Xem Chữa Bệnh Cao Huyết Áp / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Vị Thuốc Chữa Bệnh Cao Huyết Áp

Cây atiso, chuối, củ cải đường, cao cao, tỏi…được xem là những vị thuốc chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả. 1. Cây atisô

Hoa atiso có tác dụng làm hạ mức cholesterol xấu trong máu, một nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp. Atiso còn giàu kali, chất sơ, axit folic nên là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch và có lợi cho đường tiêu hóa. Bạn có thể dùng hoa atiso để nấu ăn hoặc uống trà atiso để cải tiện căn bệnh cao huyết áp.

2. Chuối

Chuối giàu chất kali có tác dụng duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Từ đó, nhiều người xem đây là vị thuốc chữa bệnh cao huyết áp. Người mắc căn bệnh này nên ăn 2 quả chuối mỗi ngày.Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh, trong chuối chín có chứa một hợp chất có thể làm chậm quá trình phát triển của một số tế bào gây ung thư. Ngoài ra, ăn chuối còn giúp sản sinh năng lượng nhanh chóng và giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng.

3. Củ cải đường

Một nghiên cứu mới đât của các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh nước ép củ cải đường có tác dụng hạ huyết áp. Nguyên nhân do củ cải đường có có tác dụng làm tăng nồng độ nitrit trong huyết tương. Trong khi đó nitrit là thành phần làm giảm huyết áp. Vì vậy, củ cải đường thường được dùng như vị thuốc chữa bệnh cao huyết áp.

4. Ca cao

Chất flavonoid trong cacao có tác dụng duy trì sự ổn định của huyết áp. Chất này còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch, hệ gan, và giúp tinh thần thư giãn.

5. Tỏi

Tỏi từ lâu được xem là vị thuốc chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả. Tỏi có chứa chất có tác dụng làm hạ cholesterol trong máu, nguyên nhân chính gây ra cao huyết áp. Ngoài ra, thường xuyên ăn tỏi hoặc uống nước ép tỏi còn rất hữu ích trong việc phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ, ngăn ngừa đông máu, phòng tắc nghẽn mạch máu và phòng chống ung thư dạ dày, ung thư da, làm giảm viêm đau các khớp.

6. Hạt lanh

Chất ligan trong hạt lanh có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành của các cholesterol xấu nên có tác dụng phòng chống bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, hạt lanh còn giàu axit béo omega 3 nên tốt cho tim mạch và có tác dụng làm đẹp.

Cây Thuốc Chữa Cao Huyết Áp

Cao huyết áp được đánh giá rất nguy hiểm với sức khỏe của ta. Hôm nay, cùng Phúc Nguyên tìm hiểu ngay về các cây thuốc chữa cao huyết áp. Nhằm trang bị cho bạn một số kiến thức phổ thông Phúc Nguyên Đường rất mong quý vị sẽ đọc hết bài viết này.

Như một nét riêng của Phúc Nguyên Đường. Để hiểu vấn đề hãy tìm hiểu từ vấn đề cơ bản nhất.

Cao huyết áp (có thể là tăng huyết áp hay được gọi là lên tăng-xông) đây là những căn bệnh mạn tính. Trong đó đo được áp lực máu ở động mạch tăng cao.

Có thể đo huyết áp bằng hai chỉ số chính là: huyết áp tâm trường (diastolic) và huyết áp tâm thu(systolic).

Chỉ số được đo bằng 2 giai đoạn là co bóp cùng với thư giãn cho tim nghỉ, gần giống với áp lực lớn nhất và áp thấp nhất từ dòng máu trong động mạch.

Có rất nhiều quy chuẩn không giống nhau về khoảng bình thường của huyết áp.

Có thể, huyết áp lúc nghỉ thường trong tầm 100-140mmHg huyết áp tâm thu hay 60-90mmHg huyết áp tâm trương.

Bệnh nhân sẽ được xem là cao huyết áp lúc huyết áp của người bệnh được đo thường lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Tăng huyết áp được phân chia thành hai loại. 1 là nguyên phát, 2 là thứ phát.

Yếu tố chủ yếu trong tai biến mạch máu não có thể hiểu là cao huyết áp: và đột quỵ não với suy tim và phình động mạch hay bệnh thận mạn đấy.

Cao huyết áp vô căn (hoặc nguyên phát, bệnh tăng huyết áp). Đa số chưa xác định được nguyên nhân, chiếm đến hơn 90% các trường hợp xảy ra.

Cao tăng huyết áp tâm thu dạng đơn độc. Khi nó có huyết áp trong tâm thu tăng trong lúc huyết áp tâm trương đang bình thường.

Tăng huyết áp trong khi đang mang thai. Bao gồm tiền sản giật cùng tăng huyết áp thai kỳ: Đó là dấu hiệu cảnh báo vài nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;

Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;

Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg đến lớn hơn;

Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;

Tăng từ huyết áp độ 2: lên 160/100 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg đến lớn hơn;

Cao huyết áp tâm thu đơn độc:Do được khi huyết áp của tâm thu từ 140 mmHg trở lên, song song khi huyết áp tâm trương đo ở mức thấp hơn 90 mmHg

Tiền tăng huyết áp trong khi:

Ngoài ra, theo Vietnam National Heart Association huyết áp đạt ở mức dưới 120/80 mmHg sẽ coi là tốt. Khi huyết áp luôn ở trạng thái từ 140/90 mmHg hoặc hơn thì sẽ được khoa học xem là một tình trạng tăng huyết áp.

