Yoga Chữa Bệnh Tuyến Giáp / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

4 Tư Thế Yoga Tốt Cho Tuyến Giáp

Tư thế Đứng bằng vai sẽ kích thích hoạt động của tuyến giáp, giúp ổn định lượng hormone T3 trong máu và lưu thông máu tốt hơn. Vì trong lúc thực hiện, cơ thể được đảo ngược, cằm được khoá lại, máu chảy về tim bằng trọng lượng chứ không phải bằng sức ép. Máu tươi sẽ lưu thông quanh cổ và ngực, do đó rất tốt cho những người có bệnh lí về cổ họng nói chung và bệnh lí tuyến giáp nói riêng. Lưu ý những người bị bệnh tăng nhãn áp, tăng huyết áp hay có vấn đề về xoang, phụ nữ mang thai và chị em đang cho con bú không nên thực hiện tư thế này.

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay để dọc theo thân người.

Bước 2: Hít sâu, từ từ nâng 2 chân lên cao, vẫn giữ 2 chân và đầu gối sát nhau. Cổ và vai đặt bằng phẳng trên sàn, nâng chân lên sao cho chân vuông góc với sàn nhà. Dùng 2 cánh tay và bàn tay đặt dưới lưng để đỡ sức nặng của cơ thể và từ từ nâng thân mình lên theo phương thẳng đứng lên cao cho đến khi cằm ép lên xương ức, thân mình và 2 chân thẳng, trọng lượng cơ thể dồn lên 2 vai.

Bước 3: Giữ tư thế trong 30 giây, hít thở sâu

Bước 4: Sau đó uốn cong đầu gối, đặt 2 bàn tay úp xuống sàn và từ từ hạ thân người xuống sàn tập. Theo thời gian, bạn có thể tăng mức độ tập lên 5 phút/ngày.

2. Tư thế cái cày

Tư thế này được đặt tên theo hình tượng cái cày. Đây là tư thế tập trung vào vùng cổ và tuyến yên, giúp cải thiện hoạt động của tuyến giáp và kích thích quá trình trao đổi chất, cải thiện hệ miễn dịch.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, duỗi chân thẳng đứng vuông góc với nền nhà.

Bước 2: Đặt hai cánh tay dọc sát với thân, lòng bàn tay úp xuống.

Bước 3: Hít vào, sử dụng cơ bụng để nâng chân lên vòng qua đầu cho đến khi mũi chân chạm sàn. Nếu chân bạn không chạm được xuống sàn thì hãy đặt tay dưới lưng để hỗ trợ. Nếu ngón chân bạn chạm được tới sàn, đan hai tay lại với nhau và cố gắng cuộn vai thấp xuống làm trụ đỡ của toàn bộ cơ thể.

Bước 4: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 45 giây và hít thở đều. Từ từ cuộn người trở lại vị trí ban đầu, cảm nhận thấy từng đốt sống lưng từ từ duỗi ra theo từng chuyển động.

3. Tư thế con lạc đà

Đây là tư thế giúp kéo căng vùng cổ do vậy, kích thích hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên một số người khi thực hiện tư thế này có thể bị khó thở do khi kéo căng vùng cổ thì phế quản sẽ bị chèn ép. Lúc này chúng ta không nên cố gắng thở gấp vì có thể gây ra ngạt khí, sặc khí, bạn cần điều hòa nhịp thở của mình hoặc hạn chế sự kéo căng này.

Cách tập: Quỳ gối với các ngón chân úp xuống sàn nhà. Từ từ uốn cong người về phía sau, 2 bàn tay chạm vào gót chân và nếu điều này quá khó, bạn có thể thay bằng đặt 2 tay lên hông. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây đồng thời hít thở sâu.

4. Tư thế con cá

Tư thế con cá là một kiểu uốn cong với mục đích mở rộng cổ họng và ngực, giúp massage vùng cổ một cách tự nhiên, tăng cường hoạt động của tuyến cận giáp, tuyến yên và tuyến tùng. Tư thế này giúp cải thiện lưu thông máu, làm giảm mọi sự căng thẳng, lo âu và tăng cường hoạt động của tuyến giáp trạng.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng trên sàn, khép vào nhau, 2 tay buông xuôi.

Bước 2: Hai tay đặt xuống phía dưới mông.

Bước 3: Đẩy ngực lên và ngửa cổ ra đằng sau, đồng thời dồn trọng lực lên khuỷu tay và hai cánh tay, mở rộng tối đa lồng ngực.

