Xét Nghiệm Trong Bệnh Suy Giáp / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Các Xét Nghiệm Trong Bệnh Tuyến Giáp Và Tuyến Cận Giáp

Việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm cần đúng thời gian, hợp lý (để lạnh) và chuẩn bị mẫu xét nghiệm (trong một số xét nghiệm cần thiết phải tách chiết lấy huyết tương).

Không có một xét nghiệm riêng lẻ nào có thể phản ánh đầy đủ tình trạng của các tuyến nội tiết trong các điều kiện cụ thể mà cần phải phối hợp nhiều xét nghiệm trong đánh giá chức năng của một tuyến nội tiết.

1. Các xét nghiệm hoá sinh về chức năng tuyến giáp

Hormon tuyến giáp có vai trò đặc biệt quan trọng, là chất điều chỉnh sự phát triển của cơ thể, kích thích các phản ứng oxy hóa và điều hoà cường độ chuyển hóa các chất trong cơ thể. Để đánh giá chức năng tuyến giáp, thông thường cần làm một số xét nghiệm sau:

– T4 toàn phần (Thyroxin – tetraidothyronin)

– T4 tự do (Free T4).

– T3 (Triiod thyronin).

– TSH máu (Thyrotropic hormon, Thyroid simulating hormon).

1.1. Xét nghiệm T4 toàn phần

Bình thường, T4 toàn phần = 50 – 150 nmol/l.

– Tăng trong:

Cường chức năng tuyến giáp.

Phụ nữ khi mang thai.

Dùng các thuốc (estrogen, thuốc tránh thai, hormon giáp, TSH, amiodaron, heroin, amphetamine, một số thuốc cản quang sử dụng trong chụp X quang…).

Hội chứng ” Yếu tuyến giáp bình thường”.

Tăng trong TBG (globulin gắn kết với thyroxin) hay TBPA (thyroxin gắn kết với albumin).

– Giảm trong:

Nhược năng tuyến giáp.

Giảm protein máu (suy thận, xơ gan…).

Dùng thuốc (phenytoin, triiodthyronin, testosteron, ACTH, corticoid…).

1.2. Xét nghiệm T4 tự do

Xét nghiệm này cho giá trị chính xác ở những bệnh nhân mà T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi thay đổi protein huyết tương hoặc thay đổi vị trí gắn kết protein như:

– Phụ nữ mang thai.

– Dùng thuốc (adrogen, estrogen, thuốc tránh thai, phenytoin…).

– Protein huyết tương giảm (suy thận, xơ gan…).

– Tăng trong:

Cường giáp.

Điều trị nhược giáp bằng thyroxin.

– Giảm trong:

Nhược giáp.

Điều trị nhược giáp bằng triiodthyronin.

1.3. Xét nghiệm T3 máu

T4 và FT4 (chỉ số T4 tự do) thường là 2 xét nghiệm đầu tiên cho các bệnh nhân tuyến giáp. T3 là hormon tuyến giáp hoạt động mạnh nhất ở máu. Nó tăng hay giảm thường đi đôi với các trường hợp T4 và có giá trị trong một số trường hợp như:

– Khi T4 tự do tăng quá mức giới hạn.

– T4 bình thường trong hội chứng cường giáp.

– Kiểm tra nguyên nhân cường giáp.

Bình thường T3 = 1 – 3 nmol/l.

1.4. Xét nghiệm TSH máu

TSH được tiết ra bởi tuyến tiền yên, là một glucoprotein. Nó có tác dụng làm tăng trưởng tuyến giáp, làm tăng chuyển hóa chung như: oxy hóa glucose, tăng tiêu thụ oxy, tăng tổng hợp phospholipid và ARN. Xét nghiệm TSH dùng để chẩn đoán phân biệt nhược năng tuyến giáp nguyên phát (phù niêm) với nhược năng tuyến giáp thứ phát (thiểu năng tuyến yên).

Kỹ thuật xét nghiệm mới nhất là IRMA (Immuno radio metric aasay).

Kỹ thuật này có thể đo được các nồng độ thấp hơn rất nhiều so với kỹ thuật RIA (phương pháp miễn dịch-phóng xạ).

– Bình thường (theo RIA – WHO Standard): TSH huyết tương = 3,9 ± 2 mU/ml.