Trên thực tế, khá nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh cao huyết áp nhưng không có 1 dấu hiệu nào cả.

Mặc dù bệnh đã tiến triển khá là nghiêm trọng.

Số ít người không may mắc phải bệnh tăng huyết áp được biểu hiện qua 1 số ít các triệu chứng thoáng qua như khó thở cùng với đau đầu hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Đa số các triệu chứng của căn bệnh thường đều không xảy ra nếu có thì rất khó phát hiện. Và đúng căn bệnh đã tự mình phát triển dẫu rằng các triệu chứng không hiện.

Căn bệnh có thể chấm dứt ngay 1 mạng sống nếu ta không kịp-thời-phát-hiện.

Như đã đề cập;rất nhiều trường hợp bị cao huyết áp áp đều không rõ nguyên nhân. Đấy là huyết áp vô căn.

Căn bệnh này thường cho là di truyền. Và bệnh này ở nam giới được xem là khá phổ biến..

Cao huyết áp có thể đưa đến những bệnh khác ví dụ như là:

Bệnh thận, hay bệnh u tuyến thượng thận; tuyến giáp hay các tác dụng được gây bởi thuốc tránh thai; thuốc cảm, thuốc lá, rượu bia hay cocaine.

Căn bênh này chiếm khoảng 5-10% trên tổng số các bệnh cao huyết áp. Bằng cách khắc phúc dứt điểm các nguyên nhân của thứ phát, ta có thể tự chữa được căn bệnh này.

Khi sử dụng thuốc mà ta lại bị tăng huyết áp 1 cách thụ động, ta hãy dừng dùng thuốc vài tuần để huyết áp trở lại bình thường.

Các trẻ dưới 10 tuổi mắc căn bệnh cao huyết áp thứ phát chỉ có thể là nhờ di truyền mà thôi.

Tăng huyết áp thai kỳ được xem là dạng tăng huyết áp dễ gặp tuy nhiên chúng thường xuất hiên tại tuần của thai nhi thứ 20.

Tuy nhiên, tiền sản giật cũng có thể xuất hiện sau khi thai nhi tròn 12 tuần tuổi, thế nhưng lại kèm theo phù, và đôi khi nước tiểu đạm.

Nguyên nhân của các tăng huyết áp bên trong thời kỳ người mẹ đang mang thai có thể là: do thiếu máu nhiều, dư nước ối, mới mang thai con đầu tiên, đa thai, hay thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hay cao hơn 35 tuổi, hoặc có tiền sử về bệnh cao huyết áp có thể là đái tháo đường,…

Đây là loại cỏ mọc hoang ở khá nhiều các nước có khí hậu nhiệt đới như Campuchia, Lào hay Trung Quốc,…..

Ở đất nước hình chữ S; cỏ mần trầu mọc nhiều ở ven đường, bãi cỏ, và có thể thu hái gần như quanh năm.

Cỏ mần trầu có tác dụng chiến biến cho thức ăn của gia súc và nó còn được sử dụng từ xa xưa, rất lâu để làm thuốc.

Theo Đông y; Cỏ mần trầu có công dụng chính là thanh nhiệt cho cơ thể và giải độc cơ thể, khu phong lợi thấp, tán ứ chỉ huyết.

Chủ trị cảm nắng phát sốt, trẻ em bị co giật cấp tính, tiểu không thông, tiểu buốt, viêm niệu đạo; và dùng phòng trị viêm não B, hay viêm khớp dạng thấp hay viêm gan vàng da, thậm chí là trẻ em tiêu hóa kém; kiết lỵ hay viêm ruột.

Cỏ mần trâu còn có tác dụng đắp trật đả tổn thương, chó cắn hay viết thương bị ra máu tươi.

Ngoài những tác dụng ở trên, cỏ mần trầu còn được dân gian xem là 1 loài thảo dược điều trị căn bệnh cao huyết áp khá hiệu quả.

Trước tiên, ta hãy lấy toàn bộ cây, lưu ý không bỏ rễ. Sau đấy, ta sẽ rửa sạch, và thái hoặc băm nhỏ. Căn chừng khoảng 500g. Tiếp đó là giã nát. Thêm tầm một bát nước sôi nguội. Vắt thật kĩ lấy nước cốt. Sau đấy lọc qua vải thật kĩ. Thêm ít đường vào cho ngọt dễ uống. Ngày ta có thể dùng 2 lần vào lúc sáng và chiều.

Loại cây này là một trong rất rất nhiều cây thuốc nam được khá nhiều bệnh nhân huyết áp cao sử dụng.

Trong giảo cổ lam có chất Saponin rất giống với nhân sâm và có khoảng nhiều hơn 80 loại. Giảo cổ lam có những công dụng chính như giúp cân bằng huyết áp, chống tụ tiểu cầu,giúp tan huyết khối, ngừa sơ vữa mạch, cùng các bệnh tai biến về tim, não, mạch.

Chống lão hóa, ngăn ngừa stress cực hiệu quả, giúp ta ăn ngon miệng hơn nè, ngủ ngon giấc hơn nữa.. Tác dụng của giảo cổ lam trong điều trị huyết áp cao được đánh giá rất tốt từ dân gian, bệnh sẽ chuyển biến tốt chỉ từ sau 1 đến 2 lần sử dụng mà thôi.

Loại cây này có công dụng phòng bệnh và hỗ trợ cho việc điều trị ung thư. Ngoài ra cây xạ đen cũng được xem là một vị thuốc mà mọi người thường sử dụng để điều trị huyết áp cao.

