Yoga Cho Bệnh Xương Khớp / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Cách Chọn Nệm Cho Người Bị Bệnh Xương Khớp

09:46 20-07-2018 2569

Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp là những đối tượng tương đối nhạy cảm, do đó nệm dùng cho những người bệnh cần được cân nhắc và xem xét kỹ càng khi mua.

1. Vì sao phải cẩn trọng trong chọn nệm cho người mắc bệnh xương khớp?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, giấc ngủ ngon sẽ giúp điều trị hiệu quả cho người mắc bệnh xương khớp. Do vậy, khi chọn nệm bạn cần tuân thủ những tiêu chí như sau:

Cách Chọn Nệm Cho Người Bị Bệnh Xương Khớp

+ Chỉ chọn những loại nệm chính hãng, cao cấp, có như vậy mới đảm bảo được độ bền, tính đàn hồi và êm ái, phù hợp với mắc bệnh xương khớp, duy trì tư thế đúng và độ cong tự nhiên cho cơ thể.

+ Ưu tiên những mẫu nệm êm ái, nhẹ nhàng, không nên chọn loại nệm quá cứng vì như vậy sẽ khiến đau nhức lưng và cơ, cảm giác không được thoải mái khi ngủ. Các loại nệm cứng sẽ gây chèn ép, phá vỡ độ cong tự nhiên của cột sống, buộc nó phải gồng lên khi ngủ, còn khi thức dậy thì sẽ cảm giác mệt mỏi.

+ Nệm cho người bị đau nhức xương khớp cũng phải có tác dụng hạn chế được khả năng lan truyền xung động. Bởi nếu không có chức năng này lực sẽ tác động và gây phản ứng ngược trở lại lên hệ cơ xương, làm giấc ngủ của mọi người sẽ không được thoải mái.

Vì những nguyên do trên, khi mua đệm cho người bị mắc bệnh xương khớp bạn cần phải cẩn trọng, xem xét kỹ lưỡng nếu không muốn bệnh tình trở nặng hơn.

Cách Chọn Nệm Cho Người Bị Bệnh Xương Khớp

2. Chọn nệm nào cho người bị mắc bệnh xương khớp

Thị trường với nhiều loại nệm khác nhau, nhưng đối với mỗi đối tượng như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay thậm chí là người bị bệnh xương khớp cũng cần lựa chọn một loại phù hợp nhất.

+ Theo các chuyên gia, người mắc bệnh xương khớp sẽ thích hợp với loại nệm cao su tổng hợp, nệm cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, khi lựa chọn bạn nên tránh những sản phẩm quá mỏng và mềm. Ưu tiên những loại nệm dày vì nó sẽ giúp nâng đỡ hệ xương, tránh xảy ra tình trạng võng, lún, gây chèn ép khiến bệnh càng thêm nặng.

Nệm cao su tổng hợp TATANA mang lại sự êm ái và thoải mái cho người nằm

+ Vào mùa đông, bạn có thể chọn nệm lò xo, nệm cao su để giúp giữ thân nhiệt, làm nóng chân tay, cơ thể, hạn chế việc đau khớp vì sự tác động của thời tiết.

Liệu Pháp Yoga Cho Bệnh Nhân Rối Loạn Tiền Đình

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH LÀ GÌ?

Các chứng bệnh rối loạn tiền đình phổ biến nhất được chẩn đoán bao gồm:

Chứng chóng mặt tư thế lành tính (Benign paroxysmal positional vertigo – BPPV).

Viêm mê đạo tai và viêm dây thần kinh tiền đình (Labyrinthitis and vestibular neuritis).

Bệnh rối loạn tai trong (Ménière’s disease – MD / Meniere – đặt theo tên bác sĩ người Pháp – Prosper Ménière).

Tràn nội dịch thứ cấp (Secondary endolymphatic hydrops – SEH).

Dò dịch tai trong (Perilymph fistula – PLF).

THĂNG BẰNG LÀ GÌ?

Cảm giác thăng bằng của chúng ta là sự tương tác phức tạp giữa tai trong với thị giác và vỏ não cảm giác – xúc giác (tín hiệu vật lý để cho não biết vị trí của cơ thể trong không gian). Những người bị rối loạn tiền đình có thể bị hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng và sự phối hợp của cơ thể kém. Họ thường xuyên bị mệt mỏi, bởi vì các tư thế sai lệch do chính cơ thể họ trở nên cứng nhắc hoặc họ ráng sức quá mức để đứng thẳng người.

