Xét Nghiệm Bệnh Xã Hội Bằng Cách Nào / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xét Nghiệm Bệnh Lậu Ở Đâu, Bằng Cách Nào Tốt Nhất? * Chao Bacsi

Nên đi xét nghiệm bệnh lậu ở đâu tốt nhất hay phương pháp xét nghiệm bệnh lậu bằng cách nào, bao lâu có kết quả là những câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người. Số ca mắc bệnh lậu ngày càng gia tăng với mức độ nguy hiểm cao là lý do khiến nhiều người chủ động hơn trong việc thăm khám, xét nghiệm bệnh. Các chuyên gia nhận định, tuy là căn bệnh xã hội nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm, việc điều trị là tương đối đơn giản với tỷ lệ khỏi bệnh cao.

Lậu là một trong những căn bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Ước tính căn bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 3 – 15% tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện nay. Bệnh xuất hiện do cơ thể nhiễm phải một loại vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae hay còn được gọi là song cầu lậu khuẩn gây ra.

Thông thường khi xâm nhập vào cơ thể khoảng từ 2 – 7 ngày, vi khuẩn lậu đã bắt đầu gây ra các triệu chứng điển hình của bệnh ở cả nam và nữ như: tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát, ngứa ngáy niệu đạo, đau rát khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, một số trường hợp thường xuyên bị đau vùng bụng dưới, mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh…

Tuy không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng bệnh lậu lại gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm, bệnh lậu mãn tính có thể gây viêm khớp, viêm gan, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, viêm cơ tim…

Ở nữ giới, lậu có thể gây viêm âm đạo, viêm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, tuyến Bartholin… Ở nam giới, bệnh khiến đấng mày râu phải đối mặt với tình trạng viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh… Về lâu dài, không chỉ đe dọa đến sức khỏe mà còn có thể gây vô sinh ở cả 2 giới.

Xét nghiệm bệnh lậu là cách chủ động tìm kiếm các tác nhân gây bệnh lậu. Theo đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm là nước tiểu, máu hay chất dịch niệu đạo của người nghi ngờ mắc bệnh đem đi xét nghiệm. Dưới hệ thống, thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra kết luận chính xác việc bệnh nhân có bị mắc bệnh lậu hay không. Từ đó, đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Phát hiện bệnh lậu bằng cách nào? Nhìn chung, các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hiện nay cho độ chính xác cao và thời gian thực hiện tương đối nhanh chóng. Sau bước thăm hỏi và kiểm tra ban đầu, bệnh nhân sẽ được bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Theo đó, mẫu bệnh phẫu có thể là nước tiểu, dịch tiết ở âm đạo (với nữ giới), dịch tiết niệu đạo (nam giới)… Một số trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông để lấy mẫu tế bào ở dương vật, niệu đạo, hậu môn, cổ tử cung hoặc cổ họng.

Trước đây, việc xét nghiệm lậu tại các cơ sở y tế thường được thực hiện một trong 2 phương pháp là nhuộm gram và nuôi cấy vi khuẩn. Thế nhưng, với sự phát triển của nền y học hiện đại, một phương xét nghiệm mới với độ chính xác cao hơn có tên là xét nghiệm khuếch đại axit nucleic ra đời. Đây là một trong những phương pháp giúp việc xét nghiệm bệnh trở nên đơn giản, khắc phục hiệu quả những hạn chế của các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu truyền thống.

1. Xét nghiệm bệnh lậu bằng phương pháp khuếch đại axit nucleic

Thay vì tìm kiếm vi khuẩn chính gây bệnh, phương pháp khuếch đại axit nucleic sẽ xác định các gen của chủng song cầu lậu khuẩn bằng cách lấy chuỗi DNA của các loại vi khuẩn từ mẫu nước tiểu, âm đạo, cổ tử cung hoặc niệu đạo. Đa phần, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu nên còn được gọi là phương pháp xét nghiệm bệnh lậu bằng nước tiểu.

Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm, bác sĩ sẽ tiến hành tác động nhiệt lên các mẫu này. Các sợi DNA vi khuẩn sẽ sao chép lại nhiều lần cho đến khi đạt số lượng nhất định, bác sĩ sẽ tiến hành tìm kiếm mẫu DNA của vi khuẩn gây bệnh.

