Xét Nghiệm Bệnh Tuyến Giáp / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Các Xét Nghiệm Trong Bệnh Tuyến Giáp Và Tuyến Cận Giáp

Việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm cần đúng thời gian, hợp lý (để lạnh) và chuẩn bị mẫu xét nghiệm (trong một số xét nghiệm cần thiết phải tách chiết lấy huyết tương).

Không có một xét nghiệm riêng lẻ nào có thể phản ánh đầy đủ tình trạng của các tuyến nội tiết trong các điều kiện cụ thể mà cần phải phối hợp nhiều xét nghiệm trong đánh giá chức năng của một tuyến nội tiết.

1. Các xét nghiệm hoá sinh về chức năng tuyến giáp

Hormon tuyến giáp có vai trò đặc biệt quan trọng, là chất điều chỉnh sự phát triển của cơ thể, kích thích các phản ứng oxy hóa và điều hoà cường độ chuyển hóa các chất trong cơ thể. Để đánh giá chức năng tuyến giáp, thông thường cần làm một số xét nghiệm sau:

– T4 toàn phần (Thyroxin – tetraidothyronin)

– T4 tự do (Free T4).

– T3 (Triiod thyronin).

– TSH máu (Thyrotropic hormon, Thyroid simulating hormon).

1.1. Xét nghiệm T4 toàn phần

Bình thường, T4 toàn phần = 50 – 150 nmol/l.

– Tăng trong:

Cường chức năng tuyến giáp.

Phụ nữ khi mang thai.

Dùng các thuốc (estrogen, thuốc tránh thai, hormon giáp, TSH, amiodaron, heroin, amphetamine, một số thuốc cản quang sử dụng trong chụp X quang…).

Hội chứng ” Yếu tuyến giáp bình thường”.

Tăng trong TBG (globulin gắn kết với thyroxin) hay TBPA (thyroxin gắn kết với albumin).

– Giảm trong:

Nhược năng tuyến giáp.

Giảm protein máu (suy thận, xơ gan…).

Dùng thuốc (phenytoin, triiodthyronin, testosteron, ACTH, corticoid…).

1.2. Xét nghiệm T4 tự do

Xét nghiệm này cho giá trị chính xác ở những bệnh nhân mà T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi thay đổi protein huyết tương hoặc thay đổi vị trí gắn kết protein như:

– Phụ nữ mang thai.

– Dùng thuốc (adrogen, estrogen, thuốc tránh thai, phenytoin…).

– Protein huyết tương giảm (suy thận, xơ gan…).

– Tăng trong:

Cường giáp.

Điều trị nhược giáp bằng thyroxin.

– Giảm trong:

Nhược giáp.

Điều trị nhược giáp bằng triiodthyronin.

1.3. Xét nghiệm T3 máu

T4 và FT4 (chỉ số T4 tự do) thường là 2 xét nghiệm đầu tiên cho các bệnh nhân tuyến giáp. T3 là hormon tuyến giáp hoạt động mạnh nhất ở máu. Nó tăng hay giảm thường đi đôi với các trường hợp T4 và có giá trị trong một số trường hợp như:

– Khi T4 tự do tăng quá mức giới hạn.

– T4 bình thường trong hội chứng cường giáp.

– Kiểm tra nguyên nhân cường giáp.

Bình thường T3 = 1 – 3 nmol/l.

1.4. Xét nghiệm TSH máu

TSH được tiết ra bởi tuyến tiền yên, là một glucoprotein. Nó có tác dụng làm tăng trưởng tuyến giáp, làm tăng chuyển hóa chung như: oxy hóa glucose, tăng tiêu thụ oxy, tăng tổng hợp phospholipid và ARN. Xét nghiệm TSH dùng để chẩn đoán phân biệt nhược năng tuyến giáp nguyên phát (phù niêm) với nhược năng tuyến giáp thứ phát (thiểu năng tuyến yên).

Kỹ thuật xét nghiệm mới nhất là IRMA (Immuno radio metric aasay).

Kỹ thuật này có thể đo được các nồng độ thấp hơn rất nhiều so với kỹ thuật RIA (phương pháp miễn dịch-phóng xạ).

– Bình thường (theo RIA – WHO Standard): TSH huyết tương = 3,9 ± 2 mU/ml.

Tất cả các xét nghiệm này không tương đương nhau nên người làm xét nghiệm cần biết kỹ thuật nào cần được sử dụng và các giá trị giới hạn khác nhau của mỗi kỹ thuật.

– Giá trị giới hạn của IRMA:

Tuyến giáp bình thường: 0,4 – 6,0.

Cường giáp: < 0,1.

Giới hạn thấp: 0,1 – 0,39.

– Vai trò của xét nghiệm TSH.

Chẩn đoán hội chứng nhược giáp.

Điều trị nhược giáp (các phương pháp điều trị cần đưa TSH về giá trị bình thường).

Phân biệt nguồn gốc của nhược giáp (tuyến yên hay vùng dưới đồi).

Thiết lập một phương pháp điều trị thay thế bằng hormon tuyến giáp tương xứng trong nhược năng tuyến giáp nguyên phát mặc dù T4 có thể tăng nhẹ.

Thiết lập phương pháp điều trị bằng hormon giáp để ngăn chặn ung thư tuyến giáp.

Giúp chẩn đoán phân biệt hội chứng suy yếu ở người có tuyến giáp bình thường với các bệnh nhân nhược giáp nguyên phát.

Thay thế cho xét nghiệm TRH trong cường giáp bởi vì phần lớn các bệnh nhân có nồng độ TSH bình thường sẽ cho TRH bình thường, còn bệnh nhân có nồng độ TSH thấp không thể xác định được thì cũng không bao giờ định lượng được TRH.

Chẩn đoán cường giáp bằng phương pháp IRMA.

Ý nghĩa

– Tăng trong:

Nhược giáp nguyên phát không được điều trị: tăng tương xứng với sự suy giảm chức năng tuyến giáp. Tăng từ 3 lần đối với các trường hợp nhẹ đến 100 lần trong một vài trường hợp có phù niêm. Nó có giá trị trong chẩn đoán phân biệt giữa suy giáp do tuyến yên hay vùng dưới đồi. Đặc biệt nó có giá trị trong chẩn đoán sớm nhược giáp và các nhược giáp chưa có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng.

TSH huyết tương được đưa về giá trị bình thường là cách điều chỉnh liều dùng thuốc tốt nhất trong điều trị nhược giáp bằng hormon giáp, nhưng nó không được chỉ định cho việc theo dõi điều trị tiếp theo.

Viêm tuyến giáp Hashimoto, bao gồm các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhược giáp và khoảng 1/3 trong số đấy có triệu chứng lâm sàng bình thường.

Nhiễm độc giáp do u tuyến yên.

Một số bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”.

1.5. Kháng thể kháng TSH

– Giảm trong:

Nhiễm độc giáp do viêm tuyến giáp hay do nguồn hormon giáp từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

Nhược năng thứ phát do tuyến yên hay vùng dưới đồi.

Bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”:

Bệnh tâm thần cấp.

Bệnh gan.

Suy dinh dưỡng.

Bệnh Addison.

Bệnh to cực chi.

Các bệnh nội khoa cấp tính.

Nôn mửa nhiều do ốm nghén

Tác dụng phụ của thuốc như: glucocorticoid, dopamin, levodopa, apomorphin, pyridoxid; các thuốc kháng tuyến giáp trong điều trị nhiễm độc giáp.

Bảng 8.1: Giá trị bình thường của T3, T4 huyết thanh người trưởng thành theo các tác giả nước ngoài. chúng tôi

Các Xét Nghiệm Máu Liên Quan Đến Chức Năng Tuyến Giáp

Các xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp thường được sử dụng là: Xét nghiệm TSH, T4 toàn phần, FT3, TSI,… Các xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến giáp.