Cách dùng cây xạ đen chữa cao huyết áp cũng rất đơn giản. Chỉ cần pha nước đun sôi sau đấy dùng hàng ngày. Tầm 3 đến 4 ngày sử dụng, dùng liên tục, sẽ có kết quả bất ngờ dành cho bạn, huyết áp đã giảm!

Ngoài tác dụng phòng bệnh, trợ giúp điều trị bệnh tiểu đường. Dây thìa canh được sử dụng rất nhiều để làm thuốc điều trị huyết áp cao.

Cách dùng cũng tương đối đơn giản như các vị thuốc khác, người bệnh chỉ cần hãm nước sôi để uống hằng ngày.

Loại củ này được dùng trị mất ngủ, cây cũng có thể được người ta dùng làm thuốc trị huyết áp cao.

Dân gian thường dùng củ bình vôi phơi khô, sau đấy sắc nước để uống dùng điều trị mất ngủ. Liều dùng: 6 đến 10g sắc cùng với 500ml nước sau đấy sức cạn còn 300ml chia ra uống trong ngày.

Cây hoa hòe còn được mọi người gọi là hòe hoa mễ hay hòe hoa, hòe mễ cao từ 7-10m, hoa nhỏ có màu trắng xanh. Thông thường, mùa hoa thường ra cỡ tháng 7-9 âm lịch.

Hòe hoa cũng được dùng với tác dụng chữa bệnh trĩ, chữa ho, trị chảy máu cam, hay băng huyết, thậm chí là ho ra máu… Hòe hoa sau khi được các nhà khoa học nghiên cứu. Có thể dùng để trị cao huyết áp.

Tác dụng thứ nhất là diệt phong hạ huyết. Quả hòe còn có tác dụng chữa chóng mặt, đầu phong. Đây đều là các triệu chứng vật lí, hóa học của bệnh cao huyết áp theo y khoa.

Thành phần: Tang bạch bì 30g, Địa cốt bì 30g.

Cách dùng: Dùng ngày 1 thang, 1 thang sắc 3 lần, hòa đều 3 lần nước thuốc. Buổi sáng 8 giờ uống lần 1. Buổi chiều 15 giờ uống lần 2. Buổi tối 20 giờ uống lần 3. Sử dụng và dùng liên tục trong 20 ngày.

Công dụng:Tả phế, tan ứ, mát máu.

Cách dùng: Mỗi ngày ta hãy dùng lấy 1 thang và sắc nước uống.

Thành phần: Vỏ chuối tiêu 30g, Rau chân vịt 50g, khô thảo 30g.

Nấm linh chi chứa các chất quan trọng như axit ganoderic, strerois,… Những hoạt chất này giúp lưu thông máu, điều hòa lượng hồng cầu lên thành mạch và giúp ổn định huyết áp.

Mỗi ngày ta dùng tầm khoảng 3 – 5g nấm linh chi đã khô nhưng phải thái lát. Sau đấy, đun cùng với 2 lít nước tầm 15 phút rồi để cho đến khi nguội hẳn và cho vô tủ lạnh để dùng dần.

Bã nấm linh chi sau khi đun nước lần 1 có thể dùng đun nước lần 2, nước lần 3 đun cho đến khi nào nước nhạt hẳn thì dừng.

Tỏi chính là nguyên liệu chính trong điều trị các căn bệnh về cao huyết áp, chỉ với 1 vài thao tác sơ chế tại gia cùng với tỏi như dùng rượu,trả tỏi, siro,… và có thể dùng tỏi ngâm giấm, đường…

Chuẩn bị: Tỏi, đậu trắng, cùng nước sạch. Tỏi ta bóc vỏ, và rửa sạch sẽ, thái (lát( thành miếng mỏng. Đậu trắng rửa thật sạch. Tiếp đó, cho tất cả vào nồi đã chuẩn bị sẵn 2 lít nước. Đậy thật kín nắp, đun sôi, trông sao cho lượng nước bên trong còn tầm 250ml

Lọc lấy nước, chia ra uống đều nhiều lần trong ngày, nhớ ăn đậu và vứt tỏi. Tuần thứ nhất nấu đỗ trắng và củ tỏi chỉ ăn 1 lần/tuần, tuần sau thì 2 lần/tuần hay 3 lần/tuần. Sau đó ta đi đo và khám huyết áp, nếu huyết áp đã bình thường thì 1 tháng 1 lần.

Chữa Bệnh Cao Huyết Áp Bằng Thuốc Nam

Các bài thuốc thuốc chữa bệnh cao huyết áp bằng thuốc nam từ dân gian thường dễ tìm, là những dược liệu từ tự nhiên nên tuyệt đối an toàn và lại còn giúp trị bệnh hiệu quả mà lại không tốn kém.

Điều trị bệnh bằng Đông y kết hợp Tây y được coi là phương pháp tối ưu nhất đối với bệnh nhân tăng huyết áp để luôn duy trì mức huyết áp ổn định. Các thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay đều có chứa các thành phần từ đông y.

2. Chữa bệnh cao huyết áp bằng thuốc nam

+ Cá diếc tươi mua về rửa sạch, tuy nhiên không mổ bụng cũng không đánh vẩy mà cho vào nước có pha ít muối khoảng chừng 20 phút, cách này để cá quẫy mạnh và nhả sạch chất nhớt ra.

+ Sau khi làm cá đem nấu cá lên cho sôi rồi gạt bỏ xương và ruột, lưu ý giữ lại phần thịt cá nạc.

