh nhân bị phản ứng với một số loại thuốc: phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iốt gây viêm, sưng tuyến mang tai;

Triệu chứng bệnh quai bị Bệnh quai bị thể nhẹ: Sưng đau 1 bên hoặc 2 bên mang tai, vùng má dưới tai đau và sưng dần lên. Rêu lưỡi trắng, không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nếu không có biến chứng và bệnh nhân được chăm sóc tốt, sau 4-5 ngày bệnh sẽ khỏi hẳn;

– Khi mới mắc bệnh, bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai. Sau đó một bên tuyến mang tai bắt đầu sưng, rồi 2 – 3 ngày hôm sau lan sang bên kia. Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ;

– Khi mắc bệnh quai bị thể nặng bệnh nhân sẽ bị nóng sốt kéo dài, có khi lên đến 40 độ C, sau đó thuyên giảm dần, phần lớn chỉ sau hơn 1 tuần đến 10 ngày bệnh sẽ tự khỏi hẳn nếu không gặp các biến chứng khác;

– Khi bị bệnh quai bị thể nặng có thể khiến nam giới bị viêm tinh hoàn và nữ giới bị viêm buồng trứng, đây là những biến chứng rất nguy hiểm của căn bệnh này: Thông thường triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân bị bệnh quai bị từ 5-10 ngày, khi ấy bệnh nhân bị sốt cao trở lại, cơ thể mệt mỏi, có khi mê sảng, tinh hoàn sưng to, đỏ tây, đau, trường hợp biến chứng nặng có thể sưng cả 2 bên tinh hoàn và gây vô sinh.

Khi bị viêm tinh hoàn, khoảng 10 ngày sau thì cảm giác đau, sưng tấy không còn nhưng bệnh nhân cần kiểm tra và tái khám cẩn thận vì sau 2 tháng mới biết được tinh hoàn bị teo hay không và có bị vô sinh hay không;

– Một biến chứng khác của bệnh quai bị thể nặng có thể bị viêm màng não, viêm não, viêm tụy tạng, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, tổn thương thần kinh nhưng nếu được chăm sóc, chữa trị kịp thời sẽ khỏi hẳn và không để lại bất cứ di chứng nào đối với người bệnh;

– Đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ còn có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu, rất nguy hiểm.

Là một căn bệnh khá phổ biến với nhiều biến chứng khó lường, chính vì vậy việc tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng bệnh quai bị sẽ giúpchúngta biết cách tránh xa những nguyên nhân có thể gây bệnh, có biện pháp chủ động phòng ngừa và nhanh chóng nhận diện ra bệnh để có biện pháp chữa trị bệnh quai bị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.

(Blogsudo Tổng Hợp)

Từ khóa tìm kiếm: quai bi,

Viêm Xoang Hàm Trái: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hệ thống xoang trong cơ thể gồm xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và xoang hàm. Trong đó, xoang hàm gồm các hốc xoang quanh khu vực gần mắt và 2 bên má. Trên bề mặt khu vực xoang này có một lớp niêm mạc bao phủ.

Viêm xoang hàm trái là tình trạng viêm các hốc xoang hàm bên trái khuôn mặt. Nguyên nhân do lớp niêm mạc phủ lên xoang bị phù nề, viêm nhiễm gây nên.

Các dấu hiệu để nhận biết viêm xoang hàm trái

Bệnh viêm xoang hàm trái có triệu chứng tương tự các dạng viêm xoang khác. Ngoài ra, bệnh còn được nhận biết qua dấu hiệu sau:

Người bệnh bị chảy mủ từ răng. Dịch mủ từ mũi bên trái chảy xuống cổ họng.

Các cơn đau nhức ở vùng mặt, nặng hơn có thể lan rộng ra các vùng khác như trán, đầu, hai bên hàm.

Xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ đến sốt cao

Người bệnh bị nghẹt mũi, tắc mũi, hít thở khó khăn.

Triệu chứng bệnh xuất hiện hạch bạch tuyết.

Các triệu chứng của bệnh ban đầu ở mức độ nhẹ nhưng có thể chuyển nặng và kéo dài nếu không sớm được điều trị. Bệnh nhân không nên xem nhẹ mà phải sớm đi khám để có biện pháp can thiệp.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều các lý do tác động gây ra trường hợp bệnh nhân bị viêm xoang hàm trái. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến là:

Ở người bệnh có hiện tượng của bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng trong khoảng thời gian rất dài mà không có hướng chữa trị phù hợp.

Bệnh nhân là người bị lệch vách ngăn mũi do cấu trúc giải phẫu.

Hệ thống xoang trong cơ thể gồm xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và xoang hàm.

Do chấn thương hay những tai nạn, biến chứng sau phẫu thuật gây nên bệnh.

Hệ hô hấp của người bệnh bị tấn công bởi vi khuẩn, virus…

Bên cạnh các tác nhân trên, bệnh viêm xoang hàm trái còn có thể bùng phát do yếu tố. Trong đó, phổ biến là môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc hay do chế độ sinh hoạt của người bệnh chưa khoa học.

Bị viêm xoang hàm trái có nguy hiểm không?

Xoang hàm, trong đó có xoang hàm trái mà môi trường dễ bị các tạp khuẩn gây bệnh tấn công. Bệnh viêm xoang hàm trái có thể đe dọa sức khỏe thậm chí tính mạng người bệnh nếu như không được chữa trị kịp thời.

Khi người bệnh xem nhẹ mức độ nguy hiểm của viêm xoang hàm, bệnh có thể gây ra biến chứng như:

Ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác cùng các bệnh về mắt như viêm mô liên kết quanh hốc mắt, áp xe mí mắt, túi lệ

Biến chứng đến tai làm thủng màng nhĩ, mất thính giác.

