Yoga Chữa Bệnh Trầm Cảm / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Yoga Và Thiền Chữa Bệnh Trầm Cảm

Trầm cảm nặng là tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở xã hội hiện đại, trầm cảm nặng có thể tàn phá cuộc sống. Các triệu chứng của tâm trạng chán nản bao gồm mất hứng thú hoặc khoái cảm trong các hoạt động hàng ngày. Có vài triệu chứng khác nhau phản ánh sự thay đổi chức năng, chẳng hạn như vấn đề với giấc ngủ, ăn uống, năng lượng, sự tập trung, hình ảnh bản thân, suy nghĩ tồi tệ hoặc tự sát.

Yoga và thiền có thể giúp giảm trầm cảm. Và các bác sĩ, những người biết về lợi ích của thiền và yoga, đang mang những công cụ này đến cho bệnh nhân của họ và thấy tác động tích cực.

Thiền có thể giúp trầm cảm tránh khỏi tái phát

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 đã khám phá liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm (MBCT) có thể ngăn ngừa tái phát ở những người đã trải qua các giai đoạn trầm cảm nặng. Thật thú vị, họ thấy rằng MBCT có hiệu quả trong việc giảm đáng kể nguy cơ tái phát (từ 78 phần trăm xuống 36 phần trăm) cho những đối tượng đã trải qua ba hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm.

Chánh niệm có thể hữu ích hơn trong việc ngăn ngừa tái phát hơn là đưa mọi người ra khỏi một giai đoạn trầm cảm. Khi mọi người bị trầm cảm, bộ não của họ bị tổn hại theo những cách khiến cho việc thực tập chánh niệm trở nên khó khăn hơn. Cố gắng thực sự quan sát để có kinh nghiệm mà không phán xét và hãy để nó qua đi.

Yoga có lợi cho trầm cảm

Một nghiên cứu gần đây sử dụng cả tư thế yoga và kỹ thuật thở cho thấy một số lợi ích tích cực cho những người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình, khi thực hành hai hoặc ba lần một tuần tại nhà. Trong cả hai nhóm hai lần một tuần và ba lần một tuần, những người tham gia cho thấy sự trầm cảm giảm đáng kể khi kết thúc. Một nghiên cứu khác, được thực hiện bởi Đại học California và Johns Hopkins, đã tìm thấy kết quả tương tự đối với những người có mức độ trầm cảm nhẹ đến trung bình, thực hành yoga dường như giúp kéo mọi người trở về mức độ dần cân bằng.

Ba lời khuyên để xử lý trầm cảm

Đây là ba lời khuyên để bạn thử kiểm nghiệm với những trạng thái tâm lý chán nản.

Theo dõi các dấu hiệu sớm. Chánh niệm có thể giúp chúng ta mang lại nhiều nhận thức hơn cho các dấu hiệu cảnh báo cá nhân. Cơ thể của bạn cung cấp cho bạn một gợi ý? Có phải trầm cảm bắt đầu với suy nghĩ tiêu cực? Nếu bạn có thể nhận những tín hiệu này và có hành động tích cực sớm hơn, bạn có thể tránh được tình trạng trầm cảm sâu hơn.

Hãy di chuyển. Cho dù đó là thông qua tập luyện yoga, đi bộ hoặc bơi, di chuyển cơ thể giúp tránh khỏi suy nghĩ tiêu cực và nặng nề của trầm cảm. Nếu khó tìm thấy động lực vì bạn cảm thấy hụt hẫng, hãy làm gì đó trong thời gian ngắn hơn; nhắc nhở bản thân rằng chỉ mất vài phút trong ngày có cơ hội tốt giúp bạn cảm thấy tốt hơn một chút. Hoặc nghĩ ra cách tự thưởng cho mình sau khi hoàn thành.

Hãy nhẹ nhàng với chính mình. Thật không dễ dàng để ngồi với một trạng thái tự phê bình. Thật đau đớn và có thể cảm thấy như nó sẽ tồn tại mãi mãi. Phải mất rất nhiều can đảm để chịu đựng và thậm chí khám phá những cảm giác này. Tự tạo cho mình lòng tốt, từ bi và khuyến khích. Đừng cảm thấy như bạn phải thay đổi mọi thứ ngay bây giờ. Và mặc dù có thể không cảm thấy như vậy vào lúc này, hãy nhớ, cuối cùng những cảm xúc này sẽ qua đi.