Tất cả các xét nghiệm này không tương đương nhau nên người làm xét nghiệm cần biết kỹ thuật nào cần được sử dụng và các giá trị giới hạn khác nhau của mỗi kỹ thuật.

– Giá trị giới hạn của IRMA:

Tuyến giáp bình thường: 0,4 – 6,0.

Cường giáp: < 0,1.

Giới hạn thấp: 0,1 – 0,39.

– Vai trò của xét nghiệm TSH.

Chẩn đoán hội chứng nhược giáp.

Điều trị nhược giáp (các phương pháp điều trị cần đưa TSH về giá trị bình thường).

Phân biệt nguồn gốc của nhược giáp (tuyến yên hay vùng dưới đồi).

Thiết lập một phương pháp điều trị thay thế bằng hormon tuyến giáp tương xứng trong nhược năng tuyến giáp nguyên phát mặc dù T4 có thể tăng nhẹ.

Thiết lập phương pháp điều trị bằng hormon giáp để ngăn chặn ung thư tuyến giáp.

Giúp chẩn đoán phân biệt hội chứng suy yếu ở người có tuyến giáp bình thường với các bệnh nhân nhược giáp nguyên phát.

Thay thế cho xét nghiệm TRH trong cường giáp bởi vì phần lớn các bệnh nhân có nồng độ TSH bình thường sẽ cho TRH bình thường, còn bệnh nhân có nồng độ TSH thấp không thể xác định được thì cũng không bao giờ định lượng được TRH.

Chẩn đoán cường giáp bằng phương pháp IRMA.

Ý nghĩa

– Tăng trong:

Nhược giáp nguyên phát không được điều trị: tăng tương xứng với sự suy giảm chức năng tuyến giáp. Tăng từ 3 lần đối với các trường hợp nhẹ đến 100 lần trong một vài trường hợp có phù niêm. Nó có giá trị trong chẩn đoán phân biệt giữa suy giáp do tuyến yên hay vùng dưới đồi. Đặc biệt nó có giá trị trong chẩn đoán sớm nhược giáp và các nhược giáp chưa có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng.

TSH huyết tương được đưa về giá trị bình thường là cách điều chỉnh liều dùng thuốc tốt nhất trong điều trị nhược giáp bằng hormon giáp, nhưng nó không được chỉ định cho việc theo dõi điều trị tiếp theo.

Viêm tuyến giáp Hashimoto, bao gồm các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhược giáp và khoảng 1/3 trong số đấy có triệu chứng lâm sàng bình thường.

Nhiễm độc giáp do u tuyến yên.

Một số bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”.

1.5. Kháng thể kháng TSH

– Giảm trong:

Nhiễm độc giáp do viêm tuyến giáp hay do nguồn hormon giáp từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

Nhược năng thứ phát do tuyến yên hay vùng dưới đồi.

Bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”:

Bệnh tâm thần cấp.

Bệnh gan.

Suy dinh dưỡng.

Bệnh Addison.

Bệnh to cực chi.

Các bệnh nội khoa cấp tính.

Nôn mửa nhiều do ốm nghén

Tác dụng phụ của thuốc như: glucocorticoid, dopamin, levodopa, apomorphin, pyridoxid; các thuốc kháng tuyến giáp trong điều trị nhiễm độc giáp.

Bảng 8.1: Giá trị bình thường của T3, T4 huyết thanh người trưởng thành theo các tác giả nước ngoài. chúng tôi

Xét Nghiệm Pcr Trong Chẩn Đoán Bệnh Nhiễm Trùng

PCR là gì?

PCR (Polymerase Chain Reaction) mang nghĩa tiếng Việt là phản ứng chuỗi polymerase, trong nhiều tài liệu còn gọi là “phản ứng khuếch đại gen”, là một kỹ thuật phổ biến trong ngành sinh học phân tử.

PCR là kỹ thuật sao chép DNA trong phòng thí nghiệm, cho phép khuếch đại chọn lọc một chuỗi DNA mục tiêu mà không cần sử dụng các sinh vật sống để thực hiện. Từ một mẫu DNA nhỏ nhất, thông qua PCR, người ta có thể nhân bản và khuếch đại nó lên hàng triệu bản sao chỉ trong vài giờ.

