Yoga Trị Bệnh Tuyến Giáp / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Điều Trị Tuyến Giáp Cực Hiệu Quả Với Các Bài Tập Yoga

Yoga điều trị tuyến giáp như thế nào?

Rối loạn tuyến giáp là căn bệnh rất phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Đây là một rối loạn nội tiết, biểu hiện dưới dạng cường giáp (dư thừa hormone tuyến giáp) hoặc suy giáp (thiếu hụt hormone tuyến giáp). Tình trạng này làm ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cơ thể.

Đây là một tư thế đảo ngược khá đơn giản với sự hỗ trợ từ vai. Khi bạn thực hiện tư thế này, đến lúc lưu lượng máu đến cổ họng sẽ tăng lên, điều này sẽ rất có lợi đối với việc điều trị suy giáp.

Cách thực hiện

Nằm ngửa và thẳng lưng trên thảm tập

Bạn đặt một chiếc khăn và gấp bên dưới vai

Đặt hai cánh tay mình ở hai bên vai bạn và cho lòng bàn tay úp xuống sàn

Ấn mạnh thêm cánh tay và đặt phần lưng xuống sàn. Hít vào và nâng chân lên vuông góc với mặt sàn

Đặt hai tay vào lưng dưới để giúp nâng đỡ hông

Đảm bảo cho chân và thân bạn nằm trên một đường thẳng, cằm hóp vào ngực

Hít vào và thở ra khoảng 3 nhịp trước khi bạn hạ chân xuống.

Ép chặt phần cơ bụng trong suốt quá trình thực hiện.

Tư thế đứng bằng vai có thể gây hại cho vùng cổ nếu không được thực hiện đúng cách. Nếu như bạn bị bệnh Graves hoặc cường giáp thì nên tránh tập vì tư thế này có thể làm tăng chức năng tuyến giáp.

Đây cũng là một tư thế đảo ngược trong các bài tập yoga có thể giúp giảm thiểu chứng suy giáp bằng cách cải thiện lưu thông máu đến các tuyến giáp. Ngoài ra, tư thế này còn giúp bạn cải thiện tinh thần, giảm mệt mỏi và điều trị mất ngủ.

Cách thực hiện

Nằm ngửa và giữ cho khuỷu tay cố định trên mặt sàn

Dùng tay bạn đỡ hông và từ từ nâng hai chân lên trên

Kéo hai bả vai

Căng phần cổ, cố gắng giữ cổ và mặt đất thẳng hàng

Để chân bạn dựa vào tường và giữ tư thế trong 5 phút

Tư thế này không chỉ có lợi cho những người mắc bệnh cường giáp.

Cách thực hiện

Nằm ngửa trên thảm tập, giữ cho phần đầu cố định, chân, lòng bàn tay và khuỷu tay bạn đặt trên sàn.

Nâng cao chân cho đến khi vuông góc với sàn nhà

Đẩy chân bạn về phía sau đầu cho đến khi chân chạm sàn

Giữ cho tư thế này trong một phút, đồng thời bạn hít thở sâu

Để bạn có thể dễ thực hiện, bạn có thể ấn hai tay vào eo trong khi dùng khuỷu tay nâng cơ thể lên

Lưu ý:Những người bị viêm tuyến giáp Hashimoto thì tuyệt đối không nên thực hiện tư thế này.

Cách thực hiện

Ngồi tập ở tư thế hoa sen trên thảm

Ngã người về phía sau khi vẫn đang ngồi ở tư thế hoa sen

Giữ trọng lượng cơ thể bạn bằng khuỷu tay. Đặt cẳng tay trên thảm, lòng bàn tay bạn úp xuống.

Giữ tư thế này càng lâu càng tốt cho người ta

Bạn nên thực hiện tư thế con cá ngay sau với tư thế đứng bằng vai để đạt được nhiều lợi ích nhất cho tập luyện. Tránh việc tập tư thế này nếu bạn bị huyết áp cao, viêm cột sống hoặc sẽ bị đau nửa đầu.

Cách thực hiện

Nằm sấp xuống thảm tập.

