Xem Triệu Chứng Bệnh Gút / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Bệnh Gút Và Biểu Hiện Bệnh Gút

Thời gian tăng acid uric máu đến khi xuất hiện cơn gút cấp là khoảng 10-30 năm, chưa có bằng chứng tỏ có sự tổn thương của bất kỳ cơ quan nào trong giai đoạn này. Tuy nhiên tại sao và khi nào cơn gút đầu tiên xảy ra vẫn chưa được sáng tỏ.

2. Triệu chứng bệnh gút cấp tính

Hoàn cảnh xuất hiện: cơn xuất hiện tự phát hoặc sau một bữa ăn nhiều chất đạm hoặc uống rượu quá mức, một chấn thương, một can thiệp phẫu thuật, một đợt dùng thuốc: Aspirin, thuốc lợi tiểu (Thiazid hoặc Furosemid), thuốc chống lao, thuốc gây hủy tế bào.

+ Rối loạn thần kinh: đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi

+ Rối loạn tiêu hóa: đau thượng vị, táo bón, ợ hơi

+ Rối loạn tiết niệu: đái nhiều, đái rắt

+ Đặc biệt là các triệu chứng bệnh gút tại chỗ: khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái

Thời điểm khởi phát: cơn thường khởi phát đột ngột vào nửa đêm

Tính chất: khớp đau dữ dội, bỏng rát, thường xuyên đau đến cực độ, mất ngủ, tăng cảm giác đau của da. Đau chủ yếu về đêm, ban ngày có giảm đau. Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi đôi khi sốt 38-38,50C có thể kèm rét run, đau tăng về đêm trong 5-6 đêm tiếp theo đó, ban ngày đau giảm dần có thể hết đau hoàn toàn vào ban ngày.

Triệu chứng bệnh gút thực thể: khớp bị tổn thương sưng, nóng, đỏ. Nếu là khớp lớn thường kèm tràn dịch, khớp nhỏ thường phù nề. Nếu có tràn dịch, có thể chọc dò để lấy dịch xét nghiệm để chẩn đoán.

Đáp ứng với điều trị: nhạy cảm với Colchicin, các triệu chứng viêm thuyên giảm hoàn toàn sau 48 giờ. Đây là một dấu hiệu tốt cho phép chẩn đoán xác định từ những cơn gút cấp đầu tiên.

* Triệu chứng bệnh gút Cơn không điển hình

Khá thường gặp. Do vị trí tổn thương và đặc điểm của thể này mà vấn đề chẩn đoán phân biệt phải đặt ra.

Biểu hiện tại chỗ chiếm ưu thế: dễ nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn.

Biểu hiện tràn dịch chiếm ưu thế: thường ở khớp gối, diễn biến bán cấp, dễ nhầm với lao khớp.

Biểu hiện toàn thân là chính: cơ thể suy nhược, trong khi hiện tượng viêm tại chỗ không đáng kể. Đặc biệt ở các bệnh nhân có tác dụng không mong muốn là tiêu chảy kéo dài khi điều trị colchicin. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là ung thư do thể trạng suy kiệt.

Biểu hiện bởi viêm nhiều khớp cấp: Dấu hiệu gợi ý là khởi phát đột ngột, viêm 3-4 khớp, thường là ở chi dưới. Thể này thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh.

Biểu hiệu viêm cạnh khớp cấp tính: biểu hiện cạnh khớp có thể đơn độc hoặc kèm theo cơn gút cấp có triệu chứng khớp điển hình. Biểu hiện chính là viêm gân do gút, nhất là viêm gân Achille, viêm túi thanh mạc khuỷu tay, hoặc hiếm hơn, có thể gặp viêm tĩnh mạch.

2.2. Các triệu chứng bệnh gút kèm theo

Có thể gặp béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử cơn đau quặn thận, tiền sử dùng thuốc (các thuốc có thể làm khởi phát cơn đau kể trên), tiền sử gia đình bị bệnh gút.