Bước 4: Hạ đỉnh đầu xuống sàn trong khi cổ họng vẫn mở. Cố gắng hít vào nếu có thể, hạ xuống và thở ra.

Chữa Ung Thư Tuyến Giáp Bằng Đông Y

1. Chữa ung thư tuyến giáp bằng đông y

Ung thư tuyến giáp là một dạng của ung thư tuyến nội tiết. Đây là loại ung thư có tiên lượng tốt, khả năng điều trị bệnh tương đối cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong số các loại ung thư thì ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng tốt nhất bởi nó có đến 90% là tế bào biệt hóa tốt, nghĩa là mức độ ác tính thấp.

Tuy nhiên tùy thuốc vào thời điểm phát hiện bệnh thuộc giai đoạn nào, mức độ bệnh ra sao cũng như độ tuổi bệnh nhân mà tiên lượng sống của người bệnh tốt hay không. Chính vì vậy việc áp dụng các bài thuốc đông y trong chữa ung thư tuyến giáp tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh hay phụ thuộc vào cơ địa người bệnh. Thông thường các bài thuốc điều trị ung thư tuyến giáp bằng đông y sẽ có hiệu quả ở giai đoạn đầu phát hiện bệnh, khi các tế bào ung thư mới chỉ có kích thước nhỏ và chưa di căn tới xương, phổi hay bộ phận khác trên cơ thể.

Một số bài thuốc chữa ung thư tuyến giáp bằng đông y được dân gian đúc kết lại như sau:

Bài thuốc này được áp dụng trong trường hợp bệnh có biểu hiện xuất hiện khối u nhỏ ở trước cổ với kích thước khoảng 3x3cm. Lúc này da của người bệnh chưa có sự thay đổi gì. Hình dáng khối u có mặt ngoài nhẵn bóng, mềm, ấn vào thì không cảm thấy đau. Khối u lúc này có thể lên xuống theo cùng chuyển động nuốt. Ngoài ra người bệnh lúc này có chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, nhẫy, mạch tượng tế, huyền hoạt.

Trong trường hợp này người bệnh được chẩn đoán khí hư, âm hư cần điều trị bằng phương pháp ích khí dưỡng âm, sơ can hóa đàm. Bài thuốc gồm có các nguyên liệu tương ứng với 1 thang thuốc gồm có 12g bạch thược, 12g trạch tất, 15g đẳng sâm, 13g hạ khô thảo, 12g bạch giới tử, 20g hoàng kỳ, 15g bắc sa sâm, 30g hải phù thạch, 12g huyền sâm, 20g thạch kiến xuyên, 9g cường tàm, 30g thổ phục linh, 12g hương phụ và 2g ngõa lăng tử.

Bài thuốc Ích khí dưỡng âm

Người bệnh cần chuẩn bị: Đương quy 15g, thiên hoa phấn 20g, nga truật 10g, đảm nam tinh 10g, hải tảo 15g, xuyên sơn giáp 10g, hạ khô thảo 20g, đan sâm 30g, can thiền bì 15g, bạch anh 20g, long quỳ 30g. Thang thuốc này có công dụng điều trị ung thư tuyến giáp trạng loại can uất khí kết.

Người bệnh cần chuẩn bị liều lượng thuốc như sau: 12g sinh địa, 30g hải tảo, 15g giáp châu, 12g đương quy, 12g thanh bì, 9g thiên nam tinh, 30g bạch hoa xà, 30g hoàng kỳ, 9g lô hội, 30g hạ khô thảo, 15g bạch thược, 30g côn bố, 9g long đờm thảo. Thang thuốc này được kê cho người bệnh ung thư tuyến giáp trạng loại can uất khí kết.

Bài thuốc Can uất khí tết

Bài thuốc gồm các vị thuốc: sinh kỳ 20g, bạch truật 12g, thái tử sâm 30g, đương quy 10g, thạch hộc 30g, hạ khô thảo 15g, bạch thược 15g, bạch chỉ 6g, sa sâm 30g, xích thược 1g, lộc giác sương 10g. Bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp loại thiếu hụt cả khí lẫn huyết có thể dụng bài thuốc này để bổ sung khí huyết, hỗ trợ điều trị bệnh. .

Người bệnh sẽ cần chuẩn bị: cố bố 10g, sơn từ cô 15g, miêu trảo thảo 30g, hạ khô thảo 30g, tam lăng 10g, sơn giáp 10g, hoàng dược tử 15g, văn truật 10g, tạo giác thích 15g, hải tảo 10g, xích thược 15g, bôi mẫu 15g.

