Zona Thần Kinh Trên Mặt Triệu Chứng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bị Zona Thần Kinh Trên Mặt

Bệnh zona thần kinh trên mặt có khả năng phát triển mạnh và gây ra nhiều biến chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí phát ban xảy ra trên khuôn mặt của người bệnh. Bệnh xuất hiện kèm theo mụn nước mọc trong miệng, trên da mặt và mắt. Lượng mụn nước này có thể phát triển lớn trong thời gian ngắn tạo thành bóng nước, bên trong có chứa dịch.

Bệnh zona thần kinh trên mặt

Bệnh zona (zoster) là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng xảy ra phổ biến do virus herpes. Đây là một loại virus cùng gây nên bệnh thủy đậu. Bệnh nhân chỉ có thể mắc căn bệnh zona sau khi trải qua thời gian bị thủy đậu.

Virus herpes sẽ tồn tại trong cơ thể của bạn đến hết cuộc đời sau khi khỏi bệnh thủy đậu. Virus này có thể không hoạt động. Tuy nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi hoặc bị kích hoạt lại, bệnh zona sẽ xuất hiện.

Bệnh thường xuất hiện kèm theo phát ban ở vị trí một bên lưng và ngực, xung quanh mắt và ở một bên mặt. Bệnh zona khi xuất hiện ở mặt có thể gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh đau đớn. Đồng thời mang tác dụng phụ lâu dài cho người bệnh.

Trên thực tế không có phương pháp điều trị sẵn cho bệnh zona. Tuy nhiên nếu việc điều trị diễn ra sớm, người bệnh có thể làm giảm nguy cơ đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh zona thần kinh trên mặt gây phát ban đỏ tạo thành một dãy trên khuôn mặt của người bệnh. Bệnh zona thần kinh có thể gây phát ban ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên mặt vẫn là vị trí phổ biến nhất. Tình trạng này có thể phát triển, lây lan từ tai đến trán và mũi.

Ngoài ra ban đỏ cũng có thể lan sang xung quanh một bên mắt dẫn đến sưng, đỏ ở ngay tại mắt và những khu vực xung quanh mắt. Ban zona cũng có thể phát triển trong miệng.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh trên mặt

Triệu chứng đầu tiên xảy ra ở những người bị zona thần kinh trên mặt là cảm giác nóng rát và ngứa ran trước khi các nốt sưng đỏ đầu tiên xuất hiện. Tình trạng phát ban sẽ bắt đầu khi tổn thương và những mụn nước chứa chất lỏng hình thành.

Một số người khi mắc bệnh trên gương mặt sẽ hình thành một vài đám mụn nước và chúng xuất hiện rải rác. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp khác, trên mặt tồn tại nhiều vết bỏng tương tự như bị bỏng. Khi các mụn nước vỡ, chất lỏng sẽ rỉ ra và vị trí này được bao bọc bởi một lớp vỏ trên. Một vài ngày sau đó, các vảy sẽ bắt đầu rơi ra.

Ngoài ra, khi mắc bệnh zona thần kinh trên mặt, người bệnh còn đối mặt với một vài triệu chứng khác. Bao gồm: Đau đớn, ngứa ngáy, đau đầu, cơ thể mệt mỏi và sốt.

Mức độ nguy hiểm của bệnh zona thần kinh trên mặt

Bệnh zona thần kinh trên mặt có khả năng phát triển mạnh và gây ra nhiều biến chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí phát ban xảy ra trên khuôn mặt của người bệnh.

Phát ban zona ở mắt

Bệnh zona xảy ra ở quanh mắt được đánh giá là một tình trạng nghiêm trọng. Khi mắc bệnh, virus sẽ tác động và làm ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận của mắt kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Bao gồm cả tế bào thần kinh phản ứng với ánh sáng và giác mạc.

Những triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: Sưng, đỏ, nhiễm trùng, bọng mắt, vấn đề về thị lực. Bệnh zona dù xuất hiện xung quanh hay trong mắt đều có thể khiến bệnh nhân bị mù vĩnh viễn.

Phát ban zona ở miệng

Trong trường hợp phát ban zona hình thành và phát triển trong miệng, bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn, tạo ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Bên cạnh đó, bệnh sẽ khiến khẩu vị của bệnh nhân bị thay đổi.

Đau dây thần kinh postherpetic là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh zona. Tình trạng này khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn ở nơi bị phát ban kể cả khi những tổn thương đã lành. Cơn đau có thể xuất hiện, kéo dài hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí là hàng năm.