Phương pháp căn bản chạy PCR được phát minh bởi Kary Mullis, thành tựu này giúp ông đã đoạt giải Nobel về Hóa học vào tháng 10 năm 1993, chỉ sau 8 năm khi ông đưa ra ý tưởng. Ý kiến của Mullis là phát triển một quy trình mà DNA có thể nhân lên nhiều lần một cách nhân tạo qua nhiều chu kỳ sao chép bởi enzyme DNA polymerase.

Ngày nay, PCR được sử dụng trong các nghiên cứu y – sinh học phục vụ nhiều mục đích khác nhau, như phát hiện các bệnh di truyền, nhận dạng, chẩn đoán bệnh nhiễm trùng, tách dòng gene và xác định huyết thống.

Trong chẩn đoán bệnh nhiễm trùng, kỹ thuật PCR thông qua nhân bản và khuếch đại DNA của mầm bệnh sẽ tạo ra số lượng bản sao DNA đủ lớn, làm cơ sở cho việc định danh mầm bệnh (về chủng, loài…); nói cách khác, làm cơ sở cho chẩn đoán xác định mầm bệnh. Bên cạnh đó, phân tích PCR có thể tiến hành sớm ngay sau khi nhiễm trùng, thậm chí có thể từ vài ngày đến vài tháng trước khi các triệu chứng thực tế xảy ra; nghĩa là, xét nghiệm cho phép xác định được mầm bệnh từ rất sớm, đây là ưu thế vượt trội mà các phương pháp xét nghiệm khác chưa có được; và mặc định, chẩn đoán sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao với chi phí tối ưu cho người bệnh.

Nguyên lý chung

Thành phần của PCR

Phản ứng PCR đòi hỏi các thành phần sau:

Mẫu DNA: DNA chuỗi kép (DSDNA) quan tâm, được tách ra khỏi mẫu.

DNA polymerase: Thường là Taq polymerase chịu nhiệt, không biến tính nhanh ở nhiệt độ cao (98°C) và có thể hoạt động ở nhiệt độ tối ưu khoảng 70°C.

Các mồi oligonucleotide: Các đoạn ngắn của chuỗi DNA đơn (thường là 20-30 cặp bazơ) bổ sung cho đầu 3 của các chuỗi cảm thụ và kháng cảm của chuỗi mục tiêu.

Deoxynucleotide triphosphate: Đơn vị cơ sở A, T, G và C (dATP, dTTP, dGTP, dCTP) cung cấp năng lượng cho phản ứng trùng hợp và các khối xây dựng để tổng hợp DNA.

Hệ thống đệm: Bao gồm magiê và kali để cung cấp các điều kiện tối ưu cho quá trình biến tính và tái tạo DNA; cũng quan trọng đối với hoạt động polymerase, tính ổn định và độ trung thực.

Quy trình PCR

Tất cả các thành phần PCR được trộn lẫn với nhau và được thực hiện thông qua chuỗi 3 phản ứng tuần hoàn chính trong một máy điều nhiệt tự động, khép kín.

1. Biến tính

2. Ủ

Nhiệt độ phản ứng nhanh chóng hạ xuống 54-60°C trong 20-40 giây. Điều này cho phép các mồi liên kết (ủ) với trình tự bổ sung của chúng trong DNA mẫu.

3. Độ giãn dài

Cũng được biết đến khi mở rộng, bước này thường xảy ra ở 72-80°C (phổ biến nhất là 72°C). Trong bước này, enzyme polymerase tuần tự bổ sung các bazơ vào đầu 3′ mỗi mồi, mở rộng trình tự DNA theo hướng từ đầu 5′ đến 3′. Trong điều kiện tối ưu, DNA polymerase sẽ thêm khoảng 1.000 bp/phút.