Bài thuốc này được chỉ định cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp có triệu chứng có khối u ở cổ họng, chất mềm hoạt động lên xuống theo nhịp nuốt..

Thành phần thang thuốc gồm có: bán chi liên 30g, nga truật 12g, thổ miết trùng 9g, hồng sâm 6g, hạ khô thảo 30g, côn bố 30g, hoàng kỳ 30g, sơn đậu căn 12g, hải tảo 30g, bạch hoa xà 30g, giáp châu 15g, thiên đông 15g. Những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp loại khí huyết ứ kết có thể áp dụng bài thuốc này để điều trị bệnh tốt hơn.

Ngoài ra trong đông y còn có bài thuốc chữa ung thư tuyến giáp di căn với nga truật, mẫu lệ, thiên hoa phấn, ngân hoa, sinh miết giáp, bạch hoa xà, liên kiều, hải tảo, ngô công, tam lăng, côn bố, toàn hạt, bồ công anh kết hợp.

3. Các phương pháp chữa ung thư tuyến giáp kết hợp với đông y

Hiện nay nhờ sự tiến bộ của y học, nhiều phương pháp chữa ung thư tuyến giáp đã ra đời, giúp người bệnh có nhiều cơ hội chữa bệnh hơn. Đặc biệt liệu pháp kết hợp đông tây y mang lại hiệu quả điều trị tốt cho người bệnh. Do đó các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng đông y thường được sử dụng kết hợp với phương pháp tây y sau để điều trị bệnh.

Phẫu thuật là phương pháp đầu tiên được chỉ định để điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu và khi các khối u di căn tạo thành các hạch bạch huyết ở cổ. Lúc này phẫu thuật nhằm cắt các khối u cho bệnh nhân. Tùy vào tình trạng bệnh, kích thước khối u và sức khỏe người bệnh mà sẽ được chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp hay cắt bỏ thùy tuyến.

Sử dụng phương pháp phẫu thuật có một số hạn chế như gây ảnh hưởng tới các dây thanh làm khàn giọng, giọng nói nhỏ, thuề thào hoặc gây ra khó thở.

Phẫu thuật – mổ mở

Như chúng ta đã biết, ung thư tuyến giáp hình thành do sự rối loạn hormone tuyến giáp. Do đó liệu pháp hormone tuyến giáp được chỉ định để cung cấp các nội tiết tố bị thiếu hụt đồng thời ngăn chặn các hormone kích thích tuyến giáp TSH hình thành trong tuyến yên làm bệnh tái phát. Liệu pháp này áp dụng sau khi đã điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật.

Cũng giống như liệu pháp hormone tuyến giáp, i ốt phóng xạ I – 131 được sử dụng điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn hậu phẫu, với mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Lý do sử dụng I ốt phóng xạ I – 131 để điều trị là do i ốt chỉ được hấp thu ở tuyến giáp, còn các tế bào khác trong cơ thể không hấp thu nó, chính vì vậy sử dụng i ốt không gây ảnh hưởng tới các tế bào khác ở cơ thể.

Hạn chế của phương pháp này là gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, khô miệng, thay đổi vị giác, khô mắt hoặc gây đau đơn cho người bệnh nếu như các tế bào ung thư lan ra các vùng khác.

Xạ trị bằng i – ốt 131

Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, áp dụng tia năng lượng X để chiếu vào các khối u nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Đặc điểm phương pháp này là chỉ tiêu diệt được các tế bào ung thư ở vùng được xạ trị, tác dụng phụ là nó có thể phá hủy các tế bào lân cận nếu không may bị chiếu vào.

Nếu như xạ trị là tiêu diệt tế bào ung thư từ bên ngoài thì hóa trị lại tiêu diệt tế bào ung thư tuyến giáp từ bên trong. Lúc này hóa chất diệt ung thư (thuốc) được tiêm vào tĩnh mạch, theo dòng máu lan khắp cơ thể (do đó nó còn được biết đến là phương pháp điều trị toàn thân) tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị ở trên không phát huy hiệu quả bởi điều trị bằng phương pháp hóa trị này khiến bệnh nhân rất mệt mỏi, sức khỏe suy giảm trầm trọng sau mỗi đợt hóa trị

4. Các yếu tố hợp khi chữa ung thư tuyến giáp ngoài đông y

Ngoài các phương pháp chữa ung thư tuyến giáp bằng đông y, đông tây y kết hợp thì các liệu pháp tinh thần, liệu pháp ăn uống, liệu pháp tập thể dục cũng mang lại hiệu quả tích cực, vừa giúp cải thiện sức khỏe, vừa góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bởi tinh thần là yếu tố quyết định 50% sự thành công của phương pháp điều trị.