Đây là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu có độ chính xác cao và thời gian nhanh chóng. Thường chỉ sau vài giờ, phương pháp sẽ cho kết quả và khoảng từ 2 – 3 ngày để người bệnh nhận biết được mình có đang nhiễm phải căn bệnh này hay không.

Một trong các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu được thực hiện phổ biến hiện nay là nhuộm gram tìm kiếm vi khuẩn lậu. Đây là kỹ thuật sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt để nhuộm các thành phần của vi khuẩn khiến chúng nổi bật lên khi quan sát dưới kính hiển vi.

Mẫu bệnh phẩm của phương pháp là dịch tiết niệu ở niệu đạo hoặc 20 – 30ml nước tiểu đầu dòng. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, phương pháp này cho kết quả chính xác hơn ở nam giới và kém chính xác hơn ở nữ giới do một số đặc tính riêng biệt. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý, xem xét lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp với bản thân.

3. Xét nghiệm bệnh lậu bằng cách nuôi cấy vi khuẩn

Xét nghiệm bệnh lậu bằng cách nuôi cấy vi khuẩn là phương pháp mang lại hiệu quả chẩn đoán cao. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu ở những vị trí nghi ngờ có thể mắc bệnh sau đó đem đi nuôi cấy trong môi trường phù hợp để phát triển vi khuẩn.

Nếu mẫu bệnh phẩm có sự tăng trưởng thù kết quả nhận định là dương tính. Ngược lại, nếu mẫu bệnh phẩm không có sự tăng trưởng trong quá trình nuôi cấy, chứng tỏ bệnh nhân không nhiễm lậu. Tuy nhiên, việc nuôi cấy này gặp nhiều khó khăn do vi khuẩn rất nhạy cảm với nhiệt độ và môi trường. Vì vậy, chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình nuôi cấy cũng có thể làm sai lệch hoàn toàn kết quả xét nghiệm.

*** Ngoài ra, nhiều người thường thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện được bệnh lậu không? Về vấn đề này, các chuyên gia nhận định là có nhưng độ chính xác không cao. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm máu bệnh lậu không thể biết được chính xác tình trạng và mức độ bệnh lậu nên cần thực hiện kèm theo với một số các xét nghiệm khác.

Bên cạnh thắc mắc về việc xét nghiệm bệnh lậu bằng cách nào, thời gian nhận được kết quả xét nghiệm cũng là vấn đề rất được quan tâm. Các chuyên gia nhận định, thời gian xét nghiệm bệnh lậu bao lâu có kết quả ở mỗi người là khác nhau do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, phương pháp xét nghiệm, cơ sở y tế thực hiện và trình độ chuyên môn, tay nghề của bác sĩ là những vấn đề quyết định phần lớn.

Nhìn chung, với sự phát triển của y học hiện nay, thời gian xét nghiệm bệnh lậu đã được rút ngắn đi rất nhiều. Thông thường, sau khoảng vài giờ các phương pháp xét nghiệm sẽ cho kết quả và sau từ 2 – 3 ngày người bệnh sẽ nắm bắt được chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, với phương pháp nuôi cấy vi khuẩn, thời gian xét nghiệm bệnh lậu bao lâu có kết quả sẽ lâu hơn (thường từ 5 – 7 ngày) sau khi tiến hành nuôi cấy.

Ngoài ra, tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng, việc đọc kết quả xét nghiệm bệnh lậu sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn với độ chính xác cao hơn. Do đó, người bệnh nên chú ý lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để đảm bảo kết quả thăm khám tốt nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện.

Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu?

1. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Nếu chưa biết xét nghiệm bệnh lậu ở đâu chính xác, an toàn, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là một gợi ý tin cậy mà bạn nên cân nhắc. Trong nhiều năm hoạt động, phòng khám đã trở thành địa chỉ khám chữa các bệnh xã hội, các bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, bệnh trĩ, đình chỉ thai nghén an toàn,… được người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận tin tưởng, lựa chọn hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia và người bệnh, thế mạnh nổi bật của phòng khám chính là việc sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao. Phòng khám hiện nay là nơi làm việc của nhiều bác sĩ giỏi với hàng chục năm kinh nghiệm khám chữa bệnh tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Trong đó, khoa khám chữa bệnh xã hội tại phòng khám là khoa sở hữu nhiều chuyên gia tên tuổi, được cơ quan ban ngành khen thưởng, trao tặng nhiều danh hiệu cao quý nhờ những đóng góp to lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nếu như tại các cơ sở y tế công lập, người bệnh thường phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để có thể được thực hiện xét nghiệm bệnh lậu thì tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, mọi thao tác được thực hiện nhanh chóng. Theo đó, bệnh nhân tới xét nghiệm lậu sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể bước đăng ký khám bệnh và đưa người bệnh đến trực tiếp gặp bác sĩ. Tình trạng quá tải, chờ đợi lâu không hề diễn ra tại phòng khám nên người bệnh sẽ không còn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Ngoài ra, phòng khám còn làm việc ngoài giờ hành chính ngay cả ngày lễ tết từ 8h00 – 20h00 hằng ngày. Vì vậy, với những người có công việc bận rộn thì đây là một sự lựa chọn phù hợp.

* Địa chỉ: Số 380 Xã Đàn, Q. Đống Đa, Hà Nội

2. Bệnh viện da liễu Trung ương

Bệnh viện da liễu Trung ương hiện là một trong những bệnh viện tuyến Trung ương có quy mô lớn nhất tại Hà Nội. Không chỉ là chuyên khoa đầu ngành Da liễu, bệnh viện còn tổ chức thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có khám xét nghiệm và điều trị bệnh lậu.

Tất cả các thiết bị, dụng cụ y tế, phòng xét nghiệm đều phải được vô trùng tuyệt đối trước khi sử dụng. Do đó, kết quả xét nghiệm luôn đảm bảo độ chính xác cao đồng thời tránh lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, với số lượng bệnh nhân thăm khám tại bệnh viện mỗi ngày là rất lớn nên khó tránh khỏi tình trạng quá tải. Vì vậy, nếu không có nhiều thời gian chờ đợi, bạn nên lựa chọn gói khám dịch vụ để tiết kiệm thời gian.

* Địa chỉ: Số 15A Phương Mai, Q.Đống Đa, Hà Nội

3. Bệnh viện Da liễu Hà Nội

Thêm một địa chỉ y tế uy tín trả lời cho thắc mắc xét nghiệm bệnh lậu ở đâu tốt tại là bệnh viện Da liễu Hà Nội. Bên cạnh chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu, bệnh viện còn thăm khám và điều trị các bệnh xã hội, bệnh phụ khoa, bệnh nam khoa…

Hiện nay, các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu tại bệnh viện được thực hiện một cách kỹ lưỡng, tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật và vấn đề vệ sinh an toàn. Thông thường, sau khoảng vài tiếng kiểm tra, bác sĩ đã có thể đọc kết quả bệnh lậu và sau khoảng 3 ngày kế từ thời điểm đi xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được thông báo về kết quả kiểm tra, biết được chính xác bản thân có mắc bệnh lậu hay không.

* Địa chỉ: Số 79B Nguyễn Khuyến, Q.Đống Đa, Hà Nội

4. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ khám chữa bệnh không còn xa lạ với người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận. Hơn 10 năm thành lập, bệnh viện đã tạo dựng được uy tín, chất lượng vững chắc thông qua việc thăm khám và điều trị thành công nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm hiện nay.

Kết quả xét nghiệm bệnh lậu tại bệnh viện luôn đảm bảo tính chính xác cao. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh viện công lập khác, bài toán về tình trạng quá tải, vấn đề vệ sinh môi trường chưa thực sự được giải quyết, gây nhiều bất tiện cho người bệnh. Do đó, ngày càng có nhiều người lựa chọn thăm khám và điều trị bệnh tại các phòng khám tư nhân.

* Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Q.Đống Đa, Hà Nội

5. Trung tâm y tế phòng khám 11 Thái Hà

Tùy vào phương pháp xét nghiệm như xét nghiệm máu, dịch hay xét nghiệm bệnh lậu bằng nước tiểu mà thời gian chờ đợi kết quả sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, với thế mạnh về nhân lực, cơ sở vật chất, người bệnh sẽ không còn phải chờ đợi quá lâu để biết được bản thân có đang nhiễm bệnh hay không.

