Xét Nghiệm Bệnh Suy Giáp / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

10 Xét Nghiệm Người Bị Suy Giáp Nên Làm

Bệnh suy giáp có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng khác, ví dụ như bệnh tim mạch và chứng ngưng thở khi ngủ.

Tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể, từ lượng cholesterol cho đến chất lượng giấc ngủ. Điều đó có nghĩa là, thường xuyên tiến hành các xét nghiệm, bao gồm cả xét nghiệm các yếu tố khác nữa, chứ không chỉ là hormone tuyến giáp là điều rất quan trọng với bệnh nhân suy giáp.

Các biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh suy giáp không được điều trị bao gồm các vấn đề về tim mạch, vô sinh, bướu cổ và chứng ngưng thở khi ngủ. Các xét nghiệm chính xác bạn cần làm phụ thuộc vào từng tình trạng và triệu chứng cụ thể của bạn. Ví dụ, các xét nghiệm về sức khỏe sinh sản sẽ không thích hợp cho những phụ nữ đã qua độ tuổi sinh đẻ. Ngược lại, nếu bạn là một phụ nữ có tiền sử suy giáp và đang mang thai hoặc muốn có thai, bạn nên nói chuyện với bác sỹ về những cách tốt nhất để kiểm soát chức năng tuyến giáp để đảm bảo rằng, bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Khi lượng hormone tuyến giáp của bạn đã ổn định và kết quả xét nghiệm của bạn vẫn bất thường, bác sỹ có thể sẽ xem xét đến các nguyên nhân khác và có thể lên một kế hoạch điều trị bổ sung.

Hãy cân nhắc đến việc trao đổi với bác sỹ về 10 loại xét nghiệm sau đây, đa số những xét nghiệm này có thể thực hiện bằng việc lấy mẫu máu hoặc nước tiểu.

Xét nghiệm cholesterol hoàn toàn (Lipid panel)

Loại xét nghiệm này thường kiểm tra mức độ lipid, hay còn gọi là chất béo trong máu. Những người bị suy giáp thường sẽ có lượng mỡ máu toàn phần và lượng LDL tăng. Cholesterol toàn phần bao gồm lượng cholesterol tốt HDL (lý tưởng nên là dưới 200 mg/dL) và lượng cholesterol xấu (lý tưởng nên là dưới 130 mg/dL). Nếu lượng cholesterol của bạn cao từ khi bạn bắt đầu điều trị tuyến giáp, thì bác sỹ có thể sẽ tiến hành xét nghiệm này lại một lần nữa khi lượng hormone tuyến giáp đã ổn định. Rất nhiều bệnh nhân mỡ máu cao sẽ giảm được lượng cholesterol bằng việc điều trị tuyến giáp.

Đếm số lượng tế bào máu

Nếu bạn bị suy giám nặng hơn, bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu máu nhẹ và mắc phải các vấn đề về chảy máu, việc này có thể sẽ ảnh hưởng đến các ysu tố đông máu và tiểu cầu. Một xét nghiệm đếm số lượng tế bào máu sẽ bao gồm 5 thành phần sau đây:

Tế bào hồng cầu: mức bình thường là 3.9 – 5.69 triệu tế bào/mm3

Hemoglobin: mức bình thường là 12.6 – 16.1g/dL

Hematocrit: mức bình thường là 38-47.7%

Tế bào bạch cầu: mức bình thường là 3.3 -8.7 nghìn tế bào/mm3

Tế bào tiểu cầu: 147-347 nghìn tế bào/mm3

Xét nghiệm enzyme gan (men gan)

Xét nghiệm chức năng gạn sẽ kiểm tra được mức độ “khỏe mạnh” của cơ quan này. Gan không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc huyển hóa các chất hóa học để tăng lượng hormone tuyến giáp mà bệnh suy giáp không được điều trị cũng có thể sẽ gây ra ảnh hưởng đến chức năng gan theo thời gian. Ngoài ra, một số người bị suy giáp có các vấn đề về gan sẽ cần thận trọng hơn. Kết quả xét nghiệm men gan không thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn, nhưng xét nghiệm này cùng với các triệu chứng khác đi kèm có thể có thể giúp bác sỹ biết được nên làm gì tiếo theo. Xét nghiệm men gan sẽ kiểm tra mức độ ALT, ALP, bilirubin, albumin, tổng lượng protein, GGT, lactate dehydrogenase, và prothombin.