Tập Yoga Giúp Giảm Trầm Cảm Ở Phụ Nữ Mang Thai

Theo một nghiên cứu của Trường đại học Michigan, những thai phụ được xác định là có nguy cơ cao bị bệnh tâm thần và tham gia vào chương trình can thiệp yoga đã giảm rõ rệt các triệu chứng trầm cảm.

Tác giả nghiên cứu, giáo sư tâm thần học Maria Muzik, cho biết “Chúng ta biết rằng phụ nữ có thai tập yoga để giảm căng thẳng nhưng chưa có dữ liệu về hiệu quả của phương pháp này”. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng đầu tiên có triển vọng về việc yoga có thể là liệu pháp thay thế hiệu quả cho phác đồ thuốc ở thai phụ có các dấu hiệu trầm cảm. Liệu pháp này thúc đẩy sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Các rối loạn tâm thần trong thai kỳ, bao gồm trầm cảm và lo âu, có thể trở thành một vấn đề sức khỏe trầm trọng. Những thay đổi hóc-môn, bẩm tố di truyền và các yếu tố xã hội trong giai đoạn này khiến một số thai phụ cáu kỉnh kéo dài, cảm giác bị lấn át và không có khả năng đối phó với căng thẳng. Nếu không điều trị, các triệu chứng này mang lại các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm tăng cân ít, tiền sản giật, đẻ non và ít gắn bó với đứa con.

Muzik cho rằng trong khi thuốc chống trầm cảm được chứng minh là điều trị hiệu quả cho những rối loạn tâm thần này, các nghiên cứu trước cho thấy nhiều thai phụ không muốn dùng thuốc vì lo ngại cho sự an toàn của đứa bé.

Trong nghiên cứu này, những phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm và có thai 12-26 tuần đã tham gia các buổi tập yoga 90 phút, tập trung vào điệu bộ cơ thể thai phụ cũng như hỗ trợ nhận thức về cách mà cơ thể họ thay đổi để giúp thai nhi phát triển.

Khi luyện tập Yoga, cơ thể sẽ tiết ra chất GAGB. Đây là một chất truyền thần kinh, có tác dụng trong việc tăng độ hưng phấn của con người, loại bỏ những suy nghĩ bi quan, buồn rầu và vô cùng hiệu quả đối với bệnh nhân trầm cảm.

Thêm vào đó, các động tác Yoga sẽ giúp cho cơ thể được thả lỏng, thư giãn, xoa bóp các cơ trong cơ thể, làm lưu thống mạch máu, bài trừ các chất dịch cũ, các chất độc, giúp tinh thần được giải phóng và sảng khoái hơn.

Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị trầm cảm và họ điều trị bằng cách dùng thuốc chống trầm cảm, tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân.

Tuy nhiên, những người mắc trầm cảm cũng cần phải chú ý không nên quá lệ thuộc vào Yoga mà phải kết hợp với việc ăn uống, ngủ, nghỉ khoa học, giữ cho tinh thần được thoải mái để phát huy được hiệu quả tốt nhất của giải pháp này đối với chứng bệnh trầm cảm đáng sợ.

Ngoài ra, luyện tập Yoga thường xuyên sẽ giúp bạn có một vóc dáng thanh thoát, hài hòa tuyệt đối, và giảm cân hiệu quả sau khi sinh.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Cách Chữa Bệnh Trầm Cảm Tại Nhà

Trầm cảm là một vấn đề khác hơn rất nhiều so với buồn chán hay mệt mỏi đơn thuần. Rất nhiều người nghĩ rằng trầm cảm không phải là một tình trạng sức khỏe thực sự. Họ sai. Trầm cảm thực sự là một căn bệnh với những triệu chứng, nó không phải là dấu hiệu của một sự yếu đuối hay một cái gì đó có thể thoát khỏi bằng cách “xích lại gần nhau hơn”. Tin tốt là trầm cảm có thể được điều trị.

NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI VIẾT

Bệnh trầm cảm được chia ra làm 3 giai đoạn: Trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa (trầm cảm trung bình), trầm cảm nặng.

