Xét Nghiệm Máu Bệnh Sốt Xuất Huyết / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào?

BSCKII. Nguyễn Thị Thảo – Phó trưởng Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết

Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao 39 – 41 0 C, sốt đột ngột và liên tục từ 2 – 7 ngày.

– Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm.

– Đau bụng (do gan bị sưng to ra).

– Trụy mạch (sốc): Ngày thứ 3 – 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Chú ý: Trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh.

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, do đó bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.

Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?

Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.

Chi phí xét nghiệm sốt xuất huyết?

Các chi phí về xét nghiệm chuẩn đoán sốt xuất huyết không quá đắt tiền, đối với các xét nghiệm chuẩn đoán về virus kháng nguyên, kháng thể hết khoảng 500 nghìn, các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu hàng ngày của bệnh nhân hết khoảng từ 100 – 200 nghìn.

Khi nào người bị sốt xuất huyết cần nhập viện?

Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi có các triệu chứng: vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn ói hoặc khi có các triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc…

Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm nếu tiểu cầu thấp dưới 30 g/L.

Tại sao sốt xuất huyết lại dẫn tới giảm tiểu cầu?

Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu vì trong quá trình nhiễm virus, cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại virus, vô tình các kháng thể đó phá hủy tiểu cầu qua cơ chế miễn dịch. Thứ hai, virus nhiễm có thể gây ức chế tủy gây giảm tiểu cầu tạm thời.

Khi tiểu cầu giảm sẽ dẫn tới xuất huyết như: Xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, răng miệng, vị trí nơi tiêm truyền…), chảy máu trong: đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh…

Người bệnh có nguy cơ xuất huyết cần nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại, hạn chế can thiệp các thủ thuật (tránh can thiệp vào các tĩnh mạch lớn, khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, bẹn, dưới đòn).

Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế năm 2019, người bệnh sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 g/L và có các triệu chứng xuất huyết. Còn bệnh nhân không có triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng, tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần truyền tiểu cầu.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue:

– Tăng quá trình dị hoá, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng.

– Chán ăn, tiêu hoá chậm (xuất huyết tiêu hoá), không ăn bằng miệng được (biến chứng não).

– Cách ăn tuỳ thuộc diễn biến của bệnh.

– Protein: thường nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.

– Lipid và cacbohydrat: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật.

– Đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong.

– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày)

– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.

Người bệnh sốt xuất huyết không biến chứng nên:

– Hạn chế ăn kiêng, nên ăn thức ăn lỏng hoặc mềm.

– Chế độ ăn chủ yếu là sữa, nước đường, nước trái cây, tăng dần năng lượng bằng cháo thịt, súp, sữa chua, phở, cơm mềm có canh tuỳ theo nhu cầu ăn uống của NB.

– Tăng đường đơn giản: fructose, sarcarose như mật ong, trái cây, mía, nếu không có bệnh tiểu đường kèm theo.

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều bằng những món ăn hấp dẫn hơn là ép ăn những gì trẻ không thích.

Sốt xuất huyết Dengue có sốc: Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá: Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.

Giai đoạn hồi phục: Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ (chè, cháo, sữa chua, trái cây). Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM SỐT XUẤT HUYẾT

Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).

Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.

Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Xét Nghiệm Máu Bệnh Thủy Đậu

Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm máu bệnh thủy đậu, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đối với các bệnh nhân mắc bệnh này.

Thủy đậu là bệnh lý ngoài da khá phổ biến, hầu hết mọi người đều sẽ mắc thủy đậu 1 lần trong đời. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất.

Bệnh thủy đậu thường lây lan nhanh chóng qua không khí, đường hô hấp bởi những giọt bắn hat dịch vỡ từ bọng nước.

Khi mắc bệnh thủy đậu, bệnh nhân thường có cảm giác đau đầu, sốt, mệt mỏi và xuất hiện bọng nước ở trên người, bọng nước có thể lan rộng ra khắp cơ thể.

Thủy đậu nếu phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục hiệu quả thì không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thủy đậu lại có thể gây biến chứng nguy hiểm như:

Gây nhiễm trùng máu, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

Đối với bà bầu mắc thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc gây dị tật cho thai nhi.

Khi nào cần xét nghiệm máu bệnh thủy đậu?