Xét nghiệm prolactin

Đây là một hormone kích thích tiết sữa mẹ, và những người mắc bệnh suy giáp thường sẽ có lượng prolactin giảm đi. Lượng prolactin thông thường với phụ nữ không mang thai là từ 0-20 nanogram/mL, và với nam giới là từ 0-15 nanogram/mL. Vì tình trạng tiết sữa sẽ được cải thiện khi điều trị tuyến giáp, nên bacs sỹ có thể sẽ không yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm này, trừ trường hợp sau khi điều trị tuyến giáp, lượng prolactin vẫn không trở về mức bình thường.

Xét nghiệm vitamin B12

Xét nghiệm vitamin D

Xét nghiệm muối

Muối là rất cần thiết cho cơ thể duy trì lượng nước và dịch. Kết quả mức độ muối thông thường trong máu nên nằm trong khoảng 135-145 meq/L, nhưng với những người bị suy giáp, kết quả xét nghiệm có thể sẽ thấp hơn mức này.

Xét nghiệm lượng magie

Những người bị suy giáp và thiếu một số chất khác có thể có quá ít magie trong cơ thể. Kết quả magie thông thường trong máu nên nằm trong khoảng 1.8-3.0mg/dL.

Xét nghiệm C-reactive protein (CRP)

Xét nghiệm này sẽ đo lường mức độ viêm của cơ thể. Đa số những người không có khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng hoặc sống với tình trạng viêm mãn tính sẽ có lượng CRP thấp. Tăng lượng CRP đồng nghĩa với việc tăng tình trạng viêm của cơ thể. Bạn có thể sẽ phải giải quyết tình trạng viêm bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống, bên cạnh việc điều trị tuyến giáp.

Kiểm tra các rối loạn khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ và ngủ chập chờn có thể là hậu quả của bệnh suy giáp. Nguyên nhân là do bệnh suy giáp có thể ảnh hưởng đến chuyển động của lưỡi, khiến lưỡi làm tắc nghẽn đường thở. Bài kiểm tra này sẽ cần làm nếu bạn đã điều trị tuyến giáp, lượng hormone TSH đã ổn định và chấp nhận được, nhưng bạn thường xuyên thức dậy trogn tình trạng mệt mỏi, cảm thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày và người ngủ cùng bạn phàn nàn rằng bạn ngáy khá to.

Xét Nghiệm Suy Thận Gồm Những Gì?

Xét nghiệm suy thận là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán, định hướng điều trị bệnh suy thận từ giai đoạn sớm. Nhờ đó, người bệnh có thể điều trị hiệu quả, cải thiện chất lượng sống tốt hơn, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.

Xét nghiệm suy thận là gì?

Thận đóng vai trò như một màng lọc của cơ thể giúp loại bỏ chất thải và các dịch thừa trong máu. Bệnh suy thận xuất hiện khi chức năng lọc máu của thận bị giảm sút, thậm chí là mất hoàn toàn. Chất thải tồn dư theo máu di chuyển đến các cơ quan gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.

Xét nghiệm suy thận là tổng hợp các kỹ thuật cho phép xác định lượng chất dư thừa trong máu hoặc nước tiểu. Các chỉ số xét nghiệm suy thận giúp bác sĩ nắm được mức độ lọc máu hiện tại của thận và các nguy cơ với sức khỏe của bệnh nhân. Đây cũng là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân sau đó.

Chỉ số tiêu chuẩn khi xét nghiệm suy thận

Nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết cần làm xét nghiệm gì để biết suy thận? Các bác sĩ cho biết, có 4 loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán suy thận, bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết thận.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có biết suy thận không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế cho thấy, kết quả xét nghiệm hóa sinh máu là cơ sở quan trọng để bác sĩ chẩn đoán suy thận.

