Xem Triệu Chứng Của Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Các Triệu Chứng Của Lợn Mắc Bệnh Dịch Tả Châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi (Pestis Africana suum- African swine fever) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn nhà và lợn hoang dại (lợn rừng) do Myxovirrus chứa AND gây ra. Nguyên nhân gây bệnh có đặc tính kháng nguyên hoàn toàn khác với virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.

Bệnh có nhiều thể biểu hiện: quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình. Tỷ lệ ốm và chết rất cao, lên tới 100%. Bệnh đặc trưng bởi các biến đổi viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba, thận và thâm tím da phần lớn cơ thể của lợn.

Bệnh được Montgomery nghiên cứu lần đầu tiên ở Kenia- miền Đông châu Phi. Ông phát hiện ra bệnh có nhiều điểm khác với dịch tả lợn cổ điển. Năm 1928, bệnh lây lan mạnh xuống miền Nam châu Phi và giai đoạn 1923 – 1934 đã làm chết hơn 11.000 con lợn. Từ đây, bệnh được mang tên Dịch tả lợn châu Phi.

Năm 1957, bệnh xuất hiện ở Bồ Đào Nha với 443 ổ dịch, làm chết 19.989 con lợn. Năm 1960, đợt dịch thứ hai bùng phát và kéo dài tới tận năm 1963 với 306 ổ dịch và 22.787 lợn ốm và chết.

Từ Bồ Đào Nha, bệnh đã nhanh chóng lây sang Tây Ban Nha, Anh, Ý và một số nước vùng Ban Tích. Năm 1967, bệnh đã thấy ở Cuba và một số nước khác ở Bắc Mỹ.

Ngày nay, bệnh có hai khuynh hướng bùng phát:

+ Bệnh trở thành dịch lưu cữu đối với những nước đã từng có dịch xảy ra.

+ Và nếu bệnh xuất hiện ở nước nào đó lần đầu tiên thì bệnh có tính lây lan mạnh, trở thành dịch đại lưu hành (panzootia).

Do đó, tổ chức dịch tế thế giới đã đưa dịch tả lợn châu Phi vào danh muc bệnh bảng A.

Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn châu Phi

Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn châu Phi là một Myxovirrus chứa AND với kích thước rất nhỏ 10 – 30nm, dễ nuôi cấy và phát triển tốt trong môi trường tế bào bạch cầu và tế bào thận lợn. Virus có nhiều typ huyết thanh (serotype) với độc lực rất khác nhau.

Virus có sức sống rất tốt. Trong máu, chúng tồn tại và giữ nguyên độc lực tới 6 năm nếu được bảo quản lạnh, ở nhiệt độ phòng cũng được 4 – 5 tuần. Virus trong lách lợn được bảo quản sâu (-20 độ C đến -70 độ C) tồn tại từ 82 – 105 tuần, nếu ở 37 độ C được 22 ngày, ở 56 độ C chúng sống tới 180 phút. Trong phân ẩm nhão virus tồn tại tới 122 ngày, trong nước tiểu 45 ngày. Tuy nhiên, trong điều kiện axit (pH= 5,3) chúng chỉ tồn tại không quá một phút (99% chết trong 15 – 20 giây). Các chất khử trùng truyền thống như Formol 1,5%- 2%, NaOH 3-4%, nước vôi 20% đều có khả năng tiêu diệt virus cường độc. Với hoạt chất Iodine, Benzalkonium, chúng tôi Virkon.S đều có thể sử dụng được trong công tác khử trùng tiêu độc.

Trong điều kiện tự nhiên chỉ có lợn nhà và lợn rừng mẫn cảm với virus gây bệnh. Lợn rừng có sức đề kháng tốt và qua chọn lọc từ nhiên, chúng ít ốm và chết vì bệnh, nhưng lại là nguồn bệnh nguy hiểm cho lợn nhà.

Lợn nhà, đặc biệt là lợn thả rông rất dễ bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc từ phân, nước tiểu của lợn rừng hoặc từ chó, mèo, các vật dụng, kể cả con người bằng cách này hay cách khác đã tiếp xúc với mầm bệnh, mang và phát tán mầm bệnh.

Các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ,… không bị bệnh dịch tả lợn châu Phi. Các loại côn trùng như ruồi, muỗi, ký sinh trùng đều là vật mang trùng và lây nhiễm cho lợn nhà.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm. Lợn nhà ở mọi lứa tuổi đều dễ dàng bị bệnh.

Ở Việt Nam chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi và cũng chưa có những nghiên cứu về bệnh này. Song trong thời đại mở cửa, giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch trên mọi phương tiện giao thông khác nhau khó kiểm soát đang đặt ra cho các nhà quản lý Nhà nước nhiệm vụ cấp bách phòng chống bệnh từ xa.

Cơ chế bệnh sinh

Bằng gây bệnh thực nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh: chỉ 24h sau khi gây nhiễm đã có thể tái phân lập virus ở hạch lâm ba vùng cổ, họng, … 48h ở gan, lách, phổi và sau 3 – 7 ngày có thể phân lập virus ở mọi nơi trong cơ thể lợn. Điều đó nói lên rằng ngay sau khi thâm nhập vào cơ thể lợn, virus đã tự nhân lên rất nhanh chóng, lùa vào đường huyết và gây nhiễm trùng huyết rất nặng- lợn sốt cao tới 42 độ C. Virus di trú đến tất cả các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Tại đó chúng gây ra các ổ viêm xuất huyết, hoại tử. Vì thế, khi xét nghiệm, chúng ta thấy các thành mạch máu bị thoái hóa, xung quanh có rất nhiều bạch cầu đơn nhân tập trung. Các tổ chức của hạch lâm ba, gan, lách, thận, phổi thay đổi nhanh chóng, các biểu hiện đều thuộc về viêm xuất huyết, hoại tử.

Điểm nổi bật và đặc trưng của bệnh dịch tả lợn châu Phi là hiện tượng tan rã nhân bạch cầu, giảm lượng bạch cầu tồng số và bạch cầu ái toan đồng thời gây tụ huyết nặng làm tắc nghẽn mạch máu ngoại vi gây thâm tím da phần lớn cơ thể.

Thời gian ủ bệnh thường 5- 10 ngày. Bệnh xuất hiện đột ngột. Lợn sốt cao, sốt tới 42 độ C, kéo dài liên tục trong 4 ngày liền.

Trong thời gian lợn sốt cao, chúng vẫn linh hoạt đi lại, ăn uống bình thường gây cảm giác như lợn hoàn toàn khỏe mạnh, khiến người chăn nuôi không để ý.

Dich tả lợn châu Phi có 4 thể biểu hiện:

Thể này ít gặp và nếu gặp thì chủ yếu ở những vùng, những nước bệnh xuất hiện lần đầu tiên. Lợn đột ngột sốt cao 42 độ C, kéo dài 2-3 ngày tối đa 4 ngày rồi chết.

Đây là thể có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng đặc trưng cho bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Lợn ốm đột ngột, sốt cao 42 độ C với thể trạng hoàn toàn bình thường. Nhưng khoảng 48h trước khi chết, lợn bệnh mệt mỏi, ủ rũ, lờ đờ, nằm bẹp. Nếu buộc phải bật dậy thì cũng rất khó khăn mất đi dáng đứng tự nhiên. Mông sau yếu, chân sau bị bại khiến cho lợn đánh võng khi bị xua đuổi.

Lợn bỏ ăn hoàn toàn và bắt đầu ho, khó thở, nhịp tim, nhịp thở tăng mạnh. Trên da mềm phần đầu, bụng, bẹp… xuất hiện nhiều nốt xuất huyết và nhanh chóng biến thành màu tím thâm bị hoại tử có dịch rỉ.

Mủ bắt đầu chảy ra từ lỗ mũi, từ mắt (ken mắt).

Thể trạng lợn xấu đi nhanh chóng. Trước khi chết xuất hiện tiêu chảy hoặc táo bón. Điều đáng

chú ý là lợn cảm thấy rất đau khi đi tiểu tiện và đại tiện, trong phân nhiều khi lẫn máu.

Trong suốt quá trình ốm, thân nhiệt tăng và giữ nguyên cho đến lúc gần chết thì hạ xuống dưới mức bình thường. Khi phát hiện ra thân nhiệt dưới 39 độ C thì lợn sẽ chết trong 24h sau đó. Tỷ lệ ốm và chết rất cao, tới 100%.

Thời gian này, nếu xét nghiệm máu, chúng ta thấy rất rõ số lượng bạch cầu, nhất là bạch cầu ái toan bị giảm rõ rệt, chứng tỏ quá trình tái tạo bạch cầu bị phong bế.

Dịch tả lợn châu Phi thể mãn tính thường quan sát thấy ở những nơi bệnh đã thường xuyên nổ ra- dịch lưu cũ. Điều này được giải thích bằng hai khả năng: Một là virus gây bệnh qua nhiều đợt đã bị giảm độc lực, hai là nhờ có kháng thể tich cực do cơ thể lợn bị bệnh tạo ra để chống lại chính virus gây bệnh và qua nhiều đợt tái nhiễm mà lợn đã tự tạo được sức kháng tốt chống lại khả năng gây bệnh của virus cường độc trong thiên nhiên.

Các triệu chứng thể mãn tính cũng giống như thể cấp tính nhưng có mức độ biểu hiện yếu hơn và chủ yếu rối loạn hô hấp và tiêu hóa. Tỷ lệ chết 30- 50%.

Có thể nói những lợn bệnh qua khỏi cơn cấp tính và mãn tính đều mang trùng gây bệnh. Chúng trở thành lợn khỏe mang trùng trong một thời gian rất dài. Cứ như thế, lợn trong các ổ dịch lưu cữu tự tạo cho mình sức đề kháng rất tốt, ít khi mắc bệnh ở thể lâm sàng. Tuy nhiên, những lợn này đôi lúc có các triệu chứng ho hen, sốt ngắt quãng, chảy ken mắt, chảy nước mũi rất giống các biểu hiện của cúm lợn.

Đặc điểm nổi bật là lợn chết đột ngột hoặc ốm trong vài ngày rồi chết. Xác lợn chết do dịch tả lợn châu Phi cứng rất nhanh. Quan sát thấy xuất huyết lấm tấm vùng da mềm giống như dịch tả lợn cổ điển, nhưng khác là mảng da bị xuất huyết dịch nhanh chóng có màu xanh tím và đây chính là đặc điểm bệnh lý của dịch tả lợn châu Phi khác với dịch tả lợn thông thường.

Máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên như mũi, miệng, hậu môn giống như bệnh nhiệt than. Khi mổ lồng ngực thấy có rất nhiều dịch thẩm xuất lẫn máu. Phổi bị phù thũng và có vô số xuất huyết điểm trên bề mặt. Tim luôn bị sưng to và bơi trong bao hoạt dịch vàng hoặc vàng đục chứa nhiều sợi fibrin. Cơ tim và vành tim cũng nhìn thấy nhiều điểm xuất huyết li ti giống như bệnh tụ huyết trùng.

Khoang bụng cũng thấy có nhiều dịch thẩm xuất chứa từng mảng, từng cục fibrin. Lách sưng to gấp rưỡi so với bình thường, đầu lách trờ nên tù. Tủy lách có màu đỏ thẫm, mễm nhũn, Dưới vỏ lách cũng nhiều điểm xuất huyết và nhồi huyết.

Gan sưng to gấp hai lần, các mép gan bị tù. Cắt gan ra thấy ướt, lổ đổ (loang lổ) và có rất nhiều điểm xuất huyết. Các thùy gan đỏ thâm và được mô liên kết màu ghi xám bao bọc, đôi khi thấy gồ ghề và có màu vàng do mật ứ đọng.

Túi mật sưng, chứa đầy dịch mật màu xanh thẫm, dịch mật tăng khối lượng riêng. Luôn luôn quan sát thấy viêm xuất huyết dạ dày ruột và tiến tới viêm loét hoại tử. Dưới màng bao (sero) ruột nhìn thấy rõ vô số các điểm xuất huyết.

Niêm mạc ruột non đỏ tấy do viêm xuất huyết với khuynh hướng chuyển sang viêm ruột hoại tử

Ở ruột già cũng giống như dịch tả lợn cổ điển, viêm xuất huyết, hoại tử ruột tạo ra các nốt loét hình xoáy trôn ốc gọi là Button. Ruột thừa luôn phình to hoặc rất to.

Các hạch lâm ba sưng to, đỏ tấy và khi cắt thấy chất chứa đặc sệt hoặc toàn máu.

Khi xem xét biến đổi vi thể, các tác giả đã tổng kết dịch tả lợn châu Phi đặc trưng với viêm xuất huyết tràn lan trong tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể. Đồng thời, quá trình thoái hóa bắt đầu tập trung các tế bào bạch cầu đơn nhân quanh mao mạch của lách, hạch lâm ba, gan, phổi và tim. Ở đó thấy rất rõ quá tình phân hủy nhân tế bào (cariopicnosis, cariorexis, cariolysis) với các mức độ khác nhau.

Chẩn đoán

Dịch tả lợn châu Phi dễ dàng được nhận biết qua các số liệu về dịch tễ, lâm sàng và bệnh tích mổ khám.

Về dịch tễ: đã tiêm phòng chống dịch tả lợn cổ điển, nhưng bệnh vẫn nổ ra. Thể quá cấp ở những nơi bệnh xuất hiện lần đầu, thể cấp và mãn tính ở các nơi bệnh đã xảy ra trước đó.

Về lâm sàng: Sốt đột ngột, sốt rất cao 42-43 độ C và duy trì trong suốt quá trình phát bệnh. Nốt xuất huyết ngoài da nhanh chóng trở nên xanh tím, chảy máu từ các lỗ tự nhiên, lợn rất đau khi đi đại tiểu tiện.

Về bệnh tích: lách, gan sưng rất to, mép tù. Viêm xuất huyết tràn lan ở khắp nơi trong cơ thể. Bệnh tích ở tim rất điển hình xuất huyết cơ tim, vành tim, tim bơi trong bao dịch thẩm xuất có màu vàng đặc hoặc vàng đục với nhiều sợi fibrin.

Chẩn đoán phân biệt với dịch tả lợn cổ điển cần tiến hành như sau:

– Lấy 3 lợn từ 3 – 5 tháng tuổi (đã được tiêm phòng vacxin chống dịch tả lợn cổ điển trước đó 30 – 50 ngày). Tiêm một lúc 0,5ml/kgP kháng huyết thanh chống dịch tả lợn cổ điển và 1ml virus cường độc gây bệnh dịch tả lợn chủng C.

– Lấy 3 lợn cùng lứa tuổi làm đối chứng không tiêm vacxin chống dịch tả lợn cổ điển.

Cả 6 lợn được tiêm 2ml 10% huyễn dịch làm từ lách hoặc hạch lâm ba của lợn ốm hoặc vừa chết nghi bệnh dịch tả lợn châu Phi. Theo dõi liên tục 20 ngày hoặc trên 20 ngày, hàng ngày đo thân nhiệt cho từng lợn thí nghiệm.

Kết quả: Nếu cả 6 con đều chết thì đó là dịch tả lợn châu Phi.

Nếu chỉ 3 con lô đối chứng chết thì đó là dịch tả lợn cổ điển.

Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng các phương phát hấp thụ huyết thanh, miễn dịch huỳnh quanh,…để chẩn đoán phân biệt.

Điều trị bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ở những nơi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện lần đầu thì không nên điều trị mà phải nhanh chóng tiêu hủy, khử trùng tiêu độc tận gốc.

Ở những vùng mà bệnh dịch tả lợn châu Phi luôn xuất hiện dịch cục bộ thì phải tiêm phòng ngay và loại bỏ những lợn có thân nhiệt cao.

Phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi

Những vùng chưa có bệnh, các nhà quản lý phải áp dụng nghiêm khắc các biện pháp phòng bệnh từ xa thông qua kiểm dịch trước, trong và sau mỗi lần xuất, nhập, di chuyển lợn và sản phẩm lợn qua biên giới, qua các cửa khẩu.

Những vũng đã xảy ra dịch và dịch trở thành lưu cữu, dịch địa phương thì phải dùng các biện pháp làm sạch bệnh. Trong đó, hàng năm phải tiêm phòng đại trà hai lần vacxin nhược độc đã qua 114 đời cấy chuyển qua thỏ hoặc tế bào thận lợn. Sơ đồ tiêm phòng được khuyến cáo áp dụng như với dịch tả cổ điển.

BiotechViet tổng hợp

Dịch Tả Heo Châu Phi (African Swine Fever

DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (African Swine Fever – ASF)

Dịch tả heo châu Phi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm trên heo do virus gây ra. Bệnh được ghi nhận đầu tiên vào năm 1921 ở Kenya, Đông châu Phi, sau đó lây lan nhanh đến miền Nam châu Phi. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1957 ở châu Âu, và cũng đã ghi nhận được tại một số nước vùng Ca-ri-bê như Cuba, Haiti và công hoà Dominica. Heo rừng là loài động vật chứa nguồn virus gây bệnh, lan truyền virus cho heo nhà qua các loài ve ký sinh trên heo rừng. Virus gây bệnh Dịch tả heo châu Phi lây nhiễm âm ỉ trong đàn heo rừng ở một số quốc gia châu Âu và từ năm 2018, bệnh bùng phát mạnh trên những đàn heo rừng ở Nga, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Bỉ… và cả ở Trung quốc.

Bệnh chưa có vắc – xin để phòng, với tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết rất cao ở tất cả các lứa tuổi heo, gây thiệt hại nghiêm trọng trên đàn heo nhiễm bệnh. Ở Việt Nam, 3 ổ dịch đầu tiên của bệnh Dịch tả heo châu Phi trên đàn heo nuôi ở Hưng yên và Thái Bình đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông báo chính thức vào ngày 20/2/2019. Đây sẽ là mối hoạ cực kỳ nghiêm trọng, gây ra những hậu quả vô cùng to lớn, không thể đánh giá nổi cho ngành chăn nuôi heo Việt Nam. Vì vậy, cả hệ thống chăn nuôi – thú y, bao gồm cả nhà chăn nuôi cần phải nâng cao ý thức cảnh giác, chú ý kiểm soát, ngăn ngừa lây nhiễm qua việc mua bán, vận chuyển heo xuyên biên giới, kể cả xuyên tỉnh, áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học để phòng chống tuyệt đối sự xâm nhập của virus Dịch tả heo châu Phi vào trại heo.

Bệnh Dịch tả heo châu phi do virus thuộc họ Asfarviridae, giống Asfivirus, kích thước khá lớn, đường kính khoảng 200 nm, với bộ gien ADN 2 sợi, có vỏ bọc ngoài (envelop). Tính cảm nhiễm của ASFV rất ổn định với sự thay đổi nhiệt độ môi trường và pH khá rộng, có thể chịu đựng được pH4 hoặc pH13. Virus có thể tồn tại trong huyết thanh hoặc máu đến 18 tháng ở nhiệt độ phòng, và có thể tồn tại nhiều năm ở 4 °C – 20 °C. Tuy nhiên ASFV có thể bị bất hoạt ở 60 °C trong vòng 30 phút và nhạy cảm với tia tử ngoại, các dung môi hoà tan chất béo, cũng như nhiều chất sát trùng thương mại. Các chất sát trùng như formaldehyde 1% có thể tiêu diệt ASFV sau 6 ngày, NaOH 2% trong 1 ngày.

Không giống như những virus khác, ASF có thể nhân lên trong tế bào động vật có xương sống và cả động vật chân đốt. Tế bào đích của ASFV (African swine fever virus) là các tế bào bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, xâm nhập vào tế bào theo cơ chế kết bám thụ thể và nội thực bào (endocytosis). Virus nhân lên ở vùng rìa nhân (perinuclear) của tế bào chủ và thoát ra khỏi tế bào theo cơ chế nẩy chồi (budding), và có thể gây chết tế bào. Dựa trên gien quy định protein capsid p72 của ASFV đã xác định được 23 kiểu gien (genotype) của ASFV.

Bệnh Dịch tả heo châu Phi hiện diện chủ yếu ở châu Phi, trong một thời gian dài, từ lúc ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Kenya vào đầu những năm 1900s, đến nửa thế kỷ sau bệnh mới được ghi nhận tại châu Âu và gần đây mới xuất hiện lại tại châu Âu (Ukraine, Poland, Latvia, Lithuania, Estonia và Moldova, cộng hoà Czech , Romania…) và năm 2018, các ổ dịch ASF đầu tiên đã xảy ra trên đàn heo nuôi ở Trung quốc, gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng. ASFV chỉ gây bệnh cho các loài thuộc họ heo (Suidae). Heo nhà và các loài heo rừng châu Âu là những loài cảm nhiễm với ASFV và biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Những loài heo rừng châu Phi cùng với các loài ve ký sinh của chúng là nguồn mang mầm ASFV tự nhiên.

ASF xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên khác với Dịch tả heo cổ điển, ASF lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp, qua đường máu, nên tốc độ lây lan nhanh trong chuồng khi nuôi mật độ dày. Khi ASF xuất hiện lần đầu tiên ở trại, khu vực… sẽ ghi nhận tỷ lệ chết cao, có thể đến 100%. ASFV có thể xâm nhiễm vào trong trại qua tiếp xúc với heo rừng (những trại heo ở khu vực có heo rừng hoang); nhập đàn những heo đã nhiễm ASFV; sử dụng thịt heo nhiễm virus; hoặc cho heo ăn phụ phế phẩm nhiễm ASFV chưa được nấu chín kỹ; hoặc sự ra vào trại của người và phương tiện nhiễm ASFV trong vùng dịch.

Heo nuôi bị nhiễm ASFV có thể bài thải một lượng lớn virus trước khi có dấu hiệu lâm sàng, qua nước bọt, nước mắt, dịch mũi, nước tiểu, phân, dịch âm đạo. Virus cũng có rất nhiều trong máu. ASFV có thể tồn tại rất lâu trong môi trường có nhiều protein (thịt, máu, phân, tuỷ xương); và tồn tại nhiều tháng trong thịt đông lạnh. ASFV lây truyền chủ yếu qua đường miệng, đường mũi khi tiếp xúc với mầm bệnh, ngoài ra ASFV cũng có thể lây nhiễm qua các vết thương, đường máu. ASFV có thể truyền lây trực tiếp từ heo rừng qua heo nhà và thông qua ký chủ trực tiếp là các loài ve ký sinh trên heo rừng. Sự lây nhiễm giữa heo và heo xảy ra qua tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh, hay qua các hạt khí dung ở khoảng cách gần, qua thức ăn, nước uống, chất độn chuồng nhiễm virus. Người và phương tiện vận chuyển là yếu tố mang mầm ASFV lan truyền đến các nơi xa hơn. Ruồi hút máu có thể truyền lây virus ít nhất trong vòng 24 giờ sau khi hút máu heo bị bệnh ASF. Trong thời gian xảy ra ổ dịch, virus có thể lây truyền qua kim tiêm dùng chung cho nhiều heo.

Đặc điểm miễn dịch đối với ASFV có đặc điểm kháng nguyên phức tạp, với nhiều yếu tố kháng nguyên có thể gây đáp ứng tạo kháng thể trung hoà, cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. ASFV có tính sinh miễn dịch cao. Heo nhiễm ASFV sẽ có đáp ứng tạo kháng thể cao và có thể phát hiện qua xét nghiệm. Kháng thể IgM và IgG có thể được phát hiện trong huyết thanh của heo sau 4 – 6 ngày nhiễm ASFV và tồn tại ở mức hiệu giá cao trong một thời gian dài sau nhiễm. Sự hiện diện của kháng thể trong máu có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát bệnh ASF, mức virus huyết ở heo nhiễm và có thể bảo vệ heo khỏi bệnh ASF. Tuy nhiên, do sự đa dạng di truyền và kháng nguyên của ASFV (có đến 23 kiểu gien ASFV đã được xác định), các xét nghiệm dựa trên kháng thể trung hoà đặc hiệu với ASFV vẫn chưa thu được kết quả mong muốn. Ngoài miễn dịch dịch thể dựa vào kháng thể, miễn dịch tế bào dựa vào tế bào T độc có vai trò quan trọng trong bảo hộ heo chống bệnh ASF.

Do đặc điểm kháng nguyên phức tạp của ASFV, cho đến nay vẫn chưa có vaccine hiệu quả để phòng bệnh Dịch tả heo châu Phi.

Triệu chứng và bệnh tích

ASFV gây sốt và xuất huyết trên heo nhiễm. Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện sau khoảng 5 – 15 ngày heo bị nhiễm ASFV. Tuỳ theo độc lực chủng virus nhiễm, bệnh có thể xuất hiện ở thể cấp hay thể mãn hoặc nhiễm nhưng không có chứng. ASFV chủng độc lực cao có thể gây chết 100% heo bệnh; chủng độc lực trung bình có thể gây chết đến 50% heo bệnh.

Ở thể cấp, heo bệnh có triệu chứng sốt cao (41-42 O C), mệt mỏi, biếng ăn, heo nằm chồng lên nhau, thở nhanh, da sung huyết đến tím bầm hoặc xuất huyết nhất là ở vùng bụng, các đầu mút, đi đứng không vững, chân sau yếu, có thể co giật. Heo bệnh chảy dịch mũi trắng, đặc có thể lẫn máu, mắt có thể có ghèn, niêm mạc sung huyết nặng có thể xuất huyết, đau bụng ói mửa, một vài heo có hiện tượng bón hoặc tiêu chảy có máu. Heo nái mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Heo bệnh thể cấp, sẽ chết trong vòng 7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Heo chết ở thể cấp thường có thể trạng khá tốt.

Heo gầy yếu, lông dài xơ xác. Heo bị bệnh ASF thể mãn sẽ chết sau vài tuần hoặc vài tháng.

Bệnh tích ghi nhận chủ yếu ở lách, hạch lympho, thận và tim. Mổ khám ghi nhận dịch tràn màu nâu ở xoang ngực, xoang bụng, xuất huyết ở nhiều cơ quan; lách sưng, nhồi máu, bở; hạch sưng xuất huyết; phổi phù chứa nhiều bọt khi cắt, khí quản đầy bọt có thể nhuốm máu; thận xuất huyết điểm; tim xuất huyết điểm, tụ huyết; dạ dày xuất huyết và có thể bị loét, ruột có thể xuất huyết, gan và túi mật sung huyết.

Mổ khám ghi nhận dịch tràn ở các xoang cơ thể, chết đột ngột do suy tim, hạch sưng, xuất huyết, phổi và tim viêm sợi fibrin, phổi viêm, cứng và lốm đốm, khớp sưng tích dịch và sợi fibrin.

Bệnh tích điển hình được ghi nhận là viêm khớp, hạch sưng và suy thận

Dấu hiệu lâm sàng bệnh Dịch tả heo châu Phi rất giống với bệnh Dịch tả heo cổ điển, bệnh PRRS, đóng dấu son, tụ huyết trùng… ở heo. Vì thế trong trường hợp ghi nhận hiện tượng heo bệnh và chết hàng loạt ở mọi lứa tuổi với triệu chứng lâm sàng và bệnh tích xuất huyết tràn lan, giống với các bệnh đỏ khác (Dịch tả heo cổ điển, bệnh PRRS, đóng dấu son, tụ huyết trùng) nên nghi ngờ bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Các trại trong vùng dịch có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh Dịch tả heo châu Phi phải hết sức chú ý để chẩn đoán sớm, cách ly và tiêu huỷ nhanh heo nghi bệnh.

5.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Áp dụng cho các trường hợp bệnh ở thể cấp (khi xảy ra ổ dịch). Xét nghiệm tìm virus hoặc ADN virus trong mẫu hạch lympho hoặc lách lấy từ heo mới chết hoặc mới mổ khám trong vòng 12 giờ. Sử dụng kỹ thuật PCR để xác định ADN của ASFV. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang với vết phết hạch lympho hoặc lách, hay nhuộm tiêu bản vi thể hạch lympho hoặc lách bằng phương pháp nhuộm miễn dịch peroxidase, hoặc nuôi cấy virus trên tế bào đại thực bào heo được sử dụng để xác định ASFV. Kỹ thuật PCR được sử dụng nhiều vì cho kết quả xét nghiệm nhanh hơn các kỹ thuật khác.

Chỉ áp dụng đối vói bệnh ở thể dưới cấp, thể mãn, hoặc thể ẩn. Xét nghiệm tìm kháng thể trong máu heo sống sót qua trận dịch bằng kỹ thuật ELISA để xác định tình trạng lưu nhiễm của ASFV

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau: Dịch tả heo cổ điển, PRRS, đóng dấu son, bệnh tụ huyết trùng, bệnh do Salmonella, hoặc do nhiễm độc tố nấm mốc (aflatoxin và stachybotryotoxin) ở mức nhiễm cao.

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh Dịch tả heo châu Phi, vì vậy biện pháp phòng chủ yếu dựa trên các biện pháp an toàn sinh học kiểm soát lây nhiễm xuyên biên giới, xuyên khu vực, trại; không sử dụng phụ phế phẩm có nguồn gốc từ heo hoặc chỉ sử dụng khi đã được nấu chín kỹ, ít nhất 30 phút nấu sôi. Khi có nguy cơ xảy ra dịch cần tăng cường vệ sinh, tiêu độc sát trùng trong và ngoài chuồng, trại, 2 lần một tuần (chlorine, iodine, formalin, sodium chloride, potassium peroxymonosulfate, o-phenylphenol, 2-benzyl-4-cholophenol…); không cho người và phương tiện vận chuyển từ bên ngoài vào trại nếu không qua tiêu độc, sát trùng.

. Nhân viên trong trại cũng phải chấp hành nghiêm ngặt quy trình vệ sinh, tiêu độc sát trùng khi vào làm việc tại các khu chuồng nuôi.

* Đang xảy ra dịch

Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh phải khai báo, khoanh vùng, cô lập, tiêu huỷ heo nghi bệnh, vệ sinh, tiêu độc sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ, phương tiện vận chuyển; cấm trại tuyệt đối với nhân viên của trại và không cho người ngoài vào khu vực trại.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải – Giảng viên ĐHNL chúng tôi

P.J. Sánchez-Cordón1, M. Montoya, A.L. Reis, L.K. Dixon. African swine fever: A re-emerging viral disease threatening the global pig industry. The Veterinary Journal 233 (2018) 41-48 *

Alonso, C., Borca, M., Dixon, L., Revilla, Y., Rodriguez, F., Escribano, J.M., and ICTV Report Consortium. 2018. ICTV Virus Taxonomy Profile: Asfarviridae. Journal of General Virology, 99: 613-614.

Barbara E. Straw Jeffery J. Zimmerman Sylvie D’Allaire David J. Taylo. Diseases of swine. 9th edition, ©2006 Blackwell Publishing All rights reserved.

FAO, 2000. Recognizing African swine fever. A field manual. http://www.fao.org/.

Phát Hiện Thêm Ổ Dịch Tả Lợn Châu Phi Tại Tp Hồ Chí Minh

18:42 04/07/2019

Chiều 4/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết, kết quả mẫu xét nghiệm số lợn có triệu chứng điển hình của dịch tả lợn châu Phi tại 3 hộ chăn nuôi thuộc địa bàn phường Tân Tạo, quận Bình Tân là dương tính với virus bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trước đó, ngày 3/7, sau khi nhận thông tin một số con lợn ở 3 hộ chăn nuôi trên địa bàn phường Tân Tạo, quận Bình Tân có triệu chứng điển hình của bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Hồ Chí Minh đã tiến hành lấy mẫu gửi Chi cục Thú y vùng 6 để xét nghiệm xác định nguyên nhân. Đồng thời, tiến hành tiêu hủy 122 con lợn nghi nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi để ngăn chặn việc lây lan.

TP Hồ Chí Minh phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên vào ngày 10/6 tại phường Phú Hữu, Quận 9. Đến ngày 3/7, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 13 hộ chăn nuôi có lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi ở các huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, quận 9 và quận 12 với tổng số đàn lợn bị tiêu hủy là 2.055 con.

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết, đến thời điểm hiện tại, tất cả trường hợp nhiễm dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đều là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, sử dụng thức ăn thừa để nuôi lợn.

Trước tình hình trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Hồ Chí Minh đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh tuyên truyền, vận động trên 270 hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa từ các quán ăn, nhà hàng ngừng sử dụng thức ăn thừa trong thời điểm đang xảy ra dịch bệnh để phòng tránh. Tuy nhiên, do thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ cộng với điều kiện chuồng trại tạm bợ, vệ sinh kém nên khả năng xuất hiện các ổ dịch rải rác vẫn rất cao.

Theo ông Huỳnh Tấn Phát, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố sẽ họp các cơ sở chăn nuôi giống, hộ chăn nuôi quy mô lớn để rà soát lại các biện pháp phòng chống dịch cũng như tuyên truyền khuyến khích hộ chăn nuôi tích cực chăm sóc lợn và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Bởi hiện nay khi dịch bệnh lan rộng ở hầu hết các địa phương trên cả nước, ở nhiều địa phương thương lái đã ép giá mua lợn hơi xuống còn khoảng 25.000 đồng/kg, bằng với giá hỗ trợ của Chính phủ khiến người chăn nuôi có tâm lý bỏ mặc hoặc bán tháo đàn lợn chưa đến tuổi xuất chuồng. Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi mà còn ảnh hưởng xấu đến thị trường tiêu thụ thịt lợn trong và sau thời gian xảy ra dịch bệnh.

(Theo Tin Tức)

Dịch Tả Lợn Châu Phi: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Hiện nay, số lượng lợn bị nhiễm Dịch tả lợn Châu Phi ở một số quốc gia đang tăng lên nhanh chóng, có nguy cơ lây nhiễm vào Việt Nam. Vậy làm thế nào để biết liệu lợn có bị nhiễm bệnh dịch này hay không? Mới đây, dịch tả lợn châu Phi bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 2-2019 tại Hưng Yên. Đầu tháng 6, Đà Nẵng là địa phương mới nhất phát hiện có lợn nhiễm dịch.

Dấu hiệu nhận biết Dịch tả lợn Châu Phi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có công điện gửi các cơ quan trung ương và địa phương yêu cầu tập trung triển khai biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, dịch đã lây lan ra hơn 3.000 xã, thị trấn của 52 tỉnh, thành với 2 triệu con buộc phải tiêu huỷ; nguy cơ tiếp tục phát sinh, lây lan ra thêm nhiều địa phương.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever – ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng, với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Bệnh do một loại vi rút có sức đề kháng cao trong môi trường gây ra.

Chỉ cần những con lợn đứng cùng nhau với khoảng cách gần cũng bị lây bệnh, nhất là việc ăn, uống, hay nằm cạnh nhau. Những nguyên nhân lây truyền bệnh còn có thể do môi trường bên ngoài như đi cùng phương tiện vận chuyển, bị kí sinh trùng cắn… từ lợn đã nhiễm bệnh trước đó.

Virus DTLCP có thể sống khá lâu trong môi trường giàu protein (thịt, máu, phân, tủy xương), thậm chí cả khi bị đông lạnh hay trong sản phẩm lợn đã qua chế biến. Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh, chỉ khi được tách khỏi đàn lợn, những con khỏe mạnh mới có khả năng sống sót. Vi rút được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và lợn chết bởi bệnh này. Lợn sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính, có thể mang vi rút suốt đời. Ngoài ra, ve mềm thuộc chi Ornithodoros là một vector sinh học trong tự nhiên.

Các dấu hiệu lâm sàng thưởng xuất hiện khoảng 5 – 15 ngày sau khi lợn bị nhiễm virus DTLCP. Điều đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất là lợn bị sốt cao (41 – 42 độ C), biểu hiện bằng việc mệt mỏi, chán ăn, tìm chỗ mát để nằm, túm tụm lại gần nhau, thở gấp, da bừng đỏ (đặc biệt ở vùng bụng và các chi).

Trong trường hợp lợn sống sót qua vài ngày, chúng có thể phát thêm các dấu hiệu bệnh thần kinh. Những con lợn chết trong thời gian đầu thường trông khỏe mạnh không khác gì lợn thường. Nhưng vẫn có các vùng đỏ hoặc tím xanh ở các chi, bụng và ngực. Có thể có máu chảy ra từ mũi và miệng, mủ chảy ra từ mắt, và phân lẫn máu.

Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím.

Trong 1 – 2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu.

Phòng, chống bệnh DTLCP

Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan rộng thêm ra các tỉnh thành. Mua thịt lợn tươi ở những địa chỉ uy tín, chế biến đúng cách, không ăn thịt tái, tiết canh… là những cách các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân.

Hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Kiểm soát kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn và chăn nuôi an toàn sinh học là các biện pháp chủ lực được các nước đã và đang áp dụng.

Quyết định số 3400/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương pháp giết hủy gia súc, gia cầm bị bệnh. Theo đó khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các đô thị, các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, công trình văn hoá, khu du lịch, chùa chiền, bệnh viện, trạm y tế phải từ 3.000 m trở lên; Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các cụm dân cư phải trên 300 m.

Người dân nên mua thịt lợn tươi ở những địa điểm bán uy tín như siêu thị, cửa hàng bán thịt sạch, các sạp trong chợ truyền thống, những người bán thịt lợn lâu năm đã có quan hệ, uy tín với người mua. Miếng thịt nhiễm tả lợn châu Phi có màu lạ như nâu, đỏ thâm, tím tái hay xám, xanh nhạt. Mặt khác, thịt lợn bệnh cũng không có độ đàn hồi. Ấn tay vào miếng thịt thấy bị rỉ nước, chảy nhớt.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong đợt DTLCP, một số địa phương như Hải Dương hay Thừa Thiên – Huế đã chỉ đạo các huyện, thị xã ứng ngân sách hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn bị dịch. Bộ Tài chính phải có hướng dẫn thanh toán kịp thời cho các địa phương. Bộ Thông tin và Truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền về vấn đề này, để người dân không hoang mang và quay lưng với thịt lợn sạch, không để ngành chăn nuôi bị ứ đọng, đình trệ.

Để phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này, theo Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, một số giải pháp phòng chống DTLCP mà các hộ chăn nuôi lúc này cần phải nắm rõ là thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng bệnh tổng hợp…

Đàn lợn khi phát hiện nghi nhiễm, mắc bệnh DTLCP cần lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân bệnh, nếu xác định dương tính, không thực hiện điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh. Cần báo cáo ngay chính quyền địa phương và thú y cơ sở để tiêu hủy sớm toàn bộ đàn lợn, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.