Trong trường hợp vùng da phát ban bị nhiễm khuẩn, những tổn thương có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh zona nói chung và bệnh zona thần kinh trên mặt nói riêng có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến tủy sống, não và các mạch máu. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Phương pháp chẩn đoán bệnh zona thần kinh trên mặt

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân mắc bệnh zona thần kinh trên mặt, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để chẩn đoán phát ban zona, bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát và kiểm tra những vị trí bị phát ban.

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể cạo vết phát ban đang tồn tại trên da của người bệnh. Sau đó đưa mẫu thí nghiệm vừa thu được đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi.

Kết quả chẩn đoán này đặc biệt quan trọng trong việc tìm ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân khi hệ thống miễn dịch của bạn đã được xác định là có tổn thương. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh zona thần kinh trên mặt được chăm sóc và điều trị như thế nào?

Một trong những phương pháp giúp điều trị bệnh zona thần kinh trên mặt là sử dụng thuốc. Để kiểm soát bệnh lý, phòng ngừa các rủi ro và biến chứng không mong muốn, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc corticosteroid chống viêm, thuốc kháng virus, thuốc giảm đau theo toa hoặc không kê đơn.

Bên cạnh đó người bệnh cần giữ cho làn da luôn thoáng mát, sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bệnh. Điều này sẽ giúp cho bạn tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Đa phần mọi người chỉ mắc bệnh zona thần kinh một lần. Tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng được kích hoạt và tái phát. Đặc biệt là khi cơ thể của bạn có một hệ thống miễn dịch yếu.

Trong trường hợp bệnh nhân không có bất kỳ biến chứng nào, những triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở mặt sẽ khỏi trong vòng vài tuần cùng với một vài tác dụng kéo dài.

Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh zona nói chung và bệnh zona thần kinh ở mặt nói riêng, người bệnh cần tránh tiếp xúc với những người chưa tiêm vắc xin thủy đậu hoặc không có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Đặc biệt là những người bị nhiễm HIV, phụ nữ đang mang thai, những người đang hóa trị hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, trẻ em, người nhận ghép tạng.

Người bệnh cần tránh gãi, tránh để những mụn nước trên da vỡ ra. Bởi hoạt động này có thể khiến sự lây lan của bệnh diễn ra nhanh hơn. Hãy cố găng không ma sát, không chạm, không chà hoặc gãi mụn nước. Bên cạnh đó bạn cần thường xuyên rửa tay và phải rửa tay thật kỹ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh trên mặt

Để phòng ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh zona thần kinh trên mặt, những người chưa bị thủy đậu cần được tiêm phòng bệnh. Điều này sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus thủy đậu. Ngoài ra, một loại vắc xin phòng ngừa bệnh zona cho những người có độ tuổi trên 50 cũng được chuyên gia và các bác sĩ khuyến nghị để phòng bệnh.

Bài viết là thông tin cơ bản về bệnh zona thần kinh trên mặt, nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc và chữa trị. Đây là một bệnh lý nguy hiểm do có khả năng phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế, ngay sau khi nhận thấy những biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện và thông báo với bác sĩ. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và đề ra phương pháp chữa bệnh, tránh gây nguy hiểm.

Triệu Chứng Của Bệnh Zona Thần Kinh

Bệnh Zona còn được gọi là bệnh giời leo và do virút Varicella Zonster gây ra (VZV).

Triệu chứng của bệnh

Hàng năm tỉ lệ người mắc bệnh Zona lên tới 1,5 – 3,0%. VZV xâm nhập vào dây thần kinh và hạch giao cảm, chúng nhân lên ở hạch rễ sau và gây viêm cấp tính. Đồng thời gây nên sung huyết và thậm chí gây hoại tử. Virút lan đi dọc theo rễ dây thần kinh cảm giác ngoại vi làm tổn thương bao Myelin gây tăng nhạy cảm ngoại vi và làm cho đau đớn, rát bỏng khủng khiếp. Cơn đau và rát bỏng dọc theo đường đi của giây thần kinh cảm giác đó chi phối.

Bệnh Zona trước khi toàn phát thường không thấy những biểu hiện đặc hiệu nào báo trước. Tuy vậy, bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng tương đối giống với một số bệnh nhiễm trùng hay gặp là nhiễm trùng đường hô hấp trên như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức khắp người. Tiếp đến là triệu chứng đau, rát, nhức nhối như kim châm hoặc kiến cắn, đôi khi đau dữ dội và rát bỏng, ngứa rất khó chị.