2.3. Xét nghiệm và X quang giai đoạn gút cấp

– Xét nghiệm acid uric máu: acid uric máu tăng cao: nam trên 70 mg/l (420 mmol/l), nữ trên 60 mg/l (360 mmol/l). Có 40% số bệnh nhân có acid uric máu bình thường trong cơn gút cấp. Trong các trường hợp này, cần làm lại trong nhiều ngày liên tiếp, và không nên chỉ định ngay thuốc hạ acid uric.

– Xét nghiệm acid uric niệu 24h: Xét nghiệm thường được chỉ định v ới mục đích hướng dẫn điều trị. Nếu ở tình trạng tăng bài tiết acid uric niệu, không được dùng nhóm thuốc hạ acid uric có cơ chế tăng đào thải.

– Xét nghiệm dịch khớp: Trong trường hợp viêm khớp lớn như khớp gối, khớp cổ chân, thường dễ dàng lấy được dịch khớp làm xét nghiệm. Đặc điểm của dịch khớp trong bệnh gút là dịch khớp viêm, rất giàu tế bào (có thể 3.000- 100.000 bạch cầu/ mm 3), chủ yếu là bạch cầu đa nhân (không thoái hoá).

Nếu phát hiện được tinh thể urat, cho phép xác định chẩn đoán cơn gút. Đó là các tinh thể nhọn hai đầu, số lượng có thể ít hay nhiều, nằm ở trong hoặc ngoài bạch cầu. Dưới kính hiển vi phân cực, tinh thể này phân cực rõ. Tinh thể bị phân huỷ bởi enzym uricase.

Tinh thể urat hình kimTinh thể pyrophosphat calci hình gậy đầu tù

– Xét nghiệm chức năng thận: Cần phải thăm dò tổn thương thận và chức năng thận một cách có hệ thống: urê, creatinin máu, protein niệu 24h, tế bào niệu, pH niệu, siêu âm thận… Đôi khi chỉ phát hiện được sỏi thận khi làm UIV.

– Xét nghiệm phát hiện các bệnh lý kết hợp: Cần thăm dò lipid máu, triglycerid máu, cholesterol máu, đường máu, đường niệu vì các rối loạn chuyển hoá này thường kết hợp.

– Các xét nghiệm thông thường: Tốc độ lắng máu thường tăng cao (có thể trên 100 mm giờ thứ nhất). Bạch cầu tăng, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

– X quang khớp tổn thương: Giai đoạn gút cấp đầu tiên, hình ảnh X quang khớp nói chung bình thường.

Viêm khớp trong cơn gút đầu tiên chiếm khoảng 10 – 15% các trường hợp. Nếu không điều trị thì cơn gút cấp thường giảm sau vài ngày, tuy nhiên có thể kéo dài vài tuần. Sau khi cơn gút cấp kết thúc, giữa các đợt cấp, các khớp đã bị tổn thương hầu như không có triệu chứng, nhưng các vi tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có thể có các cơn thưa: hoặc là vài tháng, thậm chí vài năm mới có một cơn. Đôi khi có các cơn liên tiếp: cơn càng mau, mức độ cơn càng trầm trọng. Tổn thương có thể ở khớp ban đầu, song thường gặp là tổn thương thêm các khớp khác: ngón chân cái bên đối diện, khớp bàn-ngón, khớp cổ chân, gối. Khớp khuỷu, cổ tay hiếm gặp hơn; các khớp ở bàn tay càng hiếm gặp ở giai đoạn gút cấp, song rất thường gặp ở giai đoạn gút mạn. Không gặp khớp vai, háng, cột sống.

Vì vậy có thể tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp và phát hiện các tổn thương xương trên phim chụp Xquang. Gần đây, các nghiên cứu sử dụng siêu âm đánh giá tình trạng lắng đọng acid uric cho thấy có thể phát hiện sớm các tổn thương này.

Cuối cùng, sau khoảng 10 đến 20 năm với các đợt gút cấp, bệnh tiến triển thành gút mạn có hạt tô phi. Lúc này, các biểu hiện lâm sàng, sinh hoá, X quang là biểu hiện của sự tích luỹ urat ở các mô, chứng tỏ quá trình mạn tính. Gút mạn tính có các biểu hiện sau: hạt tôphi, bệnh khớp mạn tính do muối urat, bệnh thận do gút.