* Địa chỉ: Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Như vậy xét nghiệm bệnh lậu là gì, các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hiện nay hay địa chỉ xét nghiệm bệnh lậu uy tín, chất lượng… Những thắc mắc này đã được các chuyên gia tư vấn sức khỏe của Chao Bacsi giải đáp cụ thể trong bài viết. Nếu bản thân có những thắc mắc cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ tới hotline… để được bác sĩ giải đáp miễn phí. Cách tốt nhất là nên đến trực tiếp cơ sở y tế để gặp trực tiếp bác sĩ cũng như tiến hành thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

☛Xét Nghiệm Giang Mai Ở Đâu? Xét Nghiệm Như Thế Nào?

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh giải đáp hai vấn đề cho người bệnh: Xét nghiệm giang mai ở đâu và Xét nghiệm giang mai như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế cho biết, giang mai là căn bệnh xã hội đặc biệt nguy hiểm được lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh thường có diễn biến phức tạp, lại lây nhiễm với tốc độ nhanh chóng, thời gian ủ bệnh khoảng từ 10-90 ngày tùy vào thể trạng và sức đề kháng của mỗi người khỏe hay yếu. Giang mai cũng giống như các căn bệnh xã hội khác, rất khó điều trị dứt điểm và ngăn chặn virus gây bệnh nếu không được điều trị kịp thời, vì thế việc phát hiện sớm mình có mắc bệnh hay không là việc làm cần thiết để đảm các bạn có 1 sức khỏe tốt nhất và ngăn chặn sớm các virus gây bệnh.

Xét nghiệm giang mai như thế nào? [Chuyên Mục Bác Sĩ Giải Đáp]

Xét nghiệm giang mai là thủ tục được tiến hành khi bạn đi khám bệnh giang mai hoặc khi người bệnh đi khám sức khỏe tổng quát có yêu cầu được test giang mai. Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai.

Xét nghiệm giang mai bằng phương pháp soi trên kính hiển vi: Vậy, xét nghiệm giang mai như thế nào bằng phương pháp này? Phương pháp này thường được áp dụng cho những ai mới mắc bệnh giang mai. Nhưng, ở giai đoạn này rất khó chẩn đoán chính xác do bệnh chưa có các biểu hiện rõ ràng.

Cách tiến hành: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu ở các vết loét trên da, niêm mạc và cơ quan sinh dục soi trên kính hiển vi để tìm ra xoắn khuẩn giang mai, săng giang mai.

Xét nghiệm giang mai như thế nào? Xét nghiệm RPR: Kiểm tra sự tồn tại của kháng thể chống lại xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy. Đây là phản ứng có khả năng phát hiện giang mai nhanh nhất. Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân đang mắc ở giai đoạn 2 và giai đoạn giữa. Với những người mắc ở giai đoạn đầu hoặc cuối thường có độ chính xác không cao.

Xét nghiệm giang mai bằng phương pháp VDRL: Đây là một trong những phản ứng huyết thanh cổ điển, tương tự như RPR những cho kết quả chậm hơn.

Xét nghiệm bệnh giang mai như thế nào? Xét nghiệm TPHA: Sau khi có kết quả xét nghiệm RPR dương tính, bác sĩ sẽ tiến hành thêm xét nghiệm TPHA để chắc chắn khả năng bị bệnh giang mai. Phương pháp này chủ yếu xét nghiệm chính trên tủy sống, các bác sỹ sẽ tiến hành thuốc thử chứa gelatin với huyết thanh của người bệnh để xác định. Nếu hạt gelatin tụ lại huyết thanh thì người bệnh mắc khuẩn giang mai và ngược lại nếu không tụ thì không mắc giang mai.

Xét nghiệm FTA-ABS: Sau khi có kết quả TPHA dương tính, nếu như bệnh nhân chưa chắc chắn, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm FTA-ABS để sàng lọc và phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác. Phương pháp này thường được các bác sỹ dùng trên mẫu máu hoặc dịch não tủy để kiểm tra sự có mặt của kháng thể chống lại xoắn khuẩn gây bệnh.