Đồng thời, vùng da này tăng nhạy cảm cho nên mỗi khi sờ vào đó người bệnh thấy đau, rát tăng lên rõ rệt. Đau có thể liên lục hoặc gián đoạn, đôi khi cơn đau khủng khiếp làm cho người bệnh phát khóc.

Sau một vài ngày tại vùng da này xuất hiện một mảng dát màu hồng đỏ rồi xuất hiện các mụn nước. Mụn nước mọc lên từng chùm, sát vào nhau, tạo thành mảng hoặc có liên kết với nhau. Có trường hợp trên một mảng da chỉ có một chùm nhưng thường là nhiều chùm mụn nước. Một số trường hợp các mụn nước mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác làm lan đầy một vùng da. Ngoài các triệu chứng sốt, đau, rát bỏng, ngứa ở vùng da bị Zona thì nổi hạch ở vùng lân cận sát với vị trí bị Zona, đặc biệt là Zona ở vùng đầu, mặt, cổ và liên sườn. Nếu bị Zona ở vùng bả vai hoặc cổ thì hạch vùng nách bên phía bả vai bị bệnh sẽ bị sưng và đau. Nếu Zona xuất hiện ở đùi hoặc cẳng chân thì có thể hạch ở vùng bẹn cùng bên chân bị bệnh sưng to, đau. Sự xuất hiện bệnh Zona trên một cơ thể NCT có thể gặp ở mắt (Zona mắt), đầu, mặt, ở cánh tay, cổ, lưng, ngực, chân. Bệnh thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể do chúng gây tổn thương các rễ thần kinh (một bên lưng, một bên ngực, một bên mắt).

Khi bị Zona thì sau khoảng từ 2 – 4 tuần lễ, các mụn nước khô, bong vảy và tự khỏi (nếu không có bội nhiễm hoặc không có biến chứng). Nếu bị bội nhiễm, người bệnh có thể bị sốt lại và sốt cao hơn, vùng da bị Zona bị mưng mủ và có thể làm lây lan ra nhiều vùng da khác và cũng rất dễ gây nhiễm trùng máu.

Bệnh Zona không nguy hiểm đến tính mạng, tuy vậy nếu bị Zona ở mắt thì phải hết sức thận trọng, đặc biệt là gây đau dữ dội và rát bỏng. Zona mắt có thể gây viêm, loét giác mạc, hậu quả để lại là sẹo giác mạc ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa. Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh Zona đối với NCT là gây đau nhức, rát bỏng vùng da bị Zona hàng tuần, hàng tháng, có khi kéo dài cả năm mặc dù vùng da đó đã khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, rối loạn giấc ngủ kéo dài và làm xuất hiện nhiều bệnh khác cho NCT. Tỉ lệ biến chứng đau nhức vùng da sau khi bị Zona ở NCT chiếm khoảng 1/3 số người bị bệnh. Chính sự đau nhức kéo dài ở vùng da bị Zona là do tổn thương các rễ thần kinh nên người ta gọi là Zona thần kinh.

Sau khi khỏi bệnh Zona thì VZV sẽ khu trú vào thần kinh, nằm ở sừng sau của tủy sống. Chúng thường nằm im ở đó tương tự như dạng “ngủ đông”, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng lại trỗi dậy và tiếp tục gây bệnh Zona ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Chính vì lẽ đó mà đa số NCT bị bệnh Zona có thể là do trong quá trình sống đã một lần bị loại VZV tấn công (gây bệnh), chẳng hạn lúc còn nhỏ đã bị bệnh thủy đậu.

Xử trí việc đau, rát như thế nào?

NCT khi nghi bị bệnh Zona cần đi khám bệnh ngay không nên chần chừ. Nơi khám tốt nhất là chuyên khoa da liễu. Cần khám càng sớm càng tốt để được điều trị sớm sẽ rất có lợi cho người bệnh vì sẽ làm giảm thời gian bị bệnh. Trọng tâm của việc điều trị bệnh Zona là giảm đau và ức chế sự phát triển của virút. Một số nhà chuyên môn khuyến cáo nên dùng phối hợp thuốc ức chế virút (acyclovir) với thuốc giảm đau (paracetamol, neurontin), kết hợp với amitriptilin (giảm lo âu, tác dụng an thần) và một số sinh tố như vitamin B1, B6, B12. Phối hợp thuốc sẽ làm hạn chế sự phát triển của virút, qua đó hạn chế sự tấn công của chúng vào thần kinh và đặc biệt làm giảm các cơn đau cho người bệnh, đồng thời làm cho người bệnh ngủ tốt hơn. Ngủ tốt hơn cũng đồng nghĩa với việc làm giảm cơn đau, tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC Người bệnh bị Zona không được tự động hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác mà tự mua thuốc để điều trị. Người bệnh cũng tuyệt đối không dùng kháng sinh để điều trị bệnh cho mình vì bất kỳ loại kháng sinh nào cũng không có tác dụng diệt virút, trừ khi có chỉ định của bác sĩ (tức là bệnh đã bị bội nhiễm). Cần vệ sinh da vùng bị bệnh và dùng các loại thuốc sát khuẩn mà bác sĩ kê đơn nhằm mục đích không để vùng da bị bệnh bội nhiễm vi khuẩn. Người bệnh cũng không nên quá lo lắng và cần có quyết tâm để điều trị bệnh chóng khỏi. Cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng chống lại virút gây bệnh.

Zona Thần Kinh Và Những Triệu Chứng Thường Gặp

2 – 3 ngày trước khi bị tổn thương, người bệnh thường có cảm giác báo hiệu như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc. Tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như mệt mỏi, đau đầu…v.v. Người bệnh gặp những triệu chứng này cần có sự trợ giúp kịp thời của bác sĩ trước khi bệnh phát triển nặng hơn.

Câu hỏi bởi: Nguyễn thị tâm

Thưa bác sĩ. Tôi đang có thai tuần thứ 32 nhưng cách đây một tuần da tôi có hiện tượng đỏ ửng. Ngày hôm sau thấy xuất hiện hạt mụn nước nhỏ bám trên vùng da đỏ đó. Và tới ngày thứ 3 thì tôi đi khám ngoài và họ chuẩn đoán tôi bị zona thần kinh. Có bôi thuốc đầy đủ cho tôi nhưng giờ lại bị lan ra một số chỗ của cơ thể rất khó chịu. Vậy cho tôi hỏi tôi bị bệnh gì và cách phòng trừ như thế nào? Cám ơn bác sĩ.

Nếu là zona thì có biểu hiện đau và rát trước khi phát ra tổn thương, sau đó thì đau và rát nhiều. Zona chỉ phát ra 1 nửa cơ thể, bên phải hoặc bên trái. Nếu đau rát và phát ở cả 2 bên thì là do suy giảm miễn dịch. Nếu chỉ rát, không đau, lan khắp người thì có thể là viêm da dị ứng, nguyên nhân có thể do phấn hoa hay côn trùng. Nếu bị dị ứng thì phải dùng thuốc chống dị ứng như corticoit. Zona thì phải điều trị bài bản không thì sẽ để lại di chứng. Nhưng là dị ứng thì không ảnh hưởng. Zona phía trên thì không sao, nếu nằm ở vùng bụng sát với tử cung thì zona đau thì tử cung đau, nhưng không ảnh hưởng tói thai nhi. Bạn cần đi lại cẩn thận tránh bị ngã.

Ngứa mí mắt có phải zona thần kinh?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 24 tuổi. Cho cháu hỏi là mắt cháu tự nhiên thấy ngứa ở vòng quanh mí mắt bên trái, xong đến tối mắt cháu sưng đỏ lên, rát lắm ạ. Cháu đi mua thuốc thì người ta bảo cháu bị zona thần kinh. Vậy cho cháu hỏi có phải cháu bị zona không ạ? Và bị ở mắt có nguy hiểm không ạ?

Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Triệu chứng em có rất giống với biểu hiện trong bệnh Zona thần kinh do loại vi-rút cùng loại với vi-rút thủy đậu gây nên. Tổn thương Zona ban đầu là những đám đỏ, rất rát và sau đó xuất hiện mụn nước. Zona ở mắt có thể có kèm những tổn thương ở mi mắt, kết mạc, củng mạc, giác mạc… Đặc biệt có thể có di chứng sẹo, thủng giác mạc. Em cần đi khám bác sĩ để được chăm sóc và hướng dẫn chữa trị.

Chúc em mạnh khỏe!