Yoga là môn thể dục nhẹ nhàng, ít tốn năng lượng, không gây chấn thương khi tập luyện, do đó nó phù hợp cho những người có thể trạng yếu như những người bệnh ung thư bị suy giảm sức khỏe sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Ngoài ra tập luyện yoga còn giúp người bệnh có tinh thần thoải mái hơn, lạc quan hơn, giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.. Bên cạnh đó yoga còn mang lại nhiều tích cực trong điều trị ung thư tuyến giáp.

Thải độc từ quá trình điều trị ung thư nhờ các tác động nhẹ nhàng trong khi tập luyện kết hợp với việc hít thở sâu giúp kích thích máu lưu thông, cân bằng cơ thể, giúp tăng cường quá trình thanh lọc công cơ thể. Ngoài ra việc hít thở sâu còn giúp tăng cường nguồn oxy tự nhiên cho các tế bào trong cơ thể một cách dễ dàng, từ đó cũng cấp máu giàu oxy cùng các dinh dưỡng quan trọng cho các tế bào đang mệt mỏi do đợt điều trị bệnh vừa xong hồi phục và khỏe mạnh trở lại.

Giảm căn thẳng, lo âu: nhờ tập luyện yoga mà tinh thần người bệnh nâng cao hơn, họ không còn thấy lo lắng, bất an về căn bệnh mình đang gặp phải nữa. Người tập luyện yoga tìm thấy sự nâng cao trong nhận thức, sự tĩnh lặng của tinh thần, nội tâm thư thái và cảm giác cân bằng.

Tập luyện Yoga là một cách làm việc khá hiệu quả

Khi thiền, tâm người bệnh sẽ khỏe mạnh giúp suy nghĩ tích cực – đây vốn là điều mà các bác sĩ luôn căn dặn bệnh nhân, cần lạc quan thì cơ thể mới tiếp nhận các phương pháp điều trị hiệu quả nhất được.

Thiền bổ trợ cho các phương pháp điều trị chính bệnh ung thư tuyến giáp như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật… gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể bằng cách giải quyết những tác hại gây ra của những phương pháp điều trị đó, đồng thời giúp tăng cường chức năng miễn dịch, thông qua thiền các tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hơn để tiêu diệt các gốc tự do. Khi thiền, tâm sẽ tịnh, tinh thần sẽ an nhiên, tự tại, không còn lo âu, điều này kích thích các tế bào miễn dịch trong cơ thể hoạt động mạnh hơn, các tế bào miễn dịch khỏe mạnh sẽ tìm kiếm, phát hiện tiêu diệt các tế bào lạ gây nguy hiểm cho xã hội.

Bên cạnh khả năng tăng cường hệ miễn dịch, thiền còn góp phần chống suy mòn, nâng cao miễn dịch tế bào, ngăn sự hình thành các gốc tự do, giảm trầm cảm, lo âu và đặc biệt thiền giúp ngủ ngon, điều mà không chỉ người bệnh mà ngay cả những người bình thường cũng cần có để hồi phục sức khỏe.

Luyện tập Thiền tốt cho sức khỏe tăng cường sức đề kháng

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với sức khỏe người bệnh.

Người bị ung thư tuyến giáp nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh, thực phẩm giàu protein để tăng năng lượng cho cơ thể.

Không nên ăn muối i ốt, cá, hải sản và các thực phẩm khai thác từ biển chứa nhiều i ốt như rau câu, rong biển, tảo biển… trong thời gian được bác sĩ nhắc nhở kiêng cữ.

Không nên ăn đậu nành, lòng đỏ trứng, không nên uống các đồ uống có ga hay bia, rượu, cafe.

Ăn nhiều rau xanh tốt cho quá trình điều trị bệnh

5. Các lưu ý cần tránh khi chữa ung thư tuyến giáp

Khi điều trị ung thư tuyến giáp nên lưu ý:

Không ăn các loại thực phẩm có chứa i ốt nếu như đang điều trị bằng liệu pháp phóng xạ I – 131.