Cụ thể, các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bao gồm:

Chỉ số Ure máu: Ure là sản phẩm thoái hóa từ protein được lọc ra khỏi cơ thể bởi cầu thận thông qua đường nước tiểu. Nồng độ của Ure trong máu người bình thường dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l. Bệnh nhân có nguy cơ suy thận khi chỉ số Ure máu tăng cao quá ngưỡng.

Chỉ số Creatinin huyết thanh: Creatinin là chất thoái hóa từ creatin trong cơ và được đào thải qua thận. Khi chức năng thận suy giảm, creatinin ứ lại nhiều hơn trong huyết thanh. Do đó, chỉ số nồng độ creatinin huyết thanh càng cao thì mức độ suy thận càng lớn. Ngưỡng giá trị creatinin bình thường ở nam là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ là 0.5 – 1.1 mg/dl.

Xét nghiệm độ kiềm toan máu: Ở bệnh nhân suy thận, khả năng lọc thải các acid trong máu bị giảm sút khiến độ toan của máu tăng cao. Thông thường, pH máu ổn định ở mức 7,37 – 7,43. Nếu chỉ số này thấp hơn, bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân bị suy thận.

Chỉ số Protein huyết tương toàn phần: Màng lọc cầu thận bị tổn thương là nguyên nhân gây giảm protein huyết tương. Nồng độ protein huyết tương trong máu người bình thường nằm trong khoảng 60 – 80 g/L.

Chỉ số Albumin huyết thanh: Chỉ số albumin huyết thanh bình thường dao động trong khoảng 35 – 50 g/L. Khi người bệnh mắc các bệnh về cầu thận, chỉ số này sẽ bị giảm mạnh.

Chỉ số điện giải: Nồng độ bình thường của các chất điện giải Natri, Kali, Canxi trong cơ thể lần lượt là, 135 -145 mmol/L, 3,5- 4,5 mmol/L, 2,2 – 2,6 mmol/L. Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân khiến Natri máu giảm, Kali và Canxi máu tăng.

Xét nghiệm nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu: Ở người bình thường, tỷ trọng nước tiểu dao động trong mức 1,01 – 1,020. Khi bị suy thận, các chất thải từ máu không được đưa ra nước tiểu khiến tỷ trọng nước tiểu bị giảm.

Chất lượng nước tiểu là yếu tố phản ánh trực tiếp chức năng thận. Có 2 loại xét nghiệm nước tiểu phổ biến bao gồm: Xét nghiệm protein niệu và tổng phân tích nước tiểu.

Chẩn đoán hình ảnh

Bên cạnh các chỉ số sinh hóa, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cũng được sử dụng phổ biến trong các xét nghiệm suy thận. Các máy móc hiện đại cho phép mô phỏng lại hình ảnh thận của bệnh nhân. Thông qua đó, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện các vấn đề bất thường.

Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này giúp phát hiện các trường hợp tắc nghẽn niệu quản khiến thận bị ứ nước. Trường hợp ứ nước 2 bên thận, người bệnh có thể bị suy thận cấp hoặc mãn tính. Ngoài ra, siêu âm còn cho phép xác định các nang thận bẩm sinh, sỏi thận, khối u hay cấu trúc bất thường của thận (kích thước nhỏ, nhiều nang, mất phân biệt vỏ tủy,… ).

Chụp CT bụng: Là phương pháp tái tạo hình ảnh hệ tiết niệu bằng tia X. Kỹ thuật này thường áp dụng khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiết niệu.

Chụp xạ hình bằng đồng vị phóng xạ: Đây là phương pháp duy nhất có thể đánh giá chức năng của từng bên thận. Bác sĩ có thể quan sát được khả năng lọc của thận, tỷ lệ tưới máu và đưa ra đánh giá về chức năng thận.

Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến khi thăm khám suy thận gồm có:

Sinh thiết thận

Sinh thiết thận là kỹ thuật chẩn đoán được áp dụng trong các trường hợp: suy thận cấp nội tại, ung thư thận, viêm kẽ thận, viêm mô giữa ống thận, hoại tử ống thận cấp, chết mô thận, viêm cầu thận,…

Để áp dụng kỹ thuật này, bác sĩ cần lấy một mẫu bệnh phẩm từ thận làm thành tiêu bản soi dưới kính hiển vi. Dựa trên hình ảnh phóng đại thu được, bác sĩ sẽ phát hiện ra những tế bào bất thường trong từng trường hợp và đưa ra kết luận.