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, mẹ cháu năm nay 54 tuổi. Vừa qua, mẹ cháu bị zona thần kinh. Sau khi phát hiện và uống thuốc 10 ngày thì không còn đau nhức nữa, các vết nhọt cũng lành lại. Tuy nhiên, mẹ cháu lại bị nhợn khắp người khi đi chân trần hay mặc quần ngắn. Cháu rất mong được bác sĩ giải đáp giúp về tình trạng của mẹ cháu và cách khắc phục. Ngoài ra, mẹ cháu có cần tiếp tục uống thước không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn. Chúc bác sĩ sức khỏe và nhiều niềm vui.

Chào em, Zona thần kinh là tổn thương của thần kinh nên cũng cũng có ảnh hưởng đến toàn thân. Khi thần kinh bị viêm thì nơi khác cũng trở nên nhạy cảm nên mẹ em có cảm giác nhợn và có khi tê bì . Mẹ em cần đi tái khám để bác sĩ cho thêm thuốc bổ thần kinh , nhiều trường hợp ZONA đã khỏi nhưng cơn đau vẫn còn nguyên em ạ. Chúc mẹ em sớm khỏe!

Bị zona thần kinh phải làm sao?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Tôi đang có bầu tháng cuối nhưng từ hôm nay tới giờ tôi có triệu trứng bệnh zona thần kinh nó lan dần mỗi chỗ một ít ở lưng tôi. Xin hỏi bác sĩ giờ tôi phải làm thế nào để khỏi được ạ?

Tôi cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Xin trả lời bạn là chúng tôi không thể kê đơn thay bác sĩ chữa trị cho bạn, do đó bạn cần đến bác sĩ khám để chẩn đoán xác định và kê đơn chữa trị. Ở góc độ giải đáp, xin đưa ra một số thông tin với bạn về bệnh Zona trong thời kỳ mang thai:

Hầu hết là nhẹ và không tác động tới em bé. Việc sử dụng thuốc chữa trị phải đảm bảo an toan cho thai nhi, tuân thủ liều lượng thuốc, cách uống thuốc do bác sĩ điều tri quyết định Một số thuốc có thể được sử dụng trong chữa trị Zona ở phụ nữ mang thai. Bạn cần sử dụng thuốc kháng vi rút chẳng hạn kem Zovirax để ức chế sự phát triển của vi rút. Thuốc không tác động đếm thai nhi nhưng không dùng cho phụ nữ nuôi con bú. Sử dụng thuốc kháng Histamin như dung dịch Bernadyl để làm giảm biểu hiện ngứa. Để làm dịu biểu hiện rát bạn có thể bôi dung dịch Cameline 1,5 %. Việc sử dụng thuốc giảm đau cần thận trọng, cân nhắc và trao đổi kỹ với bác sĩ chữa trị trước khi uống thuốc.

Nữ 61 tuổi bị zona thần kinh

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Tôi là nữ giới, năm nay 61 tuổi. Cho tôi hỏi, tôi bị bệnh zona thần kinh đã lành 5 tháng rồi. Tại sao người vẫn đau nhức và ngứa trong da? Nếu vậy có cần dùng thuốc nữa hay không? Có cần ăn kiêng gì không? Mong bác giải đáp cánh chữa trị để chữa trị kịp thời.

Cảm ơn bác sĩ.

Zona là bệnh thường gặp, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao. Đây là chứng bệnh do cùng loại virut của bệnh thuỷ đậu gây lên. Đa số các bệnh nhân zona có tiền sử mắc bệnh thuỷ đậu từ khi nhỏ. Sau khi thuỷ đậu đã khỏi thì một số virut vẫn còn tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn nhưng không gây bệnh. Các virut này cư trú ở các hạch thần kinh nhiều tháng, nhiều năm. Gặp khi điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, các sang chấn tâm lý, suy nhực cơ thể… Chúng trở lại trạng thái hoạt động, nhân lên, phát triển ra các đầu dây thần kinh cảm giác và giây lên bệnh zona.

Bệnh zona là bệnh ngoài da nhưng lại tổn thương gốc ở dây thần kinh. Khi bị zona không cần kiêng ăn. Vẫn tắn rửa bình thường, vẫn vận động tập thể dục hàng ngày không tác động gì. Bệnh zona đã khỏi nhưng có thể vẫn đau kéo dài. Những biến chứng gây đau kéo dài là do phát hiện muộn hoặc chữa trị không đúng. Tốt nhất là chữa trị trong vòng 48 giờ. Điều trị sớm sẽ hạn chế tổn thương dây thần kinh nên sẽ giảm đau và giảm các biến chứng. Nếu chị chữa trị zona đã 4 tháng rồi mà vẫn đau thì chị vẫn có thể tiếp tục sử dụng các loại thuốc giảm đau kéo dài thêm một thời gian nữa như: Gabapetin (neurontin), hoặc Pregabalin (lyrica).