Quan tâm theo dõi và chăm sóc sức khỏe, không được để xảy ra tình trạng suy giáp

Tránh tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, gây ra phóng xạ như xăng dầu, selen, chì.

Nên theo dõi tình hình sức khỏe sau khi điều trị và thăm khám đúng định kỳ bởi ung thư tuyến giáp là bệnh rất dễ tái phát.

Tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ sau điều trị như vệ sinh, ăn uống, sinh hoạt.

Nói không với muối

Hiện nay, Tây y vẫn được coi là phương pháp chính thống hơn trong điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, Đông y cũng đang dần bắt kịp với Tây y với những phương pháp và bài thuốc ít mang tính xâm lấn và lành hơn. Để chữa ung thư tuyến giáp bằng đông y hiệu quả, người bệnh nên có thêm sự tham khảo từ bác sĩ chuyên ngành và có kết hợp với Tây y một cách khoa học.

Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp

Bệnh nhân mắc phải ung thư tuyến giáp nên ăn gì

Để có thể kiểm soát trọng lượng,cũng như giúp người bệnh cần có thêm các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Thì việc bổ sung những thực phẩm cần thiết sau đây là vô cùng quan trọng

Bổ sung hạt ngũ cốc, các nguồn protein nạc và các a-xít béo omega-3

Ung thư ở tuyến giáp nên ăn gì nhất để có lợi cho cơ thể. Tôi nghĩ rằng không có gì ngoài hoa quả tươi, rau củ các loại, trái cây nhiều màu sắc

Ăn nhiều rau xanh để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt là các loại rau của quả chứa nhiều chất vitamin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.

Cá và hải sản

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu khác

Lòng đỏ trứng

Sôcôla

Khoai tây thực phẩm rất có lợi cho bệnh ung thư tuyến giáp

Thực phẩm từ sữa, bao gồm phô mai, sữa chua, kem và bơ

Muối i-ốt

Thực phẩm từ sữa, bao gồm phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn những thực phẩm tươi sống, giàu vitamin có lợi cho sức khỏe của bạn

Người bệnh mắc ung thư ở tuyến giáp kiêng ăn gì

Tránh ăn đồ cay, nóng

Không nên ăn đồ cay nóng và đồ hun khói. Các thực phẩm này dễ gây tổn thương cho tuyến giáp và khiến bệnh trở nên nặng hơn và làm cản trở quá trình điều trị

Thay vào đó, người bệnh cần say nhuyễn toàn bộ thức ăn hoặc dùng các đồ ăn lỏng, mềm như cháo hay một số loại nước ép từ rau củ quả và chia nhỏ ra thành nhiều bữa trong ngày.

Vì những thực phẩm này không nằm trong danh sách cho người bệnh nhân mắc ung thư dạ dày nên ăn gì, mà điều này bạn cần phải tránh xa những loại đồ ăn này.

Vì trong đồ ăn chiên, rán thường gây ra rất nhiều gây bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt khiến người bệnh ung thư tuyến giáp bị nóng trong người, chướng bụng, tiêu hóa kém,đôi khi buồn nôn, chóng mặt, làm tụt huyết áp.

Lời khuyên để giúp chuẩn bị các món cho người bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp

Bạn phải nấu chín thức ăn, một số loại thực phẩm nên nghiền nhỏ để đễ dàng nuốt

Nên chọn những thực phẩm giàu Protein để có lượng calo và năng lượng đầy đủ cho cơ thể

Không nên ăn chế biến các món ăn với nhiều i-ốt

Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày

Có thể nghiền rau hoặc thịt , những loại trái cây, rau củ quả bạn có thể xay nhuyễn ra cho tiện sử dụng

Nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất đối với người bệnh đang mắc ung thư tuyến giáp nên ăn gì đóng một phần vai trò rất quan trọng trong việc duy trì năng lượng cho cơ thể. Giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục, trả lại sức khỏe ban đầu cho bạn.

Nếu có thể bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Như vậy bạn đã biết bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp nên ăn gì và cần tránh những thực phẩm gì rồi đúng không nào. Với một chút chia sẻ kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng cho mọi người #tamsoatungthu hy vọng rằng đang mang đến cho người đọc những thông tin bổ ích nhất giúp bạn thêm khỏe mạnh cũng như có sức đề kháng lại bệnh tật.

Bệnh Mắt Tuyến Giáp (Ted)

Điều này có thể làm cho mắt bị đẩy về phía trước (lồi mắt) và mắt, mí mắt bị sưng và đỏ. Trong một số trường hợp có sưng và cứng của các cơ chuyển động mắt điều này có thể gây ra song thị.