Trên thực tế, bạn không cần quá lo lắng về việc cần làm xét nghiệm gì để biết suy thận. Vấn đề này sẽ được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn trong quá trình thăm khám. Thay vào đó, bạn hãy lưu tâm hơn đến những yếu tố cá nhân để hạn chế sai sót trong khi thực hiện xét nghiệm suy thận.

Lưu ý khi làm xét nghiệm suy thận

Một số thói quen của người bệnh có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm suy thận. Điều này khiến bác sĩ đưa ra phán đoán sai khiến cho bệnh nhân lo lắng, hoang mang hoặc không điều trị bệnh kịp thời.

Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2 hay kháng sinh. Những thuốc này có thể làm tăng creatinin, gây sai số khi xét nghiệm suy thận.

Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi lấy mẫu bệnh phẩm. Với mẫu bệnh như nước tiểu, người bệnh sẽ phải tự lấy mẫu. Do đó, hãy nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra sai sót.

Bạn nên vệ sinh vùng kín trước khi thực hiện xét nghiệm suy thận.

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang điều trị các bệnh lý đường sinh dục bằng thuốc điều trị tại chỗ.

Không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín khi đi xét nghiệm suy thận. Những hóa chất trong đó có thể trở thành yếu tố gây sai lệch kết quả xét nghiệm.

Bạn nên thực hiện xét nghiệm ở các cơ sở y tế lớn. Những đơn vị này sở hữu đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Điều này giúp hạn chế tối đa các sai sót không đáng có trong quá trình khám bệnh.

Triệu Chứng U Tuyến Giáp Và Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán

U tuyến giáp là 1 trong những bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng 4-5% dân số, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ gấp 5 lần nam giới. U tuyến giáp đa số là lành tính, 1/20 trong số đó là ác tính. Dù là ở thể lành tính, bệnh cũng có thể đem lại rất nhiều phiền toái. Đầu tiên là về mặt thẩm mỹ, nếu u to ra sẽ khiến cổ bị phù, đồng thời có khả năng chèn ép lên các cơ khác tương tự như bướu giáp, gây khó khăn trong hô hấp và nói chuyện. Lâu ngày u có thể biến chứng gây viêm giáp và rối loạn chức năng tuyến giáp. Đối với thể ác tính, bệnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm. Nắm được các triệu chứng u tuyến giáp sẽ giúp bạn phát hiện sớm căn bệnh này và có hướng xử lý kịp thời.

Triệu chứng u tuyến giáp Thông thường bệnh nhân phát hiện khi tuyến giáp to bất thường. Ở giai đoạn đầu bệnh nhân thường khó nhận ra khối bướu đang hình thành, khi nhìn nghiêng hoặc chạm tay mới phát hiện được. Một vài triệu chứng u tuyến giáp các bạn có thể tự nhận biết được, bao gồm: – Có bướu xuất hiện ở vùng cổ, hoặc cổ bị cứng và bành ra – Khó nuốt hoặc khó thở – Nếu tuyến giáp hoặc hạch lớn – Các triệu chứng cường giáp: bệnh nhân không chịu được nóng, nhịp tim nhanh, giảm cân và rùng mình – Các triệu chứng suy giáp: không chịu được lạnh, lờ đờ, tăng cân và yếu sức Những triệu chứng này có thể được phát hiện được trên siêu, người bệnh nên đi thăm khám để xác định tình trạng và thực hiện các cận lâm sàng phát hiện bệnh chính xác.

Chẩn đoán u tuyến giáp Sau khi có những triệu chứng u tuyến giáp kể trên, các bạn cần đến bác sĩ thăm khám để thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.– Siêu âm tuyến giáp: Để chẩn đoán u tuyến giáp, ngoài việc khám lâm sàng, cần làm xét nghiệm hoóc môn giáp, siêu âm tuyến giáp. Siêu âm giúp xác định vị trí, kích thước và số lượng các nhân, nhất là các nhân nhỏ; phân biệt nhân đặc với các nhân lỏng. Tuy nhiên, nó không có khả năng phân biệt các nhân đó là lành tính hay ác tính.