Hạt tô phi ở giai đoạn không viêmHạt tô phi ở giai đoạn viêm, sắp vỡ

Nguồn gốc của hạt là do tích luỹ muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết, tăng dần sau nhiều năm, tạo thành các khối nổi lên dưới da. Đặc điểm của hạt tôphi:

Vị trí thường gặp: vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp tổn thương, ở bàn chân, bàn tay, cổ tay. Hạt có thể ở trong các gân, nhất là gân Achille.

Hình dạng tròn hoặc ô van, số lượng có thể từ một vài hạt đến rất nhiều hạt. Kích thước có thể rất khó phát hiện (0,5-1 mm), hoặc có thể rất to (3-10 cm). Hạt thường gồ ghề, có thể rắn chắc hoặc mềm, tuỳ tình trạng của bệnh, ấn không đau

Hạt tô phi ở vành tai

Da phủ trên hạt mỏng bình thường, màu sắc da phụ thuộc tình trạng viêm của hạt. Qua lớp da có thể nhìn thấy màu trắng nhạt của các tinh thể u rat trong hạt tôphi. Hạt có thể ở tình trạng viêm cấp (da nóng, đỏ), hoặc chảy ra chất nhão và trắng như phấn, hoặc rỉ dịch vàng.

Hạt thường là nguyên nhân gây biến dạng, vô cảm và hạn chế vận động chức năng của bàn tay bàn chân trong trường hợp tiến triển lâu năm và bệnh nặng.

3.2. Tổn thương khớp mạn tính do muối urat

Do tích luỹ muối sodium urat trong mô cạnh khớp, trong sụn, và trong xương.

– Lâm sàng: Tổn thương khớp xuất hiện muộn, trong thể nặng, thể tiến triển, điều trị chưa thích đáng.

Vị trí tổn thương: chủ yếu ở các khớp đã bị tổn thương trong cơn gút cấp. Lúc đầu thường ở chi dưới, sau đó, tổn thương thêm các khớp chi trên, đặc biệt ở khuỷu, bàn ngón tay… dễ nhầm với viêm khớp dạng thấp.

Tính chất: đau khớp kiểu cơ học, tiến triển bán cấp với các đợt cấp tính. Khớp thường bị biến dạng do huỷ hoại khớp và do các hạt tôphi ghồ ghề như các mấu quanh các gốc cây già. Viêm khớp thường không đối xứng, kèm theo cứng khớp.

– X quang: Có các khuyết và hốc rất gợi ý. Có thể là một hoặc nhiều hốc, có thể rất lớn, làm cho các xương ống của đầu ngón có dạng móc câu. Có những khuyết xương ở xa vị trí bám của màng hoạt dịch. Có hình ảnh tân tạo xương, đôi khi có rất nhiều gai xương. Khe khớp hẹp. Có thể gặp hoại tử vô khuẩn đầu xương đùi kết hợp với gút.

X-quang tổn thương xương khớp trong gút mạn tính

Trong bệnh gút siêu âm có thể phát hiện được hình ảnh lắng đọng tinh thể urat tại sụn khớp ở những cơn gút cấp đầu tiên hoặc ngay cả khi chưa có triệu chứng trên lâm sàng, biểu hiện bằng hình ảnh đường đôi. Siêu âm có thể phát hiện sớm các biến đổi ở phần mềm, sụn khớp và xương do bệnh gút gây ra như hạt tô phi, hình ảnh khuyết xương, lắng đọng tinh thể urat trên sụn khớp, tràn dịch khớp. Nhiều nghiên cứu về siêu âm đã mô tả dấu hiệu đường đôi gặp tỷ lệ 31 – 92% và khuyết xương là 65 – 82 %. Năm 2007 Rettenbacher đã nhấn mạnh siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh gút với độ nhạy 96% và độ đặc hiệu 73%

Gồm hai loại tổn thương là sỏi urat và viêm thận kẽ do tinh thể urat.

– Sỏi urat:. Sỏi urat thường biểu hiện lâm sàng bằng cơn đau quặn thận, hoặc chỉ đái máu. Hiếm gặp các đợt nhiễm trùng tiết niệu. Có thể biểu hiện bằng biến chứng tắc nghẽn (vô niệu do sỏi). Sỏi không cản quang, chỉ thấy được trên siêu âm và UIV, thường hai bên.

– Tổn thương thận kẽ: Tổn thương thận kẽ do gút ít gặp. Bệnh có thể độc lập, không kết hợp với sỏi thận. Triệu chứng: protein niệu không thường xuyên và vừa phải; đái máu, bạch cầu niệu vi thể. Toan máu có tăng chlo máu biểu hiện khá sớm; thường kết hợp tăng huyết áp.

– Suy thận: trước kia, suy thận tiến triển rất hay gặp ở bệnh nhân gút; có 25% bệnh nhân gút tử vong do bệnh thận nhưng ngày nay tỷ lệ này đã giảm đi nhiều. Tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm độc chì mạn tính và xơ vữa động mạch là những yếu tố quan trọng góp phần gây ra biến chứng này.

Bệnh Gút Là Gì? Triệu Chứng Bệnh Gút? Điều Trị Bệnh Gút Như Thế Nào?

Bệnh gút là gì? – Bệnh gút (tiếng Anh là gout, tiếng Pháp là goutte, nghĩa là giọt nước) hay còn gọi theo cách Hán Việt là thống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nữ giới sau tuổi mãn kinh, và ở nam giới có tiền sử uống nhiều bia rượu, ăn nhiều đồ giàu đạm, gia đình có người bị bệnh gút (di truyền).

Acid uric là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể (chất purin có trong các tế bào của cơ thể). Thói quen ăn nhậu, thói quen dinh dưỡng không phù hợp không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, chu chuyển lang thang trong cơ thể và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi.

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi (tiếng Anh là topus) xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.

Nguy cơ mắc bệnh Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ, do cac gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn bị mắc gút như thường. Các yếu tố có nguy cơ khác khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc (Aspirin, thuốc lợi tiểu).

Triệu chứng Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng). Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm).

Gút thường được chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc hút dịch khớp và tìm tinh thể muối Urat dưới kính hiển vi. Cách thông thường để nhận biết đối với bệnh nhân xuất hiện cơn gút cấp đầu tiên là cho uống Colchicine. Sau một vài giờ, thuốc có tác dụng giảm đau, thì có thể đó là gút. Trong cơn gút cấp, nồng độ Acid uric máu có thể bình thường chứ không nhất thiết phải tăng cao. Do đó, không thể sử dụng xét nghiệm máu để loại trừ chẩn đoán gút cấp. Tuy nhiên, có thể giám sát nồng độ Acid uric máu để theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị thể hiện ở nồng độ Urat trong máu giảm.

Sau khi chẩn đoán gút được xác định, một số loại thuốc sẽ được chỉ định trong điều trị cơn gút cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID). Có thể sử dụng thuốc thay thế NSAIDs là colchicine (chú ý colchicine có nhiều phản ứng phụ) dùng 2-3 lần / ngày, dùng càng sớm càng tốt. Đôi khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gút. Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời. Điều cần lưu ý là các bệnh nhân mạn tính, sau khi bị mắc gút trong một thời gian dài mà không chữa khỏi, sẽ có thể kéo theo một số bệnh khác như suy thận, gan, phù nề giữ nước. Việc lạm dụng thuốc giảm đau để cắt các cơn gút cấp, hoặc sử dụng thuốc để chữa các bệnh này một cách không có kiểm soát sẽ làm cho bệnh gút thêm nặng hơn. Về điều trị chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn trong những bài tiếp theo của chuyên mục.

Phòng tránh Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp.

Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút. Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh Acid lactic. Acid lactic sẽ tranh chấp đào thải với Acid uric, làm cho lượng Acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát với khối lượng không đủ.

Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp hoà tan acid uric trong cơ thể và loại bỏ theo đường tiết niệu ra ngoài. Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng,…) cũng có thể gây tăng Acid uric.