Điều trị trầm cảm nhẹ có thể chưa cần dùng đến thuốc, bệnh nhân có thể khắc phục bằng thay đổi lối sống. Tuy nhiên nếu bạn bị trầm cảm nhẹ trong một vài tháng mà không thuyên giảm triệu chứng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ, đi khám.

Điều trị trầm cảm từ trung bình đến nặng cần có sự thăm khám của bác sĩ. Điều trị phải kiên trì, tuân thủ đúng phác đồ do thời gian điều trị kéo dài, cần kết hợp rất nhiều phương pháp khác nhau (sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống) và bệnh nhân có thể sẽ phải nhập viện.

Chữa bệnh trầm cảm nhẹ tại nhà

Những người mắc trầm cảm thường có xu hướng ít vận động, thiếu giao lưu, khiến tình trạng trầm cảm càng trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, thể dục thể thao lại là một phương pháp được cho là hiệu quả hơn cả việc dùng thuốc, bởi thông qua thể dục thể thao có thể khiến tâm trí được thả lỏng, khiến tế bào được “thức tỉnh” và xoa dịu được cảm giác tiêu cực

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những bài tập thể dục có hiệu quả trong việc nâng cao tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm. Đối với lo lắng, nhiều nghiên cứu cũng đã tìm thấy một sự cải thiện trong các triệu chứng lo âu khi hoạt động thể chất tăng lên. Bởi việc tập thể dục giúp tăng cường sản xuất serotonin và endorphins – là những chất dẫn truyền thần kinh trong não đóng một vai trò trong nguyên nhân gây trầm cảm.

Buổi sáng bạn nên dậy sớm để hít thở bầu không khí trong lành, sau đó tập một bài thể dục hoặc vận động theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào một câu lạc bộ thể dục thể thao hay đến phòng tập, điều này mang lại rất nhiều lợi ích ngoài việc nâng cao sức khỏe:

Tăng lòng tự trọng

Tăng sự tự tin

Tăng cường các mối quan hệ xã hội

Nếu không có thời gian, bạn chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày cũng có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như lo âu, trầm cảm.

Hãy nhớ rằng, phải mất khoảng sáu tháng để “khóa” một hành vi mới (tức là để tạo nên một thói quen mới chúng ta thường mất khoảng 6 tháng). Hãy biến việc thể dục thể thao của bạn như một sự thay đổi vĩnh viễn trong hành vi của bạn. Hãy cố gắng vượt qua sự lười biếng, chán nản của bản thân duy trì thói quen này lâu dài vì những lợi ích mà nó mang lại.

Não là một trong những cơ quan có hoạt động trao đổi chất nhiều nhất cơ thể và nó cần một dòng chất dinh dưỡng ổn định để hoạt động. Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh hay làm cho sự phát triển và kết nối của tế bào thần kinh bị chậm.

Vì thế, hãy chú ý tới chế độ ăn uống của mình:

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy ăn những thực phẩm tươi sống, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây; uống đủ nước. Chú ý bổ sung đủ canxi; ăn lượng trans fat (chất béo chuyển hóa) trong giới hạn cho phép (WHO, NAS và AHA đều thống nhất lượng trans fat ăn vào hằng ngày phải dưới 1% tổng lượng calo mà cơ thể cần trong ngày), không nên loại bỏ chất béo ra khỏi bữa ăn vì có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng tự nhiên; hạn chế muối.

Tăng cường hệ miễn dịch. 80% hệ miễn dịch của cơ thể nằm trong đường tiêu hóa, vì thế hãy chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe của hệ này. Bạn có thể sử dụng những thực phẩm có bổ sung probiotic như sữa chua hay sữa chua uống.

Sử dụng rượu có chừng mực. Những người bị trầm cảm nên ngừng uống rượu, nếu không thể hãy sử dụng có chừng mực. Các cá nhân bị trầm cảm thường sử dụng rượu như là một cách để tự chữa trị, cố gắng làm “tê liệt” nỗi đau bệnh tật của họ. Nhưng điều này chỉ tồi tệ hơn mà thôi. Nhiều nghiên cứu kết luận rằng lạm dụng rượu sẽ làm trầm cảm nặng thêm.

