Khi có người thân trong gia đình bị mắc bệnh ung thư, nhiều người thường hay có băn khoăn: liệu rằng bệnh ung thư có di truyền không?
1. Những nguy cơ bị bệnh ung thư do di truyền
Thông thường, theo nghiên cứu thì 80% bệnh ung thư không di truyền, thế nhưng mặc dù trong gia đình của bạn không có người bị bệnh ung thư, thì bạn vẫn có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Tuy nhiên, sẽ xảy ra một vài trường hợp một người khi sinh ra đã có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với bình thường vì họ thừa kế những gen bị biến đổi, ví dụ như gen quy định sự phát triển và sửa chữa các DNA bị hỏng.
Ung thư di truyền gen đột biến từ cha mẹ
Cơ thể chúng ta gồm 23 bộ nhiễm sắc thể (NST), chúng chứa tất cả gen quy định cho sự sống, mỗi bộ gồm một nhiễm sắc thể của mẹ, và một là thừa hưởng từ cha.
Mỗi NST gồm hàng ngàn gen được mã hóa trong DNA. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của chuỗi DNA cũng có thể khiến gen được quy định bị mất chức năng, được gọi là đột biến gen.
Giả sử bố mẹ của bạn có đột biến gen, thì cũng không có nghĩa là bạn sẽ mang gen đột biến đó. Và tương tự, nếu bạn có gen bị đột biến, thì đứa con của bạn cũng chưa chắc sẽ kế thừa gen đó. Xác suất là 50/50, bởi vì trong mỗi người đều mang hai nguồn gen, một từ cha và một từ mẹ.
Vậy nên, cha mẹ dù không bị ung thư vẫn có thể truyền gen đột biến cho con của mình. Và nếu chẳng may bạn thừa kế một gen đột biến có làm gia tăng khả năng ung thư, thì không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh ung thư, chỉ là bạn có nguy cơ cao hơn thôi.
Ung thư di truyền và ung thư đơn phát
Ung thư đơn phát có biểu hiện muộn hơn so với ung thư di truyền, vì thế các bác sĩ khuyên chúng ta nên kiểm soát riêng biệt về gen ở lứa tuổi còn trẻ nếu chẳng may trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư di truyền.
Ung thư di truyền đôi khi gây bệnh nặng hơn so với ung thư đơn phát. Chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt có khả năng làm phát triển và di căn bệnh xa hơn khi ở dạng ung thư di truyền.
2. Dấu hiệu của bệnh ung thư di truyền
Tùy vào những đột biến gen khác nhau mà sẽ dẫn đến những loại ung thư khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng thường gặp ở phụ nữ. Chúng xảy ra chủ yếu là do đột biến gen BRCA1 và BRCA2.
Những đột biến này không chỉ gia tăng nguy cơ ung thư vú, buồng trứng mà còn gia tăng nguy cơ cho tuyến tụy, tuyến tiền liệt, meloma và nhiều loại ung thư khác.
Chúng ta nên kiểm tra xem bản thân có đang mang gen đột biến không nếu trong gia đình có người thân mắc những ung thư sau đây: ung thư buồng trứng, vòi trứng, phúc mạc nguyên phát, ung thư vú ở tuổi 50 hoặc trẻ hơn, ung thư vú ở nam, tụy, ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 55 hay trẻ hơn…
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra nếu trong gia đình có nhiều hơn một người cùng bên nội hay ngoại bị mắc các bệnh ung thư sau đây như: ung thư vú, buồng trứng, vòi trứng, phúc mạc nguyên phát, tuyến tiền liệt và tụy.
Bên cạnh đó, một số hội chứng ung thư khác cũng có nguy cơ di truyền với những dấu hiệu đặc trưng và có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư ở nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau trong cơ thể người:
Hội chứng Lynch
Hay còn gọi là ung thư đại trực tràng không polyp di truyền có tên tiếng anh là Hereditary Non-Polyposis Colorectal Cancer, nó làm gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng, buồng trứng, tử cung, dạ dày, ruột non và ống mật.
Hội chứng Cowden
Đây là đột biến gen PTEN, làm nguy cơ gia tăng ung thư vú, tuyến giáp và tổn thương da.
Hội chứng Peutz-Jegher
Do xảy ra đột biến gen STK11, điều này làm gia tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng, vú và tụy với biểu hiện nhiều sắc tố đặc trưng ở môi và trong má.
Hội chứng li-fraumeni
Xảy ra do đột biến gen TP 53 sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư vú, xương và mô mềm, u não và ung thư biểu mô vỏ thượng thận ở trẻ nhỏ.
3. Các cách để phòng ngừa ung thư
Theo nghiên cứu, nếu bạn biết được gen đột biến trong cơ thể của bạn thì bạn sẽ có cơ hội giảm khả năng ung thư thông qua tầm soát gen hay những biện pháp khác làm giảm nguy cơ ung thư cho chính bạn, chẳng hạn như thay đổi lối sống lành mạnh, chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như những thực phẩm có khả năng ức chế các tế bào ung thư.
Và sau đây là những điều bạn nên làm để có thể loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư :
Tăng cường vận động thế chất, hạn chế ăn nhiều mỡ, thịt động vật, nên giảm phần calo, chất béo từ 40% xuống còn 20 – 25%.
Tăng cường ăn các chất xơ, hoa quả tươi hàng ngày, và hạn chế ăn thức ăn nhiều muối, lên men, cá khô, xì dầu, thịt xông khói…
Tránh ăn những chất gây đột biến gen nhiễm có trong thức ăn bị lạm dụng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…
Hạn chế lạm dụng bia rượu và các chất lên men khác…
Hy vọng qua những phân tích trên doctortama đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh ung thư có di truyền không để có thêm kiến thức phòng ngừa và ngăn chặn những căn bệnh ung thư nguy hiểm.