Những người ăn nhiều hải sản và thịt ( đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút.

Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể, như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc cơ thể … có thể sẽ là tác nhân để sự chuyển hoá từ Acid uric thành muối Urat diễn ra.

Theo Wikipedia

Triệu Chứng Bệnh Gút Như Thế Nào?

Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric trong máu gây lắng đọng tinh thể muối urat trong các mô.

Nếu acid uric lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn. Nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu acid uric lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh viêm thận kẽ, sỏi thận….

Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

Bệnh được đặc trưng bởi các cơn gút cấp tái phát và sự xuất hiện của các hạt tophi . Trong đó, biển hiện đầu tiên là các cơn đau gút cấp với các đặc điểm sau:

– Thường xuất hiện sau một bữa ăn nhiều rượu thịt; sau chấn thương, phẫu thuật; sau những chấn động về tinh thần (quá xúc động, căng thẳng, lo lắng…) hoặc sau khi dùng một số thuốc như lợi tiểu nhóm chlorothiazide, vitamin B12, steroid…

– Thường khởi phát đột ngột ở ngón chân cái vào lúc nửa đêm hay gần sáng. Sau đó cơn đau lan dần sang các khớp xung quanh như khớp mu bàn chân, cổ chân, khớp gối, khớp ngón tay, bàn tay…

– 4 Triệu chứng điển hình của cơn đau gút cấp là sưng, nóng, đỏ, đau. Các khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và mức độ tăng dần, chỉ cần hơi va chạm nhẹ cũng rất đau.

– Cơn gút cấp kéo dài nhiều ngày, thường 5 – 7 ngày. Sau đó các chỗ viêm sẽ nhẹ dần, các cơn đau cũng giảm đi, bớt sưng phù, nhưng vùng da sẽ có màu hơi tím.

– Ngoài ra người bị gút có thể bị sốt, nhưng thường là sốt nhẹ, không sốt quá cao, cũng có trường hợp sốt kèm theo ớn lạnh, rét run.

Cơn gút cấp rất dễ tái phát và việc tái phát lại nhiều lần sẽ khiến bệnh Gút nhanh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, acid uric tích tụ ngày một nhiều lên. Khi đó, tinh thể urat lắng đọng hình thành các hạt tophi ở các khớp chân, khớp tay gây mất thẩm mỹ với các đặc điểm:

– Khi mới hình thành hạt tophi có màu trắng, nhỏ, mềm, có thể di động. Về sau, lượng axit uric tăng nhanh, tích tụ nhiều sẽ khiến hạt lớn dần lên thành cục u cứng, cố định ở một vị trí và không đau.

– Vị trí thường gặp: Vành tai, mỏm khuỷu, bàn chân, bàn tay và cổ tay.

– Hạt tophi có thể ở tình trạng viêm cấp hoặc rò ra chất nhầy và trắng như phấn.

– Hạt tophi gây nên biến dạng khớp, hạn chế vận động của bàn chân, tay trong trường hợp tiến triển lâu năm và bệnh nặng.

Những bệnh có biểu hiện giống bệnh gút

Bệnh giả gút là bệnh khi tinh thể Calci pyrophosphate tích tụ trong khớp và các mô quanh khớp. Các nhà khoa học đã thống kê và cho kết quả: 25% những người bị bệnh giả gút (CPPD) có triệu chứng lâm sàng giống hệt bệnh gút. Tuy nhiên hai bệnh này cũng có những đặc điểm khác nhau để có thể phân biệt như:

– Bệnh giả gút khi khởi phát ít đau đớn hơn so với cơn gút cấp.

– Nếu bệnh gút đa số cơn gút cấp phát triển sớm ở ngón chân cái thì gần một nửa bệnh nhân bị giả gút với vị trí đau ban đầu là đầu gối.

– Bệnh gút bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, còn bệnh giả gút thì không. Chế độ ăn kiêng ko ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển bệnh giả gút.

– Bệnh giả gút không tạo hạt tophi.