Chất lượng giấc ngủ thấp ảnh hưởng lớn đến tâm trạng. Ngủ đủ giấc với giấc ngủ chất lượng giúp não bộ nghỉ ngơi và phục hồi cân bằng, từ đó giúp giảm bớt trầm cảm và lo âu.

Có thể cải thiện giấc ngủ bằng cách chú ý hơn đến môi trường trong phòng ngủ (nhiệt độ, ánh sáng, đồ đạc trong phòng, âm thanh, không khí lưu thông trong phòng), thiết lập được đồng hồ sinh học hoạt động đúng (đi ngủ và thức dậy đúng giờ). Nếu bị mất ngủ, hãy tham khảo một số phương pháp cải thiện tự nhiên, không nên lạm dụng thuốc ngủ.

Điều trị trầm cảm nặng cần kết hợp rất nhiều phương pháp khác nhau (như dùng thuốc, trị liệu tâm lý, thay đổi phong cách sống) và bệnh nhân có thể phải nhập viện. Điều trị trầm cảm nặng có thể chia ra làm 3 giai đoạn gồm:

Giai đoạn tấn công. Kéo dài 4-8 tuần, và cũng là giai đoạn khó khăn nhất. Bởi bệnh nhân thường bỏ thuốc do cảm thấy bệnh không tiến triển. Nếu là người mắc, bạn hãy cố gắng kiên trì để vượt qua thời gian này. Nếu là người nhà, bạn hãy nhắc nhở và giúp đỡ người thân của mình uống thuốc đúng giờ và đủ liều.

Giai đoạn có tác dụng. Qua giai đoạn tấn công các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm dần và ổn định sau khoảng 16-20 tuần điều trị thuốc cùng các liệu pháp kết hợp khác. Giai đoạn này dù thấy bệnh cải thiện tốt nhưng không có nghĩa là bệnh đã khỏi hẳn, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ chỉ định và tránh các tác nhân khiến bệnh nặng thêm (bằng cách thực hiện các thay đổi lối sống như phần trên).

Giai đoạn duy trì. Đây là giai đoạn cực kì quan trọng trong chữa bệnh trầm cảm tại nhà, thế nhưng bệnh nhân lại thường bỏ thuốc do cảm thấy mình đã trở lại bình thường. Chính điều này khiến tỉ lệ tái phát trầm cảm khá cao. Giai đoạn duy trì thường kéo dài 6 tháng hoặc vài năm, có những bệnh nhân phải kéo dài cả đời để tránh tái phát.

Dấu hiệu tái phát trầm cảm

Những dấu hiệu của sự tái phát trầm cảm cũng giống như các triệu chứng khởi phát trầm cảm ban đầu, với: nỗi buồn, sự khó chịu, tức giận, cảm giác tội lỗi, thiếu năng lượng, cảm giác tuyệt vọng, vv.

Ngăn ngừa tái phát trầm cảm

Để ngăn ngừa trầm cảm tái phát, bệnh nhân cần tiếp tục làm theo những lời khuyên của bác sĩ. Hãy đến các buổi trị liệu, nói chuyện với các thành viên trong gia đình, uống thuốc theo toa, thay đổi lối sống. Điều quan trọng nhất trong công tác phòng chống tái phát trầm cảm là người bệnh phải nhận thức được vấn đề này. Nếu cảm thấy triệu chứng trầm cảm trở lại, hãy đi khám ngay lập tức.

Chữa Bệnh Trầm Cảm Bằng Đông Y

Trong nhiều thế kỷ, công thức thảo dược và nhiều phương pháp khác của Đông Y đã được sử dụng để điều trị trầm cảm. Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y có ưu điểm là ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc chống trầm cảm tân dược và đôi khi đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn so Tây Y.

NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI VIẾT

Bệnh trầm cảm trong Đông Y

Bệnh trầm cảm không có trong từ điển của Đông Y, chứng trầm cảm của Tây Y nằm trong phạm trù chứng uất của Đông Y. Chữ uất trong Đông Y là một khái niệm vĩ mô và rất hay, nó lột tả được toàn bộ được tính chất của trầm cảm. Bởi, chỉ cần nói đến một chữ “uất” thôi là chúng ta đều liên tưởng đến nỗi buồn, sự u uất, hờn ghen, đố kị, ghê tởm, vv – nhìn chung là những thứ không thể giải quyết được, tích tụ ngày này qua tháng khác trong cơ thể chúng ta, dần dần trở thành một khối tắc nghẹn không thể nào thoát ra được.

