Yếu Tố Gây Bệnh Nghề Nghiệp / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Các Yếu Tố Tác Hại Nghề Nghiệp

Thế nào là yếu tố tác hại nghề nghiệp?

Các yếu tố có trong quá trình công nghệ, quá trình lao động và hoàn cảnh nơi làm việc có thể gây ảnh hưởng nhất định đối với trạng thái cơ thể và sức khoẻ người lao động. Các yếu tố đó được gọi là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp hay yếu tố nghề nghiệp.

Khi các yếu tố nghề nghiệp có tác dụng xấu đối với sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động thì được gọi là các yếu tố tác hại nghề nghiệp. Những bệnh tật chủ yếu do tác hại nghề nghiệp gây nên được gọi là những bệnh nghề nghiệp.

Phân loại các yếu tố tác hại nghề nghiệp

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp chủ yếu gặp trong sản xuất được chia thành 4 loại:

– Yếu tố vật lý:

+ Điều kiện khí tượng xấu ( nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt.)

+ Bức xạ điện từ ( sóng vô tuyến điện, điện từ trường cao tần).

+ Bức xạ ion hoá ( tia X, tia bức xạ khác)

+ Tiếng ồn, rung chuyển.

+ Áp lực cao, thấp.

– Yếu tố hoá học và lý hoá:

+ Các chất độc trong sản xuất.

+ Bụi trong sản xuất.

– Yếu tố sinh học:

+ Sự cảm nhiễm và sự xâm nhập của vi sinh vật và ký sinh trùng.

+ Sự tiếp xúc với người bệnh hoặc súc vật mắc bệnh, hoặc bị súc vật mắc bệnh cắn, đốt…

– Thời gian làm việc quá lâu, thông ca, làm thêm giờ.

– Cường độ lao động, nghỉ ngơi không hợp lý.

– Sự bất hợp lý trong việc sắp xếp sức lao động, sử dụng công cụ phương tiện lao động quá nặng , không phù hợp với kích thước của người lao động.

– Làm việc ở tư thế gò bó quá lâu, công việc lặp đi lặp lại…

– Sự căng thẳng quá mức của 1 cơ quan hoặc của 1 hệ thống nào đó.

– Diện tích phân xưởng chật hẹp, máy móc thiết bị đặt quá sát nhau.

– Thiếu thiết bị thông gió, thoáng khí hoặc có nhưng hiệu lực kém.

– Thiếu thiết bị bao che và cách nhiệt để chống nóng, chống bụi, chống hơi khí độc, hoặc có nhưng không hoàn hảo.

– Chiếu sáng chưa tốt, ánh sáng không đủ hoặc chiếu sáng không hợp lý.

– Việc thực hiện các qui tắc vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động còn chưa triệt để.

– Thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động.

– Quá tải về thể lực (cơ tĩnh,cơ động), hoặc phải làm việc ở tư thế bắt buộc

– Quá tải về thần kinh tâm lý được chia ra:

+ Tính đơn điệu của công việc, do phải lặp lại nhiều lần các phần việc, chu kỳ ngắn, cùng một kiểu, được biểu thị bằng thời gian phải lặp đi lặp lại công việc đó (mức độ ít và trung bình khi chu kỳ thường xuyên được lặp lại từ 1/2 đến 1 phút, mức độ cao khi chu kỳ dưới 0,5 phút)

+ Căng thẳng thần kinh và các giác quan do công việc điều khiển máy móc phức tạp (điều khiển điện thoại, điện báo viên…)

+ Nhịp điệu làm việc được biểu thị bằng số động tác trong 1 phút.

Tỉ Lệ Và Một Số Yếu Tố Nghề Nghiệp Liên Quan Đến Bệnh Chàm Tay Của Nhân Viên Y Tế Tại Quận 5 Tphcm

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Đỗ Văn Dũng, Đặng Thị Ngọc Bích (2017), “Tỉ lệ hiện mắc thời khoảng 1 năm bệnh chàm tay của nhân viên y tế”, Tạp chí Y Học Thực Hành số2(1034) trang 205 – 207 2. Đỗ Văn Dũng, Đặng Thị Ngọc Bích (2017), “Các yếu tố nguy cơ trongbệnh chàm tay của nhân viên y tế”, Tạp chí Y Học Thực Hành số 2(1034)trang 102 – 104 3. Đỗ Văn Dũng, Đặng Thị Ngọc Bích (2018), “Hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe đến hành vi phòng ngừa bệnh chàm tay ở nhân viên ytế”, Tạp chí Y Học Thực Hành số 11 (1085) trang 46 – 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT 1. Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội (1998), Thông Tư Liên Tịch 08, 2. Đặng Thị Ngọc Bích (2008), Kiến Thức – Thái Độ – Thực Hành Và Tỉ Lệ Hiện Mắc Bệnh Chàm Bàn Tay Ở Thợ Hồ Tại Tổng Công Ty Xây Dựng – Thương Mại Số 3 TPHCM, Luận Án Tốt Nghiệp Chuyên Khoa Cấp IIDa Liễu, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.70-83. 3. Bộ Y Tế (2014), “Cán Bộ Y Tế”, Tóm tắt số liệu thống kê y tế 2009-2013, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr.8. 4. Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội (2012), Nghiên Cứu Phòng Chống Bệnh Nghề Nghiệp Và Những Bệnh Dự Kiến Được Bổ Sung, http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=16925, Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014. 5. Nguyễn Cảnh Cầu, Nguyễn Khắc Viện và cộng sự (2001), “Bệnh Da Nghề Nghiệp”, Giáo Trình Bệnh Da Và Hoa Liêu (dành cho đào tạo sau đạihọc), Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, tr. 231 – 236. 6. Nguyễn Cảnh Cầu, Nguyễn Khắc Viện và cộng sự (2001), “Eczema (Bệnh Chàm)”, Giáo Trình Bệnh Da Và Hoa Liêu (dành cho đào tạo sau đại học), Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, tr. 201 – 207. 7. Đỗ Văn Dũng (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đại học Y Dược, TPHCM, 8. Khương Văn Duy (2014), “Đại Cương Sức Khỏe Nghề Nghiệp”, trong sách: Bệnh Nghề Nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.7-13. 9. Đỗ Văn Hàm (2007), Sức Khỏe Nghề Nghiệp, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr. 10 – 14. 10. Đỗ Văn Hàm (2007), Vệ Sinh Lao Động Và Bệnh Nghề Nghiệp, Nhà Xuất Bản Lao Động-Xã Hội, tr. 3. 11. Trương Công Hòa (2006), “Suy Diễn Nguyên Nhân”, trong sách: Dịch Tể Học Cơ Bản, (bài giảng của bộ môn Dịch Tễ, khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TPHCM), tr. 164-171. 12. Lưu Ngọc Hoạt (2009), Lồng ghép nhiều thiết kế trong 1 nghiên cứu, Bài giảng của viện YHDP và YTCC, Đại học Y Hà Nội, 13. Nguyễn Duy Hưng (2012), Bệnh Da Nghề Nghiệp, Trang thông tin điện tử của Viện Da Liễu Trung Ương, 14. Trần Hậu Khang (2014), “Viêm Da Cơ Địa”, trong sách: Bệnh Học Da Liêu, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr. 75 – 83. 15. Vũ Đình Lập, và cộng sự (1992), “Bệnh Da Nghề Nghiệp”, trong sách: Bệnh Da Và Các Bệnh Lây Qua Đường Tình Dục, Bệnh Viện Da Liễu Xuất Bản, Sở Y Tế TPHCM, tr. 373 – 376. 16. Nguyễn Đỗ Nguyên (2006), “Cỡ mẫu”, trong sách: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Y Khoa, tr. 34-43. 17. Lê Hoàng Ninh (2011), Phương Pháp Chọn Mẫu Và Xác Định Cỡ Mẫu Trong Nghiên Cứu Y Học, Nhà Xuất Bản Y Học, TPHCM, tr. 63-65. 18. Sở Y Tế TPHCM (2015), Sơ Đồ Tổ Chức Ngành Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, MEDINET-HCMC Mạng thông tin y tế TPHCM, http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/gioithieu/Pages/sdtc-y-tetp.aspx, truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015. 19. Trần Thiện Thuần (2015), Tâm Lý Học, Nhà xuất bản Y Học. Đại học Y Dược TPHCM, 20. Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (2013), ILO Kêu Gọi Thế Giới Hành Động Đẩy Lùi Bệnh Nghề Nghiệp, http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Press releases/WCMS_211709/lang-vi/index.htm, truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015. 21. Đặng Thị Tốn (2004), “Bệnh Chàm”, trong sách: Bài Giảng Bệnh Da Liêu, Nhà Xuất Bản Y Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 295 – 306. 22. Đào Thị Tú Trinh (2013), Đặc Điểm Lâm Sàng, Các Yếu Tố Liên Quan Và Chất Lượng Cuộc Sống Ở Bệnh Nhân Chàm Bàn Tay, Bàn Chân Tại Bệnh Viện Da Liêu TPHCM, Luận Văn Thạc Sỹ Y Học, Đại Học Y Dược TPHCM, 23. Văn Thế Trung (2013), Chàm Thể Tạng – Những Điểm Mới Về Cơ Chế Sinh Học Và Khuynh Hướng Điều Trị Hiện Nay, Hội Y Học TPHCM, Báo cáo tại hội nghị khoa học thường niên lần 2 năm 2013, Thành Phố Hồ Chí Minh. 24. Lê Tử Vân, Xuyền Khúc (2002), “Bệnh Da Theo Nguyên Nhân Ngành Nghề”, trong sách: Bệnh Da Nghề Nghiệp, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr. 75-229. 25. Khúc Xuyền (2002), “Tầm Quan Trọng Của Bệnh Da Nghề Nghiệp”, trong sách: Bệnh Da Nghề Nghiệp, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr.