– Kiểm tra dịch khớp ở người bệnh gút thấy có tinh thể Natri urat hình kim, còn bệnh giả gút khi soi dịch phát hiện ra tinh thể Calci pyrophosphate hình thoi hoặc dạng thanh.

Đây là một bệnh tự miễn, gây ra viêm tại các tổ chức liên kết màng hoạt dịch, làm tổn thương ở các khớp. Một số triệu chứng có thể phân biệt với cơn gút cấp:

– Thường xảy ra cứng khớp vào buổi sáng.

– Các khớp viêm có tính chất đối xứng.

– Thường gặp ở nữ giới độ tuổi trung niên, vì vậy những triệu chứng bệnh gút ở nữ thường dễ bị nhầm lẫn thành bệnh viêm khớp dạng thấp.

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở các vị trí như ngón tay, khớp gối, cột sống cổ, khớp háng… Mức độ đau nhẹ hơn so với cơn gút cấp và không có tình trạng viêm, sưng đỏ.

Thấp tim cũng gây viêm và đau khớp nhưng bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên, không phụ thuộc vào bữa ăn. Khi có những dấu hiệu bệnh gút, bạn nên đi khám sớm để đánh giá được mức độ và chẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn với các bệnh trên.

Vì bệnh gút có các triệu chứng rất giống với các bệnh khớp khác nên người bệnh thường chủ quan, không có biện pháp điều trị kịp thời nên dễ dẫn đến các biến chứng vô cùng nghiêm trọng như suy thận , tổn thương khớp, thậm chí là tàn phế.

Mục tiêu chính để điều trị bệnh gút là:

– Giảm đau chống viêm khi cơn gút cấp xảy ra.

– Hạ và giữ acid uric ở ngưỡng an toàn (<420 µmol/lít) để dự phòng cơn gút cấp.

Sử dụng thuốc tây kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học. Vì vậy, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh gút là cực kỳ cần thiết:

– Để kiểm soát tốt bệnh gút, bạn cần hạn chế các thực phẩm giàu đạm (hải sản, thịt đỏ, đồ chiên rán, nội tạng động vật…). Bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ, chứa ít nhân purin như các loại rau xanh hay các loại củ quả. Tuy nhiên, một số loại rau củ có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, giá đỗ, đậu hà lan… lại chứa hàm lượng purin cao, bạn nên tránh những loại rau củ đó.

– Bổ sung nước: Người bệnh nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, vừa tốt cho khả năng lọc thải acid uric vừa hạn chế sự ion hóa và kết tủa của muối urat.

– Giảm cân: Một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị mắc bệnh gút là do thể trạng béo phì vì thừa cân béo phì sẽ gây ra những rối loạn chuyển hóa. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì nên giảm cân và duy trì cân nặng về ngưỡng IBM (tỷ lệ chiều cao cân nặng) cho phép.

– Tuyệt đối không sử dụng rượu bia: Rượu bia làm giảm khả năng lọc acid uric của thận khiến uric dễ bị tích tụ tại các khớp gây đau đớn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần duy trì những thói quen lành mạnh như hạn chế thức khuya, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tránh suy nhược, mệt mỏi. Điều này cũng góp phần rất lớn giúp cải thiện tình trạng bệnh gút của người bệnh.

Trong tây y, có 2 nhóm thuốc chính để kiểm soát bệnh gút:

– Thuốc chống viêm, giảm đau: Colchicine, thuốc giảm đau chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, indomethacin…thường sử dụng khi cơn gút cấp diễn ra.

– Thuốc làm hạ acid uric máu: Allopurinol, probenecid…

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ gây ra tác dụng phụ trên gan, thận và tiêu hóa. Ngoài ra việc dùng thuốc lâu ngày cũng sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, khi đó tần suất cơn gút cấp sẽ tăng lên, cơn đau sẽ kéo dài hơn, tăng nguy cơ gây ra các biến chứng trên thận và khớp. Vì vậy, việc sử dụng thuốc tây lâu dài không phải là một biện pháp hiệu quả cho người bệnh gút.