Nâng và gập phần chân lại, đồng thời bạn di chuyển về phía mông

Duỗi tay bạn về phía sau cho đến khi giữ được chân

Nâng cao phần trên cơ thể trong khi giữ chân

Giữ tư thế này trong vòng 5 phút

Tư thế này thì không nên dùng cho những người bị thoát vị đĩa đệm và phụ nữ đang mang thai.

Cách thực hiện

Quỳ gối và đặt phần gót chân hướng lên trần nhà. Mắt cá chân bạn chạm đất.

Giữ cho thẳng lưng

Cong người về phía sau và di chuyển phía các ngón chân. Cố gắng bạn để ngực song song với sàn nhà và chân

Cong người về phía sau đồng thời dùng tay bạn giữ gót chân

Giữ tư thế này trong vòng 5 phút

Tư thế con lạc đà thì chống chỉ định không phù hợp với người bị viêm loét dạ dày, thoát vị đĩa đệm, phụ nữ đang mang thai, người bị viêm khớp và chóng mặt.

Tập luyện tư thế cây cầu thường xuyên là cách tuyệt vời giúp cho bạn điều hòa hormone tuyến giáp. Đặc biệt, tư thế này còn giúp làm tăng lưu lượng máu đến não, giúp thư giãn và gián tiếp kiểm soát tình trạng cường giáp nữa.

Cách thực hiện

Bạn tiến hành nằm thẳng lưng

Từ từ bạn gập đầu gối sao cho chân tạo với mặt đất một góc 90 độ. Duỗi tay ra để chạm vào gót chân của bạn.

Chống tay lên thảm, đầu bạn dựa vào mặt đất. Nâng phần lưng lên, cảm nhận được sự căng của lưng và cổ

Giữ tư thế như thế nay trong 5 phút đồng thời hít thở đều đặn

Phụ nữ đang mang thai, những người bị viêm loét dạ dày và thoát vị đĩa đệm cũng nên tránh tập tư thế này.

Đăng Ký Ngay : Khóa Học Huấn Luyện Viên Yoga Tại Gò Vấp

Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp

Tuyến giáp là một tuyến nằm trước cổ tiết ra hormone và được vận chuyển đến các tế bào cơ thể thông qua các mạch máu và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều… Khi bộ phận này hoạt động quá mức nó sẽ trở nên suy yếu và không tiết đủ hormone cho các tế bào cơ thể. Lúc này bạn có thể đổi mặt với một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư tuyến giáp.

1. Ung thư tuyến giáp là gì

2. Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp

3. Tác hại của bệnh ung thư tuyến giáp

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp

5. Điều trị ung thư tuyến giáp

6. Phòng chống ung thư tuyến giáp

7. Bác sĩ điều trị

Tuyến giáp thực hiện chức năng sản xuất hormone điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và trọng lượng. Ung thư tuyến giáp xảy ra trong các tế bào tuyến giáp – một tuyến hình bướm nằm ở dưới cổ.

Mặc dù ung thư tuyến giáp không phổ biến nhưng tỷ lệ mắc bệnh dường như đang gia tăng. Những công nghệ mới hiện nay cho phép tìm ra các loại ung thư tuyến giáp nhỏ mà trước đây chưa từng được tìm thấy.

Tùy từng giai đoạn mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau:

Xuất hiện khối u: Người bệnh tự phát hiện ra khối u ở cổ, u to dần, di động khi nuốt, mật độ chắc và gồ ghề.

Xuất hiện hạch cổ: một số trường hợp chưa phát hiện được u qua khám lâm sàng mà đã xuất hiện hạch to ở cổ. Người bệnh cần phải làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác nhằm chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với các u lành tính khác.

Xuất hiện khối u: Khối u ở giai đoạn muộn phát triển khá lớn, lấn ra phía trước, ra sau, lên hai cực trên sát hai góc hàm và xuống dưới vào trong trung thất. Tuy nhiên khám lâm sàng không phát hiện được bệnh mà cần phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Bề mặt khối u thường gồ ghề, mật độ có chỗ cứng chắc nhưng có chỗ mềm. Khối u di động kém do đã phát triển, dính chặt và xâm lấn vào các mô xung quanh. Một số trường hợp ở giai đoạn muộn u gây chảy máu và bội nhiễm.

Khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn: Các triệu chứng này ở các mức độ khác nhau, có thể là khàn tiếng kéo dài, khó nuốt, nuốt nghẹn kèm đau khi nuốt.

Cảm giác đau tức tại vùng cổ do bị u chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.

Xuất hiện hạch to vùng cổ, đôi khi kèm đau cũng là dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn.

Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

Ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp khiến cho bệnh nhân xuất hiện những khối u ở cổ, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà các khối u này còn khiến cho người bệnh này gặp khó khăn khi nuốt, thở,…

Ở giai đoạn muộn, ung thư tuyến giáp phát triển lớn hơn, chèn ép các dây thần kinh, gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, trong những trường hợp nguy hiểm hơn là chảy máu, bội nhiễm và xấu nhất đó là tử vong.

Mặc dù các nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư tuyến giáp chưa được xác định rõ ràng nhưng các bác sĩ cũng không phủ nhận một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp như.

Bệnh lành tính tuyến giáp (bướu cổ, viêm tuyến giáp…).

Tiếp xúc với bức xạ (do bất thường ở mức cao của bức xạ trong môi trường. Ung thư tuyến giáp có thể phát triển nhiều năm sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, chỉ có một số nhỏ ung thư tuyến giáp gây ra do tiếp xúc với bức xạ.).

Đột biến gen.

Thiếu I-ốt (không bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn uống).

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm:

Giới tính: ung thư tuyến giáp thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới.

Tiếp xúc với chất phóng xạ có nồng độ cao: bao gồm việc điều trị bức xạ ở đầu, cổ và bụi phóng xạ từ các nguồn như nhà máy điện hạt nhân hoặc thử nghiệm vũ khí.

Một số hội chứng gen di truyền: có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp tuỷ trong gia đình, tân sinh đa tuyến nội tiết và hội chứng ung thư đại tràng di truyền.

Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp bao gồm:

Khám sức khoẻ: Bác sĩ sẽ tìm kiếm các thay đổi về thể chất trong tuyến giáp của bạn và hỏi về các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như tiếp xúc quá nhiều với phóng xạ và tiền sử gia đình về các khối u tuyến giáp.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp xác định tuyến tuyến giáp hoạt động bình thường hay không.

Lấy mẫu mô tuyến giáp: Bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy các mẫu mô tuyến giáp đáng ngờ. Mẫu này được phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm các tế bào ung thư.

Xét nghiệm bằng hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp phát hiện positron (PET) hoặc siêu âm.

Xét nghiệm di truyền: Lịch sử gia đình bạn có thể khiến các bác sĩ đề nghị thử nghiệm di truyền để tìm các gen làm tăng nguy cơ ung thư của bạn.

Ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công, triệt căn bằng phẫu thuật và điều trị bổ trợ với I-131 kể cả với người bệnh ở giai đoạn tiến triển.

Điều trị ung thư tuyến giáp càng sớm khả năng chữa khỏi bệnh càng cao

Phẫu thuật: Thông thường cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ chọn lọc là phương pháp được lựa chọn đầu tiên trong điều trị ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần phẫu thuật; Đối với những trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định thêm điều trị bổ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật.

Điều trị I-131: Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu i-ốt tốt. Vì thế, I-131 có thể được sử dụng hiệu quả nhằm phá hủy những mô giáp còn lại (lành tính và ung thư) sau khi phẫu thuật. I-131 sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp.

Các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể do không có đặc tính bắt giữ I-131 vì thế sẽ ít chịu tác động của chất phóng xạ này. Một số người bệnh có thể bị sưng đau vùng cổ, viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, tác dụng phụ này dễ khắc phục bằng cách uống nước và nhai kẹo cao su. Nếu sử dụng I-131 liều cao cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư khác tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp.

