Xét Nghiệm Máu Bệnh Suy Thận / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xét Nghiệm Suy Thận Gồm Những Gì?

Xét nghiệm suy thận là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán, định hướng điều trị bệnh suy thận từ giai đoạn sớm. Nhờ đó, người bệnh có thể điều trị hiệu quả, cải thiện chất lượng sống tốt hơn, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.

Xét nghiệm suy thận là gì?

Thận đóng vai trò như một màng lọc của cơ thể giúp loại bỏ chất thải và các dịch thừa trong máu. Bệnh suy thận xuất hiện khi chức năng lọc máu của thận bị giảm sút, thậm chí là mất hoàn toàn. Chất thải tồn dư theo máu di chuyển đến các cơ quan gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.

Xét nghiệm suy thận là tổng hợp các kỹ thuật cho phép xác định lượng chất dư thừa trong máu hoặc nước tiểu. Các chỉ số xét nghiệm suy thận giúp bác sĩ nắm được mức độ lọc máu hiện tại của thận và các nguy cơ với sức khỏe của bệnh nhân. Đây cũng là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân sau đó.

Chỉ số tiêu chuẩn khi xét nghiệm suy thận

Nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết cần làm xét nghiệm gì để biết suy thận? Các bác sĩ cho biết, có 4 loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán suy thận, bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết thận.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có biết suy thận không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế cho thấy, kết quả xét nghiệm hóa sinh máu là cơ sở quan trọng để bác sĩ chẩn đoán suy thận.

Cụ thể, các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bao gồm:

Chỉ số Ure máu: Ure là sản phẩm thoái hóa từ protein được lọc ra khỏi cơ thể bởi cầu thận thông qua đường nước tiểu. Nồng độ của Ure trong máu người bình thường dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l. Bệnh nhân có nguy cơ suy thận khi chỉ số Ure máu tăng cao quá ngưỡng.

Chỉ số Creatinin huyết thanh: Creatinin là chất thoái hóa từ creatin trong cơ và được đào thải qua thận. Khi chức năng thận suy giảm, creatinin ứ lại nhiều hơn trong huyết thanh. Do đó, chỉ số nồng độ creatinin huyết thanh càng cao thì mức độ suy thận càng lớn. Ngưỡng giá trị creatinin bình thường ở nam là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ là 0.5 – 1.1 mg/dl.

Xét nghiệm độ kiềm toan máu: Ở bệnh nhân suy thận, khả năng lọc thải các acid trong máu bị giảm sút khiến độ toan của máu tăng cao. Thông thường, pH máu ổn định ở mức 7,37 – 7,43. Nếu chỉ số này thấp hơn, bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân bị suy thận.

Chỉ số Protein huyết tương toàn phần: Màng lọc cầu thận bị tổn thương là nguyên nhân gây giảm protein huyết tương. Nồng độ protein huyết tương trong máu người bình thường nằm trong khoảng 60 – 80 g/L.

Chỉ số Albumin huyết thanh: Chỉ số albumin huyết thanh bình thường dao động trong khoảng 35 – 50 g/L. Khi người bệnh mắc các bệnh về cầu thận, chỉ số này sẽ bị giảm mạnh.

Chỉ số điện giải: Nồng độ bình thường của các chất điện giải Natri, Kali, Canxi trong cơ thể lần lượt là, 135 -145 mmol/L, 3,5- 4,5 mmol/L, 2,2 – 2,6 mmol/L. Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân khiến Natri máu giảm, Kali và Canxi máu tăng.

Xét nghiệm nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu: Ở người bình thường, tỷ trọng nước tiểu dao động trong mức 1,01 – 1,020. Khi bị suy thận, các chất thải từ máu không được đưa ra nước tiểu khiến tỷ trọng nước tiểu bị giảm.

Chất lượng nước tiểu là yếu tố phản ánh trực tiếp chức năng thận. Có 2 loại xét nghiệm nước tiểu phổ biến bao gồm: Xét nghiệm protein niệu và tổng phân tích nước tiểu.

Chẩn đoán hình ảnh

Bên cạnh các chỉ số sinh hóa, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cũng được sử dụng phổ biến trong các xét nghiệm suy thận. Các máy móc hiện đại cho phép mô phỏng lại hình ảnh thận của bệnh nhân. Thông qua đó, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện các vấn đề bất thường.

Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này giúp phát hiện các trường hợp tắc nghẽn niệu quản khiến thận bị ứ nước. Trường hợp ứ nước 2 bên thận, người bệnh có thể bị suy thận cấp hoặc mãn tính. Ngoài ra, siêu âm còn cho phép xác định các nang thận bẩm sinh, sỏi thận, khối u hay cấu trúc bất thường của thận (kích thước nhỏ, nhiều nang, mất phân biệt vỏ tủy,… ).

Chụp CT bụng: Là phương pháp tái tạo hình ảnh hệ tiết niệu bằng tia X. Kỹ thuật này thường áp dụng khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiết niệu.

Chụp xạ hình bằng đồng vị phóng xạ: Đây là phương pháp duy nhất có thể đánh giá chức năng của từng bên thận. Bác sĩ có thể quan sát được khả năng lọc của thận, tỷ lệ tưới máu và đưa ra đánh giá về chức năng thận.

Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến khi thăm khám suy thận gồm có:

Sinh thiết thận

Sinh thiết thận là kỹ thuật chẩn đoán được áp dụng trong các trường hợp: suy thận cấp nội tại, ung thư thận, viêm kẽ thận, viêm mô giữa ống thận, hoại tử ống thận cấp, chết mô thận, viêm cầu thận,…

Để áp dụng kỹ thuật này, bác sĩ cần lấy một mẫu bệnh phẩm từ thận làm thành tiêu bản soi dưới kính hiển vi. Dựa trên hình ảnh phóng đại thu được, bác sĩ sẽ phát hiện ra những tế bào bất thường trong từng trường hợp và đưa ra kết luận.

Trên thực tế, bạn không cần quá lo lắng về việc cần làm xét nghiệm gì để biết suy thận. Vấn đề này sẽ được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn trong quá trình thăm khám. Thay vào đó, bạn hãy lưu tâm hơn đến những yếu tố cá nhân để hạn chế sai sót trong khi thực hiện xét nghiệm suy thận.

Lưu ý khi làm xét nghiệm suy thận

Một số thói quen của người bệnh có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm suy thận. Điều này khiến bác sĩ đưa ra phán đoán sai khiến cho bệnh nhân lo lắng, hoang mang hoặc không điều trị bệnh kịp thời.

Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2 hay kháng sinh. Những thuốc này có thể làm tăng creatinin, gây sai số khi xét nghiệm suy thận.

Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi lấy mẫu bệnh phẩm. Với mẫu bệnh như nước tiểu, người bệnh sẽ phải tự lấy mẫu. Do đó, hãy nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra sai sót.

Bạn nên vệ sinh vùng kín trước khi thực hiện xét nghiệm suy thận.

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang điều trị các bệnh lý đường sinh dục bằng thuốc điều trị tại chỗ.

Không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín khi đi xét nghiệm suy thận. Những hóa chất trong đó có thể trở thành yếu tố gây sai lệch kết quả xét nghiệm.

Bạn nên thực hiện xét nghiệm ở các cơ sở y tế lớn. Những đơn vị này sở hữu đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Điều này giúp hạn chế tối đa các sai sót không đáng có trong quá trình khám bệnh.

Xét Nghiệm Máu Bệnh Thủy Đậu Ở Đâu?

Tìm hiểu về bệnh thủy đậu

Thủy đậu là loại bệnh lý xảy ra do sự lây nhiễm virus Varicella Zoster, đây là loại bệnh thường gặp nhất vào mùa xuân. Virus gây ra bệnh thủy đậu thường lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải nước bọt do ho, nhày mũi hoặc hắt hơi của người đã bị thủy đậu.

Bệnh thủy đậu cũng có thể bị lây nhiễm khi bị dính bọng nước vỡ ta từ vùng da tổn thương của người bị thủy đậu. Loại bệnh lý này thường gặp nhiều nhất ở trẻ từ 5-10 tuổi và nặng nhất ở người lớn và trẻ dưới 5 tuổi.

Khi phát hiện những triệu chứng sau, thì rất có thể bạn đã mắc bệnh thủy đậu:

Bệnh thủy đậu ở dạng nặng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: xuất huyết não, viêm màng não, nhiễm trùng nốt rạ, nhiễm trùng huyết, viêm gan, viêm mô tế bào,….Hoặc cũng có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp không điều trị kịp thời.