Sử dụng viên uống BoniGut – Kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng bệnh gút

Nhận thấy các hạn chế do thuốc tây mang lại, các nhà khoa học Mỹ và Canada đã nghiên cứu và cho ra đời công thức “đột phá” với tên gọi BoniGut được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên vừa kiểm soát tốt bệnh gút, ngăn ngừa biến chứng vừa khắc phục được hậu quả do thuốc tây gây ra.

Thành phần của BoniGut gồm 3 nhóm:

BoniGut được chiết xuất hoàn toàn từ 100% thảo dược thiên nhiên an toàn có tác dụng 2 trong 1, vừa giảm các triệu chứng viêm, sưng, đau trong cơn gút cấp, vừa giúp hạ acid uric ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát.

BoniGut- Giải tỏa nỗi lo cho người bệnh gút

Sau nhiều năm được phân phối tại Việt Nam, tác dụng của BoniGut đã được chứng minh trên hàng vạn bệnh nhân gút, đem nụ cười quay trở lại với người bệnh.

Chú Hường chia sẻ: “Suốt 30 năm chú bị bệnh gút, tiền trong gia đình chú cứ đội nón dần ra đi mà bệnh tật thì vẫn còn đó. Bệnh gút hành hạ chú đau đớn hàng ngày, hàng đêm. Đau tới mức mà đêm chú phải khóc rống lên, khuỷu tay to như cái bánh mì. Có đợt nặng nhất, chú đau tới 50 ngày liền. Lúc đó chỉ số acid uric lên tới 720, chú dùng thuốc tây, thuốc giảm đau chẳng những không đỡ mà còn bị thêm xuất huyết dạ dày.”

“Thật may vì chú sớm biết tới BoniGut. Sau khi dùng BoniGut 3 tháng, cơn đau gút đã giảm hẳn, chú đã có thể đi đứng bình thường. Tuyệt vời nhất là trước có thời gian chú ăn kiêng 3 tháng trời chỉ ăn cơm với muối vừng mà vẫn đau, còn giờ đây chú có thể ăn uống thoải mái hơn nhiều. Chú rất cảm ơn BoniGut đã giúp chú có cuộc sống như người bình thường”.

Chú Đình chia sẻ: “Gần 10 năm bị gút, mỗi lần nhớ lại những cơn đau gút cấp tôi lại thấy thật khủng khiếp. Mắt cá chân của tôi bị đỏ ửng, sưng vù lên bằng quả trứng. Tôi nằm lê lết ở giường bước đi không nổi. Công việc của tôi chẳng thể bỏ được rượu bia nên cơn đau cứ càng lúc càng dày đặc hơn, có đợt 1 tháng tôi bị lên cơn cấp 2-3 lần, lần nào cũng đau tới không muốn sống nữa. Tôi dùng nhiều thuốc tây để giảm đau đến nỗi mà men gan của tôi lên mức rất cao, nếu tôi tiếp tục dùng thuốc tây sẽ bị suy gan cấp.”

“Thật may mắn vì tôi đã gặp được BoniGut, sau 1 tháng dùng tôi chỉ bị đau có 1 lần, mà không dữ dội như mọi lần. Tôi tiếp tục dùng thêm 3 tháng là acid uric trở lại chỉ số rất tốt chỉ còn 340 µmol/l, và tôi không còn bị đau lại thêm lần nào nữa. Tôi thật sự cảm ơn BoniGut rất nhiều”.

Bài viết trên đã giúp quý độc giả có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “Triệu chứng bệnh gút như thế nào?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này và sản phẩm BoniGut của chúng tôi, mời bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!

Các Triệu Chứng Bệnh Tuyến Giáp Mà Bạn Không Nên Xem Nhẹ! Xem Ngay!

Triệu chứng bệnh tuyến giáp là gì?

Các bệnh lý tuyến giáp có thể có hoặc không có các triệu chứng đặc hiệu. Vì vậy, nhiều người mắc nhưng vẫn chưa được phát hiện.

Triệu chứng sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể như cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp,… gây tăng hoặc giảm sản xuất hormone của tuyến giáp.

