Xét Nghiệm Bệnh Lao Phổi / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Lao

Để chẩn đoán lao phổi, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm thông thường như: xét nghiệm đờm, xét nghiệm hình ảnh, phản ứng uberculin, soi phế quản và các xét nghiệm khác. 1. Xét nghiệm đờm

Xét nghiệm đờm trực tiếp tìm trực khuẩn lao BK (+) là biện pháp quan trọng nhất, là cách chẩn đoán chắc chắn nhất lao phổi.

Xét nghiệm đờm có thế dùng phương pháp nhuộm Ziehl Neelsen hoặc phương pháp huỳnh quang dùng ánh sáng cực tím.

Phương pháp nhuộm Ziehl Neelsen phổ biến nhất, rẻ tiền, dễ thực hiện có thể tiến hành ở mọi nơi, mọi chỗ, rất thích hợp với các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Phương pháp huỳnh quang chỉ có thể tiến hành ở những nơi có đầy đủ trang bị, kỹ thuật chưa phổ biến ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Các phương pháp khác chỉ được dùng trong những trường hợp giới hạn, ở những nơi có điều kiện trang bị kỹ thuật khi mà phương pháp xét nghiệm đờm trực tiếp không cho được kết quả đầy đủ: phương pháp nuôi cấy đờm, làm kháng sinh đồ, ngoáy họng, hút dịch dạ dày lấy bệnh phẩm, soi phế quản, sinh thiết thành phế quản v.v…

Một mình X-quang phổi không thể cho chẩn đoán lao một cách chắc chắn.

3. Phản ứng tuberculin

Có giá trị lớn trong đánh giá độ lưu hành bệnh lao trong cộng đồng ở các nước nghèo có độ lưu hành lao cao, phản ứng này ít có giá trị trong chẩn đoán.

Phản ứng tuberculin dương tính mạnh có thể nghĩ đến bệnh lao nhưng chỉ là giá trị gợi ý chấn đoán và phản ứng âm tính cũng không thể loại trừ bệnh lao. Một điểm khác cần chú ý là nếu đã có những bằng chứng rõ ràng khác nghĩ đến bệnh lao (tìm thấy trực khuẩn lao khi soi đờm trực tiếp, hình ảnh tổn thương phổi trên phim X-quang nghĩ đến lao….) thì phản ứng tuberculin âm tính cũng không loại trừ được bệnh lao.

Ở trẻ em ngược lại so với ở người lớn phản ứng tuberculin dương tính rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh lao.

4. Soi phế quản

– 28% lao sơ nhiễm có biến đổi ở khí quản như niêm mạc phù nề, dò hạch phế quản (lỗ dò đôi khi sùi), chít hẹp phế quản do hạch chèn ép, chèn ép khí phế quản.

– Khí phế thũng tắc nghẽn ở thuỳ dưới do hạch sưng to chèn ép hoặc do lao phế quản, đôi khi biểu hiện khí phế thũng trước khi xẹp phổi.

5. Các xét nghiệm khác

– Khám đáy mắt, tai mũi họng (nnéu có hạch cổ sưng to), chọc dịch não tuỷ để đánh giá sự lan tràn của nhiễm trùng lao, xác định thể bệnh, mức độ của lao sơ nhiễm.

– Xét nghiệm máu: bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Tốc độ máu lắng tăng..

– Nuôi cấy bệnh phẩm.

Theo suckhoedoisong

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Bệnh Viện Lao Phổi Trung Ương Kinh Nghiệm Đi Khám Và Điều Trị

Nói về những địa chỉ khám chữa bệnh phổi uy tín thì không thể không nhắc đến bệnh viện lao phổi trung ương. Đây là bệnh viện chuyên khoa tuyến cao nhất trực thuộc Bộ Y tế và cũng là đầu mối hợp tác quốc tế trong các dự án điều trị lao và các bệnh đường hô hấp trên toàn thế giới.

Giới thiệu bệnh viện lao phổi trung ương

Bệnh viện lao phổi trung ương có trụ sở tại số 463 đường Hoàng Hoa Thám, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. Đây là nơi tiếp đón rất nhiều bệnh nhân tới khám và điều trị các bệnh lý hô hấp trên khắp cả nước.

Mặc dù không phải là cơ sở quá khang trang với nhiều thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, đây chính là địa điểm phù hợp cho những người mắc chứng bệnh lao phổi và các bệnh lý về phổi khác. Bệnh viện là nơi nằm trong dự án phòng chống lao quốc tế cũng là đơn vị thực hành cho nhiều học viên chuyên khoa y các cấp bậc đại học và sau đại học.

Thông thường thời gian làm việc tại bệnh viện là từ thứ hai – thứ sáu trong khoảng từ 8h – 17h. Tuy nhiên, bệnh cũng tiếp nhận những ca cấp cứu ngoài giờ và khám dịch vụ theo yêu cầu. Ở đây luôn có đội ngũ y bác sĩ trực ngoài giờ để thăm khám cho những ca bệnh phát sinh trong ngày.

Mặc dù là bệnh viện chuyên điều trị lao phổi, nhưng cũng giống như các cơ sở khác bệnh có đầy đủ các khoa riêng biệt khác nhau. Cụ thể là một số khoa nổi bật của bệnh viện lao phổi trung ương như:

Khoa khám bệnh: Nhiệm vụ của khoa khám bệnh là điều trị cho những bệnh nhân có nhu cầu khám bằng bảo hiểm y tế hoặc tự nguyện. Đồng thời khoa khám bệnh cũng có vai trò thực hiện điều trị ngoại trú, khám sức khỏe định kỳ, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, theo dõi bệnh tật khu dân cư được phụ trách.

Khoa lao hô hấp: Đây là chuyên khoa đầu ngành của viện nơi thực hiện các phương pháp chẩn đoán và điều trị đúng chuyên môn. Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng kết hợp với các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Các dịch vụ tại khoa hô hấp của bệnh viện lao phổi trung ương gồm có: Soi màng phổi, khử khuẩn, điều trị tràn dịch màng phổi, kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm bệnh lao…

Khoa nội tổng hợp: Khoa đảm nhận nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị bệnh lao bên ngoài phổi với quy mô 90 giường bệnh. Đồng thời đây cũng là cơ sở thực tập cho các sinh viện đại học Y Hà Nội. Khoa cũng trực tiếp giảng dạy cho các sinh viên, điều dưỡng sau đại học, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Khoa khám bệnh đa khoa theo yêu cầu: Tại đây bệnh nhân cũng có thể khám và điều trị các bệnh chuyên ngành khác như nội khoa, nhi, ngoại khoa, tai mũi họng, ung bướu… Các bác sĩ giàu kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên y tế chuyên khoa thuộc nhiều ngành khác nhau.

Kinh nghiệm khám tại bệnh viện lao phổi trung ương

Bệnh viện lao phổi trung ương là nơi chuyên khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân có hộ khẩu ở các tỉnh khác. Trong nhiều trường hợp, cơ sở y tế tại nơi cư trú chuyển viện theo chỉ định điều trị lên tuyến trên bệnh viện phổi trung ương thì sẽ không mất các khoản phí điều trị. Người bệnh được chữa trị miễn phí theo đúng với chương trình phòng chống lao quốc gia. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mất một vài khoản phụ phí khác. Để nắm rõ hơn thông tin này cần liên hệ trực tiếp với bệnh viện.

Ngoài ra, trong những trường hợp bệnh nhân điều trị tại bệnh viện phổi trung ương vì các lý do khác như: Mong muốn, nhu cầu chữa bệnh, cơ sở vật chất… thì mọi chi phí bạn sẽ phải tự tức chi trả.

Đối với những người bệnh lao nói riêng và bệnh đường hô hấp nói chung thì viện lao phổi trung ương là nơi uy tín và có được liều trình khám chữa chuyên nghiệp nhất.

Chi phí dịch vụ tại bệnh viện

Bảng khung giá khám và chữa bệnh tại viện lao phổi trung ương bao gồm những khoản như sau:

Khám lâm sàng, khám chuyên khoa: 16.000 – 18.000đ

Ngày điều trị hồi sức tích cực: 330.000đ/ngày (chưa bao gồm chi phí máy thở).

Giường bệnh hồi sức cấp cứu, chống độc: 135.000đ – 140.000đ/ngày (chưa có chi phí máy thở).

Giường bệnh nội khoa loại 1 (các bệnh truyền nhiễm, hô hấp, ung thư, tim mạch, huyết học, thần kinh, tiêu hóa, nhi, thận học, nội tiết…) có giá: 65.000 – 70.000đ/ ngày.

Giường bệnh ngoại khoa (Ví dụ bỏng độ 3 – 4 từ 70% diện tích cơ thể)130.000- 135.000đ/ ngày.

Sau các phẫu thuật các trường hợp độ bỏng từ 25 – 70% điều hòa: 105.000 – 110.000đ/ ngày.

Cập nhật lần cuối

Bệnh Lao Phổi Và Cách Chữa Trị Lao Phổi

Bệnh lao phổi là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trong bệnh lao. Là bệnh mà trực khuẩn lao (Mycobacteriae tuberculosis) gây viêm nhiễm nhu mô phổi. Lao phổi có thể xảy ra với mọi đối tượng bằng phương thức lây nhiễm qua đường hô hấp

– Ho khạc kéo dài trên 2 tuần

– Sốt nhẹ về chiều và đêm

– Gầy sút cân, da xanh, thiếu máu

– Hay đổ mồ hôi về ban đêm

– Tức ngực, khó thở hoặc ho ra máu,…

– Lao phổi nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: ho ra máu không cầm được, máu tắc trong khí quản hoặc phế quản, rách phổi gây tràn dịch tràn khí màng phổi, xơ hóa phổi… tất cả đều có nguy cơ dẫn tới tử vong.

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

– Tất cả trẻ sơ sinh đều phải đi chích ngừa BCG để phòng chống bệnh lao.

– Khi ra ngoài đường hoặc tiếp xúc với bệnh nhân lao phải đeo khẩu trang cẩn thận.

– Rửa tay băng xà phòng khi ho, hắt hơi và sau khi thăm bệnh.

– Đảm bảo nơi sống sinh hoạt quang đang, sạch sẽ, thoáng khí.

– Chế độ sinh hoạt lành mạnh, tăng sức đề kháng cơ thể.

Điều trị lao phổi chủ yếu dùng phương pháp nội khoa, tức là sử dụng thuốc kháng sinh. Có các loại thuốc chống lao đó là:

– Theo tác dụng:

+ Loại chủ yếu: Rifampixin, Isoniazid

. + Loại hiệu quả tốt Streptomyxin, Ethambutol, Pyrazinamid , Ethionamid.

+ Thuốc chống lao thứ yếu : Acid Para Amino Salysilic( PAS ), Thioacetazon, Kanamycin, Cycloserin, Capreomyxin.

– Theo hoạt tính chống lao:

+ Loại triệt khuẩn : Rifampixin, Pyrazinamid.

+ Loại diệt khuẩn: Isoniazid, Streptomyxin.

+ Loại ngưng khuẩn : Ethambutol và các thuốc còn lại.

Tùy vào mức độ của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thích hợp. Ngoài ra khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần phải tuân thủ các quy tắc sau:

– Dùng đúng liều, đúng giờ, đều đặn và đúng liều để đạt hiệu quả điều trị, tránh tái phát.

– Phải phối hợp các loại thuốc, trong gian đoạn đầu kéo dài từ 2 – 3 tháng để diệt khuẩn và ngăn chặn biến chứng. Giai đoạn củng cố về sau kéo dài từ 4 – 6 tháng với mục đich diệt toàn bộ số vi khuẩn còn lại, tránh tái phát.

– Khi điều trị cần có theo dõi kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Ngay khi có biểu hiện lạ, gây nguy hiểm cần đến ngay các cơ sở y tế.

Bệnh Tiểu Đường Xét Nghiệm Những Gì?

1. Những ai nên đi xét nghiệm bệnh tiểu đường?

Theo khuyến cáo từ các cơ quan y tế, việc xét nghiệm Tiền đái tháo đường rất cần thiết cho những người trưởng thành bình thường nhưng lại có người thân, bạn bè thuộc một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sau đây:

Có chỉ số HbA1c ≥ 5.7%, rối loạn đường huyết đói và rối loạn đường huyết sau khi ăn ở những lần xét nghiệm trước đây.

Trong gia đình có người thân, họ hàng bị bệnh tiểu đường.

Chủng tộc Châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

Người có tiền sử bị bệnh tim mạch.

Người bị bệnh tăng huyết áp.

HDL-C < 35 mg/dL (0.9 mmol/L) và/ hoặc Triglycerid ≥ 250 mg/dL (2.82 mmol/L).

Phụ nữ bị mắc chứng bệnh buồng trứng đa nang.

Người ít vận động thể lực, thể chất.

Nhóm người từ 45 tuổi trở lên cũng nên đi xét nghiệm bệnh tiểu đường.

Nếu xét nghiệm cho ra kết quả bình thường, bạn nên xét nghiệm lại ít nhất 3 năm 1 lần.

Nếu trong trường hợp các xét nghiệm lâm sàng cho thấy dấu hiệu của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn xét nghiệm một trong ba dạng xét nghiệm riêng biệt sau khi đưa ra chẩn đoán.

Sẽ có ba dạng xét nghiệm sau khi các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm lâm sàng và phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 3 dạng xét nghiệm này.

Xét nghiệm glucose máu lúc đói

Để thực hiện được xét nghiệm glucose máu lúc đói (FPG) này, người bệnh trước đó 8 tiếng đồng hồ không được ăn hay uống gì ngoại trừ nước lọc ra. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên đến bệnh viện vào sáng sớm để lấy mẫu máu.Việc này sẽ được diễn ra trong 2 ngày.

Trong 2 ngày khác nhau, nếu kết quả đo được trong hai lần đó đều khác nhau từ 7 mmol/L (126 mg/dL) trở lên, thì bác sĩ đã có căn cứ để chẩn đoán bạn có bị bệnh tiểu đường ha không.

Đây là phương pháp xét nghiệm rất hiệu quả nhằm giúp các bác sĩ đánh giá lợi ích của lối sống lành mạnh, cách hỗ trợ điều trị đối với những người được chẩn đoán tiểu đường trước đó.

Nếu trong lúc xét nghiệm, các bác sĩ không nhận thấy các triệu chứng của việc tăng đường huyết như ăn uống nhiều, đi tiểu tiện nhiều, sụt cân… thì các bác sĩ sẽ yêu cầu lặp lại xét nghiệm thêm một lần nữa.

Nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống (OGTT)

Đây là phương pháp xét nghiệm được các chuyên gia nhận định rằng là phương pháp xét nghiệm toàn diện nhất, mặc dù rất khó để thực hiện cũng như gây bất tiện cho người bệnh. Để được xét nghiệm bằng phương pháp này, người bệnh cần phải nhịn đói qua đêm trong 8 tiếng đồng hồ, sau đó các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra glucose máu trong lúc đói.

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ cho bạn uống một dung dịch chứa 75 gr glucose được hòa tan trong nước và tiến hành đo mức glucose máu liên tục trong 2 tiếng đồng hồ kế tiếp.

Việc xét nghiệm này sẽ tốn nhiều thời gian cho người bệnh nên khi được các bác sĩ yêu cầu tiến hành làm xét nghiệm bằng phương pháp dung nạp glucose qua đường uống, bạn nên chuẩn bị vài quyển sách, truyện, báo để đọc trong lúc chờ đợi.

Một điểm cộng của phương pháp xét nghiệm này là sẽ giúp bạn phát hiện ra tình trạng tiền đái tháo đường ở phụ nữ mang thai và những người có biểu hiện kháng insulin.

Xét nghiệm A1C

Phương pháp xét nghiệm này còn được gọi là HbA1C, các bác sĩ sẽ đo hàm lượng glucose huyết ở hemoglobin – là loại protein có chức năng vận chuyển oxy ở trong hồng cầu. Việc làm này sẽ phản ánh được mức glucose huyết trung bình của người bệnh trong vòng 2 đến 3 tháng gần đây.

Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm này là người bệnh không cần phải nhịn ăn, hay phải uống bất kỳ dung dịch nào trước, trong và sau khi tiến hành xét nghiệm.

Mặc dù vậy, nếu chẳng may kết quả xét nghiệm A1C không đồng nhất, thì sẽ không thể tiến hành xét nghiệm lại do những lý do khách quan hoặc người bệnh có các yếu tố chống chỉ định, vậy nên các bác sĩ cần phải cân nhắc kỹ và xem xét tiến hành hai loại xét nghiệm bổ sung.