Xuất Hiện Bệnh Chân Tay Miệng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Phòng Chống Bệnh Tay Chân Miệng Và Sốt Xuất Huyết

– Tay– chân – miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát triển thành dịch.

– Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi mụn nước.

– Mụn nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành mụn nước vỡ ra thành vết loét.

Bệnh lây trực tiếp từ người sang người: Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh các bạn cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 4. Bệnh tay – chân – miệng lây truyền như thế nào? 5. Cách phòng bệnh:

– Rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh. – Ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát. – Thu gom, xử lý phân và chất thải đúng nơi quy định. – Không được chọc vỡ các mụn nước, bọng nước trên da. – Qua trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, mụn nước bị vỡ. – Qua tiếp xúc giữa trẻ em với nhau hoặc tiếp suc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… bị nhiễm vi rút. – Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm chứa vi rút.

– Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.

– Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng mềm.

* Vì sức khỏe của mọi gia đình và cả cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả chúng ta hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với phương châm: “Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết Thanh Cao, ngày 03 tháng 09 năm 2020 “.

Bệnh Tay Chân Miệng, Biểu Hiện Và Cách Phòng Ngừa?

Bệnh Tay chân miệng, biểu hiện và cách phòng ngừa?

Ngày đăng tin: 14:32:24 – 25/08/2014 – Số lần xem: 14804

Dịch sởi chưa lắng xuống thì bệnh tay, chân, miệng xuất hiện. Càng ngày trẻ càng phải đối mặt với những dịch bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nó không còn là nỗi lo lớn khi các bà mẹ biết cách phòng bệnh và chăm sóc con mình, cùng ới con chống lại dịch bệnh đang dần lan rộng trên cả nước.

Bệnh tay chân miệng là gì ? Bệnh tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng:

Biểu hiện đầu tiên là sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Sau 1-2 ngày các triệu chứng điển hình của bệnh sẽ xuất hiện như:

– Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Hình 2: Loét miệng

– Phát ban dạng phỏng nước: Phỏng nước thường xuất hiện ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, thi thoảng xuất hiện ở mông, đầu gối. Đường kính phỏng nước từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục, thường xuất hiện trên nền hông ban. Phỏng tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Phỏng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn, nếu phỏng ẩn thường không đau.

Hình 3: Phỏng nước trên tay.

– Ngoài ra có các biểu hiện: sốt nhẹ, nôn, nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bỏng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện phỏng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Các triệu chứng bệnh trên biểu hiện rầm rộ khoảng 3-10 ngày tùy thuộc vào từng đứa trẻ. Sau đó đến giai đoạn lui bệnh, các triệu chứng giảm dần, trẻ hồi phục hoàn toàn sau 3-5 ngày nếu không có biến chứng.

Biến chứng

Bệnh thật sự nguy hiểm khi xuất hiện những biến chứng, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng. Biến chứng thường gặp là:

– Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng:

+ Trước và sau khi chăm sóc trẻ (sau khi thay quần áo, tã cho trẻ, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt của trẻ…);

+ Trước khi chế biến thức ăn;

+ Trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn;

+ Rửa tay khi thấy tay bẩn.

Hình 4: Vệ sinh ca nhân

– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

– Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

– Không để trẻ ăn bốc, mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.

– Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; cho trẻ ăn chín, uống chín; không ăn chung thìa (muỗng), bát (chén).

Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:

Hình 5: Vệ sinh môi trường

– Cách ly theo nhóm bệnh.

– Dùng nước muối sinh lý súc miệng, rửa mũi cho bé 2-3 lần/ngày.

– Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát ,khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

– Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.

Khi thấy trẻ bị sốt, đau họng và xuất hiện nốt phỏng ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.

– Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

Đặc biệt trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Thu gom và xử lý phân của trẻ bằng Chloramin B, vôi bột hoặc tro bếp trước khi bỏ vào thùng rác, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh,v.v… Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Tay Chân Miệng Là Bệnh Gì?

Tác giả: Giang Lê, Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên.

Định nghĩa

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh thông thường do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em; có các triệu chứng đặc trưng như sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Bệnh thường không nghiêm trọng, không cần điều trị đặc hiệu, và thường tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên trong một trường hợp hiếm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, bại liệt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Những ai thường mắc phải bệnh tay chân miệng?

Bệnh thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn hơn và người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường bắt đầu trong vòng một tuần sau khi nhiễm virus như:

Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông;

Lở loét có thể xuất hiện trong họng, miệng lưỡi, nướu và bên trong má vài ngày sau khi bắt đầu sốt.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Liên hệ cho bác sĩ nếu bé:

Sốt cao và vẫn không giảm sau khi dùng acetaminophen.

Đau họng đến nỗi khiến con bạn không thể tự uống nước.