Mục đích xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Chức năng giáp không chỉ ảnh hưởng bởi tuyến giáp mà còn bởi tuyến yên. Tuyến yên sản xuất ra ra một loại hormone kích thích tuyến giáp gọi là TSH. Việc sản xuất hormone TSH quy định lượng hormone T3 (triiodothyronine) và T4 (Thyroxine) do tuyến giáp tiết ra. Mối liên hệ này có thể cho biết tuyến giáp hoạt động tốt như thế nào và điều gì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Các xét nghiệm tuyến giáp

Có nhiều loại xét nghiệm, tùy vào các triệu chứng, tiền sử gia đình, mức độ trầm trọng của chẩn đoán hay mức độ ổn định của bệnh lý mà các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:

1. Hormon kích thích tuyến giáp (TSH)

TSH là một hormone tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp.

Nếu tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH, thúc đẩy tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone giáp.

Khi tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone giáp, nó sẽ giảm sản xuất TSH, dẫn đến tuyến giáp cũng giảm sản xuất hormone giáp.

2. Thyronxine (T4)

T4 có vai trò như một hormone dự trữ. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào. T4 phải trải qua một quá trình khử iode và khi đó T4 mất 1 nguyên tử iode và trở thành T3 (triiodothyronine)

Xét nghiệm T4 toàn phần đo lường toàn bộ lượng thyroxine lưu hành trong máu. Xét nghiệm này đã được sử dụng nhiều năm để đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên việc đo lường T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, vì protein này dễ có thể gắn kết T4 với hồng cầu biến T4 thành dạng hoạt động.

Ngược lại, T4 tự do lại không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu và được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine.

Nhiều nhà nội tiết học chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm TSH trong việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh lý tuyến giáp, không định kỳ kiểm tra lượng T4 toàn phần hay T4 tự do.

Tuy nhiên, nếu ta nghi ngờ 1 vấn đề tuyến giáp mới xuất hiện, các xét nghiệm này nên được làm cùng với TSH.

3. Triiodothyronine (T3)

T3 là hormone giáp dạng hoạt động, tạo ra từ T4.

Xét nghiệm T3 toàn phần đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu, bao gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein. Chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới tế bào.

Xét nghiệm T3 tự do chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein và được xem là T3 ở dạng hoạt động.

T3 đảo ngược là T3 dạng không hoạt động, được sản xuất ra nhiều trong thời gian stress. Xét nghiệm RT3 (reverse T3) ít khi được bác sĩ cho chỉ định vì ít có ý nghĩa lâm sàng. Tuy nhiên, một số bác sĩ khác lại cho rằng RT3 là mấu chốt xác định tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp so với những xét nghiệm khác.

4. Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb)

5. TSI (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp)

6. Thyroglobulin (Tg)

Tg là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Sự hiện diện của Tg trong máu là dấu chỉ mô tuyến vẫn còn sau phẫu thuật cắt giáp hoặc xạ trị liệu. Xét nghiệm Tg có giá trị trên những bệnh nhân ung thư tuyến giáp, nhằm:

7. Kháng thể Thyroglobulin (TgAb)

TgAb là kháng thể do cơ thể sản xuất đáp lại sự hiện diện của Thyroglobulin. Sự tăng tiết quá mức của Thyroglobulin là bất thường, nên sự sản xuất TgAb được xem như sự phòng vệ của cơ thể đối với sự tiển triển của bệnh lý tuyến giáp.

Lời kết

Các cơ sở Y tế đôi lúc sẽ thay đổi giá trị tham chiếu để phù hợp với những thay đổi khoa học hoặc thay đổi về dịch tễ học. Nếu bạn là một bệnh nhân, đôi khi mỗi bác sĩ sẽ có thể có cách lý giải khác nhau về kết quả xét nghiệm. Chúng ta nên hiểu được kết quả của mình để có thể tìm đến 1 bạn sỹ có thể đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân của mình.

Nguồn: Hoài Phương – bvnguyentriphuong.com.vn

Xét Nghiệm Tuyến Giáp Quan Trọng Cần Làm Mà Bạn Nên Biết! Đọc Ngay Kẻo Lỡ!

Xét nghiệm tuyến giáp nào quan trọng nhất?