+ Thêm lá dâu vào để nấu cùng và nêm gia vị vừa ăn.

+ Ăn cả cái lẫn nước

+ 1 quả trứng giấm cùng với 60g giấm chua.

+ Đập trứng ra bát, sau đó cho giấm vào và khuấy đều lên, đem nấu chín rồi ăn vào sáng sớm

+ Ăn vào lúc chưa ăn sáng khi bụng rỗng.

+ Nên duy trì ăn đều đặn vào mỗi tuần 1 lần

3.Rau cần tươi, vỏ dưa hấu

Trong các thuốc trị tăng huyết áp thì đây là bài thuốc đơn giản nhất

+ 500g rau cần tươi

+ 500g vỏ dưa hấu.

+ Dưa hấu và rau cần tươi đem giã nát cùng nhau, vắt lấy nước

+ Người bệnh uống thường xuyên mỗi ngày. Mỗi lần uống 30ml, ngày 3 lần.

+ Duy phương pháp này thường xuyên sẽ giúp huyết áp luôn ổn định, không tăng quá cao.

+ Lấy rễ cây nhàu rửa sạch với nước, thái nhỏ, phơi khô.

+ Mỗi lần lấy từ 30 – 40g rễ nhàu khô pha thành trà uống thay nước.

+ Mỗi đợt uống thì từ 10 – 15 ngày, lại kiểm tra lại huyết áp của mình, nếu thất huyết áp giảm thù bớt lượng rễ nhàu lại từ từ.

+ 1 liệu trình là trên 2 tháng.

+ Sau khi huyết áp ổn định vẫn tiếp tục uống cho đến hết liệu trình.

+ Cả thịt và vỏ trai đều có thể dùng để trị nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó đặc biệt có chứng huyết áp cao.

+ Lấy con traiai sống và đem nướng trên lửa để cho bên trong chảy nước ra

+ Hứng lấy nước đó và đem pha chung với sữa đậu nành.

+ Bài thuốc nam chữa cao huyết áp này uống liên tục sẽ giúp người bệnh bình Can tiềm dương, hạ huyết áp rõ rệt chỉ trong thời gian ngắn, trị các chứng đau đầu, mờ mắt.

6. Trà sơn trà

– Sơn trà hay còn gọi là quả hồng, là quả của cây bắc sơn tra.

+ Lấy 24g sơn tra

+ 15g cúc hoa

+ 12g lá dâu

+ 15g kim ngân hoa đem sấy khô

+ Tất cả đem tán nhỏ, hãm cùng với nước sôi nóng trong bình kín 15 phút

+ Có thể uống hằng ngày thay trà.

Hoặc

+ Bạn cũng có thể lấy 15g sơn tra

+ 20g lá sen, cũng đem tán vụn và hãm nước sôi trong bình kín 20

Công dụng của lá sem là: điều trị tăng huyết áp, giảm béo phì, giảm các triệu chứng bệnh như đau đầu, hoa mắt, hạ mỡ máu cao.

+ Cây dừa cạn có lá hình trứng mọc đối, ở mặt trên của lá có màu xanh đậm, còn mặt dưới lại có màu xanh nhạt.

+ Trong dân gian các thầy lang luôn coi dừa cạn là một vị thuốc nam có công dụng trị bệnh cao huyết áp rất tốt.

– Khi bị tăng huyết áp có thể lấy:

+ 20g dừa cạn, nhớ lấy cả thân và lá

+ Cho vào 200ml nước

+ Chia 2 lần uống hết trong ngày.

+ Uống đến khi huyết áp trở lại bình thường thì ngừng lại.

8. Lá sen:

Lá sen luôn là một trong những bài thuốc nam trị cao huyết áp cực hiệu quả mà các lương y thời xưa kê cho bệnh nhân.

Tinh lá sen có chiết suất từ lá sen tươi có công dụng chính là: hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ máu, do đó giảm tình trạng xơ vữa động mạch. Vậy nên hạn chế những nguyên nhân lớn gián tiếp gây ra bệnh tăng huyết áp. Do đó giúp người bệnh cân bằng lại chỉ số huyết áp bình thường.

Ăn Uống Phòng Chữa Bệnh Cao Huyết Áp

Cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hoà mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cholesterol cao.

Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc ra, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích…, người bệnh nhiều khi tỏ ra lúng túng khi chọn dùng các đồ ăn thức uống cụ thể trong sinh hoạt thường nhật. Trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của dinh dưỡng học cổ truyền và hiện đại, bài viết này xin được giới thiệu một số thực phẩm thích hợp và có lợi cho việc phòng chống cao huyết áp để độc giả tham khảo và vận dụng.

Cần tây: Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp

Cải cúc: Là loại rau thông dụng, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giảm huyết áp…

Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

Cà chua: Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

Cà: Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Ngoài ra một số thức ăn tốt cho người cao huyết áp như: hành tây, nấm hương, nấm rơm, mộc nhĩ, tỏi, lạc, hải tảo, đậu hà lan, đậu xanh, táo, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột…….

Ăn kiêng: Người cao huyết áp kiêng ăn mặn.

Thức ăn không muối làm giảm huyết áp: Đây là kết quả nghiên cứu của TS Kojuri và Rahim Rahim (ĐH Shiraz – Iran). Theo đó, chỉ cần dùng ít muối trong thức ăn cũng có thể dẫn đến sự thay đổi huyết áp. Sự thay đổi này được đo bằng nồng độ natri trong nước tiểu khoảng 35%; ban ngày huyết áp tối đa giảm 12,1 mm Hg, huyết áp tối thiểu giảm 6,8 mm Hg; ban đêm huyết áp giảm nhẹ.

Hai nhà khoa học trên đã tiến hành theo dõi huyết áp và sự bài tiết natri trong nước tiểu của 60 người trước và sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng không muối.

Họ cũng lập ra một nhóm đối chiếu, gồm 20 người không thực hiện chế độ ăn kiêng này. Sau 6 tuần cho thấy có sự thay đổi đáng kể nồng độ natri bài tiết trong nước tiểu ở những người ăn kiêng so với những người không ăn kiêng. 50% trong số những người dùng vừa phải (3-7gr muối mỗi ngày) có sự giảm huyết áp.

Theo Kojuri, tuy chưa nghiên cứu trên quy mô rộng nhưng kết quả này một lần nữa khẳng định những người bị cao huyết áp không nên dùng nhiều muối.

Để được tư vấn chi tiết về bệnh cao huyết áp, chế độ ăn và cách điều trị bệnh, bạn có thể gọi đến số 18006834 – 02257300111 kể bệnh và được thầy thuốc tư vấn chi tiết qua mail.

********************************

– Dư thừa cân nặng cũng đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỉ lệ gia tăng khắp mọi nơi. Tại Mỹ, với tỉ lệ người dư thừa cân nặng chiếm khoảng 50% dân chúng và là nguyên nhân của 20-30% trường hợp cao huyết áp.

– Chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường: 18.5 – 22

– Bệnh nhân cao huyết áp nên

+ Ăn chậm, nhai kỹ;

+ Ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn nhiều vào buổi tối

+ Có thể nhịn ăn một buổi mỗi tuần và thay bằng uống nước trái cây.

+ Giảm bớt kích cỡ các bữa ăn

+ Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng trong bữa ăn của bệnh nhân cao huyết áp

+ Đường glucose, đường mía, chocolate, bánh kẹo ngọt… sẽ dẫn đến béo phì.

+ Ăn thịt nạc, bỏ da;

+ Ăn các món luộc, hấp, kho, nướng thay cho chiên, quay, xào;

+ Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt heo), bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol (mỡ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng gà)

+ Hạn chế ăn nhiều thịt gà: Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

+ Hạn chế ăn nhiều protein động vật: người bị huyết áp cao kỵ dùng phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn.

+ Thực phẩm bệnh nhân cao huyết áp nên dùng:

+ Tăng cường các loại thực phẩm như: ngũ cốc thô, tôm, cá, gia cầm (bỏ da), đậu, hạt (hạnh nhân, đậu phộng, đậu lăng, hạt hướng dương)…

+ Chế độ ăn giàu rau quả, ngũ cốc giúp giảm mỡ, giúp điều hòa huyết áp. Đó là nhờ vào chất xơ có trong các loại thực phẩm này. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8-10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải nhiều cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những acid mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều này buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acid mật mới dẫn đến hạ độ cholesterol. Ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ nhiều potasium (kali) và ít sodium (Natri), yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định huyết áp. Nhiều loại rau quả như: chuối, khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali rất cao. Tuy nhiên, khi chế biến rau quả tránh trộn thêm bơ hay sốt mayonaise

+ Uống sữa không chất béo

+ Thay thế bơ động vật bằng bơ thực vật (magarin)

* Chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân huyết áp cao

– Natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao.

– Natri khiến cho các mạch máu trở nên hẹp hơn so với bình thường,sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyện máu đến tim, gây nên chứng cao huyết áp.

– Nhu cầu Na+ ở trẻ em và người lớn200mg, trong khi, thông thường, hàng ngày chúng ta ăn vào 4.000 – 6.000mg (tương đương 10g-15g muối, lượng Na+ chiếm 40% trong NaCl) tức là cao hơn nhiều so với nhu cầu.

– Mục tiêu: Giảm lượng muối tiêu thụ < 5g/ ngày, người bị cao huyết áp chỉ nên ăn khoảng 2-3g

+ Hạn chế ăn muối, nêm muối khi chế biến thức ăn.

+ Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…;

+ Giảm 1 số thói quen của người Á Đông như chấm muối, chấm nước mắm … khi không thật sự cần;

+ Bớt dùng mì chính, bột ngọt, hạt nêm …

+ Hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, đồ uống có ga…

– Uống rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên kiêng uống rượu.

– Nhiều nghiên cứu gần đây đều cho thấy mỗi ngày dùng khoảng 100g rượu vang đỏ sẽ có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch. Quả nho và rượu nho, đặc biệt là trong vỏ nho và hạt nho có hàm lượng nhiều chất chống oxy hoá có thể giúp làm tăng độ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, bảo vệ thành mạch máu để phòng chống các loại bệnh tim mạch.

– Hút thuốc làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan đồng thời làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch

– Trong cà-phê có chất gọi là cafein, uống nhiều sẽ kích thích nhịp đập của tim, làm tăng huyết áp.

– Bệnh nhân cao huyết áp nên kiêng uống trà đặc, nhất là hồng trà đặc vì nó có nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho việc điều trị bệnh cao huyết áp.

– Kiêng dùng các thức ăn có vị cay hoặc thức ăn tinh (bột mỳ, các loại bánh ngọt…) vì chúng làm cho việc đại tiện khó khăn, dẫn đến táo bón. Khi đại tiện khó khăn huyết áp sẽ tăng, từ đó có nguy cơ xuất huyết não.

* Tăng cường các yếu tố bảo vệ bệnh nhân tăng huyết áp qua chế độ ăn

– Thực phẩm giàu K(cà chua, khoai lang, nho, các loại đậu, chuối, khoai tây, bơ, nước ép cà chua, nước bưởi, dưa leo (chuột), nho, táo…), giúp làm giảm cao huyết áp và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định,

– Chất khoáng Mg, Ca, các chất chống oxy hóa, chất xơ, w-3/ w-6 là một nguồn chất đạm và chất béo lý tưởng cho phòng chống cao huyết áp

– Những thực phẩm có tính chất an thần, lợi tiểu nhẹ như: rau cải, cà chua, bầu bí, khóm, mía , cam, khoai lang, khoai tây, khoai môn, đậu xanh, đậu đen… (500g – 600g rau trái, 30-40g đậu đỗ/ngày) có thể làm hạ huyết áp

– Ngoài ra, ăn vài tép tỏi trong mỗi bữa ăn có tác dụng kiện tỳ, giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ hạ huyết áp và cải thiện độ mỡ trong máu.

– Ăn canh mộc nhĩ, khổ qua cũng có tác dụng rất tốt để giải độc, cải thiện mỡ máu và hạ huyết áp.

Khi bị cao huyết áp (HA), ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như: ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích…

Người bệnh nhiều khi tỏ ra lúng túng khi chọn dùng các đồ ăn thức uống hàng ngày để được một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Cần tây: dùng loại càng tươi càng ốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.

Cải cúc: là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ huyết áp. Bạn nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.

Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết ápcó kèm theo triệu chứng đau đầu.

Cà chua: có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

Cà tím: là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

Cà rốt: có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.

Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè – thu.

Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày, bạn có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.

Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.

Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày bạn nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao HA.

Sữa đậu nành: là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ huyết áp. Mỗi ngày, bạn nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.

Táo: chứa nhiều kali có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày, bạn nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.

Ngoài ra, việc ăn thêm lê, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột, nho, mã thầy, vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen… đều rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Người huyết áp cao nên hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não, gan, thịt dê, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…

(Theo Suckhoedoisong)

Hoa quả chữa cao huyết áp

Nếu bị cao huyết áp, bạn có thể lấy 1 quả chanh và 10 củ mã thầy ăn sống (chanh ăn cả vỏ). Nhiều loại quả khác cũng giúp làm giảm huyết áp như chuối, dâu, sơn trà, táo…

Bài 1: Chuối tiêu 3 quả, đường phèn 100 g, gạo nếp 100 g, nước sạch 1 lít. Gạo nếp đun cùng nước sạch, chuối tiêu thái miếng nhỏ cũng cho vào nồi cùng đường phèn hầm thành cháo, ăn trong ngày. Chủ trị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh trĩ ra máu, đái tháo đường.

Y học cổ truyền thường dùng vỏ rễ dâu làm thuốc hạ huyết áp, thấp khớp, lợi tiểu… Canh cá diếc lá dâu có tác dụng chữa bệnh huyết áp khá cao.

Theo tài liệu cổ, quả dâu (tang thầm) vị chua ngọt, tính bình, làm tăng huyết dịch, chữa thiếu máu, đau khớp xương và chứng táo bón ở người cao tuổi. Dùng lâu giúp khỏe người, ngủ ngon giấc, tỏ tai sáng mắt, trẻ lâu, liều dùng 12-20 g/ngày.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Adelaide (Úc) phát hiện ra rằng chiết xuất từ tỏi có thể giúp giảm huyết áp.

Theo trang tin chúng tôi các chuyên gia đã tiến hành một cuộc thử nghiệm kéo dài 12 tuần trên 50 người và nhận thấy tỏi có thể được dùng phụ thêm vào các loại thuốc truyền thống trị huyết áp cao

Huyết áp cao là một trong những bệnh phổ biến nhất. Một số người khi mới chớm bệnh có thể bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hoặc chảy máu cam. Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng thông thường không xuất hiện cho đến khi huyết áp đã tăng cao, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Người bị cao huyết áp nên loại bỏ thức ăn chế biến từ nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, mỡ động vật, các loại thịt gia súc, gia cầm đóng hộp, một số thủy hải sản

Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao,đôi khi được gọi là tăng huyết áp động mạch,là một tình trạng bệnh mãn tính, trong đó áp lực máu và động mạch được nâng lên.Điều này đòi hỏi trái tim để làm việc khó hơn bình thường để lưu thông máu qua các mạch máu.

Nguyên nhân

Theo kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 90% bệnh nhân tăng huyết áp không rõ nguyên nhâ n cụ thể. Ngoài một số yếu tố không thể thay đổi gây tăng huyết áp (tăng huyết áp cần thiết) người ta cũng chỉ ra rằng có môt số yếu tố làm tăng nguyên nhân tăng huyết áp thứ cấp.

Những yếu tố làm tăng huyết áp không thể thay đổi:

– Tuổi: những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp đặc biệt là huyết áp tâm thu cao do xơ cứng động mạch, hoặc xơ vữa động mạch.

– Chủng tộc cũng được cho là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người Mỹ gốc phi mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn so với người da trắng và độ tuổi mắc bệnh cũng thấp hơn so với người da trắng

– Điều kiện kinh tế xã hội cũng là nguyên nhân khiến bệnh tăng huyết áp gia tăng. Những nơi có điều kiện kinh tế thấp, khó khăn thì tình trạng tăng huyết áp nhiều hơn ở những nơi khác có điều kiện tốt hơn.