Yoga có thể giúp bệnh nhân rối loạn tiền đình phục hồi lại sự thăng bằng, sự tập trung, sự vận động và sự phối hợp của cơ thể. Nó cũng có thể làm giảm chứng chóng mặt, hoa mắt.

NHỮNG TƯ THẾ YOGA NÀO TỐT CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH?

Có nhiều loại tư thế yoga, như: Các tư thế để thiền định, các tư thế nền tảng và các tư thế để trị liệu.

Thực hành thiền định giúp làm dịu tâm trí và giảm lo lắng. Đối với nhiều bệnh nhân, sự căng thẳng là tác nhân gây ra chứng rối loạn tiền đình, việc làm giảm căng thẳng cũng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng như hoa mắt và chóng mặt. Kỹ thuật kiểm soát hơi thở, hay pranayama, là một phương pháp có thể giúp bạn kiểm soát mức năng lượng, làm giảm căng thẳng, tăng sức chịu đựng và làm giảm lo lắng.

Các tư thế ‘Nền tảng’, được đặt tên như vậy bởi vì chúng đóng một vai trò chính trong việc tạo nên nền tảng thể chất toàn diện cho cơ thể và sức khỏe tổng quát. Các tư thế nền tảng được chia thành hai loại, các tư thế thể chất và các tư thế thư giãn. Các tư thế thể chất hỗ trợ rất nhiều trong việc làm cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời các tư thế thư giãn tác động ở cấp độ tâm trí (phạm trù của ý thức mà không thể diễn đạt bằng lời nói), chúng loại bỏ sự căng thẳng về thể xác và tinh thần.

Một số tư thế yoga trị liệu có thể hữu ích đối với các chứng bệnh khác nhau, như sự mất thăng bằng, chứng chóng mặt, bệnh tiểu đường, bệnh viêm khớp hoặc đau lưng. Yoga có thể được xem như “Liệu pháp trị liệu” bởi các tư thế được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu riêng biệt của người tập. Một số lớp học yoga được thiết kế dành cho các nhóm người đặc biệt với nhu cầu riêng biệt, chẳng hạn những người có vấn đề về sự thăng bằng.

ÁP DỤNG LIỆU PHÁP YOGA CHO CHỨNG RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Hệ thống thăng bằng của con người vô cùng phức tạp, với nhiều cơ quan hoạt động nhịp nhàng để duy trì sự thăng bằng và tránh bị chóng mặt. Hệ tiền đình – là hệ thống thăng bằng nằm ở tai trong, nó phải phối hợp với não bộ và phần còn lại của cơ thể. Ba cấu thành của hệ tiền đình giúp thăng bằng cơ thể gồm: Phản Xạ Tiền Đình Mắt (Vestibular Ocular Reflex – VOR), Phản Xạ Tiền Đình Cột Sống (Vestibular Spinal Reflex – VSR) và biện pháp thăng bằng của cơ thể được xử lý bởi tâm trí.

Phản Xạ Tiền Đình Mắt là phản xạ duy trì sự tập trung thị giác khi đầu của chúng ta di chuyển theo hướng khác hoặc di chuyển với tốc độ khác so với cơ thể mình. Khi thực hành các tư thế yoga, bằng cách tập trung vào một tiêu điểm trong lúc di chuyển đầu và cơ thể theo một hướng khác nhau sẽ giúp thúc đẩy Phản Xạ Tiền Đình Mắt.

Phản Xạ Tiền Đình Cột Sống giúp duy trì sự liên kết của cơ thể, cũng như vị trí đầu trong sự liên kết với cơ thể. Nó cũng ổn định đầu trong quá trình chuyển động của cơ thể. Thực hành các “Tư Thế Thăng Bằng” của yoga sẽ giúp thúc đẩy Phản Xạ Tiền Đình Cột Sống, đặc biệt là khi bạn thực hành các tư thế với đôi mắt nhắm lại. Một số người bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoái hóa cột sống rất dễ bị mắc chứng rối loạn tiền đình.

CÓ 3 KỸ THUẬT ĐỂ DUY TRÌ SỰ THĂNG BẰNG

Kỹ thuật thăng bằng mắt cá chân – Kích hoạt khớp xương ở mắt cá chân để duy trì trọng tâm của cơ thể bạn.

Kỹ thuật thăng bằng hông – Khớp hông được kích hoạt để di chuyển về phía trước và phía sau khi trọng tâm của cơ thể bạn di chuyển.

Kỹ thuật thăng bằng di chuyển bước chân – Kích hoạt di chuyển bước chân khi trọng tâm của cơ thể bạn bị lệch so với chính nó (bị nghiêng ra trước, ra sau và sang 2 bên).

NHỮNG LỜI KHUYÊN CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Thực hành dựa vào bức tường: Bệnh nhân có vấn đề về thăng bằng nên làm việc gần tường để tránh bị ngã, hoặc dùng một chiếc ghế để hỗ trợ thăng bằng cho cơ thể, lưng ghế có thể được nắm-giữ như thanh nắm ba lê dành cho các diễn viên ba lê tập múa.

Hít thở: Tập trung vào hơi hít thở chậm. Thư giãn một cách có ý thức các cơ bắp ở vùng cổ, hàm, vùng ngực và cơ hoành. Điều này sẽ giúp làm giảm lo lắng.

Bàn chân: Có thể tăng cường sự thăng bằng cơ thể bạn bằng cách tác động tới hai bàn chân. Ví dụ: Sử dụng công cụ tách rời các ngón chân, đi chân trần càng thường xuyên càng tốt để giữ cho các bắp chân khỏe mạnh và mềm dẻo, xoa bóp chân để duy trì thần kinh cảm giác ở chân.

Hãy trở nên dịu dàng với chính bản thân mình: Hãy yêu thương cơ thể bạn. Việc chữa bệnh luôn luôn tiến triển chậm hơn so với mong muốn của bạn, và việc thúc ép bản thân quá mức luôn là điều trái ngược với quan niệm của yoga. Bởi vì, chúng ta thực sự không phải là những con người hoàn hảo.

Hãy bắt đầu từ hiện trạng của bạn. Hãy tập trụng. Hãy cố gắng hết sức. Hãy chấp nhận những hạn chế của bản thân bạn. Bởi vì, đây là thực hành yoga!

CÁC TƯ THẾ YOGA HỖ TRỢ THĂNG BẰNG

– Tư thế Gập Người Bàn Tay Dưới Bàn Chân (Padahastasana – Hand Under Foot Pose)

– Tư thế Uốn Cong Nửa Eo (Ardha Katichakrasana – Half Waist Wheel Pose)

– Tư thế Uốn Cong Về Phía Sau (Ardha Chakrasana – Standing Backward Bend)

– Tư thế Tam Giác (Trikonasana – Triangle Pose)

– Tư thế Tam Giác Vặn (Parivrtta Trikonasana – Revolved Triangle Pose)

– Tư thế Góc Nghiêng Mở Rộng Cánh Tay (Utthita Parsvakonasana – Extended Side Angle Pose)

– Tư thế Chiến Binh 3 (Virabhadrasana 3 – Warrior 3 Pose)

– Tư thế Cái Cây (Vrikshasana – Tree Pose)

CÁC KỸ THUẬT THỞ ĐỂ GIẢM LO LẮNG VÀ CĂNG THẲNG

Thở Mũi Luân Phiên (Nadi Shodhana Prnayama – Alternate Nostril Breathing) – thực hiện 5 vòng.

Hít thở Nhiều Giai Đoạn: Thở Bụng, Thở Liên Sườn, Thở Xương Đòn (Thở Ngực) – mỗi loại hít thở thực hiện 5 vòng.

Hơi Thở Yoga Đầy Đủ (Full Yogic Breath): Hoàn toàn hít thở bằng phổi – thực hiện 5 vòng. Đây là một kỹ thuật thở – pranayama giúp cân bằng tâm trí một cách sâu lắng, nó có lợi cho 3 năng lượng Vata, Pitta và Kapha. Đôi khi nó còn được gọi là hơi thở ba phần vì nó tác động tới ba phần khác nhau của thân trên và thúc đẩy cả ba thùy của lá phổi một cách tự nhiên.

Hơi Thở Con Ong (Bhramari Pranayama – Bee Breath) – thực hiện 5 vòng.

Ngoài các tư thế yoga hỗ trợ sự thăng bằng, các tư thế sau đây có lợi cho việc tăng cường sức khỏe và thư giãn. Trong số đó, có một số là các tư thế yoga nâng cao, và bạn nên thực hành chúng dưới sự hướng dẫn của một hướng dẫn viên yoga có kinh nghiệm. Hãy tham khảo ý kiến của các ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi bắt đầu một tư thế mới.

NHỮNG TƯ THẾ TIẾP ĐẤT

– Tư Thế Trái Núi (Tadasana – Mountain Pose)

– Tư Thế Xác Chết (Savasana – Corpse Pose)

– Tư Thế Ngồi Tốt Lành (Svastikasana – Auspicious Pose)

– Tư Thế Thiền Quỳ (Vajrasana – Kneeling meditation pose) – có thể dùng hoặc không dùng gạch yoga để hỗ trợ lót mông.

CÁC TƯ THẾ MỞ NGỰC

Các tư thế này giúp bệnh nhân rối loạn tiền đình nâng cao tinh thần và điều chỉnh lại vóc dáng, bao gồm:

– Tư Thế Cây Cầu (Setu Bandha Sarvangasana – Bridge Pose)

– Tư Thế Lạc Đà (Ushtrasana – Camel Pose)

– Tư Thế Châu Chấu (Salabhasana – Locust Pose)

CÁC TƯ THẾ GIÚP CHO MẮT VÀ HỆ THẦN KINH NGHỈ NGƠI

– Tư Thế Góc Cố Định Nằm Ngửa (Reclining Bound Angle Pose – Supta Baddha Konasana)

– Tư Thế Cây Cầu – Hỗ Trợ – dùng gạch yoga lót ở dưới xương mông (Setu Bandha Sarvangasana – Supported Bridge)

– Tư Thế Em Bé (Balasana – Child’s Pose)

CÁC TƯ THẾ ĐỂ CĂNG GIÃN

– Tư Thế Mặt Bò (Gomukhasana – Cow Face Pose)

– Tư Thế Nhân Viên (Dandasana – Staff Pose)

– Tư Thế Ngồi Xoạc Chân Gập Lưng (Upavistha Konasana – Wide Angle Seated Forward Bend Pose)

– Tư Thế Nằm Nắm Ngón Chân Cái (Supta Padangusthasana – Lying Down Big Toe Pose)

– Tư Thế Bồ Câu Một Nửa, Bồ Câu Một Chân hoặc Bồ Câu Hai Chân (Half Pigeon Pose, One Legged Pigeon Pose, Kapotasana – King Pigeon Pose)

– Tư Thế Anh Hùng Nằm Ngửa (Supta Vajrasana – Reclined Thunderbolt Pose)

4 Tư Thế Yoga Cho Người Tăng Huyết Áp

Với lịch sử hơn 5000 năm, yoga là phương pháp rèn luyện phổ biến trên thế giới, giúp người tập giữ cơ thể cân đối lẫn tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, các chuyên gia y tế ngày càng tập trung vào lợi ích giảm căng thẳng tinh thần mà yoga mang lại, xem đây là một sự bổ trợ cần thiết cho quá trình điều trị bệnh mãn tính như tăng huyết áp. Trong bài viết sau đây, xin giới thiệu đến bạn bốn tư thế yoga đơn giản, hữu ích nhất cho người bệnh tăng huyết áp.

Tư thế cây cầu (bridge pose)

Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, hai chân co lại.

Bước 2: Tỳ hai tay xuống thảm, đồng thời hít sâu và dùng lực hông – bụng để nâng thân trên lên cao.

Bước 3: Thở từ từ và đan hai tay vào nhau. Giữ tư thế này từ 45 giây đến 1 phút.

Bước 4: Từ từ hạ thân mình xuống và trở lại vị trí ban đầu.

Tư thế anh hùng (hero pose)

Bước 1: Quỳ gối thẳng lưng, cẳng chân chạm hoàn toàn xuống thảm và hai đầu gối cách nhau một khoảng bằng vai.

Bước 2: Thở chậm và hạ thân người xuống sao cho mông đặt thoải mái giữa hai bắp chân.

Bước 3: Đặt hai tay lên đùi, lòng bàn tay úp xuống và nhìn thẳng về phía trước.

Bước 4: Hít sâu, đổ toàn thân về trước khoảng 10-15 độ. Thở ra từ từ và trở về vị trí ban đầu.

Bước 1: Quỳ gối trên thảm, ngồi trên gót chân và từ từ mở rộng đầu gối sang hai bên.

Bước 2: Thở ra từ từ và cúi gập người sao cho phần thân nằm giữa hai đùi và trán chạm nhẹ vào mặt thảm.

Bước 3: Đặt tay dọc theo hông, hai lòng bàn tay ngửa lên.

Bước 4: Hít thở đầu, thả lỏng vai trên thảm và cảm nhận lực trải đều trên lưng và cột sống.

Bước 5: Giữ nguyên tư thế 15 giây – vài phút. Để trở về vị trí ban đầu, bạn chỉ cần hít sâu, ấn hai bàn tay lên sàn để đưa nâng cơ thể lên.

Tư thế thư giãn (corpse pose)

Bước 1: Nằm ngửa và nhắm mắt lại. Tay và chân duỗi thẳng một cách tự nhiên.

Bước 2: Hít thở sâu 5 lần để báo hiệu cho cơ thể thả lỏng.

Bước 3: Gạt bỏ tất cả lo lắng, căng thẳng. Cho phép toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi và cảm nhận sự yên bình trong từng hơi thở.

Bước 4: Tiếp tục duy trì trạng thái này đến khi bạn cảm thấy tinh thần sảng khoái, phục hồi năng lượng. Thông thường sau buổi tập yoga, bạn cũng nên thực hiện tư thế này trong khoảng 5 phút.

Bệnh Xương Khớp Nên Kiêng Ăn Gì?

Đau nhức xương khớp, bị bệnh xương khớp và mối lo ngại không biết nên ăn và kiêng ăn những gì? Đây không phải là mối quan tâm của riêng bạn mà còn là sự phân vân của tất cả những người bệnh xương khớp.

Có một số món ăn tốt cho bệnh xương khớp nhưng cũng cần kiêng ăn một số loại thứ phẩm sau:

Bệnh đau xương khớp kiêng ăn gì? Món đầu tiên có thể nghĩ ngay đến là hải sản. Bởi lẽ hải sản đông lạnh có tính hàn cao rất dễ gây đau dung cho người thoái hóa, thoát vị hay viêm khớp. Vì vậy với những người mắc bệnh lý nên tránh ăn những đồ ăn từ hải sản, nhất là hải sản đông lạnh.

Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh xương khớp kiêng ăn những loại hải sản nào. Cách tốt nhất vẫn nên đến bác sĩ để có những xét nghiệm và chẩn đoán chính xác về bệnh lý và loại hải sản nào không nên ăn với từng cơ địa.

Bệnh xương khớp kiêng ăn, uống: Rượu bia

Hầu như các bệnh lý đều khuyên tránh xa những nước uống có cồn: bia, rượu, các chất kích thích,.. bệnh xương khớp cũng không là ngoại lệ. Bởi lẽ, khi đưa các chất này vào cơ thể sẽ làm trầm trọng các bệnh về khớp và làm suy giảm đến hệ tiêu hóa, chức năng gan, tăng tỷ lệ mắc các bệnh ung thư.

Thực tế chứng minh cái gì dùng nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy cần hạn chế dùng quá nhiều thịt, nội tạng, nhất là từ những nguồn không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bởi trong nội tạng chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, kí sinh trùng,..Những tác nhân này sẽ làm trầm trọng bệnh lý với những người bị viêm khớp đang trong quá trình chữa bệnh.

Bệnh xương khớp nên kiêng ăn: Thịt gà

Thịt gà là một trong những thực phẩm ngon và nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên với những người mắc bệnh về khớp, viêm khớp, xương khớp cần tránh xa loại thực phẩm này. Trong thịt gà chứa rất nhiều kẽm vì thế nó sẽ phá vỡ cấu trúc sụn. Khi người bệnh xương khớp ăn vào sẽ làm cho vùng bị viêm khớp nghiêm trọng hơn.

Bệnh xương khớp nên kiêng ăn, uống: Cà phê, trà có chất cafein

Khắc tinh của những người bệnh xương khớp chính là cà phê và những loại trà có chất cafein trong đó. Bởi, với những người bệnh xương khớp, lượng cafein sẽ ăn mòn các khớp xương và khiến tình trạng bệnh lý của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy nên hạn chế, tốt nhất là tránh xa các loại đồ uống này.

Bệnh xương khớp nên kiêng ăn: Bột mì, nếp, bắp

Đặc biệt, người có bệnh xương khớp nên kiêng ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và protein: bột mỳ, bột nếp, bột bắp. Những loại bột này rất dễ gây dị ứng. Có thể nó là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho người khác, nhưng với những người bệnh xương khớp thì câu trả lời là không. Nó sẽ khiến cho vùng viêm khớp nặng càng thêm nặng.

Thực phẩm lên men như dưa cà muối chua

Để tạo nên những thực phẩm lên men, cần sử dụng khá nhiều gia vị muối ăn tinh luyện. Vì vậy điều này sẽ không tốt với những người bệnh xương khớp. Vậy thực phẩm len men như dưa cà, muối chua sẽ nằm trong danh sách người có bệnh xương khớp nên kiêng ăn. Khi thực phẩm lên men chưa đủ độ chín sẽ có hàm lượng Nitrit cao, điều này sẽ có nguy cơ gây hại cho sức khỏe hơn có lợi.