Ngoài ra người mắc bệnh thủy đậu cũng có thể biến chứng viêm phổi hoặc viêm não. Nhất là với trẻ nhỏ bị viêm não sẽ có những biểu hiện như co giật, vật vã, kích thích, hôn mê. Biến chứng này có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về thần kinh như động kinh, chậm phát triển,…Mẹ mắc bệnh thủy đậu cũng có thể lây nhiễm sang con gây ra dị tật bẩm sinh thai nhi.

Xét nghiệm máu bệnh thủy đậu

Xét nghiệm máu là phương pháp chuẩn đoán bệnh thủy đậu chính xác. Khi bạn chưa chắc chắn với những dấu hiệu bệnh thì xét nghiệm là phương pháp hiệu quả.

Người có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao nhất là những người trong quá khứ chưa từng bị thủy đậu, khi có dấu hiệu thủy đậu bạn nên thực hiện xét nghiệm máu bệnh thủy đậu nhằm kiểm tra xem cơ thể có đang sản xuất những kháng thể với virus thủy đậu hay không.

Kết quả xét nghiệm máu khi chỉ ra rằng cơ thể của bạn có những kháng thể thì chắc chắn rằng bạn đang được bảo vệ tự nhiên bởi virus. Còn nếu xét nghiệm cho thấy bạn không có kháng thể, thì bạn cần phải được theo dõi chặt chẽ xem có xuất hiện những triệu chứng tiếp theo của bệnh thủy đậu hay không.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚC LÂM – TOẢ SÁNG NIỀM TIN. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: Bệnh Viện Đa Khoa Phúc Lâm – Nam đô thị Ecopark – Văn Giang – Hưng Yên

Mọi thắc mắc hoặc tư vấn về bệnh lý, dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc điều trị với các chuyên khoa khác nhau tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc Lâm hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

Hotline: 02216.511.115 – 0968312468.

Vì Sao Cần Thường Xuyên Xét Nghiệm Máu

Anh Nguyễn Văn Lâm trú tại Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội là kiến trúc sư. Công việc của anh cũng phải tiếp khách nhiều nên đôi lúc, anh Lâm cũng lo ngại việc nhậu nhẹt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Không có nhiều thời gian cho việc kiểm tra sức khỏe định kỳ nên anh Lâm thường gọi điện cho phòng khám tư nhân đến tận công ty lấy máu về xét nghiệm rồi trả kết quả qua email.

Đến tháng 2 vừa qua, anh Lâm tá hỏa với kết quả xét nghiệm máu có chỉ số axit uric trong máu tăng cao lên mức 510 Mol/l, trong khi bình thường anh chỉ có 420 mol/l. Anh được các bác sĩ ở phòng khám cảnh báo nhiều khả năng anh bị bệnh gout vì rối loạn chuyển hóa axit uric tăng cao, một trong những chỉ số cảnh báo của bệnh gout.

Trong khi đó, anh Lâm tự kiểm tra và lâm sàng thì mình không vị đau khớp chân, khớp tay. Năm ngoái, anh thấy mắt cá chân có đau nhức nhưng không phải bệnh gout mà chỉ là bệnh khớp có gai sừng sau khi điều trị bệnh đã khỏi.

Anh Lâm vào bệnh viện kiểm tra thì mọi chỉ số về xương khớp đều không phải là bệnh gout. Lúc này, kết quả xét nghiệm máu của anh là lượng axit uric tăng cao thực sự và bác sĩ nghi ngờ anh Lâm bị rối loạn chuyển hóa, một trong những triệu chứng ban đầu của việc sinh ra bệnh gout. Nhờ có lần kiểm tra máu định kỳ đó, anh Lâm đã điều chỉnh lại chế độ ăn cho phù hợp để tránh mắc phải bệnh đàn ông không mong muốn đó.

Hàng chục bệnh được phát hiện nhờ xét nghiệm máu

Vốn là thanh niên khỏe mạnh nên em Vũ Quốc Dũng – sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Bách Khoa không bao giờ nghĩ mình bị viêm gan B. Vào chiến dịch lễ hội xuân hồng năm nay, Dũng đi hiến máu tình nguyện theo bạn bè. Cũng nhờ lần hiến máu tình nguyện này mà các bác sĩ phát hiện Dũng dương tính với viêm gan B.

Lục lại tiền sử bệnh tật của gia đình, Dũng khẳng định nhà em không có ai bị viêm gan B nên em yên tâm mình không bị bệnh đó. Nhưng khi nhận kết quả, em cũng sốc. Đến nay, Dũng đã thoải mái hơn và em kể “em biết mình bị bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra men gan để theo dõi bệnh. Nếu không đi hiến máu, tình cờ phát hiện ra bệnh viên gan B thì em không để ý đến sức khỏe của mình như hiện nay”.

Khi biết bệnh, Dũng cũng thông báo cho mọi người trong gia đình đi xét nghiệm máu kiểm tra viêm gan B. Dù các thành viên khác đều âm tính nhưng đây thực sự là điều mà Dũng vui nhất khi em đi xét nghiệm máu trong chương trình hiến máu tình nguyện.

Bác sĩ Lê Thái Long – Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang chia sẻ, đối với việc chẩn đoán bệnh nội khoa, ngoại khoa thì xét nghiệm máu rất cần thiết. Nhìn vào các chỉ số xét nghiệm máu mà bác sĩ có thể chẩn đoán được người bệnh có thể mắc những bệnh gì. Trong cơ xương khớp, xét nghiệm máu ít được dựa vào để chẩn đoán bệnh hơn. Tuy nhiên, riêng với bệnh gout thì kết quả xét nghiệm cộng với biểu hiện lâm sàng như sưng viêm các khớp là một trong những yếu tố để chẩn đoán bệnh tốt hơn.

Thạc sĩ Phạm Tuấn Dương – Phó viện trưởng Viện huyết học và truyền máu Trung ương cho biết, thành phần của máu do ba loại tế bào hợp thành là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu làm nhiệm vụ chuyên chở oxy từ phổi đến các cơ quan. Người trưởng thành bình thường có từ 4 đến 5 triệu hồng cầu/mm3 máu, phụ nữ thấp hơn đàn ông một chút. Tiểu cầu điều hòa sự đông đặc của máu.

Nhờ vậy, đếm tế bào máu sẽ biết được máu loãng hay biểu hiện của bệnh ung thư máu. Ngoài ra nếu lượng huyết cầu tố thấp HGB hơn mức trị số bình thường có thể bị thiếu máu. Trong xét nghiệm máu, phát hiện số lượng bạch cầu tăng hơn mức bình thường là khả năng cơ thể đang viêm nhiễm.

Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa

10 Xét Nghiệm Người Bị Suy Giáp Nên Làm

Bệnh suy giáp có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng khác, ví dụ như bệnh tim mạch và chứng ngưng thở khi ngủ.

Tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể, từ lượng cholesterol cho đến chất lượng giấc ngủ. Điều đó có nghĩa là, thường xuyên tiến hành các xét nghiệm, bao gồm cả xét nghiệm các yếu tố khác nữa, chứ không chỉ là hormone tuyến giáp là điều rất quan trọng với bệnh nhân suy giáp.

Các biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh suy giáp không được điều trị bao gồm các vấn đề về tim mạch, vô sinh, bướu cổ và chứng ngưng thở khi ngủ. Các xét nghiệm chính xác bạn cần làm phụ thuộc vào từng tình trạng và triệu chứng cụ thể của bạn. Ví dụ, các xét nghiệm về sức khỏe sinh sản sẽ không thích hợp cho những phụ nữ đã qua độ tuổi sinh đẻ. Ngược lại, nếu bạn là một phụ nữ có tiền sử suy giáp và đang mang thai hoặc muốn có thai, bạn nên nói chuyện với bác sỹ về những cách tốt nhất để kiểm soát chức năng tuyến giáp để đảm bảo rằng, bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Khi lượng hormone tuyến giáp của bạn đã ổn định và kết quả xét nghiệm của bạn vẫn bất thường, bác sỹ có thể sẽ xem xét đến các nguyên nhân khác và có thể lên một kế hoạch điều trị bổ sung.

Hãy cân nhắc đến việc trao đổi với bác sỹ về 10 loại xét nghiệm sau đây, đa số những xét nghiệm này có thể thực hiện bằng việc lấy mẫu máu hoặc nước tiểu.

Xét nghiệm cholesterol hoàn toàn (Lipid panel)

Loại xét nghiệm này thường kiểm tra mức độ lipid, hay còn gọi là chất béo trong máu. Những người bị suy giáp thường sẽ có lượng mỡ máu toàn phần và lượng LDL tăng. Cholesterol toàn phần bao gồm lượng cholesterol tốt HDL (lý tưởng nên là dưới 200 mg/dL) và lượng cholesterol xấu (lý tưởng nên là dưới 130 mg/dL). Nếu lượng cholesterol của bạn cao từ khi bạn bắt đầu điều trị tuyến giáp, thì bác sỹ có thể sẽ tiến hành xét nghiệm này lại một lần nữa khi lượng hormone tuyến giáp đã ổn định. Rất nhiều bệnh nhân mỡ máu cao sẽ giảm được lượng cholesterol bằng việc điều trị tuyến giáp.