Mỗi một cách xét nghiệm giang mai có những cách thực hiện cụ thể khác nhau. Và tùy thuộc vào từng trường hợp mà được chỉ định những cách xét nghiệm bệnh giang mai cụ thể thích hợp.

Xét nghiệm giang mai ở đâu chuẩn xác?

Cơ sở xét nghiệm bệnh giang mai đó phải được cấp phép hoạt động và đã hoạt động lâu năm.

Địa chỉ xét nghiệm giang mai đó phải có đầy đủ trang thiết bị để tiến hành bệnh giang mai theo những phương pháp xét nghiệm giang mai mà chúng tôi vừa nêu ra ở trên.

Địa chỉ xét nghiệm giang mai đó phải có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao đồng thời phải có phòng xét nghiệm chuyên biệt chuyên để tiến hành làm các xét nghiệm.

Cơ sở xét nghiệm giang mai đó phải là một cơ sở có chuyên khoa bệnh xã hội. Chỉ khi bạn đến một cơ sở chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm mới có thể cho kết quả chuẩn xác được.

Cơ sở đó phải công khai, minh bạch về chi phí xét nghiệm bệnh giang mai.

Xét nghiệm giang mai ở đâu? Xét nghiệm bệnh giang mai tại Phòng Khám Hưng Thịnh

Để kiểm tra và điều trị giang mai được tốt nhất thì bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo và các trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến giúp quá trình phát hiện bệnh được sớm. Lựa chọn 1 địa chỉ xét nghiệm giang mai tốt chính là bạn đang trân trọng sức khỏe và cuộc sống của chính mình. Có nhiều cơ sở vì lợi nhuận kinh tế cho mình mà đánh đổi mất các giá trị nhân văn cần có của người thầy thuốc. Khiến cho bệnh nhân không những không phát hiện được bệnh mà còn khiến tình trạng càng nặng thêm. Do tính chất của các bệnh xã hội rất khó điều trị lại dễ lây lan nên việc thận trọng là điều không bao giờ thừa đối với người bệnh.

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, được đạo tạo chuyên sâu, bài bản từ trong và ngoài nước, các thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại giúp việc xét nghiệm và chuẩn đoán bệnh giang chính xác và nhanh chóng.

Không những vậy, đến với phòng khám Hưng Thịnh, người bệnh được tiếp nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các bác sĩ chuyên khoa, thông tin bệnh nhân và kết quả hoàn toàn được bảo mật giúp họ yên tâm điều trị bệnh tốt nhất.

Áp dụng những phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai hiện đại và tiên tiến nhất.

Thực hiện quy trình xét nghiệm bệnh giang mai uy tín và chuyên nghiệp, an toàn hiệu quả, không mất nhiều thời gian của người bệnh.

Chi phí xét nghiệm bệnh giang mai giá niêm yết công khai minh bạch theo đúng quy định và được bảo mật.

Sự nguy hiểm của bệnh giang mai

Giang mai là bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như :

Thay đổi kết cấu xoắn khuẩn giang mai gây tình trạng kháng thuốc: Điều trị giang mai không áp dụng đúng phương pháp sẽ không mang lại hiệu quả cao, điều này dễ gây cho xoắn khuẩn giang mai bị kháng thuốc, từ đó việc điều trị bằng thuốc về lâu dài sẽ khó khăn hơn nhiều.

Bệnh giang mai gây tàn tật hoặc tử vong: Giang mai có khả năng xâm nhập, gây bệnh phá hủy hầu hết những cơ quan, bộ phận của con người. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì dễ dẫn tới hoại tử những bộ phận mắc bệnh hoặc tử vong.

Tác động tới hệ thần kinh TW: Người bệnh mắc bệnh giang mai dễ gặp những hiện tượng suy giảm về thần kinh thị giác, ảo giác, động kinh, bại liệt, … ở người bệnh.