Hãy tưởng tượng cơ thể chúng ta như một dòng sông. Khi có một chiếc cây đổ giữa sông, dòng chảy của con sông sẽ thay đổi, dẫn đến tàn phá ở cả phía thượng nguồn và hạ nguồn của con sông. Khối u uất, ức nghẹn đó cũng giống như chiếc cây bị đổ giữa sông, và Đông Y tìm cách để loại bỏ “cái cây” đó, khôi phục lại dòng chảy bình thường của năng lượng trong suốt cơ thể chúng ta.

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y được chia ra làm 2 phương pháp chính: (1) Phương pháp không dùng thuốc và (2) Phương pháp dùng thuốc.

Phương pháp không dùng thuốc gồm nhiều liệu pháp khác nhau: tư vấn, luyện tập, châm cứu, xoa bóp/tự xoa bóp, bấm huyệt, vv

Phương pháp dùng thuốc, các bài thuốc dùng chữa trầm cảm trong Đông Y thường có dạng sắc uống hoặc cao đơn hoàn tán. Trước khi bốc thuôc, bệnh nhân sẽ được khám theo phương pháp của Đông y và biện chứng luận trị để chẩn đoán rồi lập ra phương thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Phương pháp không dùng thuốc

Tập luyện thể chất và tinh thần

Về tập luyện thể chất, thầy thuốc sẽ khuyên bệnh nhân luyện tập thể dục thể thao, lựa chọn một bộ môn yêu thích và luyện tập thường xuyên.

Về tinh thần, đây là phần quan trọng nhất, phải luyện tập làm sao để tinh thần trở nên mạnh mẽ nhưng vẫn êm dịu. Khi sức khỏe tinh thần đã được phục hồi và rèn luyện, bệnh nhân có thể chống cực được với các căng thẳng, mệt mỏi. Các phương pháp thường được áp dụng là thiền định, thư giãn.

Chú ý hơn trong kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi

Nhiều bệnh nhân bị trầm cảm bắt nguồn từ chuyện công việc quá áp lực, không có thời gian nghỉ ngơi nên sức khỏe bị cạn kiệt. Vì thế, thầy thuốc thường khuyên người bệnh hãy nghỉ ngơi, đi du lịch nghỉ dưỡng ở một nơi nào đó. Tuy nhiên, nghỉ dưỡng không phải là đi nghỉ nhưng đầu vẫn nghĩ đến công việc, nghỉ dưỡng là buông bỏ tất cả để cho thân thể và tâm hồn được nghỉ ngơi thật sự. Có như thế việc điều trị mới có thể có hiệu quả.

Ăn uống là một vấn đề đáng lưu tâm của bệnh nhân trầm cảm, bởi có rất nhiều người chán ăn, thậm chí không ăn; có những người lại ăn rất nhiều, ăn liên tục. Vì thế, thầy thuốc cần tư vấn và khuyên bệnh nhân ăn uống sao cho phù hợp, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không gây thừa cân mà lại an tịnh tâm hồn.

Xoa bóp, day bấm huyệt

Việc xoa bóp, day bấm huyệt nếu được thực hiện bởi những thầy thuốc có kinh nghiệm, đúng cách thì cũng có tác dụng tốt với bệnh nhân trầm cảm. Mục tiêu của việc bấm huyệt xoa bóp là giúp bệnh nhân trầm cảm hồi phục và tăng cường sinh lực. Các huyệt được bấm trong chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y là huyệt Bách hội trên đầu cùng một số huyệt đạo khác ở bụng, lưng, ngực, chân.

Phương pháp xoa bóp giúp giảm căng thẳng, đau nhức (những triệu chứng góp phần làm nặng thêm thần kinh vốn nặng của người bệnh). Người bệnh có thể tự học xoa bóp cơ bản tại nhà để có thể thực hiện bất cứ khi nào thấy cần.