Xét nghiệm máu bệnh thủy đậu thường được chỉ định thực hiện trong trường hợp bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh thủy đậu hay bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu.

Việc xét nghiệm máu bệnh thủy đậu sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tình trạng bệnh, từ đó có giải pháp điều trị hiệu quả.

Những điều nên biết khi xét nghiệm máu bệnh thủy đậu

1. Kết quả xét nghiệm thủy đậu cho biết điều gì?

Xét nghiệm máu thủy đậu được thực hiện nhằm mục đích phát hiện vi rút gây bệnh thủy đậu và tìm kháng thể virus thủy đậu trong máu. Cụ thể:

Nếu kết quả xét nghiệm là IGG dương tính còn IGM âm tính thì có nghĩa bệnh nhân đã có kháng thể chống lại virus thủy đậu. Trường hợp này, bệnh nhân đã được tiêm phòng vacxin trước đó hoặc đã từng mắc bệnh thủy đậu.

Nếu kết quả xét nghiệm không có IGG và IGM đều âm tính thì bệnh nhân chưa có kháng thể chống thủy đậu, do vậy, trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiêm vaccine.

Trường hợp kết quả xét nghiệm IGG và IGM đều dương tính thì khả năng bạn mắc bệnh thủy đậu là rất cao. Trường hợp này, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Để kiểm tra chính xác tình trạng nhiễm bệnh thủy đậu ở bệnh nhân, bác sĩ thường sẽ chỉ định những kỹ thuật như:

Xét nghiệm huyết thanh: Mục đích là tìm kháng thể IGG và IGM trong máu, từ đó đánh giá tình trạng bệnh thủy đậu.

Xét nghiệm PCR: Mục đích là phát hiện sự tồn tại của virus gây bệnh thủy đậu ở trong máu.

Xét nghiệm thủy đậu ở đâu chính xác, uy tín?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết xét nghiệm máu thủy đậu ở đâu uy tín, an toàn, vậy thì Đa khoa Phương Nam là một trong những lựa chọn tốt mà bạn có thể yên tâm tin tưởng.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cùng chuyên viên xét nghiệm dày dặn kinh nghiệm, từng công tác ở nhiều bệnh viện tuyến đầu. Thường xuyên tu nghiệp trong và ngoài nước.

Chi phí xét nghiệm được niêm yết công khai, cam kết không phát sinh. Bảng giá được tối ưu theo mức phí của bệnh viện công.

Xét nghiệm cả trong và ngoài giờ hành chính với chi phí không đổi, hỗ trợ bệnh nhân tận tình, chu đáo 24/7.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Xét Nghiệm Máu Có Phát Hiện Bệnh Lậu Không?

Bệnh lậu gây ra do song cầu khuẩn lậu, khi cơ thể bị nhiễm lậu, vi khuẩn sẽ tấn công ngay vào máu. Do đó ” xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh lậu không ” câu trả lời là chắc chắn phát hiện được bệnh lậu.

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không?

Xét nghiệm máu hoàn toàn có thể phát hiện bệnh lậu. Xét nghiệm máu thường được sử dụng trong việc tầm soát sàng lọc bệnh xã hội trong đó có bệnh lậu.

Kết quả của xét nghiệm máu xác định được người bệnh âm tính hay dương tính với khuẩn lậu. Hơn nữa còn xác định được mật độ tế bào khuẩn lậu trong máu từ đó phán đoán bệnh đang ở mức độ nào.

Phương pháp này không mất nhiều thời gian đợi kết quả. Sau 90 phút thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân đã có thể nhận được kết quả xét nghiệm.

Bệnh lậu có thể tự khỏi không? [Tư vấn của các chuyên gia]

Các phương pháp khác xét nghiệm bệnh lậu

Xét nghiệm bệnh lậu chính là xác định sự có hay không có sự xuất hiện của vi khuẩn lậu trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân.

Hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm lậu bao gồm những phương pháp định tính, định lượng và xác định chủng loài.