Ngoài việc khuếch đại trình tự DNA mục tiêu bằng các quy trình PCR điển hình đã được mô tả, một số loại PCR chuyên dụng đã được phát triển cho các ứng dụng cụ thể. Các loại PCR đã được phát triển gồm:

1. Real-time PCR

2. Quantitative real time PCR (Q-RT PCR)

3. Reverse Transcriptase PCR (RT-PCR)

4. Multiplex PCR

5. Nested PCR

6. Long-range PCR

7. Single-cell PCR

8. Fast-cycling PCR

9. Methylation-specific PCR (MSP)

10. Hot start PCR

11. High-fidelity PCR

12. In situ PCR

13. Variable Number of Tandem Repeats (VNTR) PCR

14. Asymmetric PCR

15. Repetitive sequence-based PCR

16. Overlap extension PCR

17. Assemble PCR

18. Intersequence-specific PCR(ISSR)

19. Ligation-mediated PCR

20. Methylation -specifin PCR

21. Miniprimer PCR

22. Solid phase PCR

23. Touch down PCR, etc

24. Các ứng dụng của PCR

Ứng dụng của PCR

Một số ứng dụng phổ biến của PCR trong các lĩnh vực khác nhau có thể kể đến như:

Ứng dụng trong y tế:

Xét nghiệm di truyền cho sự hiện diện của đột biến bệnh di truyền. Vd: hemoglobinopathies, xơ nang, các lỗi chuyển hóa bẩm sinh khác.

Phát hiện gen gây bệnh ở cha mẹ nghi ngờ đóng vai trò là người mang mầm bệnh.

Nghiên cứu về đột biến gen gây ung thư có thể giúp ích trong việc tùy chỉnh trị liệu.

Cũng có thể được sử dụng như một phần của xét nghiệm nhạy cảm mô ghép, rất quan trọng đối với kiểu gen cấy ghép nội tạng của phôi.

Giúp theo dõi gen trong liệu pháp gen.

Ứng dụng trong chẩn đoán bệnh nhiễm trùng:

Phân tích mẫu bệnh phẩm cho sự hiện diện của các tác nhân truyền nhiễm, bao gồm HIV, HPV, viêm gan, sốt rét, bệnh lao, vv…

Phát hiện các phân nhóm độc lực mới của sinh vật chịu trách nhiệm về dịch bệnh.

Ứng dụng trong pháp y:

PCR có thể được sử dụng như một công cụ trong dấu vân tay di truyền. Công nghệ này có thể xác định bất kỳ một người nào từ hàng triệu người khác nhau trong trường hợp: tội phạm, loại trừ nghi phạm trong quá trình điều tra của cảnh sát, xét nghiệm quan hệ cha con ngay cả trong trường hợp có thể lấy được một lượng rất nhỏ mẫu vật (vết máu, tinh dịch, tóc…).

Ứng dụng trong nghiên cứu và di truyền phân tử:

Trong nghiên cứu bộ gen: PCR giúp so sánh bộ gen của hai sinh vật và xác định sự khác biệt giữa chúng.

Trong phân tích phát sinh gen: PCR cho phép phân tích mẫu với số lượng nhỏ DNA từ bất kỳ nguồn nào như vật liệu hóa thạch, tóc, xương, mô ướp xác.

Trong nghiên cứu phân tích biểu hiện gen, đột biến gen dựa trên PCR.

Trong dự án bộ gen người: nhằm mục đích hoàn thành việc lập bản đồ gen và hiểu biết về tất cả các gen của con người…

Hệ thống PCR ProFlex của hãng Thermo Scientific

Một số xét nghiệm PCR thường dùng trong chẩn đoán nhiễm trùng

Xét nghiệm PCR Dengue – chẩn đoán sớm sốt xuất huyết

Do các kháng thể IgM và IgG xuất hiện chậm nên xét nghiệm Real-time RT-PCR trở nên phương tiện rất hữu ích trong việc phát hiện nhiễm virus Dengue sớm và xác định các genotype DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4; có thể phát hiện virus Dengue trong máu ngay từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 kể từ khi xuất hiện sốt.

Kỹ thuật Real-time RT-PCR đạt độ nhạy 80-90% và độ đặc hiệu đến trên 95%. Trường hợp bệnh nhân có kết quả Realtime RT-PCR (-) tính ở 5 ngày đầu thì được coi là chưa xác định (indeterminate) và cần phải lấy mẫu máu thứ 2 sau đó 5 ngày để khẳng định có nhiễm virus Dengue hay không bằng cách định lượng Dengue IgM và IgG.

Việc xác định nhiễm virus Dengue sớm bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR có vai trò quyết định trong chẩn đoán xác định và điều trị thành công sốt xuất huyết Dengue.

