Yếu Tố Nguy Cơ Của Bệnh Ung Thư Phổi / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Phổi

Một yếu tố nguy cơ là bất kỳ tác nhân nào ảnh hưởng đến khả năng mắc một bệnh nào đó, ung thư chẳng hạn. Các loại ung thư khác nhau có yếu tố nguy cơ khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ, ví dụ như hút thuốc, có thể thay đổi được. Những yếu tố khác, như tuổi hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh, là không thay đổi được.

Tuy nhiên, có một hay thậm chí là nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn mắc bệnh. Và một số người mắc bệnh trong khi có ít hoặc không có yếu tố nguy cơ đã biết nào.

Sở hữu nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc làm tăng khả năng mắc ung thư phổi.

Khói thuốc lá được biết là có thành phần hơn 7.000 chất hóa học, và với một phần nhiều trong số đó là những chất độc. Có Ít nhất 70 chất được biết là tác nhân gây ra ung thư ở người hoặc động vật.

Người hút thuốc lá có nhiều khả năng bị ung thư phổi hoặc tử vong do ung thư phổi gấp 15-30 lần so với những người không hút thuốc. Thậm chí, hút một vài điếu thuốc một ngày hoặc hút không thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Nguy cơ mắc ung thư phổi bị ảnh hưởng bởi việc một người hút thuốc lá trong bao lâu, tuổi của họ khi họ bắt đầu hút thuốc và số điếu thuốc hút mỗi ngày. Số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút trong ngày càng nhiều baonhiêu thì nguy cơ càng tăng lên bấy nhiêu.

Những người đã bỏ hút thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi thấp hơn những người vẫn tiếp tục hút. Nhưng nguy cơ cao hơn so những người không bao giờ hút thuốc. Bỏ hút thuốc ở mọi lứa tuổi đều có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.

Các loại sản phẩm thuốc lá khác như thuốc lá ít nicotine, thuốc tẩu, xì gà, thuốc lá thảo dược, shisha và thuốc lá nhai cũng có thể gây ung thư và không được coi là an toàn.

2) Hút thuốc lá thụ động

Dù bạn không hút thuốc lá nhưng ngửi khói thuốc lá từ người hút thuốc thở ra và khói bốc lên từ một điếu thuốc, tẩu thuốc hoặc một điếu xì-gà đang cháy thì bạn được xem là người “hút thuốc lá thụ động”.

Khi một người hít thở không khí có khói thuốc lá, nó cũng giống như người đó đang hút thuốc lá. Tại Hoa Kỳ, 2 trong số 5 người lớn không hút thuốc và một nửa số trẻ em có tiếp xúc với khói thuốc lá và đã trở thành “người hút thuốc lá thu động”.

Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, khoảng 7.300 người không bao giờ hút thuốc chết vì bệnh ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động mỗi năm.

3) Radon

Tiếp xúc với radon làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nguy cơ mắc ung thư phổi phụ thuộc vào lượng radon một người tiếp xúc, thời gian họ được tiếp xúc.

Radon là một chất khí tự nhiên mà bạn không thể ngửi , nếm hay nhìn thấy. Radon đến từ sự phân hủy tự nhiên của uradium hoặc kim loại phóng xạ trong đá , đất và nước ngầm. Ở ngoài trời, khí radon được pha loãng bởi không khí trong lành, nên không phải là một mối quan tâm đáng kể. Nhưng Radon có thể chui vào nhà hoặc các tòa nhà qua những khe hở ở tầng hầm hoặc những tầng dơ bẩn. Khí Radon có thể đạt những mức nguy hiểm ở những căn nhà hoặc tòa nhà kín và không được thông thoáng. Gần như cứ một trong 15 ngôi nhà ở Mỹ được cho là có nồng độ radon cao.

Radon là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi ở người không hút thuốc và nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi ở người hút thuốc. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), radon gây ra khoảng 20.000 trường hợp ung thư phổi mỗi năm, là nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi.

4) Các chất khác

Ví dụ về các chất tìm thấy ở một số nơi làm việc làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm:

– Amiăng là nhóm khoáng chất có trong tự nhiên . Amiăng đã được sử dụng làm vật liệu xây dựng và trong nhiều ngành công nghiệp khác nữa . Hít thở không khí có chứ amiăng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Những người làm việc với amiăng (ví dụ như trong các hầm mỏ, nhà máy, nhà máy dệt, nơi cách nhiệt được sử dụng, và nhà máy đóng tàu) làm tăng nhiều lần khả năng mắc ung thư phổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp của việc hút thuốc và tiếp xúc với amiăng là đặc biệt nguy hiểm. Người vừa tiếp xúc với amiăng vừa hút thuốc có nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư phổi.

– Thạch tín: nước uống có lượng arsenic cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi. Nguy cơ tăng thêm nữa ở những người hút thuốc.

5) Nguồn không khí bị ô nhiễm

Có bằng chứng mạnh mẽ rằng việc tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm trong thời gian dài sẽ gây ra ung thư phổi. Nguy cơ ung thư phổi gia tăng do tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm. Các chất ô nhiễm trong không khí thay đổi từ nơi này đến nơi khác tùy thuộc vào nguồn khí thải trong khu vực và nguồn khí thải di chuyển đến từ nhiều khu vực khác .

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần riêng lẻ trông không khí bị ô nhiễm có khả năng gây ra ung thư, bao gồm: khí thải động cơ diesel, benzen , các hạt vật chất và một số hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs ) . Nguy cơ này là ít hơn so với nguy cơ gây ra bởi hút thuốc, nhưng một số nhà nghiên cứu ước tính rằng trên toàn thế giới có khoảng 5% số ca tử vong do ung thư phổi có thể là do ô nhiễm không khí ngoài trời.

6) Cá nhân hoặc gia đình có người mắc ung thư phổi

Nguy cơ ung thư phổi của 1 người sẽ cao hơn nếu cha mẹ, anh chị em của họ bị ung thư phổi. Những người đã bị ung thư phổi có tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi lần hai .

Anh chị em, con cái hoặc cha mẹ của những người đã bị ung thư phổi có thể có nguy cơ cao mắc ung thư phổi. Nguy cơ tăng lên trong số người thân trong gia đình có thể là do một số yếu tố, chẳng hạn như sự ảnh hưởng về hành vi của những thành viên trong gia đình với nhau (như hút thuốc) hoặc cùng chung sống trong môi trường có chất sinh ung thư (như radon, đốt than đá …).

Các nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng nguy cơ ung thư phổi trong một gia đình sẽ gia tăng nếu một thành viên trong gia đình phát triển bệnh ở tuổi còn trẻ.

7) Người có bệnh phổi từ trước

Những người đã có bệnh nền ở phổi trước đây hoặc tình trạng xơ phổi sẽ tăng nguy cơ ung thư phổi. Ví dụ:

– Bệnh lao (TB) – một bệnh nhiễm trùng phổi lây lan do hít phải vi khuẩn lao.

– Bệnh tắc nghẽn mãn tính (COPD) – một căn bệnh lâu dài (bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng) gây hại cho phổi và thường là do hút thuốc lá

– Viêm phổi do Chlamydophila pneumoniae

8) Tiếp xúc với bức xạ

Nguy cơ ung thư phổi tăng lên đối với những người đã từng tiếp xúc trước với bức xạ ion hóa.

Những người đã được điều trị bằng xạ trị vùng ngực để điều trị các bệnh ung thư như: u lympho Hodgkin, ung thư vú có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư phổi. Nguy cơ tăng thêm nữa ở những người hút thuốc.

Ở Nhật Bản, những người dân đã từng tiếp xúc với bức xạ ion hóa trong các vụ nổ bom nguyên tử có nguy cơ rất cao mắc phải ung thư phổi.

Chịu trách nhiêm thông tin: Huỳnh Ngọc Khánh An

Reviewer: Dr. Huynh Wynn Tran

Lần cuối xem xét Y học: 23/6/2016

Lần cuối chỉnh sửa: 23/6/2016

Nguồn Tham Khảo:

http://www.cancer.ca/en/cancer-information/cancer-type/lung/risks/?region=on

http://www.cancer.org/cancer/lungcancer-non-smallcell/moreinformation/lungcancerpreventionandearlydetection/lung-cancer-prevention-and-early-detection-risk-factors

http://www.cdc.gov/cancer/lung/basic_info/risk_factors.htm

‘;

Những Yếu Tố Nào Làm Tăng Nguy Cơ Mắc U Phổi?

U phổi lành tính là khối u phát triển tại chỗ, không lan tràn đến nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào các mô khác, ít khi đe dọa đến tính mạng.

U phổi ác tính là khối u phát triển thường kèm theo sự xâm lấn, lan ra ngoài phổi và không có giới hạn rõ ràng với các mô bình thường xung quanh.

Các chuyên gia nhận định rằng, khối u phổi có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tính chất khối u.

Đối với u phổi lành tính, phổ biến nhất là u mô thừa, thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi chụp X – quang phổi. Ngoài u mô thừa, còn có một số loại u phổi lành tính khác như: U xơ, u mỡ, u cơ trơn, u mạch máu,… Trường hợp, người bệnh phát hiện mắc u phổi lành tính nhưng không có bất kỳ biểu hiện nào, không ảnh hưởng đến sức khỏe thì đôi khi chỉ cần theo dõi khối u.

Ngược lại, u phổi ác tính có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nguyên nhân là do bệnh tiến triển khá nhanh, khối u phát triển chèn vào đường dẫn khí gây các triệu chứng như khó thở, ho khan, ho có đờm, ho ra máu, đau tức ngực dữ dội,… Đặc biệt, u phổi ác tính có khả năng di căn đến các cơ quan khác của cơ thể như hạch bạch huyết, gan, não, xương,… dẫn tới những biến chứng nặng nề.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u phổi?

Hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc được xem là “thủ phạm” chính gây bệnh u phổi.

Thông thường, khi hít thở, không khí sẽ được lọc qua đường hô hấp trên bao gồm mũi, miệng, rồi đi qua khí quản để vào phổi. Tuy nhiên, khi hút thuốc, cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi đã không được thực hiện nên sẽ đưa nhiều độc tố vào cơ thể hơn.

Không chỉ có vậy, hút thuốc còn làm tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại, khói thuốc lá khiến sức đề kháng hệ hô hấp suy yếu, dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc lao phổi, bệnh phổi mạn tính và đặc biệt là u phổi.

Nguy cơ mắc bệnh do nguyên nhân này phụ thuộc vào thời gian hút thuốc trong bao lâu, tuổi của họ khi bắt đầu hút thuốc và số lượng thuốc lá hút mỗi ngày. Thời gian hút thuốc và số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc u phổi

Tiếp xúc với khí radon, amiăng

Amiăng là chất độc hại và đặc biệt nguy hiểm khi ở dạng bụi. Chúng xuất hiện chủ yếu ở khâu khai thác, sản xuất và vận chuyển cũng như chế biến. Bụi amiăng là một trong những tác nhân gây bụi phổi, tràn dịch màng phổi và thậm chí là u phổi ác tính.

Radon là chất khí phóng xạ không màu, không mùi, không thể thấy bằng mắt thường, có trong tự nhiên như sỏi, đá. Những người làm việc trong khu hầm mỏ có nguy cơ tiếp xúc với khí radon và khả năng mắc u phổi rất cao. Đặc biệt, các chuyên gia cho biết, những người thường xuyên phải tiếp xúc với khí radon mà lại có thói quen hút thuốc lá thì nguy cơ mắc khối u phổi tăng cao hơn.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm

Không khí ô nhiễm là một trong những lý do khiến 3 triệu người chết sớm mỗi năm và là nguyên nhân “gốc rễ” của nhiều bệnh lý hô hấp, đặc biệt là u phổi. Các chuyên gia nhận định rằng, nếu thường xuyên phải tiếp xúc với khí độc hại tồn tại trong môi trường bạn sẽ có nguy cơ mắc u phổi cao hơn so với những người bình thường.

Tiền sử gia đình có người mắc u phổi

Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em từng mắc u phổi thì bạn cần phải đề phòng, nên đi khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là khi cơ thể có những triệu chứng bất thường, bởi nguy cơ mắc u phổi là rất cao. Những người đã từng bị u phổi cũng không nên chủ quan vì bệnh có nguy cơ tái phát trở lại.

Bệnh u phổi có thể di truyền

Hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa u phổi bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Hiện nay, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa u phổi một cách hiệu quả, bên cạnh phác đồ điều trị của chuyên gia, nhiều người có xu hướng tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Nhiều sản phẩm đã được nghiên cứu là có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp giảm nguy cơ mắc u phổi, giảm các triệu chứng như ho, mệt mỏi, khó chịu, đờm nhiều, tham gia vào tiêu diệt và ngăn ngừa hình thành tế bào u phổi phát triển. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung .

Với thành phần chính là Lunatumo, là sự kết hợp của Soy protein chứa Lunasin, Cao Khổ sâm bắc và chiết xuất Thyme – Cỏ xạ hương có tác dụng ngăn chặn sự biến đổi tế bào vàức chế sự phát triển của khối u trong cơ thể.

Trong đó, đặc biệt là hoạt chất Lunasin được nghiên cứu và phát hiện lần đầu tiên vào năm 1996. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu tâm huyết và nỗ lực nhằm cải thiện tính chất dinh dưỡng của protein đậu nành của GS Benito Ocampo De Lumen tại Trường Đại học California Berkeley (UC Berkeley). Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng để chứng minh Lunasin rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ và phòng chống các loại khối u, trong đó có u phổi.

Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong hạt đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành nhưng Lunasin có khả năng ức chế quá trình phân chia của tế bào thông qua việc gắn kết được các protein đặc hiệu của nhiễm sắc thể. Do vậy, khi được bổ sung vào cơ thể chúng được ví như những “vệ sĩ” giúp bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình tăng sinh bất thường xảy ra.

Đồng thời, sản phẩm còn bao gồm nhiều loại thảo dược quý khác như: Cao Quả Khế, Cao Bán Chi liên, Cao Hoàng kỳ, Cao Bồ Công Anh, Cao Mạch chủ, Cao Cọ xẻ. Những thành phần này đều có tác dụng làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các khối u, đặc biệt là u phổi, giúp hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng của người bị u phổi như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều. Đồng thời, hỗ trợ giảm nhẹ tác dụng phụ, tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Như vậy, Tumolung là một công thức chuyên biệt và toàn diện giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp mắc u phổi, trước, trong và sau khi điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, người có nguy cơ cao mắc u phổi, bao gồm: Người hút thuốc nhiều, người sống trong môi trường ô nhiễm không khí, nước, gia đình có tiền sử bị u phổi.

Nguy Cơ Gây Ung Thư Hắc Tố, Bạn Cần Tránh

BVK – Ung thư hắc tố là bệnh lý ác tính của các tế bào sinh sắc tố melanin. Các tế bào này phân bố chủ yếu ở lớp đáy của thượng bì (90%). Ung thư hắc tố là một bệnh lý ác tính, nguy hiểm nhất trong ba loại ung thư da vì nó xâm lấn sâu, tiến triển nhanh, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Dự phòng và sàng lọc ung thư hắc tố sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư hắc tố.

Về bệnh học ung thư da gồm có 4 loại:

Ung thư biểu mô tế bào đáy: hay gặp ở những vùng da hở.

Ung thư biểu mô gai sừng hoá: hay phát triển từ sẹo bỏng.

Ung thư hắc tố: thường khởi đầu từ một nốt ruồi lành, tàn nhang hoặc một đám sắc tố bẩm sinh (bớt).

Các ung thư xuất phát từ các tuyến dưới da như ung thư biểu mô tuyến mồ hôi hay tuyến bã.

U hắc tố ác tính có biểu hiện ban đầu rất đa dạng và đơn giản thường dễ bị bỏ qua mặc dù tổn thương ở ngay trên da, đến khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn xa, khó chữa trị.

Tổn thương trên da là dấu hiệu đầu tiên của ung thư hắc tố

U hắc tố ác tính có thể tiến triển từ một số tổn thương lành tính trên da như nốt ruồi, bớt hắc tố, u hắc tố (đồi mồi ở người cao tuổi), nên cần có sự can thiệpvà sự quan tâm đúng đắn với những tổn thương lành tính này.

Ung thư da nói chung, kể cả ung thư tế bào hắc tố nếu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn, cho nên vấn đề chẩn đoán sớm ung thư da càng trở lên cần thiết và quan trọng

Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư hắc tố bao gồm:

Ánh nắng mặt trời là tác nhân chủ yếu gây u hắc tố ác tính, trong đó tia cực tím gây nên những biến đổi của nhiễm sắc thể. Hầu hết các trường hợp mắc u hắc tố ác tính đều có tiền sử bị bỏng nắng khi còn trẻ.

Khoảng 5% u hắc tố ác tính xuất hiện trên bớt bẩm sinh, nhất là bớt bẩm sinh khổng lồ.

Khoảng 2-5% ung thư tế bào hắc tố có tính chất gia đình và 30% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc ung thư tế bào hắc tố có những bất thường của gen p16 trên chromosom 9p21.

Những người có da thuộc typ 1,2,3 có nguy cơ mắc u hắc tố ác tính cao hơn những người da màu.

Di truyền: Khoảng 10% ung thư hắc tố có tính chất gia đình, nhiều trường hợp ung thư hắc tố gặp ở những người có cùng huyết thống, cùng một gia đình, cùng vị trí, ung thư hắc tố có thể xuất hiện từ khi còn trẻ với nhiều nốt ruồi bất thường.

U hắc tố ác tính phát triển trên một nốt ruồi sẵn có thường hay bị đụng chạm sờ mó, hoặc bị ánh nắng tác động nhiều lần, nhưng không phải nốt ruồi nào cũng biến thành ung thư, tỷ lệ chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Từ một nốt ruồi bình thường đột nhiên thay đổi về hình dạng, kích thước, hay chảy máu, lớn nhanh, ngứa ngáy. Nốt ruồi biến màu sẫm dần và đặc biệt nếu có dấu hiệu loét, sùi hoặc đang từ màu nâu đồng nhất trở nên đa sắc. Đường viền bình thường rõ và đối xứng, trở nên không đều, nham nhở, bất đối xứng. Bề mặt nốt ruồi mất các vân da bình thường….

Tình trạng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Các cá thể nhạy cảm với ánh nắng như sắc tố da sáng, màu tóc đỏ hoặc vàng, tàn nhang mật độ cao và màu mắt sáng (nâu đỏ, xanh dương) làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím: Bằng chứng lâm sàng và dịch tễ học chứng minh tỷ lệ melanoma cao hơn ở những người có phơi nhiễm mạnh với ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn bức xạ cực tím khác. Nguy cơ ác tính cũng tăng do tiếp xúc tia cực tím đặc biệt là trước tuổi 35.

Dấu hiệu bất thường trên da như vùng da nhỏ nhám ráp, to nhanh dần trong một thời gian ngắn; vết bầm tím trên da không lành, vết loét lâu ngày không khỏi, móng tay đổi màu……

Phòng ngừa ung thư hắc tố

Từ các nguy cơ trên, để phòng ngừa ung thư hắc tố có thể áp dụng một số biện pháp:

Hạn chế và có biện pháp tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Khám chuyên khoa với những trường hợp phát hiện tổn thương nghi ngờ hoặc có tiền sử gia đình có người mắc ung thư hắc tố.

Thường xuyên theo dõi và tự khám da toàn thân.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để bảo vệ da

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu khi bệnh ở giai đoạn tại chỗ, tại vùng, các phương pháp điều trị bằng hóa chất, miễn dịch ít hiệu quả, mang tính chất bổ trợ khi bệnh ở giai đoạn muộn.

Để phát hiện sớm căn bệnh này nên chú ý quan tâm tới các vùng cơ thể, đặc biệt là các vùng da hở, chú ý tới sự thay đổi màu sắc, tính chất của nốt ruồi. Khi có triệu chứng nghi ngờ đến ngay cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị. Các nước phát triển khuyên nên đi khám định kỳ 3 năm 1 lần ở độ tuổi 30-39 và khám hàng năm sau tuổi 40 để phát hiện sớm bệnh ung thư da.

Nguy Cơ Gây Bệnh Tiểu Đường: Bạn Có Bao Nhiêu Yếu Tố Nguy Cơ?

Hiện nay vẫn chưa biết rỏ tại sao có người mắc bệnh tiểu đường – bệnh đái tháo đường, trong khi người khác lại không bị.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường – đái tháo đường type 2 đã được nhận diện, bao gồm:

Thừa cân, béo phì: Nguy cơ gây bệnh tiểu đường type 2 thường gặp

Thừa cân là yếu tố nguy cơ nguyên phát đối với đái tháo đường type 2.

Nhiều mô mỡ sẽ làm cho các tế bào trở nên đề kháng với insulin.

Để biết bạn thừa cân hay béo phì, bạn cần phải đo chỉ số khối cơ thể ( BMI).

Nếu BMI ≥ 23 kg/m2 và kèm theo 1 trong các yếu tố nguy cơ sau đây, bạn cần phải được xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường:

Lối sống thụ động: Nguy cơ đái tháo đường đang chờ bạn

Ít vận động là yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường – đái tháo đường type 2 quan trọng nhất.

Hoạt động thể lực sẽ giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, tăng sử dụng glucose làm năng lượng và giúp tế bào nhạy cảm hơn với insulin ( làm insulin hoạt động tốt hơn ).

Đó là lý do tại sao ngày xưa bệnh tiểu đường ít gặp, trong khi ngày nay bệnh tiểu đường tăng chóng mặt

Cùng với sự phát triển kinh tế, đi kèm với phương tiện đi lại, tivi…và lối sống thụ hưởng nhưng lại làm gia tăng lối sống ít vận động.

Tiền căn gia đình:

Nếu có người thân trong gia đình ( cha, mẹ, anh chị em ruột) bị tiểu đường – đái tháo đường type 2 thì bạn sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao hơn

Sắc tộc/ chủng tộc:

Một số chủng tộc, sắc tột có gen dẽ bị đái tháo đường type 2 hơn những nhóm dân khác.

Người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha, thổ dân da đỏ và người Mỹ gốc Á…có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao

Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết tăng cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán đái tháo đường type 2.

Nếu không thay đổi lối sống và điều trị, tiền-đái tháo đường có khuynh hướng tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2 trong tương lai gần.

Nếu sản phụ bị tiểu đường thai kỳ ( đái tháo đường thai kỳ), sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường – đái tháo đường type 2 sau này.

Do vậy mà đái tháo đường thai kỳ được cho là yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường type 2.

Tăng huyết áp:

Huyết áp của bạn ≥ 140/90 mmHg hay đang bạn đang uống thuốc điều trị Tăng huyết áp, đều có nguy cơ bị bệnh tiểu đường – đái tháo đường

Rối loạn Lipid máu

Rối loạn mỡ máu cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường – đái tháo đường type 2.

Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS):

Phụ nữ đã được chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2.

Những dấu hiệu lâm sàng khác kết hợp với đề kháng Insulin:

Vòng eo lớn, dấu hiệu gai đen ( acanthosis nigricans)

Tiền sử bệnh mạch vành

Tuổi

Nguy cơ đái tháo đường type 2 tăng khi lớn tuổi, đặc biệt sau tuổi 45.

Có thể do khi lớn tuổi bệnh nhân có khuynh hướng ít hoạt động thể lực hơn, giảm khối lượng cơ, và tăng cân.

Tuy nhiên đái tháo đường type 2 càng ngày xảy ra càng nhiều trên bệnh nhân trẻ tuổi.

Khi xác định mình thuộc nhóm nguy cơ bị bệnh tiểu đường, bạn nên đi xét nghiệm ngay để chẩn đoán đái tháo đường ngay. Nếu kết quả bình thường, bạn nên xét nghiệm lại mỗi 3 năm.

Tuy nhiên, cũng tùy theo kết quả ban đầu mà việc xét nghiệm theo dõi lần sau có thể phải thường xuyên hơn,.

Ví dụ: nếu kết quả là tiền- tiểu đường: bạn cần xét nghiệm mỗi năm và củng tùy theo các yếu tố nguy cơ mà thời gian xét nghiệm có thể gần lại.

CÁC BÀI VIẾT ĐỌC THÊM