Chúc chị mạnh khỏe.

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Zona Thần Kinh

Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh

Ở ngoài cơ thể, virus Varicella – Zoster tương đối kém bền vững nhưng khi xâm nhập được vào cơ thể bệnh nhân thì có khả năng lưu trú rất lâu. Khi xâm nhập lần đầu, virus Varicella – Zoster có thể gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi điều trị virus có thể tạm ngưng hoạt động và trú vào các rễ hạch thần kinh.

Khi có điều kiện phù hợp, virus Varicella – Zoster sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh Zona thần kinh. Bệnh Zona thần kinh có thể bùng phát ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở bện nhân từ 60 – 65 tuổi. Ngoài ra những trường hợp dễ bùng phát Zona thần kinh còn có thể rơi vào nhóm bệnh nhân:

Có các vấn đề về suy giảm miễn dịch.

Người đã từng mắc bệnh thủy đậu từ trước đó 30 ngày trở lên.

Bệnh nhân đang mắc một số bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe, các bệnh đang điều trị hóa xạ trị như ung thư.

Người đag sử dụng một số loại thuốc điều trị.

Có các vấn đề về tinh thần, tâm lý như stress nặng, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Con đường lây nhiễm virus Varicella – Zoster:

Virus Varicella – Zoster gây bệnh Zona thần kinh chủ yếu lây nhiễm qua niêm mạc đường hô hấp (chiếm tỉ lệ cao), niêm mạc đường tiêu hóa, kết mạc mắt. Lây nhiễm có thể trực tiếp thông qua nước bọt của bệnh nhân khi bệnh nhân hắt hơi, ho, nói chuyện và người bị lây nhiễm có tiếp xúc gần. Ngoài ra tiếp xúc gián tiếp với các đồ dùng, vật dụng cá nhân của bệnh nhân mắc Zona thần kinh cũng có tỉ lệ lây nhiễm nhất định.

Triệu chứng của bệnh Zona thần kinh

Đối với bệnh Zona thần kinh, các triệu chứng của bệnh thường chia thành 3 giai đoạn rõ rệt, bao gồm giai đoạn tiền triệu chứng, giai đoạn phát ban và giai đoạn phục hồi. Ngoài ra một số bệnh nhân còn có thể trải qua một giai đoạn phụ là đau sau Zona thần kinh.

Giai đoạn tiền triệu chứng

Bệnh nhân bắt đầu có các dấu hiệu cho thấy sự tái hoạt động của virus Varicella – Zoster như có cảm giác đau nhói, tê rần trên da như châm chích, nóng rát ngoài da.

Có các dấu hiệu khác đi kèm như mệt mỏi, nhức đầu, có thể kèm theo sốt nhẹ.

Giai đoạn phát ban

Sau giai đoạn tiền triệu chứng khoảng 12 – 24 giờ, bệnh nhân bắt đầu bước vào giai đoạn phát ban với một loạt các triệu chứng như dát và mảng hồng ban trên da.

Trong 72 giờ từ thời điểm có hồng ban trên da, các mụn nước cũng bắt đầu xuất hiện rải rác, có xu hướng ngày càng lớn dần. Trong mụn nước có chứa dịch lỏng, khi mụn nước to sẽ chuyển thành mụn mủ.

Giai đoạn phục hồi

Kể từ khi có mụn mủ, trong vòng 7 ngày sau, bệnh nhân bắt đầu ít xuất hiện mụn nước mới.

Mụn mủ khô dần và bắt đầu đóng mài trên da. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần tùy theo tình trạng bệnh nhân.

Trong thời gian này, các vảy tiết bắt đầu biến mất dần sau đó bong vảy và lành dần.

Đau sau Zona thần kinh

Không phải bệnh nhân nào cũng trải qua giai đoạn đau sau Zona thần kinh. Đa số những trường hợp bị đau sau Zona thần kinh do bệnh nhân có sức khỏe yếu, người cao tuổi có hệ miễn dịch không đảm bảo.

Những vùng da có dấu hiệu Zona thần kinh kể cả sau khi phục hồi vẫn có dấu hiệu đau rải rác.

Tình trạng này do các dây thần kinh bị tổn thương trong giai đoạn Zona thần kinh bùng phát.

Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà các đợt đau sau Zona có thể kéo dài từ vài tháng – 1 năm.