Đếm số lượng tế bào máu

Nếu bạn bị suy giám nặng hơn, bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu máu nhẹ và mắc phải các vấn đề về chảy máu, việc này có thể sẽ ảnh hưởng đến các ysu tố đông máu và tiểu cầu. Một xét nghiệm đếm số lượng tế bào máu sẽ bao gồm 5 thành phần sau đây:

Tế bào hồng cầu: mức bình thường là 3.9 – 5.69 triệu tế bào/mm3

Hemoglobin: mức bình thường là 12.6 – 16.1g/dL

Hematocrit: mức bình thường là 38-47.7%

Tế bào bạch cầu: mức bình thường là 3.3 -8.7 nghìn tế bào/mm3

Tế bào tiểu cầu: 147-347 nghìn tế bào/mm3

Xét nghiệm enzyme gan (men gan)

Xét nghiệm chức năng gạn sẽ kiểm tra được mức độ “khỏe mạnh” của cơ quan này. Gan không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc huyển hóa các chất hóa học để tăng lượng hormone tuyến giáp mà bệnh suy giáp không được điều trị cũng có thể sẽ gây ra ảnh hưởng đến chức năng gan theo thời gian. Ngoài ra, một số người bị suy giáp có các vấn đề về gan sẽ cần thận trọng hơn. Kết quả xét nghiệm men gan không thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn, nhưng xét nghiệm này cùng với các triệu chứng khác đi kèm có thể có thể giúp bác sỹ biết được nên làm gì tiếo theo. Xét nghiệm men gan sẽ kiểm tra mức độ ALT, ALP, bilirubin, albumin, tổng lượng protein, GGT, lactate dehydrogenase, và prothombin.

Xét nghiệm prolactin

Đây là một hormone kích thích tiết sữa mẹ, và những người mắc bệnh suy giáp thường sẽ có lượng prolactin giảm đi. Lượng prolactin thông thường với phụ nữ không mang thai là từ 0-20 nanogram/mL, và với nam giới là từ 0-15 nanogram/mL. Vì tình trạng tiết sữa sẽ được cải thiện khi điều trị tuyến giáp, nên bacs sỹ có thể sẽ không yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm này, trừ trường hợp sau khi điều trị tuyến giáp, lượng prolactin vẫn không trở về mức bình thường.

Xét nghiệm vitamin B12

Xét nghiệm vitamin D

Xét nghiệm muối

Muối là rất cần thiết cho cơ thể duy trì lượng nước và dịch. Kết quả mức độ muối thông thường trong máu nên nằm trong khoảng 135-145 meq/L, nhưng với những người bị suy giáp, kết quả xét nghiệm có thể sẽ thấp hơn mức này.

Xét nghiệm lượng magie

Những người bị suy giáp và thiếu một số chất khác có thể có quá ít magie trong cơ thể. Kết quả magie thông thường trong máu nên nằm trong khoảng 1.8-3.0mg/dL.

Xét nghiệm C-reactive protein (CRP)

Xét nghiệm này sẽ đo lường mức độ viêm của cơ thể. Đa số những người không có khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng hoặc sống với tình trạng viêm mãn tính sẽ có lượng CRP thấp. Tăng lượng CRP đồng nghĩa với việc tăng tình trạng viêm của cơ thể. Bạn có thể sẽ phải giải quyết tình trạng viêm bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống, bên cạnh việc điều trị tuyến giáp.

Kiểm tra các rối loạn khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ và ngủ chập chờn có thể là hậu quả của bệnh suy giáp. Nguyên nhân là do bệnh suy giáp có thể ảnh hưởng đến chuyển động của lưỡi, khiến lưỡi làm tắc nghẽn đường thở. Bài kiểm tra này sẽ cần làm nếu bạn đã điều trị tuyến giáp, lượng hormone TSH đã ổn định và chấp nhận được, nhưng bạn thường xuyên thức dậy trogn tình trạng mệt mỏi, cảm thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày và người ngủ cùng bạn phàn nàn rằng bạn ngáy khá to.