Yến Sào Và Bệnh Cao Huyết Áp / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Người Bệnh Cao Huyết Áp Ăn Yến Sào Được Không?

Nhiều người bệnh cao huyết áp, có thói quen ăn yến vì nghĩ rằng yến hay yến sào rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm gì cho người cao huyết áp không hề đơn giản. Cao huyết áp ăn yến được không? Với nhiều người yến là loại thực phẩm vàng cho sức khỏe, và những thông tin hữu ích sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Chúng ta biết rằng, việc lựa chọn thực phẩm cho người cao huyết áp phải nên rất kỹ càng. Lí do là nếu không biết cách nạp vào những thức ăn quá nhiều chất có thể khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Theo đó, yến là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có đến 60% là chất đạm cùng nhiều loại aixit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysine,… có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều hòa huyết áp, mang lại sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần cho những người này. Thế nên, bệnh nhân cao huyết áp ăn yến sào thường xuyên để tăng cường sức khỏe là vô cùng hợp lý.

Yến sào cũng như các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác, không phải cứ thực phẩm nào giàu dinh dưỡng và quý hiếm càng dung nạp nhiều thì hiệu quả với sức khỏe càng cao. Với tổ yến nói riêng, người bệnh cao huyết áp không nên ăn quá nhiều sẽ gây lãng phí mà còn có thể tăng huyết áp nguy hiểm cho tính mạng.

Với lời khuyên từ bác sĩ, các tài liệu y học, người cao huyết áp nên dùng từ 1-2 chén yến/tuần là hợp lí, và mỗi lần từ 3-5g. Ở liều lượng này, những vi chất cùng hàng loạt axit amin có lợi trong tổ yến được hấp thụ vào cơ thể nhiều nhất. Chúng sẽ nhanh chóng thẩm thấu đến từng huyết mạch và giúp bạn có được sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái.

Cao Huyết Áp Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Chế Biến Tổ Yến Cho Người Bệnh Cao Huyết Áp

Rất nhiều người băn khoăn không biết phải chế biến tổ yến cho người bệnh cao huyết áp như thế nào? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn tự tin chế biến món ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng này.

Đối với tổ yến bạn nên chưng với đường phèn hoặc thêm một ít hạt sen, táo đỏ, táo đen vào vừa khiến các chất dinh dưỡng trong yến sào không bị mất đi mà còn giúp bệnh nhân có được giấc ngủ ngon hơn. Đây là yếu tố vô cùng giá trị để tinh thần cũng như thể chất của những người này trở nên tỉnh táo, khỏe mạnh.

Một Số Lưu Ý Khi Ăn Tổ Yến Sào Đối Với Người Cao Huyết Áp

Để việc hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong tổ yến được tốt nhất, không để người cao huyết áp dùng quá nhiều tổ yến cùng một lúc và trong thời gian ngắn. Ngoài ra, thời gian hợp lí để dùng tổ yến là lúc bệnh nhân đang cảm thấy đói bụng, có thể là vào sáng sớm, giữa buổi tối hoặc là buổi tối trước khi đi ngủ.

Cao huyết áp ăn yến sào được không

Cao huyết áp ăn yến như thế nào

Người Bị Cao Huyết Áp Có Nên Ăn Yến Sào

Người bị cao huyết áp có nên ăn yến sào là câu hỏi hàng triệu người quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi ấy, trước hết Phong sẽ đi vào chia sẻ từ ngọn nguồn của vấn đề. Đó là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp, cách ăn uống hợp lý và sử dụng tổ yến như thế nào cho hiệu quả.

1.Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp

3.Bệnh nhân cao huyết áp có nên ăn yến sào không

4.Cách sử dụng yến sào cho bệnh nhân cao huyết áp

1.Cân nặng

Những người thừa cân hoặc quá béo có nguy cơ cao huyết áp, gặp các chứng bệnh về tim mạch. Do đó cần kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp với chiều cao cơ thể.

2.Tuổi tác

Những người tuổi càng lớn thì càng dễ mắc bênh cao huyết áp do sự thoái hoá của thành mạch máu. Thường thì các triệu chứng cao huyết áp ở tuổi cao rất khó xác định.

3.Hút thuốc

Một trong những nguyên nhân gây ra cao huyết áp phổ biến là hút thuốc. Bởi vì hút thuốc làm giảm lượng oxi trong cơ thể, hẹp thành mạch máu, cơ thể phải tăng cường bơm máu cấp oxi cho cơ thể, triệu chứng hay gặp là chóng mặt, có khi nôn mửa.

4. Chế độ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ

Ngoài lượng chất béo quá nhiều, thì loại chất béo cũng anh hưởng lớn đến bệnh cao huyết áp, chất béo bão hoà không tốt cho cơ thể.

5.Ăn mặn

Chế độ ăn quá nhiều muối cũng làm nguy cơ tăng huyết áp. Vì muối sẽ hấp thụ nước vào trong máu, làm tăng huyết áp trong mach máu. Do đó cần hạn chế ăn mặn, ăn nhiều muối và mắm.

1.Đau đầu

Triệu chứng phổ biến của bệnh cao huyết áp là đâu đầu, bênh nhân thường bị đâu đầu liên tục.

2.Hồi hộp

Tăng huyết áp khiến cho tim đập nhanh, gây ra cảm giác hồi hợp ở bệnh nhân.

3.Chóng mặt, hoa mắt

Khi bị cao huyết áp, triệu chứng đầu tiên là choáng, sau đó sẽ bị chóng mặt.

4. Nhìn 1 thành 2

Giai đoạn sau, người cao huyết áp bị tình trạng song thị, nhìn 1 thành 2. Ngoài ra người bị cao huyết áp cũng bị giảm thị lực, nhìn bị mờ.

5.Buồn nôn, ói mửa

Một trong những triệu chứng cũng thường xảy ra với bệnh nhân cao huyết áp là buồn nôn, ói mữa, tuy nhiên mức độ khác nhau.

BỆNH NHÂN CAO HUYẾT ÁP CÓ NÊN ĂN YẾN SÀO KHÔNG

Do chế độ ăn uống của người cao huyết áp đòi hòi kiêng cử, chọn loại thưc phẩm phù hợp, đặc biệt khi chứng bệnh cao huyết áp tái phát rất nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt khi không có người thân bên cạnh. Việc bồi bổ sức khoẻ cho người cao huyết áp là cực kỳ cần thiết, liệu bệnh nhân cao huyết áp có nên ăn yến sào không ?

Trong yến sào có chứa hàm lượng 50% protein dễ hấp thụ, nhiều loại acid amin mà cơ thể không tự sản sinh được, đặc biệt có chưa các chất như amide, cystine, humin, arginine, histidine và lysine… Theo các nghiên cứu, các loại đạm, acid amin này có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp giúp người bệnh cao huyết áp tỉnh táo, sảng khoái tinh thần, không căng thẳng.

Bên cạnh đó , yến sào không có làm lượng chất béo động vật nên sử dụng không lo tăng Cholesterol, giúp hệ tuần hoàn máu và tim mạch ổn định hơn. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm nếu muốn dùng yến sào bồi bổ sức khỏe cho người cao huyết áp.

CÁCH SỬ DỤNG YẾN SÀO VỚi BỆNH NHÂN CAO HUYẾT ÁP

Người cao huyết áp có nên ăn yến sào vào buổi sáng khi cơ thể vừa thức dậy, nhờ đó các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt.

Ngoài ra bệnh nhân cao huyết áp nên sử dụng yến sào mức vừa phải 2 lần/ tuần, mỗi lần 3-5g, có thể chưng với hạt sen hay táo tàu giúp hấp thụ được các chất dinh dưỡng và bệnh nhân có giấc ngủ ngon, điều này rất quan trọng với người cao huyết áp.

Theo điều tra mới nhất của Hội tim mạch học Việt Nam, tỷ lệ người bệnh cao huyết áp ngày càng tăng, đáng báo động đặc biệt là mức độ trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Bệnh cao huyết áp không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà hiện nay tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng tăng nhanh. Chủ yến là chế độ ăn uống không phù hợp và tình trạng ít vận động. Vì vậy, bạn nên trang bị những kiến thức về bệnh để đảm bảo sức khỏe cho những người thân và chính bản thân mình.

Thông tin liên hệ tư vấn miễn phí:

Hotline/Zalo: 090.180.6996 Email: phongphanchanh@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/YenDeNhat/ Địa chỉ: 766a/21 Lạc Long Quân, P9, Q. Tân Bình, TpHCM

(Cửa hàng bán yến sào tại tphcm)

Chi nhánh: 69 Trần Hưng Đạo, P1, TP Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên.

Bệnh Gút Có Ăn Được Yến Sào Không ?

Để trả lời câu hỏi bệnh gút có ăn được yến sào không chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân gây nên bệnh gút trước.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh gút và một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là do ăn uống giàu chất purine có trong một số loại thực phẩm, nội tạng động vật.

Có nhiều tranh cãi về thành phần dinh dưỡng cũng như tác dụng của yến sào. Trong một số tài liệu được cung cấp bởi các nhà phân phối yến sào, tổ yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, vì trong yến sào có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng điển hình hàm lượng protein (50% – 55%) và axit amin như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine Ngoài ra, tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie. Về tác dụng của tổ yến, một số tài liệu cho rằng tổ yến giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da, tăng cường trí nhớ, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời, giúp cơ thể phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp… thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.

Những nguyên tố vi lượng trong yến sào cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Tổ yến giàu canxi và sắt, mangan,brôm,đồng, kẽm có lợi cho thần kinh và trí nhớ. Các chất kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Threonine có trong yến sào giúp tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống. Chất Trytophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra được tổ yến sào chứa hơn 30 loại acid amin cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, phụ nữ, bà bầu, đặc biệt dược liệu giúp tăng cường sinh lực phái mạnh, yến sào tốt cho người già giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sự đề kháng cho cơ thể người cao tuổi.

Trong bảng thành phần dinh dưỡng không hề đề cập đến nhân purine nên người mắc bệnh gút vẫn có thể ăn được yến sào.

Tuy nhiên gút là bệnh phức tạp và khó kiểm soát phản ứng của mỗi bệnh nhân với các loại thực phẩm là hoàn toàn khác nhau, khi sử dụng thực phẩm này người bệnh nên xem xét và có chế độ theo dõi hợp lý, nếu cảm thấy có dấu hiệu đau tăng nên ngưng sử dụng đồng thời cần có sự theo dõi và tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Bệnh Cao Huyết Áp Và Nguyên Nhân

-Vài tuần trước, trong một bài về nguyên nhân và biến chứng của bệnh cao huyết áp, bác sĩ có nói chỉ có một số ít các trường hợp là bệnh cao huyết áp có nguyên nhân. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ kể rất vắn tắt về các nguyên nhân này. Xin cho biết chi tiết hơn về các nguyên nhân của bệnh cao huyết áp? -Có phải ai bị bệnh cao huyết áp cũng cần tìm xem có nguyên nhân nào hay không? Đáp

Cần nhắc lại, khoảng 95% các trường hợp cao huyết áp là không có nguyên nhân rõ ràng, và do đó cần phải uống thuốc hạ huyết áp hầu như suốt đời.

Còn khoảng 5% còn lại, cao huyết áp có thể do một nguyên nhân nào đó, và được gọi cao huyết áp thứ phát (secondary hypertension).

Trong các trường hợp này, thường thì nếu giải quyết được các nguyên nhân (không phải nguyên nhân nào cũng có thể giải quyết được), huyết áp sẽ có thể trở lại bình thường (nếu bệnh nhân không bị cùng lúc cả cao huyết áp nguyên phát).

Không phải bệnh nhân nào cũng cần phải được làm các xét nghiệm đặc biệt để tìm nguyên nhân.

Thường thì các bệnh nhân mới được chẩn đoán là bị cao huyết áp chỉ cần được làm các xét nghiệm rất căn bản.

Chỉ trong các trường hợp sau mới cần phải làm thêm các nghiên cứu xem có phải bị cao huyết áp thứ phát từ một nguyên nhân nào khác hay không:

-Cao huyết áp trầm trọng, hoặc không đáp ứng với các điều trị thông thường.

-Huyết áp đột ngột tăng lên bất thường, không kiểm soát được sau một thời gian tương đối bình ổn.

-Bị cao huyết áp từ trước tuổi dậy thì.

-Hoặc bị cao huyết áp trước tuổi 30 ở những người không có người trong gia đình bị cao huyết áp, không bị mập phì, và không phải là người da đen (các yếu tố kể trên có thể dẫn đến cao huyết áp sớm trước tuổi 30).

-Các bệnh thận nguyên phát (primary renal disease): Cao huyết áp là một dấu hiệu thường thấy ở những người bị thận cấp tính hay mạn tính, nhất là ở những người bị bệnh cầu thận hay mạch máu thận (glomerular or vascular disorders).

-Các thuốc ngừa thai hoặc các loại hormone cho người có triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh (oral contraceptives or hormone replacement therapy).

-Một số thuốc ngừa thai hoặc nội tiết tố cho người mãn kinh có thể làm tăng huyết áp. Sự tăng huyết áp này thường vẫn trong mức dưới 140/90 (tiêu chuẩn cao huyết áp như đã trình bày). Tuy nhiên, đôi khi nó có thể làm cho huyết áp tăng đến tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh cao huyết áp.

-Bị (một loại) bướu (gọi là) pheochromocytoma. Đây là một loại bướu tiết ra loại nội tiết tố (hormone) có thể làm cao huyết áp từng cơn (paroxysmal hypertension) trong khoảng phân nửa các trường hợp. Trong phân nửa các trường hợp còn lại, huyết áp có thể cao đều đều như trong các trường hợp cao huyết áp tiên phát.

-Bị một rối loạn về nội tiết (hormone), gọi là primary hyperaldosteronism. Những người bị rối loạn này thường có ba dấu hiệu là: Cao huyết áp, thử máu thấy giảm chất potassium không giải thích được tại sao, và bị kiềm hóa (unexplained hypokalemia, and metabolic alkalosis).

-Bị một hội chứng gọi là Cushing’s syndrome: Cao huyết áp tâm trương một cách vừa phải, lại thường là nguyên nhân gây bệnh và tử vong ở các bệnh nhân bị hội chứng này (moderate diastolic hypertension, is a major cause of morbidity and death in patients with Cushing’s syndrome).

-Một số rối loạn nội tiết khác: Các rối loạn cường hoặc suy giáp, cường cận giáp cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp thứ phát.

-Chứng ngưng thở trong khi ngủ: Cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp khi thức giấc. Bệnh nhân có những đợt ngưng thở trong lúc ngủ, khiến có nhưng cơn buồn ngủ khủng khiếp ban ngày. Chẩn đoán thường bằng cách vào các phòng xét nghiệm về giấc ngủ để được theo dõi các triệu chứng và nồng độ dưỡng khí (oxygen) trong máu trong lúc ngủ.

-Phình động mạch chủ (coarctation of the aorta): Là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến cao huyết áp ở trẻ em nhỏ.

Trong các trường hợp kể trên, nếu không bị cao huyết áp nguyên phát đi kèm, và nếu nguyên nhân có thể chữa được và được chữa khỏi, huyết áp bệnh nhân có thể trở lại bình thường.

Thân mến,

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng chúng tôi (714) 531-7930