Xét nghiệm tuyến giáp quan trọng nhất là xét nghiệm máu

Trong xét nghiệm máu với mục đích phát hiện các bệnh tuyến giáp, các chỉ số cần đánh giá bao gồm:

– T4 toàn phần (Thyroxin total)

– T4 tự do (Free T4 – FT4).

– T3 (Triiodothyronine).

– TSH (Thyroid Stimulating Hormone – Hormone kích thích tuyến giáp).

a. Xét nghiệm T4 toàn phần

Bình thường, nồng độ T4 toàn phần trong máu khoảng 50 – 150 nmol/l. Chỉ số này sẽ tăng trong các trường hợp sinh lý hoặc bệnh lý bao gồm:

– Phụ nữ khi mang thai.

– Dùng các thuốc (estrogen, thuốc tránh thai, thuốc thay thế hormone tuyến giáp tổng hợp, thuốc bổ sung TSH, amiodarone, heroin, amphetamin, một số thuốc cản quang sử dụng trong chụp X quang…).

Nồng độ T4 toàn phần sẽ giảm trong:

– Nhược năng tuyến giáp (Suy giáp).

– Giảm protein máu (suy thận, xơ gan…).

– Dùng thuốc (phenytoin, triiodothyronine, testosteron, corticoid…).

Xét nghiệm tuyến giáp nhất thiết phải đo nồng độ các hormone T3, T4, TSH trong máu

b. Xét nghiệm T4 tự do

Xét nghiệm này cho giá trị chính xác ở những bệnh nhân mà T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi protein huyết tương hoặc thay đổi vị trí gắn kết protein trong các trường hợp như:

– Phụ nữ mang thai.

– Dùng thuốc (androgen, estrogen, thuốc tránh thai, phenytoin…).

– Protein huyết tương giảm (suy thận, xơ gan…).

Nồng độ T4 tự do trong máu sẽ tăng trong:

– Điều trị suy giáp bằng thyroxine.

Chỉ số này sẽ giảm trong:

– Điều trị nhược giáp bằng triiodothyronine.

c. Xét nghiệm T3

T4 và FT4 (T4 tự do trong máu) thường là 2 xét nghiệm đầu tiên cho các bệnh nhân tuyến giáp. So với T4, T3 là hormone tuyến giáp hoạt động mạnh nhất trong máu. Bình thường nồng độ T3 trong máu vào khoảng 1 – 3 nmol/l.

Xét nghiệm đo nồng độ T3 sẽ có giá trị trong một số trường hợp như:

– Khi T4 tự do tăng quá mức giới hạn.

– T4 bình thường trong hội chứng cường giáp.

– Kiểm tra nguyên nhân gây cường giáp.

d. Xét nghiệm TSH

TSH được tiết ra bởi tuyến tiền yên, có bản chất là một glycoprotein, có tác dụng làm tăng trưởng tuyến giáp, làm tăng chuyển hóa chung như. Xét nghiệm định lượng TSH trong máu dùng để chẩn đoán phân biệt nhược năng tuyến giáp nguyên phát với nhược năng tuyến giáp thứ phát (thiểu năng tuyến yên). Bình thường, nồng độ TSH huyết tương là 0.27 – 4.2 µIU/ml.

Nồng độ TSH trong máu sẽ tăng trong các trường hợp:

– Suy giáp nguyên phát không được điều trị: Đặc biệt chỉ số này có giá trị trong chẩn đoán phân biệt giữa suy giáp nguyên phát và suy giáp do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Xét nghiệm này còn giúp phát hiện sớm bệnh suy giáp mà chưa có triệu chứng trên lâm sàng.

Đo nồng độ TSH giúp chẩn đoán phân biệt suy giáp nguyên phát và thứ phát

– Viêm tuyến giáp Hashimoto.

– Dùng thuốc: Các thuốc có chứa iod, thuốc kháng dopamin.

– Nhiễm độc giáp do u tuyến yên.

Chỉ số TSH sẽ giảm trong:

– Nhiễm độc giáp

– Suy giáp thứ phát do tuyến yên hay vùng dưới đồi.