– Lịch sử gia đình: Nếu gia đình có bố, mẹ hoặc ông bà bị tăng huyết áp thì nguy cơ bạn cũng mắc bệnh này là khá cao. Tăng huyết áp cũng có yếu tố di truyền.

– Giới tính: Nhìn chung tăng huyết áp ở đàn ông nhiều hơn ở phụ nữ. Khả năng này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và chúng tộc.

Những yếu tố có thể thay đổi ( cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp):

– Béo phì chính là một trong những nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp. Những người bị béo phì có nguy cơ tăng huyết cao hơn từ 2 đến 6 lần so với những người có chỉ số BMI bình thường

– Mắc phải một số bệnh như: thận, tiểu đường, rối loạn tuyến thượng giáp

– Nội tiết tố điều kiện, chẳng hạn như hội chứng Cushing (cơ thể sản xuất dư thừa hormone steroid)

– Ăn mặn, ăn nhiều muối cũng là nguyên nhân khiến huyết áp tăng.

– Uống rượu: mỗi ngày bạn uống từ 1 đến 2 chén rượu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn so với những người không sử dụng rượu, bia

– Sử dụng nhiều thuốc tây: sử dụng thường xuyên một số lượng thuốc trong điều trị giảm cân, thuốc cảm cúm, và một số loại thuốc chống dị ứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao

– Sử dụng thuốc tránh thai trong một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp

– Thiếu vận động, lười vận động cũng chính là nguyên nhân mắc bệnh tăng huyết áp.

– Các công việc yêu cầu ngồi lâu một chỗ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

Giới hạn lượng muối đi vào cơ thể: Từ bỏ thói quen ăn mặn, ăn những thức ăn có chứa lượng natri cao, ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn (những loại thức ăn này thường chứa nhiều muối) Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ trung bình, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh, béo phì sẽ giảm bớt được nguy cơ tăng huyết áp. Kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể: Việc dư thừa cholesterol có hại cho sức khỏe nói chung, và đóng một vai trò quan trọng trong tăng huyết áp bởi vì nó làm suy yếu các động mạch.Để kiểm soát lượng cholesterol cần áp dụng một chế độ ăn uống ít chất béo bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả, cá, hạn chế các món ăn có nhiều chất béo, dầu, mỡ, đường và các loại thịt có màu đỏ. Giảm tối đa lượng bia rượu và các chất kích thích đưa vào cơ thể cũng là cách phòng ngừa tăng huyết áp. Không hút thuốc lá bởi chất nicotin trong thuốc lá làm tăng nguy cơ nguy cơ xơ vữa động mạch, một yếu tố gây tăng huyết áp Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp chống lại bệnh tật, phòng ngừa cao huyết áp. (Theo Thaythuoccuaban )

Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn từ lâu đã được biết đến là một địa chỉ tin cậy trong điều trị bệnh cao huyết áp. Cao huyết áp vẫn được gọi với cái tên: kẻ giết người thầm lặng. Không giống như một số bệnh khác, cao huyết áp thường không rõ nguyên nhân, hơn nữa nó lại không có những triệu chứng đi kèm rõ ràng khiến bệnh nhân thường không biết mình bị cao huyết áp nếu không đi đo huyết áp. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã có những biến chứng ra bên ngoài mà điển hình nhất là tai biến mạch máu não. Điều trị cao huyết áp bằng tây y sẽ chỉ có tác dụng nhất thời, hàng ngày người bệnh đều phải sử dụng thuốc. Nếu dừng uống thuốc thì huyết áp vẫn lại sẽ tăng dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Khi mà điều trị bằng tây y không mang lại kết quả như mong muốn mọi người lại có xu hướng quay lại điều trị bằng y học cổ truyền. Qua quá trình nghiên cứu về nguyên nhân, triệu chứng, cũng như những biến chứng thường gặp phải của bệnh nhân, và tiến hành thử nghiệm trên một số vị thuốc, Lươngy Nguyễn Hữu Toàn đã tìm ra một số bài thuốc đặc trị cho bệnh cao huyết áp.Với sự kế thừa phương pháp châm cứu từ ông nội là y sư nổi tiếng Nguyễn Hữu Hách (người đã viết cuốn Châm cứu thực hành – cuốn sách nổi tiếng trong giới đông y) Lương y Nguyễn Hữu Toàn đã dùng phương pháp châm cứu bí truyền giúp những bệnh nhân cao huyết áp không còn phải đau đầu, lo lắng với căn bệnh này. Điều trị huyết áp bằng châm cứu và các bài thuốc bí truyền của Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn thì huyết áp sẽ được ổn định trong một thời gian dài chứ không cần phải uống thuốc ổn định huyết áp mỗi ngày như khi điều trị bằng Tây y và cũng không phải lo lắng về những tác dụng phụ của thuốc như khi điều trị bằng thuốc Tây y.

Huyết áp tăng cao khiến áp lực trong động mạch tăng lên, điều này rất nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng tim và thận, đặc biệt dễ gây tai biến mạch máu não, có thể tử vong.

Hiện tại đa số những người bị cao huyết áp thường sử dụng thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm beta blockers, nhóm alpha blockers, hay nhóm thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin … Tuy nhiên những nhóm thuốc này dùng lâu dài đều ảnh hưởng không tốt tới một số chức năng của cơ thể như: thận, tim,…

Đông y cho rằng tăng huyết áp là hội chứng thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt, hoa mắt), đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ)… Cao huyết áp trong Đông y có thể xuất hiện ở một số thể bệnh sau: thể can thận hư; thể âm hư hỏa vượng; thể tâm tỳ hư, thể đàm thấp.

Với mong muốn tạo ra những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp từ các loại thảo dược tự nhiên, lương y Nguyễn Hữu Toàn đã cho ra đời sản phẩm CHÈ HẠ HUYẾT ÁP

CHÈ HẠ HUYẾT ÁP với thành phần chính gồm các thảo dược quý như: Đan Sâm, Đương Quy, Ngưu Tất, Hoa Hòe, Thảo Quyết Minh, Hoàng Kỳ, Câu Đằng … được chế dưới dạng chè túi lọc có tác dụng hạ huyết áp, làm bền chắc thành mạch.

CHÈ HẠ HUYẾT ÁP được kết hợp bởi một số thảo dược như:

Hoa Hòe là vị thuốc đông y có tác dụng rất tốt với những bệnh nhân cao huyết áp.Trong hoa hòe có chứa Rutin- là hoạt chất có tác dụng hạ áp và làm bền thành mạch.

Mao Căn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.

Ngưu Tất có tác dụng làm giảm cholesterol, làm giảm mỡ máu phòng chống xơ vữa mạch máu phòng và điều trị cao huyết áp. Ngoài ra ngưu tất có tác dụng to lớn là bổ can thận mạnh gân cốt chữa đau mỏi khớp, đau lưng, mỏi gối…

Thảo Quyết Minh: thanh can, ích thận, khử phong sáng mắt, nhuận tràng, hạ huyết áp,..

Và một số thảo dược khác như: Câu Đằng, Đan Sâm, Đương Quy, Hoàng Kỳ đều có tác dụng đặc biệt tốt cho người cao huyết áp.

Với những ưu thế trên CHÈ HẠ HUYẾT ÁP của phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn giúp:

Hỗ trợ điều trị các chứng cao huyết áp và các triệu chứng của bệnh cao huyết áp gây ra, giúp giảm xơ vữa động mạch vành và giảm cholesterol máu.

Tăng sức đề kháng và nâng cao miễn dịch cơ thể; giúp hồi phục nhanh cho người gầy yếu, sau mổ, người suy nhược, suy giảm miễn dịch

Giải độc gan

Đối tượng sử dụng:

Người cao huyết áp, đau thắt ngực khi căng thẳng.

Cách dùng:

Pha 1 túi trà với 200ml nước sôi, hãm khoảng 2-3 phút là có thể dùng được.

Giá bán: CHÈ HẠ ÁP: 50.000đ/1 hộp/ dùng 5 ngày – 10 ngày.

Uống CHÈ HẠ ÁP mỗi ngày có tác dụng giúp điều hòa và ổn định huyết áp.

Liên hệ đặt mua thuốc: 18006834-0225.7300111

Các Loại Trà Chữa Bệnh Cao Huyết Áp

Cao huyết áp là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Đối tượng mắc bệnh và lứa tuổi mắc ngày càng mở rộng. Trong y học cổ truyền, nhiều loại trà dược có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, trong đó có các loại trà chữa được bệnh cao huyết áp rất hiệu quả.

1. Trà cúc hòe: được chế biến từ các loại hoa và hạt thảo dược thiên nhiên. Thưởng thức trà sẽ giúp chữa được bệnh cao huyết áp, thanh nhiệt, giấc ngủ sâu , sáng mắt, vững thành mạnh tim. Cách sử dụng: cho hoa cúc, hoa hòe, chè xanh mỗi thứ 3g, tán bột thô vào 1 cốc, đổ nước sôi đậy nắp ngâm 5 phút. Ngày uống 1 thang và uống dần sẽ thấy được hiệu quả.

2. Trà đỗ trọng: Một loại trà chữa được bệnh cao huyết áp, bạn chỉ cần chọn lấy lá đỗ trọng, chè búp xanh loại tốt, với lượng bằng nhau. Sau đó tán chúng thành bột, trộn đều và cho vào túi nhỏ bằng giấy lọc, mỗi túi 6g, cất giữ nơi khô ráo. Ngày uống từ 1 – 2 lần, mỗi lần 1. Bạn cũng có thể lấy 10g lá đỗ trọng, 3g chè pha nước sôi 10 phút hoặc đổ nước đun sôi kỹ, ngày uống một thang, uống nóng. Không những trà có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp mà còn có công dụng: bổ gan thận, cường gân cốt.

3. Trà nhị diệp sơn trà: sơn tra 15g, lá sen 12g. Hai thứ thái nhỏ, đổ nước vừa đủ đun sôi hoặc pha nước sôi uống. Ngày uống 1 thang. Công dụng: tiêu mỡ hoá trễ, hạ áp giảm mỡ. Trà còn chữa được cao huyết áp, mỡ trong máu cao, giảm béo.

4. Trà tâm sen: Kết quả nghiên cứu cho thấy, đây là loại trà có thể chữa bệnh huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hóa. Nó cũng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành. Cách dùng như sau: Tâm sen 3g cho vào cốc, đổ nước sôi ngâm 5 – 10 phút. Ngày uống 1 – 2 lần. Trà ngoài công dụng chữa được cao huyết áp, còn thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ.

Là loại thức uống rất quen thuộc với hầu hết mọi người, các loại trà chữa được bệnh cao huyết áp ở trên là phương pháp hiệu quả khi dùng để điều trị căn bệnh nguy hiểm này.