Xét nghiệm này cũng được ứng dụng để xác định sớm tình trạng nhiễm nhiều vi rút nguy hiểm khác như: HIV, HPV, HBV…

Xét nghiệm PCR Lao – chẩn đoán lao nhanh

Lao là một nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể gặp ở bất cứ cơ quan nào khác như lao màng não, lao hạch, lao hệ niệu dục, xương, khớp… Xét nghiệm PCR Lao là kĩ thuật hiện đại cho phép xác định vi khuẩn lao trực tiếp trong bệnh phẩm chỉ trong vài giờ.

PCR cho phép sao chép và khuyếch đại để tạo ra hàng triệu bản sao từ 1 đoạn trình tự đặc hiệu trên genom của vi khuẩn. Trình tự phổ biến đang được sử dụng là 249 cặp bazơ nằm trên đoạn gen IS6110 của lao, đoạn gen này có tính bảo tồn cao đồng thời có tỷ lệ lặp lại từ 20-25 lần, nhờ đó làm tăng khả năng phát hiện của phản ứng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng các trình tự đích khác để chẩn đoán như IS1081, 23S rDNA, 16S rDNA.

Trên thực tế, kỹ thuật này có thể phát hiện được vi khuẩn lao ngay cả ở nồng độ rất thấp, khoảng 1-3 vi khuẩn/mL bệnh phẩm (trong khi soi kính chỉ phát hiện được khi có khoảng 10 5 vi khuẩn/mL bệnh phẩm). Đây là ưu điểm vượt trội so với phương pháp khác, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong các mẫu bệnh phẩm như dịch não tủy, dịch ổ khớp, dịch màng tim… nơi mà lượng vi khuẩn trong đó thường rất thấp.

Xét nghiệm này cũng được ứng dụng để chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn như: Lậu, chlamydia…

Xét nghiệm PCR trong sàng lọc, chẩn đoán bệnh khác

QF-PCR – sàng lọc trước sinh

QF-PCR (quantitative fluorescence PCR) là xét nghiệm PCR huỳnh quang định lượng. Đây là kỹ thuật PCR khuếch đại các đoạn DNA ngắn đặc hiệu, đánh dấu bằng tín hiệu huỳnh quang và định lượng bằng điện di mao quản.

QF-PCR được dùng để kiểm tra liều gen, ví dụ: số lượng bản sao của gen trong 1 mẫu khảo sát, số lượng của các đoạn nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể thường được khảo sát bằng QF-PCR là nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y.

Hiện nay, QF-PCR thường được chỉ định trong chẩn đoán nhanh trước sinh tìm rối loạn nhiễm sắc thể cho các trường hợp thai nguy cơ cao bị Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Turner, Hội chứng Klinefelter…

Loại mẫu có thể sử dụng cho kỹ thuật này gồm: máu, dịch ối, gai nhau, dây rốn, máu dây rốn.

HLA-B27 (PCR) – chẩn đoán viêm cột sống dính khớp

Xét nghiệm HLA-B27 bằng kỹ thuật SHPT phát hiện gen quy định kháng nguyên HLA-B27 trên nhiễm sắc thể số 6 của người ở các bệnh nhân có nguy cơ VCSDK: 90% bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có HLA B27 dương tính và khi có mặt kháng nguyên này thì nguy cơ mắc bệnh tương đối là 90%.

Để xét nghiệm HLA-B27, cần lấy 2ml máu toàn phần chống đông EDTA để xét nghiệm trong 24 – 48 giờ, bảo quản mẫu ở 2 – 8°C.

Chi phí xét nghiệm PCR có đắt không?

Tùy theo mục đích và quy trình xét nghiệm, xét nghiệm PCR mỗi loại có giá cao thấp khác nhau. Giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ xét nghiệm, giá xét nghiệm PCR chênh lệch không nhiều. Về cơ bản, giá một số xét nghiệm PCR ở mức trung như sau:

Xét nghiệm PCR ở đâu tốt?

Khám bệnh, xét nghiệm ở đâu chính xác, đơn giản, thuận tiện luôn là điều trăn trở của bất kỳ ai trong chúng ta. Trước rất nhiều các bệnh viện, phòng khám; chúng ta cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình cơ sở uy tín; có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên giỏi, giàu kinh nghiệm; có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại để thăm khám.