Viêm xoang hàm trái gây ra viêm màng não, áp xe não…

Gây ra các bệnh về đường hô hấp khác như viêm đa xoang, viêm thanh quản.

Các biến chứng của bệnh viêm xoang hàm có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không kịp thời chữa trị. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh cũng như thấy các chuyển biến bất thường, người bệnh nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bệnh như thế nào?

Với sự phát triển của y học, hiện nay người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng thảo dược để cải thiện triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng, nghiêm trọng, bệnh nhân phải được điều trị dưới phác đồ của bác sĩ.

Điều trị bằng y học hiện đại

Tây y có thể điều trị viêm xoang hàm trái bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Với cách chữa nội khoa, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau giúp người bệnh cải thiện triệu chứng bệnh như:

Thuốc kháng sinh nhằm ức chế tình trạng viêm nhiễm và hoạt động của vi khuẩn trong hốc xoang.

Thuốc kháng Histamin dùng để cải thiện tình trạng dị ứng, hạn chế các triệu chứng viêm xoang, có thể dùng cùng thuốc kháng dị ứng, thuốc chống phù nề.

Các thuốc hạ sốt, giảm đau: Làm giảm các cơn đau mặt, đau đầu dữ dội của người bệnh. Thuốc hạ sốt dùng khi bệnh nhân có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng được điều trị nội khoa hoặc bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật ngoại khoa thường dùng khi bệnh nhân bị lệch vách ngăn mũi, polyp mũi hay có dị vật trong xoang.

Phương pháp Tây y tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó dùng thuốc sai liều lượng có thể gây tác dụng phụ. Bệnh từ đó thậm chí dễ tái phát và tái phát nặng hơn sau điều trị.

Chữa bệnh tại nhà

Mẹo điều trị bệnh viêm xoang hàm trái tại nhà dùng khi bệnh có biểu hiện nhẹ, không có chuyển biến phức tạp. Các cách này được lưu truyền lâu đời trong dân gian, sử dụng thảo dược quen thuộc, an toàn và tiết kiệm:

Gừng: Người bệnh dùng gừng rửa sạch, xay thành nước cốt và dùng bông tăm thấm nhỏ vào khoang mũi.

Tỏi: Tỏi khô được thái nhỏ, ngâm chung với 100ml rượu trắng. Sau 7-10 ngày, người bệnh có thể lấy rượu ra dùng bằng cách nhỏ vài giọt hoặc thấm nhẹ vào khoang mũi.

Xông hơi bằng thảo dược: Bạn có thể dùng các loại lá như bạc hà, lá chanh, xương sông để đun nước xông hơi mũi hàng ngày. Khi xông hơi, bạn nên cẩn thận tránh để bị bỏng nước sôi.

Phương pháp trên tuy có ưu điểm là tiện lợi, tiết kiệm và an toàn, nhưng hiệu quả mang lại không cao. Bạn có thể dùng mẹo dân gian như một cách hỗ trợ điều trị. Nếu bệnh không có tiến triển, cần đi khám và điều trị bằng y học.

Chữa viêm xoang hàm trái bằng Đông y

Viêm xoang hàm trái theo Đông y có nguyên nhân do gan hỏa phế nhiệt, thận âm hư. Cơ thể người bệnh mất cân bằng âm dương, hỏa vượng gây tích tụ độc tố, hao tổn chính khí.

Để chữa bệnh tận gốc, không tái phát, bài thuốc phải cân bằng được âm dương để yên vị hòa tự, đẩy lùi tà khí và vững vàng chính khí. Nhờ đó viêm xoang hàm trái được đẩy lùi tận gốc, hạn chế khả năng tái phát.

Một số bài thuốc chữa viêm xoang hàm nổi tiếng trong Đông y gồm có:

16 gam mỗi vị hy thiên thảo, ngư tinh thảo, 10 gam mỗi loại sơn chi, tri mẫu, tân di hoàng cầm, mạch môn, 40 gam thạch cao và 20 gam diếp cá. Các vị thuốc đem sắc với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp. Người bệnh chia thuốc thành 3 lần uống và uống hết trong ngày.

Kim ngân hoa và ké đầu ngựa dùng mỗi loại 16 gam, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, hoàng cầm, đan bì mỗi loại 12 gam, tân di 8 gam và hà thủ ô 20 gam. Người bệnh cũng sắc thuốc với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát, chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày, không để sang ngày hôm sau.

Cách chăm sóc người bệnh

Để phòng ngừa cũng như giúp bệnh nhân nhanh phục hồi, trong cách chăm sóc người bệnh bạn cần lưu ý:

Để phòng và chữa bệnh, bạn phải giữ vệ sinh răng miệng, tai mũi họng đúng cách. Các bệnh răng miệng cần được điều trị sớm và dứt điểm, tránh biến chứng thành viêm xoang hàm.

Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đồ ăn mềm, nhiều dưỡng chất và tránh xa đồ lạnh, cay nóng, rượu bia, thuốc lá….

Môi trường sống xung quanh bạn nên sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với khói thuốc, lông động vật,…

Nếu mắc phải các bệnh hô hấp, bạn cũng cần phải điều trị dứt điểm, không nên để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra viêm xoang.

Viêm xoang hàm trái sẽ được chữa trị dứt điểm và không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu biện pháp chữa bệnh phù hợp. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về bệnh và có cho mình cách chăm sóc sức khỏe hợp lý.

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẹo Quai Hàm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!