Điều trị ung thư tuyến giáp tiến triển: Ung thư tuyến giáp thường ít khi di căn xa tuy nhiên khi đã có di căn xa thì vấn đề cần xem xét cẩn trọng. Mặc dù phẫu thuật và điều trị I-131 là phương pháp chính tuy nhiên những phương pháp này cũng có khi không hiệu quả.

Trong trường hợp này, xạ trị ngoài là phương pháp có thể áp dụng để điều trị di căn xương và các di căn khác. Điều trị xạ trị có thể giúp giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính. Bên cạnh đó, điều trị đích cũng là một phương pháp mới bước đầu ứng dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển.

Khám và chữa trị ung thư Tuyến giáp tại Hello Doctor

Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp

Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn

Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân

Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác

Phác đồ điều trị ung thư hiện đại

Áp dụng bảo hiểm y tế

Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà

Càng sớm phát hiện ung thư tuyến giáp, bạn càng có cơ hội chữa lành. Chính vì vậy mà ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chuẩn đoán, xác định bệnh và có cách điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.

Tránh tiếp xúc với tia bức xạ: Việc tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Bổ sung trái cây và rau xanh trong bữa ăn hằng ngày, hạn chế tiêu thụ chất béo, hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn và các loại thịt đỏ.

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần giúp phòng tránh nhiều bệnh ung thư.

Duy trì cân nặng phù hợp.

Không hút thuốc lá và sử dụng các đồ uống có cồn.

Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm.

Khoa Bệnh Lý Tuyến Giáp

Thông tin đầy đủ và chi tiết Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 ở Hà Nội. chúng tôi cung cấp thông tin bao gồm địa chỉ Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 ở đâu? Các thông tin khác như thời gian làm việc, số điện thoại liên hệ Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 bảng giá dịch vụ, hình ảnh, hỏi đáp và review.

Giới thiệu

Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 là cơ sở trực thuộc Bệnh viện Nội tiết Trung ương Cơ sở 1 ở Hà Nội. Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp các dịch vụ Cơ Xương Khớp khu vực Hà Nội

Tên: Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1

Trực thuộc: Bệnh viện Nội tiết Trung ương Cơ sở 1

Chuyên khoa: Cơ Xương Khớp

Loại hình: Khoa/cơ sở thuộc Bệnh viện/Viện

Dịch vụ: Khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y Tế về Cơ Xương Khớp

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Bảo hiểm: BHXH, BHYT Theo quy định của Bộ Y Tế

Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 ở đâu?

Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 là cơ sở trực thuộc Bệnh viện Nội tiết Trung ương Cơ sở 1 ở Hà Nội

Địa chỉ: Cổ Điển, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Số điện thoại Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1?

Thông tin liên hệ Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1

Hoặc liên hệ với Bệnh viện Nội tiết Trung ương Cơ sở 1 để biết thông tin chi tiết

Thời gian làm việc Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1

Lịch làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 07h00 – 20h00

Lịch làm việc của Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 có thể thay đổi. Liên hệ Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 để cập nhật giờ làm việc Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 chính xác nhất.

Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 tuyển dụng

Liên hệ với Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1. Hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Nội tiết Trung ương Cơ sở 1 để biết thông tin Khoa Bệnh lý tuyến giáp – Bệnh viện Nội tiết Trung ương – Cơ sở 1 tuyển dụng.

Điều Trị U Tuyến Giáp Như Thế Nào?

U tuyến giáp hay còn gọi là bướu giáp là bệnh nội tiết thường gặp, lên tới khoảng 10% dân số. Người bệnh nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn và khả năng mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi từ 40 – 60. Theo kết quả theo dõi hiện nay thì tỷ lệ nhân giáp lành tính chiếm 90% và có khoảng 5 -10% là ác tính. Tuy nhiên, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở người trẻ tuổi là khá cao. Việc khám sàng lọc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp cho người bệnh ngăn chặn được các yếu tốt nguy hiểm. Vậy trường hợp u tuyến giáp lành tính thì điều trị ra sao? Trường hợp ác tính thì nên điều trị thế nào?

NHẬN BIẾT DẤU HIỆU BỆNH

Người bị bệnh u tuyến giáp hiện nay thường rất chủ quan với bệnh của mình. Ban đầu bệnh phát triển chậm, có thể chưa có triệu chứng gì nên người bệnh thường chậm trễ trong việc khám sàng lọc. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bỏ quên “bệnh” một thời gian và bắt đầu nhận thấy ho kéo dài, khó thở, khó nuốt hoặc lạc giọng, khàn giọng hoặc khối u to làm ảnh hưởng mỹ quan mới bắt đầu đi khám. Đây là giai đoạn u đã phát triển và chèn ép lên các khu vực dây thần kinh thanh quản, khí quản và thực quản. Đa phần bệnh nhân rất hối hận vì lúc đó bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn xấu.

Chính vì vậy, người có u tuyến giáp, người trong gia đình có lịch sử bị u tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp cần cảnh giác và thăm khám đều đặn. Đơn giản nhất là việc thực hiện siêu âm tuyến giáp 3-6 tháng định kỳ.

ĐIỀU TRỊ U TUYẾN GIÁP VỚI NHÂN GIÁP LÀNH TÍNH

Cần thăm khám thường xuyên để biết rõ tình trạng bệnh

Đối với u tuyến giáp nhân lành tính bệnh nhân có thể yên tâm điều trị và tham khám định kỳ để biết được chính xác tình trạng bệnh.

Việc điều trị có thể tham khảo các phương pháp sau: không can thiệp mà chỉ theo dõi thường xuyên; Điều trị nội khoa bằng thuốc; Can thiệp bằng phương điều trị nhiệt (laser hoặc điều trị bằng sóng cao tần) hoặc Phẫu thuật cắt bỏ.

Việc không can thiệp và theo dõi thường áp dụng cho các khối u nhỏ và nhìn rõ ràng trên siêu âm.

Trước đây bác sỹ thường chỉ định phẫu thuật cho các khối u lớn hơn. Đây là phương pháp có tác dụng nhanh, u giáp biến mất ngay sau khi phẫu thuật nhưng lại để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt người bệnh sẽ phải cân nhắc nguy cơ uống thuốc duy trì chức năng tuyến giáp sau phẫu thuật.

Hiện nay, với bằng chứng điều trị tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại các viện lớn tại Việt Nam, phương pháp điều trị nhiệt bằng sóng cao tần đang được coi là phương pháp khá tối ưu với các bệnh nhân có u to nhưng lại không muốn cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hay uống thuốc chức năng tuyến giáp. Bệnh nhân không phải gây mê để làm phẫu thuật mà sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện. Việc này giúp cho bệnh nhân có nhiều lo lắng về sức khỏe tránh phải nằm viện dài ngày.

Điều trị u tuyến giáp với nhân giáp ác tính

Các bác sĩ có thể xem lịch sử bệnh tật, kiểm tra nồng độ hormon, siêu âm và quét tuyến giáp để xác định thông tin về khối u. Sau đó, các bác sỹ sẽ chẩn đoán chính xác hơn ác tính hay lành tính dựa vào sinh thiết chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) hoặc sinh thiết kim lõi nhỏ (CNB). FNA là phương pháp dùng một kim tiêm rất nhỏ đưa vào khối u và lấy một hoặc nhiều mẫu tế bào để kiểm tra dưới kính hiển vi xem những tế bào có tính chất ác tính hay không. Còn CNB là dùng kim sinh thiết chuyên dụng có lõi để lấy mô tế bào. Khối lượng mô tế bào của CNB lớn hơn nên sẽ cho kết quả chính xác hơn. Nhiều trường hợp các bác sỹ sẽ kết hợp cả hai phương pháp này để cho ra kết quả chính xác nhất.

Ung thư tuyến giáp là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Khi kết quả sinh thiết là ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Khi đó, chức năng tuyến giáp của người bệnh sẽ bị suy giảm vĩnh viễn, vì thế người bệnh cần uống thuốc hỗ trợ tuyến giáp suốt đời.