Health Việt Nam khuyến cáo người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín sau đây để khám bệnh nói chung và xét nghiệm PCR nói riêng:

Tại Hà Nội:

Khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai;

Khoa Sinh học phân tử, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;

Trung tâm giải phẫu bệnh và sinh học phân tử, Bệnh viện K;

Khoa Vi sinh y học, Bệnh viện Quân y 103;

Trung tâm Tiêu hóa của bệnh viện E;

Khoa Xét nghiệm.

Tại Tp Hồ Chí Minh:

Trung tâm Y sinh học phân tử, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM;

Khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy;

Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Nhân Dân 115.

Bạn cũng có thể gọi số 0899 108 108 hoặc tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 633 902 của Health Việt Nam để nhận tư vấn miễn phí và hỗ trợ từ chuyên gia để có thêm thông tin về nội dung, cách thức tiến hành các xét nghiệm này.

HEALTH VIỆT NAM – Lá chắn an toàn cho sức khỏe người Việt!

Các Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Trong Bệnh Cao Huyết Áp

Các xét nghiệm cận lâm sàng đôi khi phát hiện được nguyên nhân của bệnh cao huyết áp. Nếu phát hiện được nguyên nhân gây tăng huyết áp thì bệnh có thể điều trị được. Bệnh tăng huyết áp có nhiều loại như tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm thu và tâm trương.

Nguyên nhân tăng huyết áp

1. Tăng huyết áp tâm thu

– Cường chức năng tuyến giáp.

– Thiếu máu mạn tính với lượng huyết sắc tố nhỏ hơn 70 g/l.

– Các thông động-tĩnh mạch.

– Bệnh tê phù (Beri-beri).

2. Tăng huyết áp tâm thu và tâm trương

* Tăng huyết áp thứ phát:

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:

Các bệnh nội tiết:

– Tuyến thượng thận:

U tủy thượng thận (< 0,64% trường hợp tăng huyết áp).

Cường aldosteron (<1% trường hợp tăng huyết áp).

Hội chứng Cushing.

– Bệnh tuyến yên:

– Cường chức năng tuyến giáp.

– Cường chức năng tuyến cận giáp.

Các bệnh lý của thận:

– Mạch máu (4% các trường hợp tăng huyết áp).

Hẹp động mạch thận (thường do vữa xơ động mạch ở những người lớn tuổi và tăng xơ hóa mạch ở bệnh nhân trẻ tuổi) chiếm 0,18% các trường hợp tăng huyết áp.

– Bệnh lý cầu thận.

– Tắc mạch.

– Thông động-tĩnh mạch.

– Phình bóc tách mạch máu.

– Tổ chức liên kết, mô đệm:

Viêm thận-cầu thận.

Viêm thận- bể thận.

Thận đa nang.

Hội chứng Kimmelsteil-Wilson.

Bệnh lý collagen

U thận (u Wilms, u mạch thận).

Tắc nghẽn đường dẫn niệu.

Các bệnh lý hệ thống thần kinh trung ương:

– Tai biến mạch máu não.

– U não.

– Viêm tủy xám.

Các bệnh khác:

– Nhiễm độc thai nghén.

– Đa hồng cầu.

Ở trẻ em dưới 18 tuổi thì các nguyên nhân gây tăng huyết áp là:

– Bệnh lý thận 61-78%.

– Bệnh lý tim mạch 13-15%.

– Bệnh lý nội tiết 6-9%.

– Nguyên phát 1-16%.

Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh cao huyết áp

Các phát hiện cận lâm sàng chỉ ra trạng thái chức năng thận (ví dụ: xét nghiệm nước tiểu, ure máu, creatinin máu, acid uric máu, điện giải, phenol sulfo phtalein (PSP), độ thanh thải creatinin, đồng vị phóng xạ thận, sinh thiết thận…). Lượng acid uric trong các bệnh tăng huyết áp nguyên phát càng cao thì lượng máu đến càng ít và tính miễn dịch đối với các mạch máu thận càng tăng.

Các xét nghiệm cận lâm sàng dựa trên các biến chứng của tăng huyết áp (ví dụ: cơn đau thắt ngực, suy thận, tai biến mạch máu não, tắc mạch cơ).

Các xét nghiệm cận lâm sàng dựa trên tác dụng của một vài thuốc hạ huyết áp như:

– Thuốc lợi tiểu (Benzothiazide):

Tăng nguy cơ tăng acid uric niệu (tăng 60 – 75% ở bệnh nhân tăng huyết áp so với 25 – 35% bệnh nhân không điều trị tăng huyết áp).

Giảm kali máu.

Tăng đường máu hoặc làm trầm trọng thêm bệnh đái đường.

Hiếm gặp là rối loạn cân bằng điện giải, viêm gan, nhiễm độc tụy.

– Hydralazine:

– Methyldopa:

Các xét nghiệm về gan chỉ ra sự hủy hoại tế bào gan nhưng không kèm theo hội chứng vàng da.

Các xét nghiệm viêm khớp mạn tính và luput ban đỏ có thể dương tính trong một vài trường hợp.

Hiếm khi thấy xuất hiện giảm bạch cầu hạt hay tiểu cầu.

– Diazoxide:

Có tác dụng giữ lại muối, nước; làm tăng đường máu (khống chế bằng insulin).

– Khi tăng huyết áp kết hợp với hạ kali máu thì cần loại trừ:

Cường aldosteron nguyên phát.

Cường aldosteron giả.

Cường aldosteron thứ phát (ví dụ tăng huyết áp ác tính).

Hạ kali máu do tác dụng của thuốc lợi niệu.

Kali giảm trong bệnh thận.

Hội chứng Cushing.

chúng tôi

4 Nhóm Xét Nghiệm Cường Giáp Giúp Xác Định Bệnh

Khi nào bạn nên làm xét nghiệm cường giáp?

Tuyến giáp có nhiệm vụ sản xuất các hormone giáp (T3, T4). Các hormone này có vai trò điều hòa chuyển hóa cơ thể giúp ổn định nhịp tim, nhiệt độ cơ thể… Lượng T3, T4 tăng cao trong máu khiến các quá trình chuyển hóa này tăng tốc và gây ra nhiều triệu chứng khắp cơ thể. Người bệnh có thể mắc các triệu chứng sau:

– Đổ mồ hôi liên tục, đổ mồ hôi ngay khi không làm gì hoặc đang ở phòng lạnh.

– Thấy người quá nóng hoặc quá lạnh.

– Tăng số lần đại tiện trong ngày, tiêu phân lỏng.

– Run cơ không kiểm soát được, thấy rõ nhất ở 2 bàn tay.

– Lo lắng quá mức, thậm chí bị rối loạn lo âu.

– Nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.

– Sụt cân nhanh mặc dù ăn nhiều.

– Kiệt sức, yếu nhược cơ.

– Giảm tập trung, không hoàn thành xong việc này đã nhảy sang làm việc khác.

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh thưa, mất kinh.

– Rụng tóc, tóc mỏng, thưa, yếu.

– Da mỏng, dễ trầy xước.

– Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ.

Khi mắc các triệu chứng trên, bạn nên đến khám bác sĩ. Bạn sẽ được làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán cường giáp.

Các nhóm xét nghiệm cường giáp

Nhóm xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân và gửi đến phòng xét nghiệm để xác định mức hormone giáp trong máu (TSH, T3, T4, FT4, FTI). Xét nghiệm này gọi là xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

– TSH (thyroid-stimulating hormone): Là một hormone do tuyến yên tiết ra để kiểm soát sự sản xuất hormone của tuyến giáp. TSH sinh ra nhiều hay ít dựa vào nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu hormone giáp trong máu ít, TSH sẽ sinh ra nhiều để kích thích tuyến giáp hoạt động. Khi hormone giáp trong máu càng tăng cao thì TSH sẽ càng giảm xuống. Do đó, những người mắc bệnh cường giáp có lượng hormone TSH trong máu rất thấp.

– T3 (triiodothyronine): Là một hormone chính được tuyến giáp sản xuất có nhiều vai trò trong chuyển hóa cơ thể. Xét nghiệm này thường dùng để chuẩn đoán và xác định mức độ nặng – nhẹ của cường giáp. Bệnh nhân cường giáp có nồng độ T3 cao.

Trong một số tình huống như: phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc dùng thuốc tránh thai thì cả T3 và T4 cùng cao nhưng có thể bạn không bị bệnh. Bạn cần phải làm xét nghiệm định lượng T4 tự do bên cạnh TSH để xác định chính xác cường giáp.

– T4 (thyroxine): Hormone giáp chính khác. T4 trong máu có 2 dạng: T4 gắn với protein và T4 tự do. T4 tự do có vai trò quan trọng nhất để xác định chức năng tuyến giáp, xét nghiệm tìm T4 tự do gọi là FT4 và FTI. Người bị cường giáp sẽ có FT4 và FTI tăng cao.

Mức hormone giáp được so sánh với mức hormone bình thường ở người khỏe mạnh. Mức TSH thấp và mức T3, T4 cao có nghĩa là bạn đã bị cường giáp. Trong trường hợp bạn có thai, bác sĩ sẽ dựa vào FT4, FTI cao và TSH thấp để chẩn đoán cường giáp.

Nhóm xét nghiệm tìm nguyên nhân cường giáp

♦ Xét nghiệm tìm kháng thể kháng tuyến giáp:

Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus. Khi hệ này sản xuất các kháng thể tấn công tuyến giáp (làm hư hại và kích thích tuyến tăng hoạt động) sẽ gây bệnh cường giáp. Các kháng thể này được tìm thấy khi bạn bị bệnh Basedow.

♦ Xét nghiệm đo tốc độ lắng máu có thể được dùng để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Bệnh nhân cường giáp do viêm tuyến giáp có tốc độ lắng máu cao.

Siêu âm tuyến giáp

Đây là xét nghiệm nhẹ nhàng và hiệu quả. Xét nghiệm được thực hiện trong phòng siêu âm. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu bỏ tất cả trang sức, thiết bị điện tử đeo trên người, cởi bỏ áo ngoài. Sau đó người bệnh nằm lên giường, bác sĩ hay y tá sẽ đặt một gối nhỏ dưới cổ để làm lộ rõ tuyến giáp của bạn. Cổ bạn sẽ được bôi gel bôi trơn. Gel này giúp đầu dò siêu âm trượt trên da mà không làm bạn đau. Bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị này ở vùng cổ của bạn và màn hình máy siêu âm sẽ hiện hình ảnh vùng này.

Những hình ảnh trên màn hình giúp bác sĩ xem xét hình dạng tuyến giáp. Qua đó phát hiện các bất thường ở tuyến giáp và các khối u khác nếu có. Trong trường hợp nghi ngờ cường giáp do ung thư tuyến giáp, bác sĩ yêu cầu thêm xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán ung thư.

Chụp xạ hình tuyến giáp

Chụp xạ hình tuyến giáp có thể được dùng để tìm các u, bướu và các nhân giáp.

Khi chuẩn bị làm xét nghiệm, bạn sẽ được yêu cầu nuốt hoặc tiêm một lượng nhỏ chất iốt phóng xạ, chất phóng xạ này sẽ được tuyến giáp hấp thụ và đào thải.

Sau đó, bạn sẽ đi chụp hình để xem tuyến giáp đã hấp thụ bao nhiêu phóng xạ, hình dạng và kích thước của tuyến nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây cường giáp và độ nặng của bệnh để phục vụ cho việc điều trị.

Sau khi chụp hình, bạn cần lưu ý những điều sau:

√ Các tác dụng phụ thường là sưng đau đỏ chỗ tiêm.

√ Iốt phóng xạ sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu trong vòng 48 giờ. Bạn nên uống nhiều nước và giật nước bồn cầu 2 lần sau khi đi vệ sinh trong thời gian này.

√ Bạn cần tránh tiếp xúc với trẻ em hay phụ nữ có thai cho đến khi iốt phóng xạ đã được đào thải hết.

√ Phụ nữ không nên có thai, đàn ông không nên làm người khác có thai trong vòng 6 tháng từ sau khi làm xét nghiệm trên.

Điều trị cường giáp

Cường giáp là bệnh có thể điều trị được. Bệnh nhân tuân thủ điều trị sẽ mau chóng quay về cuộc sống của mình. Sau khi đã có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cùng với bạn thống nhất phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp chính: dùng thuốc kháng giáp, uống iốt phóng xạ, phẫu thuật.

Đối với cường giáp, bệnh nhân cần tránh các thực phẩm có nhiều iốt, ví dụ: tảo biển, cá biển, đặc biệt là cá thu, muối iốt…