Tham vấn y khoa : lê minh lộc
Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày tổn thương, chảy máu và gây ra triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Khí huyết không được lưu thông, khiến cho niêm mạc dạ dày bị kích thích máu là nguyên nhân gây ra tình trạng ứ đọng, khiến cho mạch máu bị giãn nở và viêm nhiễm. Hiện tượng này sẽ ngày thêm nặng hơn khi các vi khuẩn hoạt động, khiến cho dịch acid dịch vị bị tiết ra nhiều hơn.
Tình trạng xuất huyết dạ dày nếu để lâu và không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân.
Xuất huyết dạ dày nhẹ chỉ khiến bệnh nhân thấy mệt mỏi, đau bụng và có sự thay đổi về mạch và huyết áp. Tuy nhiên khi xuất huyết dạ dày kéo dài sẽ gây mất nhiều máu, suy tim, khó thở, co giật do thiếu oxy lên não và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh khi thấy cơ thể có biểu hiện nôn ra máu ở mức độ nhẹ cần đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày để có biện pháp ngăn ngừa sớm nhất.
Theo chúng tôi Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên GV ĐH Y dược TP.HCM), nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là do những yếu tố sau:
Hút thuốc lá thời gian dài sẽ khiến sức đề kháng cơ thể giảm sút, dễ nhiễm khuẩn và gây tổn thương dạ dày gây chảy máu dạ dày.
Do căng thẳng kéo dài: Những áp lực trong cuộc sống cũng như trong công việc, đã khiến cho người bệnh mệt mỏi, suy nghĩ, lo lắng trong thời gian dài, gây ra tình trạng stress. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến dạ dày, khiến cho dịch vị tiết ra nhiều, không kiểm soát được dẫn tới tình trạng viêm loét niêm mạc.
Do tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm hay thuốc kháng sinh quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn tới dạ dày. Tình trạng viêm xung huyết dạ dày sau khi sử dụng thuốc Tây một thời gian dài để chữa các bệnh ề xương khớp, tim mạch,… xảy ra rất phổ biến. Nếu không phát hiện sớm, bệnh nhân có thể bị thủng, bục dạ dày bất cứ lúc nào.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Các bệnh lý như xơ gan có thể gây áp lực lên tĩnh mạch cửa, dẫn đến hiện tượng xuất huyết niêm mạc dạ dày.
Do bệnh lý dạ dày: Loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, nhiễm khuẩn Hp,… là những bệnh lý phổ biến gây xuất huyết dạ dày.
Do kiềm hoặc axit: Có thể người bệnh đã uống nhầm phải dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm khiến dạ dày thực quản gặp phải tổn thương nghiêm trọng như viêm loét, hẹp, thậm chí gây thủng thực quản và dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Ăn nhiều thức ăn cay nóng như tỏi ớt hoặc ăn nhiều đồ khó tiêu chính là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét.
Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu dạ dày. Các loại thức uống này làm tăng acid hoặc tính kiềm trong dạ dày khiến các vết loét ăn sâu hơn vào niêm mạc dẫn tới chảy máu. Những người nghiện rượu thường bị xuất huyết tiêu hóa. Nguyên nhân là do rượu làm tăng thẩm thấu ở lớp niêm mạc dạ dày.
Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh chảy máu dạ dày. Đa phần các trường hợp sử dụng aspirin, corticoid hay thuốc Đông máu trong thời gian dài đều bị đau dạ dày dẫn tới viêm loét.
Người bị viêm loét dạ dày khi chịu nhiều kích động về tâm lý hay các căng thẳng kéo dài sẽ dẫn tới phình rộng các mạch máu tại các vết lở loét. Điều này có thể gây ra nguy cơ cao vỡ mạch máu. Một vài trường hợp khác bị xuất huyết dạ dày do vận động quá hay chịu lực tác động mạnh ở khu vực thượng vị.
Dù cho đây là căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết triệu chứng xuất huyết dạ dày là gì. Thực chất, căn bệnh này có những triệu chứng khá rõ ràng, dễ phát hiện. Tuy nhiên, khi nhận biết được các dấu hiệu này, tình trạng dạ dày của bạn đã khá nghiêm trọng.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh xuất huyết dạ dày chính là tình trạng đau dữ dội vùng thượng vị. Cơn đau có thể khiến bạn tái mặt, mất sức lực ở tay chân. Sau đó, cơn đau lan ra toàn ổ bụng gây căng cứng, toát mồ hôi. Bệnh nhân có thể có biểu hiện nôn ra máu. Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện nôn mà chỉ đi ngoài ra phân màu đen.
Nếu bị nôn, trước đó bệnh nhân sẽ có cảm giác lợm giọng khó chịu, váng đầu. Một số người nôn rất nhanh và nhiều. Máu kèm theo dịch nôn có thể là máu tươi hoặc máu đen, máu cục.
Nếu đi ngoài phân đen, màu phân sẽ giống màu bã café, có mùi hôi vô cùng khó chịu do máu chỉ được tiêu hóa một phần. Trường hợp xuất huyết nhiều, phân có dạng lỏng, nước phân có màu đỏ.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Không phải tình trạng xuất huyết nào cũng nguy hiểm tới tính mạng ngay. Nhiều người chỉ bị xuất huyết nhẹ và có thể chữa trị dễ dàng. Tuy nhiên, một số trường hợp bị xuất huyết thể nặng, bị chảy máu nhiều một lúc có thể bị choáng váng, chóng mặt, thở nhanh, tái mặt, mạch nhỏ đập nhanh. Người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ, tụt huyết áp. Nếu không được chữa trị kịp thời, tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa.
Vì thế, việc tìm ra được một phương pháp chữa trị thích hợp là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhưng phác đồ chữa thế nào để người bệnh vừa có thể nhanh chóng thoát khỏi bệnh xuất huyết dạ dày vừa tăng cường được sức đề kháng cơ thể lại là điều nhiều bệnh nhân đang lo lắng.
Khi người bệnh có những triệu chứng xuất huyết dạ dày như sau thì tốt nhất nên đến bệnh viện nhanh chóng, để được cấp cứu kịp thời.
Có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
Nóng rát vùng thượng vị, cũng như thấy vùng thượng vị bị đau.
Có thể người bệnh sẽ bị xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài phân đen, kèm theo dấu hiệu nôn ra máu.
Người bệnh sẽ bị chảy máu dạ dày và dẫn đến cơ thể bị thiếu máu, gây ra đau đầu, mệt mỏi.
Người bệnh sẽ thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể gầy gò, ốm yếu, xanh xao, thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể bị suy nhược.
Khi bị xuất huyết dạ dày nhẹ, lượng máu ra ít thì người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi nên khó phát hiện bệnh.
Khi xuất huyết dạ dày nặng, lượng máu xuất huyết nhiều sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái mất máu cấp tính, với biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, chân tay lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp, da niêm mạc nhợt nhạt, thở dốc, mạch nhỏ không bắt được mạch, sốt nhẹ, đi tiểu ít.
Biểu hiện xuất huyết dạ dày không diễn ra thường xuyên, vì thế nếu thấy cơ thể có vấn đề bất thường người bệnh cũng cần đến bệnh viện để kiểm tra, tránh để bệnh tiếp diễn quá lâu và gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Xuất huyết dạ dày có chữa được không?
Cũng theo bác sĩ Nghĩa, muốn chữa được xuất huyết dạ dày tận gốc, cần tìm rõ nguyên nhân dẫn tới bệnh là gì. Đó có thể là do bệnh viêm loét dạ dày nhưng cũng có thể là do người bị xơ gan chịu biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên…
Xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì chúng sẽ biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống, sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, hầu hết người bệnh khi phát hiện cơ thể mình có những biểu hiện của bệnh lý này thường tìm ngay đến thuốc Tây với mong muốn điều trị nhanh và sớm thoát khỏi cơn đau hành hạ.
Cách chữa trị xuất huyết dạ dày
Nhiều người thường đặt câu hỏi: Cách điều trị tại nhà cho người bị xuất huyết dạ dày là gì? Thực tế thì khi dạ dày của bạn đã rơi vào trạng thái bị xuất huyết thì tuyệt đối không điều trị tại gia. Nếu không cầm máu kịp, người bệnh có thể rơi vào trạng thái nguy kịch, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.
Bệnh nhân cần lưu ý, căn bệnh này là các tổn thương xảy ra nhanh chóng mà nguyên nhân chính vẫn là do các vết viêm loét sẵn có trong bao tử. Do đó, nếu muốn khỏi hẳn, bắt buộc phải chữa lành các vết loét tại niêm mạc dạ dày.
Tóm lại, để điều trị xuất huyết bao tử, bạn cần tới các bệnh viện lớn để các bác sĩ đưa ra phác đồ phù hợp.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thu Hương (Nguyên giảng viên ưu tú Học viện YHCT Tuệ Tĩnh) có chia sẻ: ” Để điều trị dứt điểm bệnh xuất huyết dạ dày không thể chỉ sử dụng Tây y mà cần kết hợp các bài thuốc Đông y để nhận được kết quả tốt nhất, bền vững mà lại hết sức lành tính, không có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.”
Với bệnh xuất huyết dạ dày dù là cấp tính hay mãn tính người bệnh cũng cần đến bệnh viện để được xử lý sớm nhất. Hiện nay, có 2 phương pháp chính được ứng dụng để điều trị xuất huyết dạ dày chính là Tây y và Đông y. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.
Theo đó, nếu người bệnh bị trong tình trạng nguy kịch, xuất huyết cấp tính, máu chảy ra ồ ạt, không tự cầm thì cần thực hiện các biện pháp sơ cứu tại chỗ trong khi chờ cấp cứu như sau:
Đặt bệnh nhân nằm lên giường hoặc mặt phẳng sao cho 2 chân cao hơn đầu. Bệnh nhân nằm im tại chỗ, không di chuyển, bất kỳ hoạt động nào cũng phải thực hiện tại giường. Đắp thêm chăn để ủ ấm, tránh làm hạ thân nhiệt khi bị mất máu nhiều.
Cho bệnh nhân ăn lót dạ bằng bánh mì mềm hoặc cháo loãng rồi uống thuốc cầm máu. Loại thuốc này nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trong nhà không có thuốc, có thể cho người bệnh uống nước muối loãng để cầm máu.
Đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
Với trường hợp cấp tính, bệnh xuất huyết dạ dày có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sơ cứu này. Nếu bạn không sơ cứu khẩn cấp, trong quá trình tới bệnh viện người bệnh có thể mất máu quá nhiều do tác động từ việc di chuyển. Lúc này nguy cơ tử vong là rất cao.
Với trường hợp mất máu ít (dịch nôn chỉ ra một chút máu, chỉ có một chút phân có màu đen), bác sĩ Nghĩa khuyên bạn nên sử dụng một trong những bài thuốc sau để cầm máu:
Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng 2 đến 4 miếng đậu trộn lẫn với khoảng 3 thìa ăn cơm đường đỏ. Đem hỗn hợp này đun sôi với một bát nước trong 10 phút rồi ăn với cơm. Cách này giúp chữa xuất huyết do viêm loét dạ dày rất tốt.
Bài thuốc thứ hai: Sử dụng một bát con nước ép từ ngó sen trộn với 1 quả trứng gà và 1 thìa café bột tam thất. Đem hỗn hợp này cho vào nồi cơm hấp. Cho bệnh nhân ăn khi còn nóng sẽ có tác dụng giảm đau, cầm máu, dọn sạch máu đông ở thành dạ dày.
Tây y chữa xuất huyết dạ dày nhanh, hiệu quả
Điều trị bằng thuốc Tây
Đầu tiên, người bệnh xuất huyết dạ dày sẽ được làm sạch dạ dày bằng nước muối đẳng trương lạnh hòa Adrenalin. Sau đó bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc kháng tiết acid và trung hòa acid tại chỗ (H2 và thuốc ức chế Proton). Với trường hợp bệnh nhân đang bị xuất huyết dạ dày sẽ được chỉ định tiêm trực tiếp Cimetidin ống 200mg, tiêm bắp 6 giờ/1 ống.
Điều trị bằng phương pháp nội soi
Đối với phương pháp Tây y, người bệnh có thể sử dụng phương pháp nội soi và chích chất làm xơ hoặc phẫu thuật. Tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp. Với các trường hợp bệnh nhân đặc biệt có vết loét to, giải pháp cuối cùng sẽ là cắt bỏ đoạn dạ dày đó để tránh nguy cơ ung thư.
Một số phương pháp điều trị nội soi xuất huyết dạ dày điển hình là: Dùng tia lazer, dùng đầu nhiệt, dùng kẹp cầm máu,… để ngăn chặn hiện tượng xuất huyết và ổn định dạ dày.
Phẫu thuật chữa xuất huyết dạ dày
Trường hợp bệnh nhân xuất huyết dạ dày nặng, máu chảy nhiều, dùng thuốc không còn tác dụng sẽ được chỉ định phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật sẽ được truyền trên 10 đơn vị máu để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
Như đã đề cập ở trên, Tây y là một phương pháp mặc dù đem đến hiệu quả nhanh nhưng những tác dụng phụ chúng đem đến ảnh hưởng rất lớn đến một số bộ phận quan trọng trong cơ thể. Vì thế, người bệnh cần kết hợp Đông y để tận dụng tối đa ưu điểm và khắc phục nhược điểm của cả 2 liệu pháp này.