Gây nguy hiểm tới hệ thống mạch máu: Người bệnh dễ gặp 1 vài căn bệnh nguy hiểm như : viêm động mạch chủ, tắc nghẽn động mạch chủ, …

Phá hủy xương khớp: Khi mắc giang mai các vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm suy giảm những chức năng của cơ thể đặc biệt là hệ xương khớp gây tàn tật cho người bệnh.

Thời gian ủ bệnh giang mai bao lâu?

Thông thường thời gian ủ bệnh giang mai trên ở mỗi người khác nhau, khoảng 10-90 ngày kể từ ngày tiếp xúc với nguồn bệnh, trung bình là 21 ngày. Thậm chí, có những người sức đề kháng tốt còn trai qua giai đoạn ủ bệnh từ 1-2 năm, khi xuất hiện các triệu chứng thì bệnh thường sang giai đoạn 2 hoặc 3.

Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện trên cơ thể các vết loét hình tròn hoặc bầu dục, không ngứa, không đau. Khi thấy các vết loét xuất hiện khoảng 1-2 tuần thì bệnh nhân nên đi xét nghiệm giang mai để biết chính xác nhất.

Sau xét nghiệm, nếu kết quả là dương tính thì có thể bạn bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Còn nếu kết quả đều âm tính có nghĩa là bạn không bị mắc bệnh giang mai. Lúc này, bạn vẫn chưa thực sự yên tâm đâu vì cần làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra mình có bị lây nhiễm các căn bệnh xã hội nguy hiểm nào khác không như: , …

Bạn còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng gì thì vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến và đặt lịch hẹn miễn phí của chúng tôi theo HOTLINE : 0977.355.050

Xét Nghiệm Giang Mai Như Thế Nào?

Bệnh giang mai là một loại bệnh xã hội lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh giang mai gây ra do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là loại vi khuẩn có cấu trúc dạng xoắn, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công vào các cơ quan quan trọng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bệnh giang mai có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi từ trẻ em đến người già, nhưng phổ biến nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản.

Xét nghiệm giang mai như thế nào?

Phương pháp soi trên kính hiển vi

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy các vết loét, vết chợt ngoài da để soi trên kính hiển vi có nền đen, tìm kiếm xoắn khuẩn giang mai. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng đối với những người mới mắc phải giang mai và có biểu hiện giang mai giai đoạn đầu.

Phương pháp xét nghiệm máu

Sau khi các triệu chứng của giang mai giai đoạn 1 biến mất, bệnh nhân bước vào giai mai giai đoạn hai hoặc giang mai giai đoạn tiềm ẩn… thì phải tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán giang mai.

Xét nghiệm máu nhằm mục đích kiểm tra các chỉ số RPR (VDRL), TPHA, FTA-Abs:

Việc chẩn đoán giang mai bằng chỉ số TPHA cần phải kết hợp với chỉ số FTA-ABs.

Nếu như TPHA và FTA – ABs âm tính thì bệnh nhân không bị giang mai.

Nếu như TPHA âm tính mà FTA – ABs âm tính thì bệnh nhân được kết luận là nhiễm giang mai.

Nếu như TPHA dương tính mà FTA – ABs âm tính thì coi như phản ứng TPHA giả dương tính, bệnh nhân cần chờ thời gian sau tái khám.

Nếu như TPHA dương tính mà FTA – ABs dương tính thì bệnh nhân được kết luận nhiễm giang mai.

Phương pháp xét nghiệm dịch não tủy

Bệnh nhân có nghi ngờ bị nhiễm giang mai giai đoạn cuối, khi giang mai đã xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và gây ra các triệu chứng trầm trọng thì có thể tiến hành xét nghiệm dịch não tủy để chẩn đoán giang mai.

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu?

Sau thời gian ủ bệnh giang mai giai đoạn đầu là từ 10 ngày đến 90 ngày kể từ khi có tiếp xúc với mầm bệnh, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của giang mai giai đoạn đầu. Do đó, đây là thời gian phát hiện giang mai sớm nhất.

Bạn có thể tiến hành xét nghiệm giang mai vào đúng thời điểm này (sau một khoảng thời gian quan hệ tình dục với gái mại dâm và có biểu hiện của bệnh). Biểu hiện của bệnh có thể là các vết chợt, vết loét trên bộ phận sinh dục có tiếp xúc với mầm bệnh, nghi ngờ là do mầm bệnh gây ra.

Sau thời gian này, cụ thể là khi các biểu hiện của giang mai đã xuất hiện và biến mất thì việc xét nghiệm chẩn đoán giang mai gặp nhiều khó khăn. Có thể là bắt đầu từ 12 tuần kể từ khi có săng giang mai giai đoạn 1, kéo dài đến tận 3 năm sau đó, để chẩn đoán giang mai, bác sĩ phải tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra chỉ số RPR và VDRL,….

Phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội là một trong những cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa trong điều trị các bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, bệnh xã hội… tại Hà Nội. Bác sĩ phòng khám đã tiến hành chẩn đoán và điều trị cho hàng ngàn trường hợp bệnh nhân mắc bệnh giang mai nói riêng, các bệnh xã hội khác nói chung đều đạt kết quả tốt. Nếu như bạn chưa biết xét nghiệm giang mai ở đâu, bạn có thể đến phòng khám đa khoa Thái Hà.

Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào?

BSCKII. Nguyễn Thị Thảo – Phó trưởng Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết

Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao 39 – 41 0 C, sốt đột ngột và liên tục từ 2 – 7 ngày.

– Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm.

– Đau bụng (do gan bị sưng to ra).

– Trụy mạch (sốc): Ngày thứ 3 – 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Chú ý: Trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh.

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, do đó bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.

Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?

Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.

Chi phí xét nghiệm sốt xuất huyết?

Các chi phí về xét nghiệm chuẩn đoán sốt xuất huyết không quá đắt tiền, đối với các xét nghiệm chuẩn đoán về virus kháng nguyên, kháng thể hết khoảng 500 nghìn, các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu hàng ngày của bệnh nhân hết khoảng từ 100 – 200 nghìn.

Khi nào người bị sốt xuất huyết cần nhập viện?

Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi có các triệu chứng: vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn ói hoặc khi có các triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc…

Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm nếu tiểu cầu thấp dưới 30 g/L.

Tại sao sốt xuất huyết lại dẫn tới giảm tiểu cầu?

Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu vì trong quá trình nhiễm virus, cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại virus, vô tình các kháng thể đó phá hủy tiểu cầu qua cơ chế miễn dịch. Thứ hai, virus nhiễm có thể gây ức chế tủy gây giảm tiểu cầu tạm thời.

Khi tiểu cầu giảm sẽ dẫn tới xuất huyết như: Xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, răng miệng, vị trí nơi tiêm truyền…), chảy máu trong: đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh…

Người bệnh có nguy cơ xuất huyết cần nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại, hạn chế can thiệp các thủ thuật (tránh can thiệp vào các tĩnh mạch lớn, khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, bẹn, dưới đòn).

Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế năm 2019, người bệnh sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 g/L và có các triệu chứng xuất huyết. Còn bệnh nhân không có triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng, tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần truyền tiểu cầu.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue:

– Tăng quá trình dị hoá, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng.

– Chán ăn, tiêu hoá chậm (xuất huyết tiêu hoá), không ăn bằng miệng được (biến chứng não).

– Cách ăn tuỳ thuộc diễn biến của bệnh.

– Protein: thường nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.

– Lipid và cacbohydrat: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật.

– Đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong.

– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày)

– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.

Người bệnh sốt xuất huyết không biến chứng nên:

– Hạn chế ăn kiêng, nên ăn thức ăn lỏng hoặc mềm.

– Chế độ ăn chủ yếu là sữa, nước đường, nước trái cây, tăng dần năng lượng bằng cháo thịt, súp, sữa chua, phở, cơm mềm có canh tuỳ theo nhu cầu ăn uống của NB.

– Tăng đường đơn giản: fructose, sarcarose như mật ong, trái cây, mía, nếu không có bệnh tiểu đường kèm theo.

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều bằng những món ăn hấp dẫn hơn là ép ăn những gì trẻ không thích.

Sốt xuất huyết Dengue có sốc: Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá: Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.

Giai đoạn hồi phục: Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ (chè, cháo, sữa chua, trái cây). Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM SỐT XUẤT HUYẾT

Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).

Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.

Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.