Xu Hướng Bệnh Nghề Nghiệp Hiện Nay / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng Nghề Nghiệp Năm 2022

Xu hướng nghề nghiệp năm 2020 – Chọn ngành, chọn nghề đúng đắn

Ngành học Khoa học máy tính là gì?

Khoa học Máy tính là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và kỹ thuật nói chung. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về CNTT, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.

Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính rất nhiều, bao gồm: Kỹ sư máy tính, Kỹ sư hệ thống, Người phát triển phần mềm, Lập trình viên, Trưởng phòng Công nghệ (CTO), Giám đốc kỹ thuật CNTT, Kiến trúc sư kỹ thuật, Quản lý hỗ trợ kỹ thuật, Trưởng phòng dịch vụ CNTT, Kỹ sư ứng dụng, Nhà phát triển Mainframe, Kiến trúc sư phần mềm, Chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềm, Trình quản lý kho dữ liệu, Quản lý phát triển ứng dụng, Kiến trúc sư ứng dụng.

Kỹ sư phần mềm $103,612 ( khoảng 2,4 tỷ)

Chuyên viên quản lý sản phẩm $83,722 (khoảng 1,9 tỷ)

Chuyên viên phát triển dữ liệu Java $84,671 (khoảng 1,95 tỷ)

Trưởng phòng Công nghệ thông tin $80,157 (khoảng 1,8 tỷ)

2. Ngành marketing

Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm các vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm; hoặc làm cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược Marketing, tổ chức sự kiện; nếu yêu thích công việc giảng dạy bạn cũng có thể tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt cơ hội thăng tiến của nghề này là rất cao.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động chúng tôi từ nay đến năm 2020, ngành marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.

3. Ngành xây dựng

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia hứa hẹn tăng trưởng ở châu Á. Bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam có điểm nhấn ở nhiều lĩnh vực trong đó có xây dựng. Có thể dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam những công trình kiến trúc mang tầm cỡ quốc tế ra đời ngày càng nhiều. Đầu tư cơ sở hạ tầng là việc làm bức thiết và được chú trọng hàng đầu. Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư cũng tăng lên.

Công việc của nghề Xây dựng có thể chia thành ba nhóm: Ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng.

Các vị trí làm việc ngoài công trường – nơi triển khai thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: Kỹ sư thi công, thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường…

Trong công xưởng: Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm…

Trong văn phòng: Chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các kiểm toán xây dựng… Đặc biệt, đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.

4. Ngành công nghệ thực phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành của tương lai vững vàng, ngành của sự tiềm năng. Là một ngành học có tính ứng dụng cao và đa dạng, nhất là trong cuộc sống hiện đại.

Đối với những sinh viên mới ra trường, thường được làm tại các vị trí cơ bản, vì vậy nên mức lương khởi điểm của ngành Công nghệ thực phẩm cho các vị trí này sẽ rơi vào khoảng từ 7.000.000 đến 9.000.000 VND/tháng.

Sau một thời gian làm việc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn được nâng cao hơn thì cơ hội thăng tiến trong ngành này là rất cao. Do đó, mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 2,000 – 3,000 USD/tháng. Lĩnh vực công nghiệp thực phẩm là ngành tiềm năng nên còn nhiều đòi hỏi về nhân lực trình độ cao đang thiếu những kỹ sư, cử nhân và những người lao động có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề vững vàng.

Xuất phát từ những nhu cầu và tình hình thực tế, sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo về các lĩnh vực như: Công nghệ sản xuất rượu bia – nước giải khát, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, Bảo quản và chế biến thủy sản, Bảo quản và chế biến rau quả, Bảo quản và chế biến lương thực, Sản xuất mía đường – Bánh kẹo, Chế biến trà – cà phê, Đồ hộp thịt, cá, rau quả,…Sự đa dạng của ngành nghề cũng chính là lợi thế có thể giúp người học dễ dàng tìm cho mình một công việc thích hợp sau khi ra trường.

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thị trường du lịch khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết. Ngành này đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong một môi trường đẳng cấp chuyên nghiệp, không gian sang trọng, văn minh, giao tiếp rộng và mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với mặt bằng việc làm chung của xã hội.

Nhân viên khách sạn/ resort

Có rất nhiều vị trí để bạn ứng tuyển tại các khách sạn/ resort như tiếp tân, dọn phòng cho đến các vị trí quản lý cấp cao. Dù có làm việc ở vị trí nào thì nhiệm vụ của bạn khi làm việc tại khách sạn/ resort vẫn là đảm bảo khách hàng có một nơi ăn chốn ở thoải mái và thuận tiện nhất có thể.

Chuyên viên tổ chức sự kiện

Với kỹ năng tổ chức sự kiện được học trong ngành, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng để tham gia tổ chức nhiều loại hình sự kiện khác nhau như tổ chức tiệc cưới, lễ hội âm nhạc, tiệc tùng hoặc hội nghị.

Chuyên viên tư vấn du lịch

Sau khi được trang bị các kiến thức về du lịch ở ngành học này, bạn có thể chọn trở thành chuyên viên tư vấn du lịch tại các công ty lữ hành. Nhiệm vụ của bạn là giúp khách hàng vạch ra một kế hoạch du lịch hợp lý và cùng họ biến kế hoạch ấy thành sự thật.

Theo bảng số liệu trên của World Economic Forum, có thể thấy số giờ làm việc của máy móc tăng vượt bậc từ năm 2018 so với năm 2020. Có những ngành máy móc làm hơn 50% so với con người.

Một báo cáo gần đây cho thấy 61% công dân trên toàn thế giới tin rằng công việc hiện tại của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi công nghệ và toàn cầu hóa.

Con người không thể chỉ bị thay thế bằng máy móc hoặc trí tuệ nhân tạo. Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo có thể có tác động tích cực và tiêu cực đến công việc. Họ có thể tạo ra những cơ hội mới, công việc mới và loại bỏ lao động nặng nhọc và điều kiện làm việc tồi tệ nếu chúng ta tiếp cận nó đúng cách. Nếu không, các công nghệ này có thể loại bỏ công việc và tạo ra thách thức cho cả những người lao động có tay nghề và không có kỹ năng. Đó là một trong những lý do tại sao chúng ta cần nâng cao kỹ năng và tiếp tế.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng (VNUK)

Là một trong những thành viên của Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh được xây dựng dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Anh quốc nhằm quốc tế hóa đại học công lập Việt Nam theo chủ trương của Chính phủ. VNUK tự hào là trường ĐẠI HỌC CÔNG LẬP QUỐC TẾ đầu tiên và duy nhất tại Miền Trung. Chúng tôi cam kết đem lại cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất, cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc và giúp các em sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước cũng như nước ngoài. Các chương trình đào tạo đều được xây dựng theo tư vấn của Đại học Aston, đối tác chiến lược của VNUK tại Anh quốc, được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với 30% thời lượng được giảng dạy bởi giảng viên người nước ngoài. Sinh viên học tập tại VNUK được tập trung phát triển tư duy toàn cầu, thái độ chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn nên nhờ đó có thể sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (mã trường: DDV) đang xét tuyển các ngành đào tạo như sau:

Năm 2020, trường tuyển sinh theo 3 phương thức sau:

– Phương thức 1: Xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 – Phương thức 2: Xét tuyển riêng bằng học bạ THPT (kèm bài luận cá nhân và phỏng vấn)

Đăng ký Liên hệ và Nhận tư vấn Tuyển sinh 2020

Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Viện Nghiên Cứu và Đào Tạo Việt – Anh

158A Lê Lợi, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Tư vấn tuyển sinh: chúng tôi

Email: contact@vnuk.edu.vn

Hotline: 0905 55 66 54

Số điện thoại: 0236 37 38 399

Bệnh Sạm Da Nghề Nghiệp

Bệnh sạm da nghề nghiệp (Thông tư liên bộ số 29-TTLB)

Thế nào là bệnh sạm da nghề nghiệp?

Trong bệnh sạm da, da chuyển từ màu bình thường qua màu vàng sáng đến màu nâu đen, cuối cùng là màu thâm sạm dưới tác động của ( tia tử ngoại ) ánh nắng mặt trời.

Bệnh sạm da nghề nghiệp ở nước ta được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù từ năm 1991.

Những công việc có nguy cơ mắc bệnh:

Bệnh thường gặp trong các công việc khi tiếp xúc với : Xăng, dầu hỏa, dầu nhờn, dầu mazut, dầu đá phiến, benzen, parafin, nhựa than, acridin, anthracen, nhựa đường, bitum, creosot, hơi hydrocacbua, bạc, chì, asen, than đen, sa thạch, hóa chất cao su, hợp chất lưu huỳnh, phenol, bức xạ ion hóa… đó là những chất quang động.

Biểu hiện lâm sàng:

+ Triệu chứng toàn thân: Thường biểu hiện trước các triệu chứng ngoài da, người mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, ăn kém ngon, trí nhớ giảm, xút cân, năng suất lao động giảm. Bệnh nhân có cảm giác ngứa, nóng rát tại các vùng tổn thương.

+ Triệu chứng ngoài da:

– Khởi đầu là giai đoạn đỏ da, rồi đến các dát thâm. Da sạm xuất hiện ở phần da hở hoặc vùng tiếp xúc. Da khô, sạm thâm hình mạng lưới, có vùng da teo xen kẽ, da bong vảy và giãn mạch rõ.

Chẩn đoán bệnh :

– Những người làm việc ở môi trường có hơi và bụi hydrocacbua cao quá giới hạn cho phép (0,30mg/l) hoặc tiếp xúc với các chất quang động.

– Biểu hiện ngoài da: Da khô, sạm thâm hình lưới, có vùng da teo, bong vảy, dãn mạch; da sạm ở vùng tiếp xúc hoặc vùng da hở; ngứa, nóng rát tại các vùng tổn thương.

– Toàn thân: Mệt mỏi, sút cân, thiểu lực, trí nhớ giảm, nhịp tim chậm, huyết áp hạ.

– Đo liều sinh vật dương tính < 4 phút; Porphyrin niệu từ 22,7 – 8,3g/l.

Điều trị:

– Bôi kem có chứa hydroquinol như Leucodilin B, Domina, Mayfair

– Uống sinh tố C liều cao, các loại sinh tố B1, B6, A, D…

– Các loại chống Ôxy hóa như Selen phus hoặc L. Cystin… .

Dự phòng:

– Thay đổi nguyên liệu hoặc thời gian làm việc để tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh (Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng , tia tử ngoại ).

– Cải thiện môi trường làm việc, thông gió hút bụi…,

– Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả quần áo bảo hộ lao động,

– Dùng thuốc bảo vệ da như kem chống nắng, Paba, oxybenzon, dioxybenzon…/.​

Bệnh Nghề Nghiệp Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh Nghề Nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp? (Câu hỏi từ anh H., Q.3)

Trả lời: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. (Theo điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13).

Bệnh nghề nghiệp xảy ra cấp tính hoặc từ từ, hay còn gọi là mãn tính. Một số bệnh không chữa khỏi và để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.

Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do phải thường xuyên và lâu dài tiếp xúc với điều kiện lao động không tốt. Ngay từ khi có lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người lao động.

Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh nghề nghiệp có thể kể đến như sau:

Làm việc trong điều kiện khí hậu không tiện nghi: Quá nóng, quá lạnh, gây ra bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất;…

Làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng…

Làm việc trong điều kiện tiếng ồn sản xuất thường xuyên vượt quá mức giới hạn 85 dB

Làm việc trong điều kiện rung động tác động thường xuyên với các thông số có hại đối với cơ thể con người…

Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi sản xuất, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc, bụi than, quặng phóng xạ, bụi crôm…

Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các chất độc, tiếp xúc lâu với các chất hóa học kích thích (nhựa thông, sơn, dung môi, mỡ, khoáng…)

Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các tia phóng xạ, các chất phóng xạ và đồng vị, các tia rơn ghen.

Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao).

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường ESE

Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bệnh Nghề Nghiệp Của Mc, Ca Sĩ

Mới đây, trong chương trình Ghế không tựa, Thanh Vân đã bật khóc khi tiết lộ cô có nguy cơ phải bỏ nghề vì gặp vấn đề lớn về sức khỏe.

“Cách đây 14 năm, từng có một thời gian không nói được, đi khám thì bác sĩ nói rằng có vấn đề về dây thanh quản. Thi thoảng nó sẽ nổi lên rất nhiều hạt nhỏ, bám vào dây thanh quản khiến mình không thể nói được. Nếu mổ đi thì nó sẽ liên tục mọc đi mọc lại, nhưng nếu giữ thì sẽ bị câm”, cô tiết lộ.

Suốt 14 năm trôi qua, cô vẫn tiếp tục công việc MC mà mình yêu thích. Nhưng đến nay, tình trạng sức khỏe lại kém đi khiến Vân Hugo không khỏi phiền lòng.

PGS.TS.BS Võ Thanh Quang, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, Chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam, cho hay tình trạng bệnh như nữ MC miêu tả chưa rõ ràng. Để xác định đúng căn bệnh cũng như hướng điều trị, bệnh nhân cần phải thăm khám trực tiếp.

Theo chuyên gia này, những hạt bám vào dây thanh như cô nói có thể là các hạt xơ dây thanh. Chúng rất hay gặp ở những người có nghề nghiệp phải nói nhiều hoặc nói to như giáo viên, ca sĩ, MC.

Bác sĩ này đã từng mổ cho rất nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nhân dân nổi tiếng có tình trạng tương tự. Họ đều có thể quay trở lại với công việc của mình.

PGS Quang miêu tả dây thanh giống như dây đàn, khi chúng hiện các nốt sần (hạt xơ – PV) sẽ làm ảnh hưởng tới giọng nói. Những hạt này có thể lành hoặc ác tính, có thể tái phát hoặc không tùy theo từng bệnh lý.

Hạt xơ dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung của dây thanh, gây rè tiếng, tạo khe hở thanh môn, làm cho hơi bị thoát nhiều ra ngoài, khi nói nhanh bị mệt.

“Trong trường hợp thông thường, chúng chỉ gây khàn giọng chứ không câm nên mọi người không nên quá lo lắng”, PGS Quang cho hay.

Về phương pháp điều trị bệnh hạt xơ dây thanh, bác sĩ Quang cho biết bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn là chính, không cần mổ.

Bệnh nhân cần hạn chế nói nhiều và luyện giọng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị trên chỉ giúp giảm các triệu chứng mà không thể giải quyết tận gốc hạt xơ, do đó, bệnh có thể tái phát.

Trường hợp hạt xơ to, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật và chỉ thực hiện khi điều trị bảo tồn không khỏi.

Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh, khản tiếng có thể tái phát nên bệnh nhân cần hạn chế nói trong một thời gian để thanh quản được phục hồi. Trường hợp phải thường xuyên nói nhiều, người bệnh nên sử dụng các thiết bị trợ âm nhằm khuếch đại tiếng.

Theo chúng tôi

Nguồn: giadinh.net.vn