Điều trị xuất huyết dạ dày bằng cây thuốc nam
Dùng gừng tươi chữa xuất huyết dạ dày
Bệnh nhân chỉ cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi, sữa bò và đường trắng. Giã nát gừng, chắt lấy nước cốt và pha cùng sữa, đường. Sau đó, đem hỗn hợp đi hấp cách thủy và sử dụng sau các bữa ăn. Kiên trì thực hiện khoảng 15 ngày sẽ thấy dấu hiệu xuất huyết dạ dày thuyên giảm đáng kể.
Điều trị xuất huyết dạ dày toàn diện từ sản phẩm Đông y hàng đầu
Theo bác sĩ Nghĩa, muốn điều trị dứt điểm bệnh xuất huyết dạ dày cần có một lộ trình điều trị toàn diện, đi từ gốc đến ngọn nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Đây cũng là lý do ông cùng đồng nghiệp tại nhà thuốc Tâm Minh Đường, An Dược dành nhiều năm để nghiên cứu và tìm ra ” Lục vị bình dược” kinh điển trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày tốt nhất, gia giảm chúng theo TỶ LỆ VÀNG, phù hợp cơ địa người Việt hiện đại để bào chế thành công sản phẩm Cao Bình Vị. Cao Bình Vị Tâm Minh Đường hiện nay đang là lựa chọn hàng đầu trong điều trị xuất huyết dạ dày được hàng nghìn bệnh nhân tin dùng.
Theo đó 6 vị thảo dược trong Cao Bình Vị gồm: Nhân trần, bạch mao căn, kim ngân hoa, cây chỉ thiên, hoàng bá, cối xay. Mỗi vị thuốc đảm nhận một nhiệm vụ riêng, khi kết hợp với nhau sẽ tác động đa chiều, trị tận gốc chứng xuất huyết dạ dày:
Bạch mao căn: Ức chế vi khuẩn có hại trong dạ dày, cầm máu khi tình trạng xuất huyết xuất hiện.
Nhân trần: Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp – nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết dạ dày.
Cây chỉ thiên: Nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa trơn tru.
Kim ngân hoa: Kháng viêm, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày.
Hoàng bá, cối xay: Kháng sinh tự nhiên, nâng cao chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Thông thường, người bệnh rất e ngại về việc dùng thuốc Đông y vì chúng đem đến hiệu quả chậm, mất công đun sắc. Nhưng Cao Bình Vị đã khắc phục được toàn bộ những nhược điểm này. Cao Bình Vị được bào chế dạng cao nguyên chất, không lẫn tạp chất nên rất an toàn cho dạ dày, tiện lợi khi dùng và đem đến hiệu quả nhanh gấp 3 – 4 lần thuốc dạng viên, hoàn, tán. Vì thế, Cao Bình Vị sở hữu những ưu điểm “có một không hai” như sau:
Hàm lượng dược chất cao: Được biết cứ 10kg thảo dược tươi sau khi đun sắc mới cô đọng được 200g cao nguyên chất nên hàm lược dược tính rất cao.
Không chứa Corticoid: Cao được đun sôi liên tục ở 100 độ C trong 48h nên không thể chứa Corticoid (hoạt chất bay hơi ở 80 độ C). Cao không gây tích nước, phù cơ thể như một số sản phẩm Đông y khác).
Hiệu quả nhanh: Cao khi pha dễ thẩm thấu thành dạ dày và đem đến hiệu quả nhanh chỉ sau 1 – 2 liệu trình cao. Thông thường sau 7 – 10 ngày đầu, triệu chứng nôn ra máu, cơ thể mệt mỏi giảm khoảng 50%; sau 2 – 3 tuần, giảm đến 80% tình trạng xuất huyết dạ dày. Sau 2 – 3 tháng, niêm mạc dạ dày phục hồi hoàn toàn tổn thương, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tiện lợi khi dùng: Bệnh nhân chỉ cần pha cao với nước ấm để uống sau các bữa ăn. Cao được đóng thành từng lọ nên tiện lợi đem đi xa.
Không biến chất: Cao chỉ cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, cao không vón cục, hàm lượng dược chất không thuyên giảm.
Nguồn : 2bacsi.net