– Xạ hình tuyến giáp: Một số bệnh viện chẩn đoán bệnh bằng cách ghi hình tuyến giáp sau khi cho người bệnh uống dung dịch chứa iốt phóng xạ. Chất này khi vào cơ thể sẽ tập trung về tuyến giáp và làm hiện lên hình ảnh tuyến này. Nếu chúng chỉ tập trung tại nhân mà không có ở phần còn lại của tuyến giáp thì đó là nhân nóng, nguy cơ ác tính thấp. Ngược lại, nếu thấy giảm hoặc không có chất phóng xạ tại nhân, đó là nhân lạnh, nguy cơ ác tính cao.– Chọc tế bào: Để xác định u giáp là lành tính hay ác tính, cần làm thủ thuật chọc kim nhỏ vào các nhân, lấy mẫu mô đem soi dưới kính hiển vi, tìm tế bào ác tính. Các trường hợp ác tính chỉ chiếm gần 5% số ca có u tuyến giáp; bệnh nhân chủ yếu là trẻ em, người trẻ tuổi, nam giới, người từng bị chiếu xạ vào vùng đầu, cổ, ngực hoặc có người thân từng bị ung thư tuyến giáp. Nhân tuyến giáp ác tính thường cứng, chắc, to nhanh, gây khó nuốt, khàn tiếng hoặc mất tiếng, siêu âm thấy cấu trúc không đều, ghi hình phóng xạ thấy nhân lạnh.– Xét nghiệm máu – Tg (Thyroglobulin): Ngoài chẩn đoán hình ảnh kể trên, xét nghiệm dấu ấn ung thư tuyến giáp là một xét nghiệm cần thiết giúp phát hiện sớm ung thư tuyến giáp.

Các Chỉ Số Xét Nghiệm Phát Hiện Bệnh Nhân Suy Thận

Với những người bị bệnh thận, các chỉ số suy thận là vô cùng quan trọng. Thông qua các chỉ số suy thận người bệnh có thể biết được tình trạng và mức độ của bệnh. Qua đó có hướng giải quyết kịp thời, hiệu quả.

Tình trạng thận chỉ có thể đánh giá chính xác bằng cách sinh thiết thận, đọc cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi. Các xét nghiệm chỉ mang lại kết quả tương đối nên cần có nhiều xét nghiệm khác nhau để có được kết quả chính xác nhất.

Một số xét nghiệm đánh giá chức năng thận có thể thực hiện như tổng phân tích nước tiểu, creatinin máu và nước tiểu, đo lượng protein nước tiểu 24 giờ, tổng phân tích tế bào máu, các xét nghiệm sinh hóa, albumin huyết thanh.

Chỉ số suy thận – Creatinin máu và nước tiểu

Creatinin là một sản phẩm dị hóa của creatine phosphate. Nó được sử dụng trong quá trình co dãn cơ. Creatinin được tạo ra ở cơ, chủ yếu từ creatinphosphat và creatin ở cơ. Creatinin theo máu qua thận, được thận lọc rồi bài tiết ra nước tiểu. Điều đó cho thấy chỉ số creatinin trong máu sẽ phản ánh chính xác về tình trạng của thận và cho biết khả năng suy thận.

Nồng độ creatinin ở người bình thường

Nồng độ creatinin huyết tương (huyết thanh): 55 – 110 µmol/l.

Nước tiểu: 8 – 12 mmol/24h (8000 – 12000 µmol/l).

Người lớn: Với nam giới chỉ số là 0,6 – 1,2mg/dl hoặc 74-110 µmol/l. Nữ giới là 0,5 – 1,1mg/dl hoặc 58-96 µmol/l.

Trẻ nhỏ: Mức creatinin bình thường là 0,2mg/dl hoăc có thể cao hơn chút.

Lượng creatinin trong cơ thể của người trẻ tuổi, người trung niên có thể khác so với chỉ số ở người lớn tuổi.

Chỉ số creatinin xét nghiệm bệnh suy thận

Với creatinin máu: Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu mang đi phân tích. Không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu. Các hoạt động sinh hoạt có thể bình thường ngay sau đó.

Với creatinin niệu: Bác sĩ sẽ đo lường mức độ của creatinine có trong nước tiểu và chỉ phân tích mẫu nước tiểu lấy một lần duy nhất trong 24h trước đó. Kết quả xét nghiệm có thể sai nếu như lấy mẫu nước tiểu không chính xác. Thử nghiệm creatinine nước tiểu sẽ đánh giá chính xác mức độ suy thận.

Khi chỉ số creatinin máu cao, rất có thể thận đang hoạt động không tốt và có nguy cơ suy thận. Chỉ số creatinine có thể tăng lên tạm thời nếu người bệnh bị mất nước. Hoặc người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc như huyết áp hay chống viêm.

Chỉ số creatinin bao nhiêu là suy thận?

Ở trẻ em: Creatinin trên 2mg/dl.

Ở người lớn: Trên 10mg/dl.

Có thể phân loại từng giai đoạn suy thận theo chỉ số creatinin

Suy thận cấp độ 1: Chỉ số creatinin từ 110 đến dưới 130 µmol/l ở nam giới. Ở phụ nữ từ 100 đến 130 µmol/l là bắt đầu giai đoạn suy thận.

Suy thận độ 2: Chỉ số creatinin từ 130 đến 299 µmol/l.

Suy thận độ 3A: Creatinin từ 300 đến 499 µmol/l.

Suy thận độ 3B: Từ 500 đến 900 µmol/l.

Suy thận độ 4: Trên 900 µmol/l.

Một số chỉ số xét nghiệm bệnh thận khác

Mức lọc cầu thận (GFR)

GFR sẽ cho biết chức năng thận có tốt không và đang hoạt động bao nhiêu phần trăm.

Blood Urea Nitrogen (BUN) còn gọi là chỉ số ure máu

Chỉ số ure máu và nước tiểu để đánh giá chức năng lọc của cầu thận và sự tái hấp thu ở ống thận. Khi thận bị suy, chỉ số này sẽ tăng lên. Nồng độ urê máu bình thường ở mức: 3,6 – 6,6 mmol/l. Nồng độ urê nước tiểu là: 250 – 500 mmol/24h.

Khi thận bị tổn thương, chức năng lọc của thận sẽ suy giảm. Điều này dẫn tới sự rò rỉ protein trong nước tiểu. Xét nghiệm đơn giản này có thể phát hiện lượng protein có chứa trong nước tiểu.

Microalbumin niệu

Đây là thử nghiệm nhạy cảm giúp phát hiện một lượng nhỏ protein trong nước tiểu.

Albumin huyết thanh

Ở người khỏe mạnh, albumin huyết thanh nằm trong khoảng 35 – 50 g/l. Nó chiếm 50 – 60% protein toàn phần huyết thanh. Albumin giảm mạnh là biểu hiện của viêm cầu thận cấp và ở những người bị thận hư, lượng albumin giảm chỉ còn khoảng 10 – 20 g/l.

Xét nghiệm này đánh giá xem bạn có bổ sung đủ chất đạm hay không.

SGA sẽ giúp kiểm tra các dấu hiệu của các vấn đề dinh dưỡng trong cơ thể.

Hemoglobin

Xét nghiệm chỉ số Hemoglobin sẽ giúp bạn nhận thấy cơ thể thiếu máu hay không. Bởi lẽ đây là một phần của các tế bào máu đỏ mang oxy từ phổi đến các tế bào.

Ngoài ra, các triệu chứng của thận yếu được thể hiện rõ qua thói quen sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh có thể theo dõi như: Mệt mỏi, phù mắt cá chân, bàn chân hoặc bàn tay, khó thở, ốm yếu, tiểu ra máu, sụt cân và ăn không ngon,thở dốc, đi tiểu nhiều. Đặc biệt là về đêm, tình trạng cương dương bị rối loạn, sinh lý yếu.