– Bệnh tâm thần cấp.

– Suy dinh dưỡng.

– Bệnh suy vỏ tuyến thượng thận (bệnh Addison).

Ngoài ra, TSH cũng có thể do tác dụng phụ của một số thuốc như: Glucocorticoid, dopamin, levodopa, apomorphin; các thuốc kháng tuyến giáp trong điều trị nhiễm độc giáp.

Cải thiện các rối loạn về tuyến giáp nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược

Như vậy, bên trên là những kiến thức bổ ích về xét nghiệm máu đo nồng độ các hormone – xét nghiệm tuyến giáp quan trọng nhất mà bạn cần làm. Để cải thiện các vấn đề về tuyến giáp như bướu cổ, cường giáp, suy giáp,… các chuyên gia y tế khuyên những người bị các rối loạn này nên sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa hải tảo – một loại rong biển đã được ông cha ta sử dụng làm trong các bài thuốc cải thiện các rối loạn tuyến giáp.

Điển hình cho dòng sản phẩm này đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương . Đây là dòng sản phẩm từ thiên nhiên, chứa thành phần chính hải tảo, một loài thực vật biển có tác dụng điều hòa miễn dịch, tác động vào một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về tuyến giáp. còn giúp bổ sung lượng iod cần thiết cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem, vừa giúp tác động đến nguyên nhân, vừa cải thiện các triệu chứngnhư mệt mỏi, nhịp tim chậm, trầm cảm, da khô, tóc rụng,… và ngăn ngừa tái phát các rối loạn tuyến giáp một cách an toàn, hiệu quả.

Cơ chế tác động của sản phẩm Ích Giáp Vương với các rối loạn chức năng tuyến giáp

Để tăng cường hiệu quả điều trị, bạn nên duy trì sử dụng Ích Giáp Vương với liều 2-4 viên/ lần, uống 2 lần một ngày và dùng theo đợt từ 3-6 tháng.

Chia sẻ của những người đã cải thiện được các rối loạn về tuyến giáp thành công

Ích Giáp Vương nhận được nhiều đánh giá tích cực về tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp từ phía các chuyên gia

Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm, xin mời lắng nghe chúng tôi Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với các rối loạn chức năng tuyến giáp:

Để được tư vấn về các rối loạn tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Xét Nghiệm Suy Giáp: Ý Nghĩa Các Kết Quả

Điều trị bệnh suy giáp bao gồm việc sử dụng thuốc hàng ngày, và xét nghiệm máu định kỳ. Xét nghiệm suy giáp sẽ giúp bác sĩ kê được đúng liều loại hormone tuyến giáp tổng hợp và theo dõi được hiệu quả của các loại thuốc này.

Thyronxine, Triiodothyronine và TSH

Nhiệm vụ chính của hormone tuyến giáp là tạo ra hormone thyroxine, còn được biết đến là hormone T4 vì hormone này bao gồm 4 phân tử iod. Tuyến giáp cũng tạo ra hormone triiodothyronine, còn được gọi là hormone T3 vì chỉ có 3 phân tử iod nhưng với khối lượng ít hơn. Tuyến giáp chủ yếu tạo ra hormone T4 và T4 phải được chuyển hoá thành T3 vì T3 là một phần thyroxine và thực hiện các nhiệm vụ của tuyến giáp.

Tuyến yên nằm ở nền sọ là cơ quan sẽ kiểm soát việc sản xuất hormone của cơ thể. Tuyến yến sẽ sản xuất ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH), TSH sẽ ra tín hiệu cho tuyến giáp về việc sản xuất bao nhiêu hormone T4. Nồng độ TSH trong máu sẽ cho biết số lượng T4 mà tuyến yên yêu cầu tuyến giáp cần sản xuất. Nếu lượng hormone TSH quá cao, điều đó có nghĩa là bạn đang bị suy giáp. Nguyên nhân là vì TSH tăng cao chứng tỏ tuyến yên đang sản xuất nhiều TSH hơn nhằm mục đích kích thích tuyến giáp sản xuất ra hormone tuyến giáp.

Hàm lượng TSH sẽ đối ngược với hàm lượng hormone tuyến giáp. Nếu bạn tạo ra quá ít hormone tuyến giáp, lượng TSH sẽ tăng cao. Và nếu bạn tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp, lượng TSH sẽ giảm đi.

Chỉ số TSH bình thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả phòng xét nghiệm nơi bạn tiến hành kiểm tra. Thông thường, ngưỡng TSH bình thường của đa số các phòng xét nghiệm là 0.4mU/L – 4mU/L.

Bác sỹ cũng có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm T4. Đa số các phân tử T4 trong máu sẽ gắn với một loại protein, và khi đó, T4 sẽ không thể đi vào tế bào được. Chỉ có các phân tử T4 tự do (không gắn với protein) mới có thể đi vào các tế bào và thực hiện đúng chức năng của mình. Xét nghiệm máu cũng có thể giúp đếm được lượng T4 tự do trong máu.

Xét nghiệm suy giáp: đo lường hiệu quả điều trị

Suy giáp được điều trị bằng cách sử dụng thuốc hàng ngày. Sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp có thể giúp hàm lượng T4 và TSH trở về ngưỡng thông thường. Một khi bạn đã uống được liều phù hợp, các triệu chứng suy giáp sẽ thuyên giảm.

Khi bạn mới sử dụngt huốc, bác sĩ sẽ cần kiểm soát các kết quả xét nghiệm máu của bạn để điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Do vậy, trong giai đoạn đầu, bạn sẽ cần xét nghiệm máu thường xuyên hơn. Bạn có thể cần xét nghiệm mỗi tuần 1 lần trong vòng 6 tuần đầu cho đến khi tìm được liều thuốc phù hợp. Liều đầu tiên bác sĩ đưa ra thường là liều mà bác sĩ cho rằng sẽ tốt nhất cho bạn và cũng thường sẽ là liều thấp nhất có thể để tránh các phản ứng phụ, ví dụ như tim đập nhanh và bồn chồn.

Thuốc điều trị suy giáp thường sẽ có tác dụng chậm và có thể cần vài tuần thì cơ thể mới thích nghi. Nếu lượng TSH vẫn cao và các triệu chứng của bạn không thuyên giảm sau 6-10 tuần, bác sỹ sẽ tiến hành tăng liều và bạn sẽ cần xét nghiệm lại sau 6-10 tuần tiếp theo.

Làm thế nào để kiểm soát tình trạng suy giáp?

Vì bạn cần uống thuốc điều trị suy giáp hàng ngày trong suốt phần đời còn lại, kể cả sau khi đã tìm được liều thuốc thích hợp, nên lượng hormone của bạn cần được kiểm soát thường xuyên để đảm bảo rằng phương pháp điều trị đang có hiệu quả. Đa số các bệnh nhân suy giáp sẽ cần được khám định kỳ hàng năm.

Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến nghị rằng bạn nên giữ lượng hormone TSH trong ngưỡng hẹp (0.5-2.5mU/L) nhưng đừng quá hoang mang nếu kết quả của bạn có sai khác một chút. Sai lệch một chút so với ngưỡng này không quá lo ngại vì lượng TSH sản xuất ra từ tuyến yên thay đổi rất nhanh, chứ không phải là một con số đều đặn. Một yếu tố khác, đó là thời điểm xét ngheiẹm cũng có thể khiến kết quả có sự khác biệt. Hàm lượng TSH thường sẽ cao vào buổi tối và thấp vào ban ngày. Mọi người, kể cả phụ nữ mang thai và người có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp sẽ có mục tiêu mức TSH khác nhau. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về mục tiêu TSH mà bạn cần đạt được.

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng mới hoặc triệu chứng nặng hơn hoặc nếu tình trạng sức khoẻ của bạn thay đổi (ví dụ như bạn mang thai, bắt đầu mãn kinh hoặc bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu hormone tuyến giáp của cơ thể) bạn nên đến gặp bác sĩ và tiến hành xét nghiệm máu lại.