Dịch Vụ Khám Bệnh Nghề Nghiệp

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường là Viện quốc gia đầu ngành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Tên tiếng anh: Occupational Diseases Clinic – National Institute of Occupational and Environmental Health (NIOEH) – Tên tiếng Việt: Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường – Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trong suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (trước đây là Viện Y học lao động và Môi trường) luôn khẳng định là Viện quốc gia đầu ngành của cả nước về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn cho cả nước Viện còn trực tiếp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Phòng khám bệnh nghề nghiệp phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu bệnh nghề nghiệp: các bệnh phổi – phế quản nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp, bệnh tai mũi họng nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh vật, bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý,…

Với đội ngũ chuyên gia, các giáo sư, bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực bệnh nghề nghiệp chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, khám chuyên khoa, khám bệnh nghề nghiệp, tư vấn, điều trị và dự phòng bệnh tốt nhất cho người lao động.

Các giáo sư, bác sĩ hội chẩn phim X quang bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp Test áp da (Patch test) để chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp ở công nhân tiếp xúc với hóa chất Khám mắt bằng sinh hiển vi để chẩn đoán bệnh mắt nghề nghiệp của thợ hàn VỚI PHƯƠNG CHÂM “Luôn đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người lao động với chất lượng cao và tiết kiệm thời gian, chi phí tối đa cho khách hàng.” “Tiên phong trong sứ mệnh chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động”

Cùng nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ việc thăm khám chuyên sâu về bệnh nghề nghiệp: hệ thống máy sắc ký kí, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, nước tiểu; các máy đo đáp ứng thính giác thân não, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, đo sức nghe phục vụ thăm dò chuyên sâu về thính học; hệ thống nội soi tai mũi họng, sinh hiển vi; máy điện não vi tính, điện tim đặc biệt là máy Holter điện tim theo dõi liên tục 24 giờ về điện tim,…

Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng phục vụ người lao động ngày càng tốt hơn Viện luôn coi trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khám chẩn đoán, tư vấn, điều trị, dự phòng bệnh và thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng xét nghiệm, kiểm chuẩn trang thiết bị.

Tất cả những quan tâm, những nỗ lực đó của Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã góp phần nâng cao chất lượng khám chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh xứng đáng là đơn vị đầu ngành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, đáp ứng sự tin tưởng và mong đợi của mọi người.

Bệnh Nghề Nghiệp Của Thợ Điện

Thợ điện cũng biết sợ

Trong ngành điện, thợ truyền tải là một trong những người dễ mắc các bệnh nghề nghiệp nhất. Một trong những “bệnh” nghe có vẻ tréo ngoe mà đại đa số thợ điện mắc phải là “sợ bị giật”. Anh Nguyễn Phong, Công ty Điện lực Đống Đa là một thợ điện có hơn 20 năm kinh nghiệm “kéo dây” chia sẻ: Làm nghề điện càng lâu năm càng có một nỗi sợ hãi chung, đó là bị điện giật. Nguyên nhân rất đơn giản do anh em có kinh nghiệm thường phải kèm cặp những thợ điện trẻ. Mỗi khi xử lý sự cố trên cột điện vì diện tích nhỏ, không có chỗ đứng để cùng lúc thao tác nên thường chỉ có 1 thợ xử lý. Chính vì vậy, những thợ điện lâu năm đứng dưới cột chỉ đạo luôn cảm thấy “sợ” cho các thợ điện đang làm việc trên cột, nhất là những thợ trẻ. Không ít lần chỉ vì một động tác thừa, không chuẩn mà tôi đã nổi nóng đuổi “lính” mới xuống… để mình tự làm cho nhanh.

Tập cấp cứu nạn nhân bị điện giật

“Tôi cũng như nhiều anh em “thợ già” khi được phân công kèm lính mới thì cảm thấy gần như khủng hoảng”. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở những người làm việc trong môi trường căng thẳng. Người làm nghề điện không sợ bị điện giật nhưng lại sợ điện giật những đồng nghiệp của mình, bởi hơn ai hết các anh thấu hiểu chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến người thợ điện trả giá bằng một phần thân thể hoặc cả tính mạng” – anh Phong nói.

Theo tìm hiểu, ám ảnh lớn nhất của thợ đường dây là dây điện bọc chì. Trước đây dây điện cao thế, cáp điện ngầm thường bọc chì để cách điện. Các nhà khoa học đã chứng minh khi bị hồ quang điện đốt cháy, chì sẽ tỏa ra khí độc có thể gây ung thư nếu ai hít phải, nhẹ thì xây xẩm mặt mày, nặng thì ngất xỉu tại chỗ. Giới thợ điện cho rằng hầu hết những thợ điện lâu năm mắc bệnh ung thư phổi, tim mạch đều có nguyên nhân từ chì bọc dây điện.

Các đội vận hành, sửa chữa các trạm biến áp cũng “truyền tai nhau” về một “hung thần” khác là máy biến áp dầu. Trước đây, máy biến áp thường dùng dầu DO vừa để làm mát vừa để cách điện. Mỗi khi mùa nóng đến, phụ tải trên lưới trong các khu dân cư thường tăng vọt nên trên địa bàn Hà Nội và các thành phố lớn thường xuyên xảy ra sự cố chập, cháy nổ các trạm biến áp. Anh em đội sửa chữa thường “xanh mặt” khi gặp các trạm biến áp dầu bởi hồ quang điện phóng ra khi sự cố gặp dầu DO bốc cháy và tỏa khói chứa chất mônôxít cácbon (CO) cực độc. CO là chất khí không màu, không mùi cực kỳ nguy hiểm, chỉ cần hít phải một lượng 0,1% CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong.

Căn bệnh quái ác

Nghề điện vẫn được cho là một nghề cực kỳ nguy hiểm, mặc dù được trang bị bảo hộ lao động rất tốt, thường xuyên được tập huấn công tác an toàn nhưng mỗi năm vẫn xảy ra những tai nạn dẫn đến thương tích hoặc chết người. Bên cạnh những tai nạn lao động, người thợ điện còn bị mắc những bệnh nghề nghiệp thông thường cũng như những bệnh “đặc thù” mà ít người biết đến như vô sinh, mất khả năng sinh dục…

Một trong những đặc trưng của ngành điện Việt Nam là sự tồn tại của những nhà máy điện, những trạm biến áp, đường dây có từ cách đây vài chục năm. Công nghệ sản xuất điện của các nhà máy, trạm biến áp và cả đường dây thời điểm đó tồn tại nhiều yếu tố độc hại và nguy hiểm đến sức khỏe người thợ điện, gây ra các bệnh nghề nghiệp đặc trưng. Đơn cử như Công ty Điện lực Bình Định, dù đã nhận điện lưới quốc gia nhưng vẫn phải duy trì chế độ bảo dưỡng cho nhà máy diesel gồm 23 tổ máy. Khi còn vận hành các máy phát điện diesel này – cách đây gần 20 năm – một số bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và phải xử lý, điều trị hằng năm như bệnh ù tai, bệnh viêm da do dầu, bệnh tim mạch…

Theo các báo về công tác bảo hộ lao động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gần đây cho thấy, đã xuất hiện các bệnh nghề nghiệp theo đặc thù nghề và vị trí công tác như áp lực, nhiệt độ ở các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện từ trường ở các trạm biến áp, đường dây cao áp 500kV… gây ra các bệnh về tim mạch và cả những bệnh kín như ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Kiên, Phó giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia điện cao áp cho biết: “Một số nghiên cứu về điện trường đã cho thấy có sự tương quan giữa những người bị vô sinh, mất khả năng sinh dục khi liên tục làm việc, sinh sống trong môi trường có điện trường vượt mức độ cho phép. Ngoài ra, nồng độ chì trong máu cao quá 53-74% microgram thì khả năng sinh dục, số lượng và sức sống của tinh trùng giảm rõ rệt, tỷ lệ dị dạng lên tới 86%. Đặc biệt vợ của thợ điện bị nhiễm độc chì có khả năng đẻ non rất cao”.

Với tốc độ phát triển nhanh của xã hội, ngành điện đang đối mặt với nhiều thử thách để phát triển và ổn định năng lượng của đất nước. Chính vì vậy, để có một đội ngũ lao động khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thì ngành điện phải luôn luôn quan tâm tới đời sống và quyền lợi của người lao động và coi đó là một trong những mục tiêu hàng đầu.

Thành Công