Hiếm khi TED có thể gây mù do áp lực lên dây thần kinh ở mặt sau của mắt hoặc vết loét hình thành ở phía trước mắt.

TED là một bệnh tự miễn dịch. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công mặt sau của mắt và gây viêm.

Triệu chứng bệnh mắt do tuyến giáp

Bệnh nhân bị tăng tuyến giáo có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

Cổ sưng lên do tuyến giáp to (bướu giáp)

Đổ mồ hôi, nóng bức

Thèm ăn, ăn nhiều nhưng lại giảm cân

Tay chân thường run

Tim đập nhanh

Mệt mỏi

Bồn chồn, lo âu và tính khí khó chịu

Một số biến chứng của bệnh tuyến giáp là mất thị lực do thị giác bị chèn ép bởi các mô xung quanh mắt. Tình trạng này có thể gây sưng mắt, lồi mắt, khiến giác mạc bị ảnh hưởng.

Lồi mắt do bướu cổ là điều không hiếm gặp. Vì thế, nếu có bệnh bướu cổ, mọi người không được chủ quan với các bệnh lý về mắt để không ảnh hưởng tới thị lực, thẩm mỹ.

Bệnh nhân cũng có thể bị chứng song thị do các cơ ở mắt bị cứng và sưng. Khi có dấu hiệu khác thường ở mắt nên đến các bệnh viện mắt gần nhất để các bác sĩ khám và chẩn đoán.

Những tổn thương mắt do tuyến giáp

Lồi mắt: Bệnh lý tuyến giáp khiến xảy ra phù nề và tăng sinh của các tổ chức trong hốc mắt, vì thế nhãn cầu bị đẩy nhô ra trước. Lồi mắt nặng làm cho mi nhắm không kín và có thể dẫn tới biến chứng viêm loét giác mạc, có trường hợp phải khoét bỏ mắt.

Co rút mi: dấu hiệu này thấy rất rõ ở mi trên. Mi co rút càng khiến có cảm giác bệnh nhân lồi mắt nặng hơn. Co rút mi cùng với lồi mắt gây hở mi khi nhắm nhẹ và khi ngủ. Hở mi, lộ giác mạc khiến người bệnh có cảm giác cộm, khô mắt, chảy nước mắt và sợ ánh sáng.

Nhìn đôi (song thị) hoặc lác: có 4 đôi cơ vận nhãn đảm bảo cho mắt một người bình thường liếc được các hướng. Bệnh tuyến giáp khiến các cơ vận nhãn này bị viêm, phù nề, phì đại và dần dần xơ hóa với mức độ khác nhau dẫn đến chứng nhìn đôi, ban đầu nhìn đôi từng lúc và về sau nặng hơn là lác.

Tăng nhãn áp: sự nề phù và tăng sinh của các tổ chức trong hốc mắt sẽ ép vào nhãn cầu từ phía sau vừa gây lồi mắt, vừa gây tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp lâu ngày sẽ đưa tới tổn hại thị lực, thị trường.

Giảm thị lực: bệnh tuyến giáp khiến các cơ vận nhãn bị phì đại chèn ép dây thần kinh thị giác ở đoạn đỉnh hốc mắt và gây giảm thị lực. Giảm thị lực còn có thể do tăng nhãn áp lâu ngày.

Điều trị bệnh mắt do tuyến giáp

-Dùng thuốc nhằm điều hòa sự bài tiết hormon của tuyến giáp về mức bình thường, Các biện pháp khác là uống chất iôt phóng xạ hoặc mổ cắt bớt tuyến giáp.

– Trong thời gian đầu dùng thuốc trị bệnh, mắt thường lồi thêm trước khi ổn định và giảm bớt. Trường hợp mắt lồi nặng, cần đi khám chuyên khoa mắt để phối hợp điều trị.

-Giữ gìn mắt bằng cách hạn chế những hoạt động căng thẳng cho mắt (như đọc sách báo hay xem tivi, máy tính nhiều…). Tránh khói thuốc lá và bụi nói chung.

-Tránh để stress.

Để phòng ngừa các biến chứng lồi mắt do mắc bệnh mắt do tuyến giáp, bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp cần tuân thủ chỉ định điều trị. Không tự ý bỏ thuốc chữa bệnh, đi khám định kỳ cả bệnh tuyến giáp lẫn khám mắt đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.