Châm cứu

Với trầm cảm giai đoạn vừa và nhẹ, châm cứu là một phương pháp điều trị rất hiệu quả. Việc châm cứu giúp não bộ tiết ra những chất dẫn truyền thần kinh, những nội tiết tố (là nguyên nhân gây trầm cảm trong Tây Y). Ngoài ra, châm cứu còn giúp bổ thận (tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức khỏe toàn thân), kiện tỳ (tăng cường hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng), an thần định chí (làm hệ thần kinh an ổn, ngủ ngon).

Châm cứu cũng có thể giải tỏa stress, làm thay đổi “tình chí” (trạng thái tinh thần của người bệnh), giúp cho bệnh nhân vui tươi, lạc quan hơn.

Phương pháp dùng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp cuối cùng trong chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y. Việc điều tri bằng thuốc Đông y sẽ có hiệu quả nếu thầy thuốc chẩn đoán đúng thể bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y có thể kể đến là:

Bài thuốc 1: Ích Tâm Định Chí Thang (Thiên Gia Diệu Phương) gồm: Đương qui thân, Tử đan sâm, Bạch đàn hương, Tế sa nhân, Toan táo nhân, Chích viễn chí, Bắc ngũ vị, Ngọc cát cánh, Đoạn mẫu lệ.

Bài thuốc 2: Lao Ngưu Tử Cúc Hoa Thang gồm Đại Hoàng, Mang tiêu; Mông thạch, Hải phù thạch, Hoàng bá, Hoàng cầm, Cúc hoa, Đại giả thạch, Lao ngưu tử, Chi tử, Tri mẫu, Mạch môn đông, Thiên hoa phấn, Trúc nhự.

Những bài thuốc trên sẽ được gia giảm phối hợp cùng với những vị thuốc khác như: Xuyên khung, Đại táo, Hạ khô thảo, Ngân hoa ,Tang chi, Thanh cao, Tử hoa địa đinh, Bán hạ, Bối mẫu, Bạch thược, Uất kim, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Đào nhân, Chỉ xác, Sinh Địa hoàng, Hồng hoa, Xích thược, vv.

Việc gia giảm sẽ tùy theo tính chất của từng vị thuốc và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.

Mất bao lâu để nhận thấy kết quả trong việc chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y?

Để chữa bệnh được hiệu quả, người bệnh cũng cần có hiểu biết về tình trạng của mình để đi khám thật sớm. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn nhẹ hoặc vừa thì chữa trị sẽ mang lại hiệu quả cao. Cùng với đó, việc thầy thuốc tư vấn, thuyết phục, phân tích, khuyên nhủ để người bệnh thay đổi cách nhìn về cuộc sống, thay đổi quan niệm về hạnh phúc và khổ đau, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và thoát khỏi được trạng thái trầm cảm.

Thời gian điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lo lắng thường có thể được giải quyết nhanh chóng. Suy nhược trầm cảm cần một quá trình điều trị dài hơn nhiều. Trong quá trình điều trị, sự phục hồi cũng tùy thuộc vào từng bệnh nhân, mỗi bệnh nhân sẽ có những sự tiến triển lớn và nhỏ khác nhau. Vì thế không thể nói chính xác được sẽ mất bao lâu để nhận thấy kết quả.

Một loại thảo dược được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị trầm cảm

Wort St. John (cỏ Ban Âu hay cỏ Thánh John) được báo cáo là có tác dụng trong việc điều trị trầm cảm. Với thành phần gồm hypericin, pseudohypericin và các xanthones khác nhau. Người ta tin rằng những hóa chất này làm tăng nồng độ dopamine và serotonintrong não – giống như các loại thuốc chống trầm cảm truyền thống.

Hầu hết những người dùng wort St. John không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Một số ít báo cáo tác dụng phụ, bao gồm khó ngủ, khó chịu dạ dày, mệt mỏi và phát ban chúng tôi nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng nó có tác dụng phụ ít hơn đáng kể so với thuốc chống trầm cảm.

Ở Mỹ, cỏ Ban Âu được phân loại như là một chế phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không chấp thuận loại thảo dược này là một loại thuốc theo toa cho trầm cảm. Tuy nhiên, đây là một trong những sản phẩm thảo dược được mua nhiều nhất ở Mỹ. Tại châu Âu, nó được quy định rộng rãi cho bệnh nhân trầm cảm.