Triệu chứng bệnh tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh cụ thể

– Tăng cân (mặc dù ăn ít, có điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục nhưng cân nặng vẫn không thể giảm)

– Thân nhiệt thấp, không chịu được lạnh

– Rụng tóc, lông mày, lông mi

– Đau cơ, mỏi khớp

Rụng tóc là triệu chứng của suy tuyến giáp

Khi các bệnh tuyến giáp dẫn đến sự tăng sản xuất quá mức hormone giáp (cường giáp, bệnh Graves – Basedow) có thể gây ra một số triệu chứng như:

– Lo lắng, căng thẳng

– Cảm giác hoảng loạn

– Bị kích thích

– Nhịp tim tăng

– Thân nhiệt tăng cao

– Giảm cân không rõ nguyên nhân

Các triệu chứng ở vùng cổ xung quanh tuyến giáp có thể chỉ điểm các bệnh về tuyến giáp như:

– Khó chịu ở cổ

– Cổ bị sưng lên hoặc sờ thấy u cục (bướu cổ)

– Cảm thấy khó chịu ở cổ khi thắt cà vạt, đeo khăn, mặc áo cổ cao, hoặc đeo dây chuyền

– Đau nhức ở cổ

Cổ sưng to là một triệu chứng của bướu cổ cường giáp

Trong một số trường hợp, bệnh tuyến giáp không có triệu chứng gì cả, chẳng hạn như ung thư tuyến giáp hoặc một số loại viêm tuyến giáp.

Cải thiện triệu chứng bệnh tuyến giáp nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược

Như vậy, bên trên là các triệu chứng bệnh tuyến giáp thường gặp để giúp các bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay, nhiều người lựa chọn phương pháp cải thiện các rối loạn tuyến giáp bằng sản phẩm thảo dược.

Điển hình cho dòng sản phẩm này phải kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có chứa thành phần chính là hải tảo, cùng với khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, neem, KI, MgCl 2. chứa hàm lượng iod cao, từ đó cung cấp iod cho những người bị các rối loạn về tuyến giáp. Ngoài ra, hải tảo còn có tác dụng làm mềm khối u, khối bướu nhân. Cao khổ sâm, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao neem có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các chất độc. Hải tảo, cao neem và magie giúp giảm nhẹ các triệu chứng của các rối loạn tuyến giáp như điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp, điều hòa thân nhiệt,… KI có vai trò điều hòa tiết hormone tuyến giáp. Như vậy, chính là giải pháp hiệu quả cho các vấn đề vềtuyến giáp, giúp làm giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe cho người bị các rối loạn chức năng tuyến giáp.

Cơ chế tác dụng của Ích Giáp Vương trong hỗ trợ điều trị các rối loạn tuyến giáp

Kinh nghiệm của những người đã cải thiện được các vấn đề về tuyến giáp nhờ sử dụng Ích Giáp Vương

Chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, ở số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh)

Chị Trang từng bị suy giáp sau khi phẫu thuật cường giáp basedow. Trình trạng bệnh khiến chị luôn mệt mỏi, chân tay run, thở yếu, đờ đẫn, bỏ bê nhà cửa, chồng con. Chị có uống thuốc nhưng mãi mà không thấy đỡ, lại mệt hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, hay cáu gắt. Thế nhưng chỉ sau 2 tháng dùng Ích Giáp Vương, các triệu chứng của bệnh cứ đỡ dần. Chị thấy mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, làm được nhiều việc, ăn ngủ ngon hơn,… Mời các bạn cùng theo dõi chia sẻ cụ thể về quá trình điều trị bệnh của chị Trang trong video sau đây:

Kinh nghiệm của những người bị các rối loạn tuyến giáp đã kiểm soát được tình trạng của họ nhờ sản phẩm Ích Giáp Vương TẠI ĐÂY

Ích Giáp Vương nhận được nhiều đánh giá tích cực về tác dụng cải thiện các rối loạn tuyến giáp từ phía các chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Huy Cường phân tích về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp:

Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm, xin mời lắng nghe chúng tôi Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với các rối loạn tuyến giáp, trong video sau:

Để được tư vấn về bệnh tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Phương Thanh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng