Ngay sau khi các bác sĩ chẩn đoán mắc cao huyết áp, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm nước tiểu đơn giản để kiểm tra xem thận và các cơ quan khác có hoạt động tốt hay không. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ thấy được lượng đạm, đường trong nước tiểu của bạn ở mức nào để đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra nếu đang mang thai mà nghi ngờ bị huyết áp, xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bạn chuẩn đoán sớm tiền sản giật.
Khi chẩn đoán được bệnh nhân mắc cao huyết áp, để giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch hoặc tiểu đường, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm kiểm tra cholesterol, HDL, LDL, triglycerides, đường huyết và huyết áp trong vòng 20 phút.
Điện tâm đồ là xét nghiệm, đo lường hoạt động của tim. ECG sẽ ghi lại hoạt động của tim và hiển thị trên màn hình. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ đọc được những hoạt động bất thường của tim. Ngoài ra, xét nghiệm điện tâm đồ còn giúp các bác sĩ phát hiện được huyết áp cao gây ra những tác hại gì cho tim mạch hoặc mạch máu.
Đây cũng là một trong những việc mà bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện nếu được chẩn đoán mắc cao huyết áp. Siêu âm tim sẽ giúp cho các bác sĩ thấy được chi tiết cấu trúc cũng như khả năng hoạt động của tim, từ đó xác định cao huyết áp có ảnh hưởng gì đến tim hay không? Siêu âm tim không gây đau đớn và chỉ mất khoảng 30 – 40 phút.
Bệnh cao huyết áp thường xảy ra do áp lực của máu tác động lên thành mạch. Vậy nên để có thể đánh giá tình trạng và phát hiện những bất thường ở vị trí quai động mạch chủ, động mạch chủ bụng, động mạch chủ thận, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp X-Quang tim, phổi, thận và động mạch thận.
Để có thể phát hiện ra những biến chứng sớm của tăng huyết áp, xơ vữa động mạch ở đáy mắt, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thị lực và soi nhãn áp, soi đáy mắt. Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng một chiếc đèn nhỏ chuyên khoa và rọi thẳng vào mắt. Bước kiểm tra này tương đối nhanh và không gây đau đớn.
Khi được chẩn đoán mắc cao huyết áp, xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cực kỳ quan trọng. Theo đó, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để xác định công thức máu, đánh giá tình trạng lipid, acid uric, lượng đường, mỡ,….trong máu và đưa ra những kết luận chẩn đoán cuối cùng.
– Các chỉ số Cholesterol, triglycerid, LDL – C, HDL – C sẽ giúp cá bác sĩ đánh giá tình trạng vữa, xơ động mạch (là một trong những yếu tố thể hiện nguy cơ của bệnh tăng huyết áp).
– Chỉ số về lượng đường trong máu cao cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.
– Xác định công thức máu (số lượng đồng cầu, huyết sắc tố,…). Bên cạnh đó, nếu kali trong máu hạ thì đây là một dấu hiệu tăng huyết áp ở người bị hội chứng tăng Aldosteron tiên phát hay hội chứng Cushing hoặc do dùng các thuốc lợi tiểu.