1. Xét nghiệm bệnh lậu bằng phương pháp PCR

Xét nghiệm PCR là phương pháp sử dụng kỹ thuật real – time PCR khuếch đại DNA của vi khuẩn để định danh chủng khuẩn lậu hỗ trợ cho quá trình tìm kháng sinh đặc trị. Phương pháp cho kết quả nhanh, chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

Xét nghiệm nước tiểu phát hiện bệnh lậu

Vùng nhiễm lậu chủ yếu là xuất phát từ bộ phận sinh dục, nên nước tiểu là nơi chứa rất nhiều khuẩn lậu. Vì vậy xét nghiệm bằng nước tiểu chắc chắn có thể xác định được bệnh lậu.

Xét nghiệm từ dịch tiết sinh dục, hoặc mủ vùng bệnh

Đối với nam giới mẫu bệnh được lấy từ mủ niệu đạo vào buổi sáng trước khi đi tiểu, hoặc lấy dịch tinh trùng.

Ở trẻ em sơ sinh dùng tay nhấn vào mí mắt để dịch mủ ở kết mạc chảy ra. Dùng dịch mủ vùng mắt để làm xét nghiệm.

Phương pháp PCR có độ nhạy cao phát hiện được khuẩn lậu ngay cả khi mới bị nhiễm lậu nồng độ vi khuẩn trong máu là rất thấp. Vậy xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không thì chắc chắn là có thể phát hiện hiện được.

Phương pháp xét nghiệm PCR thường được dùng nhiều trong tầm soát bệnh lậu và xét nghiệm lâm sàng sau khi tiến hành các xét nghiệm tiếp theo.

2. Phương pháp xét nghiệm nuôi cấy

Đây là phương pháp có giá trị quan trọng trong chẩn đoán bệnh và xây dựng phác sinh đồ.

Lấy mẫu bệnh phẩm từ, dịch tiết niệu, mủ vùng viêm nhiễm, hoặc nước tiểu vào buổi sáng sớm

Nuôi cấy trên môi trường nhiệt độ, pH lý tưởng để sinh trưởng, thời gian nuôi cấy từ 3 -5 ngày

Đọc kết quả, lấy chủng khuẩn lậu được tách ra từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, nuôi cấy trong môi trường có kháng sinh mục đích để tìm ra kháng sinh có độ nhạy cao với khuẩn lậu. Từ đó chọn được kháng sinh đặc trị.

3. Que thử lậu có phát hiện được bệnh lậu không?

Phát hiện bệnh lậu bằng que thử lậu. Người bệnh sẽ mua bộ que thử lậu có bán tại bệnh viện hoặc các nhà thuốc, sau đó nhúng que thử vào nước tiểu chờ 15 phút có thể đọc được kết quả.

Do đó, phương pháp tốt nhất và an toàn nhất là khi nghi ngờ nhiễm lậu nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm. Từ đó bác sĩ có thể lên được phác đồ điều trị hợp lý và kịp thời cho từng bệnh nhân.

Tại sao cần phải xét nghiệm bệnh lậu?

Xét nghiệm bệnh lậu là điều cần thiết để phát hiện và điều trị kịp thời tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Khi vi khuẩn lậu tấn công vào niệu đạo, cổ tử cung có thể gây ra viêm niệu đạo nguy cơ cao gây vô sinh, thậm chí là mắc ung thư cổ tử cung

Ở nam giới vi khuẩn xâm nhập vào bộ phận sinh dục sẽ gây ra viêm mào tinh hoàn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản có thể bị vô sinh – hiếm muộn

Bệnh lậu nếu không phát hiện sớm, người bệnh sẽ vô tình lây truyền cho bạn tình. Diều này có thể gây nguy cơ gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm lậu, tạo ra gánh nặng cho cộng đồng, xã hội.

Vậy khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh lậu, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm bệnh lậu bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như bạn tình.

Những thông tin trên đã có thể trả lời được cho bạn đọc rằng xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không. Do đó các bạn đọc có thể yên tâm tại các cơ sở y tế chất lượng hoàn toàn có thể xét nghiệm phát hiện được bệnh lậu một cách chính xác và an toàn.

Bệnh lậu có chữa được không?

Bệnh lậu hoàn toàn có thể chữa được nếu bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay có hai phương pháp chính để điều trị bệnh lậu là: phương pháp nội khoa dùng thuốc kháng sinh và phương pháp ngoại khoa vật lý trị liệu.

1. Điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

Điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp bệnh lậu nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh lậu:

Tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian, không tự ý mua thuốc, tự ý ngưng thuốc gây ra hiện tượng cơ thể kháng kháng sinh, không đạt được hiệu quả điều trị.

Nên điều trị đồng thời cả người bị nhiễm lậu và bạn tình, để tránh trường hợp lây nhiễm tái phát.

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị với những trường hợp bệnh nhẹ. Đối với những trường hợp nặng thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, chứ không điều trị triệt để được mầm bệnh.

2. Điều trị bệnh lậu bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu

Đây là phương pháp mới nhất và có hiệu quả điều trị cao. Phương pháp này áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu theo công nghệ Hàn Quốc cùng với các thiết bị hiện đại như: máy hồng ngoại, máy viba, máy vi sóng. Suốt quá trình thực hiện điều trị đều được điều khiển trên máy tính, nên độ chính xác cao không để gặp sai sót khi phẫu thuật.

Sử dụng sóng cao tần kết hợp với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu giúp xâm nhập sâu vào ổ bệnh và tác động trực tiếp tiêu diệt triệt để mầm bệnh mà không gây ảnh hưởng tới các bộ phận lân cận.

Không gây đau đớn, chảy máu. Không để lại sẹo do đó không gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản hay thẩm mỹ cho người bệnh.

Thời gian điều trị nhanh, không cần nằm viện, có thể tự chăm sóc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Khả năng phục hồi sau điều trị nhanh, tỉ lệ tái phát dưới 1%

Tuy nhiên phương pháp chữa bệnh lậu bằng Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu có điểm hạn chế là không có nhiều cơ sở y tế uy tín sử dụng phương pháp điều trị bệnh lậu vì thế người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn cơ sở uy tín để khám chữa.

Hi vọng những thông tin bài viết về: xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không đã giúp được bạn đọc giải đáp được thắc mắc của bản thân. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh lậu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Do đó đối với những trường hợp bình thường nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần, với những trường hợp có nguy cơ cao nhiễm lậu nên kiểm tra sức khỏe, tầm soát bệnh ít nhất 3 tháng/ lần.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:

Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/12 – 31/1/2021

Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Dịch Vụ Xét Nghiệm Hóa Sinh, Huyết Học

Hệ thống phòng xét nghiệm sinh hóa của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, được Bộ khoa học công nghệ công nhận chất lượng và được các chuyên gia (giới chuyên môn) đánh giá cao. Là đơn vị đi đầu trong xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh nên hoạt động phân tích xét nghiệm của Viện luôn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Phụ trách chuyên môn chính ở phòng là các Th.S, BS giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao cùng đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, Viện đã thực hiện hàng ngàn những xét nghiệm từ thông thường đến các xét nghiệm kỹ thuật cao đảm bảo chặt chẽ các yêu cầu kỹ thuật cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác.

Cùng với sự tâm huyết của Ban lãnh đạo Viện và sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ xét nghiệm, hiện nay labo xét nghiệm được trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt cho lĩnh vực xét nghiệm hóa sinh, huyết học giúp phát hiện sớm các nguy cơ ung thư và các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng xét nghiệm của Quí vị, Viện không ngừng nâng cao chất lượng xét nghiệm, cập nhật và triển khai các kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại để phục vụ tốt nhất công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.

Các xét nghiệm sinh hóa huyết học:

– Xét nghiệm định lượng chì máu, chì niệu

– Xét nghiệm định lượng Phenol

– Xét nghiệm Asen trong máu, tóc, móng

– Xét nghiệm các kim loại nặng trong máu…

– Xét nghiệm nhiễm sắc thể

– Xét nghiệm biến đổi gene

– Xét nghiệm chấn đoán sớm ung thư

– Xét nghiệm định lượng nicotin…

Với tiêu chí không chỉ mang lại cho quý khách yên tâm về kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao nhất mà còn luôn hướng tới lợi ích bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Xét nghiệm sinh hóa huyết học của Viện là nơi tin cậy đề quí vị lựa chọn thực hiện các xét nghiệm. Hãy để chúng tôi được phục vụ quí khách hàng!

Chi tiết liên hệ: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

Địa chỉ: 57 Lê Quí Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 04. 38213491, 39714361