Triệu chứng kể trên trở nên nặng hơn và không cải thiện trong vòng 2 tuần.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tay chân miệng là do virus coxsackie A16 và đôi khi là do virus Entero 71 hoặc một số loại virus khác. Các virus này có thể được tìm thấy trong ruột (phân) và chất dịch ở mũi và cổ họng. Chúng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc với chất dịch của người đã bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?

Các yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng bao gồm:

Độ tuổi: bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi.

Thường xuyên ở nơi công cộng: vì bện tay chân mệnh là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan giữa người với người nên càng tiếp xúc với nhiều người trong thời gian dài trẻ càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ít vệ sinh cá nhân: điều nãy sẽ giúp virus có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bé không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tay chân miệng?

Hiện không phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm giảm các triệu chứng và chờ đến khi bệnh tự khỏi bằng những phương pháp sau:

Dùng các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể hạ sốt và giúp giảm đau.

Súc miệng bằng nước muối ấm (cho ½ muỗng muối vào 1 cốc nước ấm).

Uống thuốc kháng acid, và sử dụng gel bôi gây tê có thể làm giảm đau từ các vết loét miệng.

Uống nhiều chất lỏng. Chất lỏng rất cần thiết khi cón bạn bị sốt. Các chất lỏng tốt nhất là các sản phẩm sữa. Không uống nước trái cây hoặc nước ngọt có gas bởi vì hàm lượng axit của chúng có thể gây ra đau rát ở vết loét.

Để tránh lây lan bệnh, hãy sử dụng đồ dùng ăn uống riêng biệt. Đun sôi núm vú sau khi sử dụng. Cách ly trẻ bị bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tay chân miệng?

Các bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách kiểm tra các triệu chứng, tiền sử bệnh và xem xét vết phát ban và lở loét. Các bác sĩ có thể lấy mẫu phân hoặc các chất dịch từ cổ họng để xét nghiệm tìm loại virus gây bệnh.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tay chân miệng?

Những việc bạn nên làm đế giúp hạn chế diễn tiến và phòng tráng bệnh tay chân miệng:

Vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi thay tã lót.

Giặt sạch quần áo bẩn.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn và không có dấu hiệu phục hồi trong vòng 2 tuần.

Cách ly trẻ bi bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan.

Sử dụng acetaminophen hoặc miếng bọt biển ấm tắm khi sốt.

Không dùng aspirin để giảm sốt.

Đun sôi núm vú bình sữa và đồ dùng ăn uống sau khi sử dụng.

Cho con bạn dùng nước muối để súc miệng.

Để trẻ nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt.

Cho con bạn uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm.

Gọi cho bác sĩ nếu con bạn sốt cao hoặc gặp khó khan khi nuốt thức ăn.

Bệnh Chân Tay Miệng Ở Trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là một trong các căn bệnh rất dễ gặp và có tính chất lây lan. Bệnh do một loại vi rút gây ra và cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau như viêm màng não, yếu chi, liệt mặt,… thậm chí là tử vong.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ em dưới 3 tuổi do sức đề kháng kém nên là đối tượng dễ mắc bệnh chân tay miệng nhất. Bệnh có thể bị tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi trẻ lên 5 tuổi mới có thể miễn dịch hoàn toàn với bệnh.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ do vi rút gây ra và có tính chất lây truyền

Tác nhân được cho là gây bệnh chân tay miệng ở trẻ là loại vi rút Coxsackie và Enterovirus 71. Đây là loại vi rút có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ.

Loại vi rút này khi xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, rồi từ đó phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

2. Biểu hiện của bệnh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường biểu hiện thành các triệu chứng sau:

+ Loét miệng: xuất hiện các bóng nước có đường kính 2-3 mm, màu xám và có hình bầu dục. Ở trên niêm mạc miệng, các bóng nước này sẽ nhanh chóng bị vỡ và tạo thành các vết loét, vì vậy gây đau khi ăn hay tăng tiết nước bọt.

Các biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ

+ Bóng nước xuất hiện ở vùng mông và gối thường trên nền hồng ban.

+ Ở lòng bàn tay và bàn chân xuất hiện các vết lồi trên da, sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da

3. Biến chứng của bệnh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, liệt mềm cấp, phù phổi cấp do thần kinh. Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

4. Phương pháp điều trị

Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để tránh bị nhiễm trùng

Tính tới thời điểm hiện nay chưa có một loại thuốc nào có tác dụng điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi phát hiện ra bệnh, bạn nên sớm đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế đảm bảo. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà thì bạn cần lưu ý những điểm sau:

+ Vệ sinh răng miệng và thân thể sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng các bóng nước

+ Thường xuyên lau mình bằng nước ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt để giảm đau và hạ sốt thân nhiệt

+ Tăng cường nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, lỏng bên cạnh đó trẻ cũng nên uống nhiều nước lọc và nước hoa quả.

+ Tuyệt đối không được cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng