Xem Cách Chữa Bệnh Quai Bị / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Quai Bị Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Chữa Bệnh Quai Bị

Bệnh quai bị bao lâu thì khỏi?

Bệnh nhân mắc quai bị đều phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển của bệnh. Đó là thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát, giai đoạn phục hồi.

Thời kỳ ủ bệnh

Bệnh nhân khi tiếp xúc với virus gây bệnh thông qua việc tiếp xúc với người đang mắc bệnh, dùng chung những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần áo, khăn mặt,…chung với người bệnh. Thời kỳ ủ bệnh sẽ kéo dài từ 14 đến khoảng 15 ngày, trong thời gian này, người bệnh không có những biểu hiện cụ thể để có thể phát hiện ra sớm bệnh quai bị.

Thời kỳ khởi phát

Sau một thời gian ủ bệnh kéo dài, lúc này, virus gây bệnh sẽ phát triển gây nên những tác động tiêu cực tới sức khỏe người bệnh. Giai đoạn này kéo dài khoảng một đến hai ngày và người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Đau họng và góc hàm, toàn thân có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu, đau đầu. Ngoài ra, người bị bệnh quai bị sẽ xuất hiện những cơn sốt, cơ thể suy nhược. Đặc biệt, vùng tuyến mang tai bắt đầu to dần và có hiện tượng đau nhức.

Thời kỳ toàn phát

Thời kỳ toàn phát thường mất khoảng một tuần. Trong một tuần này, cơ thể có nhiều sự thay đổi bất thường mà đặc biệt là vùng tuyến mang tai sẽ bị sưng to. Ban đầu xuất hiện ở một bên tai và sau đó lan sang bên còn lại.

Thời kỳ phục hồi

Sau khoảng một tuần xuất hiện những dấu hiệu trên, giai đoạn phục hồi sẽ được bắt đầu với biểu hiện đầu tiên đó là vùng hàm không còn sưng to nữa. Bên cạnh đó, những triệu chứng đau nhức và sốt cũng dần mất đi. Quai bị có thời gian gây bệnh trên cơ thể khá lâu. Thông thường, từ khi ủ bệnh đến khi người bệnh có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn thường mất khoảng 20 đến 21 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài thêm hoặc rút ngắn lại còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân cũng như cách điều trị bệnh quai bị như thế nào.

Cách chữa bệnh quai bị

Hiện nay không có một loại thuốc nào có thể điều trị triệt để vi rút gây bệnh quai bị. Mọi sự nỗ lực của y học đều tập trung vào việc giảm triệu chứng và tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch để phòng tránh mắc căn bệnh này. Bệnh nhân mắc quai bị cần phải được nghỉ ngơi hợp lý trong suốt giai đoạn mắc bệnh. Không nên lao động nặng nhọc, việc làm này rất nguy hiểm vì chúng có thể gây ra những biến chứng tới các cơ quan khác.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Khi mắc bệnh quai bị, người bệnh nên chú ý phải uống thật nhiều nước, đây là cách giảm sưng vùng tuyến mang tai hiệu quả. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tính axit vì sẽ kích thích các dây thần kinh ở tuyến mang tai và gây đau nhiều hơn. Việc ăn đồ nếp như xôi, bánh chưng,…là nguyên nhân khiến cho vùng hàm bị sưng to bất thường. Trong giai đoạn mắc bệnh, những thức ăn dạng lỏng, thức ăn dễ nuốt sẽ phù hợp hơn rất nhiều cho bệnh nhân. Thói quen sinh hoạt của tác động rất nhiều tới việc điều trị căn bệnh này. Khi mắc quai bị, người bệnh nên chú ý không được tắm nước lạnh và ngâm mình quá lâu trong nước. Ngoài ra, hạn chế ra gió thường xuyên. Việc làm này sẽ khiến cho vùng quai hàm bị sưng to đồng thời còn là nguồn lây nhiễm bệnh tật cho người khác. Sự kết hợp đồng thời các phương pháp điều trị này sẽ khiến cho bệnh nhân hồi phục rất nhanh chóng và phòng tránh được những biến chứng có thể xảy ra cho cơ thể.

Phòng tránh bệnh quai bị như thế nào?

Cách Chữa Bệnh Quai Bị Tại Nhà Khỏi Ngay Trong 3 Ngày

Các cách chữa bệnh quai bị theo dân gian không những mang lại hiệu quả cao mà còn rất an toàn. Đới với bất cứ ai bị quai bị đều có thể áp dụng các phương pháp này bao gồm cả người già, bà bầu và trẻ sơ sinh:

Để thực hiện cách chữa quai bị bằng mật ong và vôi này các bạn chỉ cần lấy một ít vôi đã tôi cho vào một miếng giấy nhỏ sau đó trộn đều lên với một chút mật ong nguyên chất. Tiếp đến bạn chỉ cần tán đều hỗn hợp này ra và đắp vào vùng sưng đau do quai bị gây ra.

Sau một vài lần thực hiện bạn sẽ thấy hiện tượng sưng đau sẽ giảm dần và khỏi hẳn chỉ bằng cách chữa bệnh quai bị tại nhà này.

Chữa quai bị bằng nhựa sung ngày nay được sử dụng khá phổ biến bởi nó vừa không gây ra đau đớn, lại mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng và đặc biệt là ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Cách chữa bệnh quai bị bằng nhựa sung có cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy nhựa sung từ quả hoặc thân cây tươi bôi trực tiếp lên vùng sưng tấy ở quai hàm và để nguyên trong khoảng 1- 2 tiếng đồng hồ. Bạn nên thực hiện phương pháp này 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Cuối cùng bạn chỉ cần lấy hỗn hợp này đắp lên vùng bị quai bị, tính mát và một số thành phần trong đậu xanh sẽ làm giảm hiện tượng sưng đau nhanh chóng.

Tỏi luôn được biết đến là một loại thực phẩm chứa thành phần kháng sinh tự nhiên cực mạnh, việc ăn nhiều tỏi sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời tiêu diệt các loại vi rút gây ra bệnh quai bị.

Tuy nhiên, cách chữa quai bị bằng tỏi được ưa chuộng không chỉ bởi nó mang lại hiệu quả cao mà cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần bổ sung nó nhiều hơn một chút trong khẩu phần ăn hàng ngày là đã góp một phần không nhỏ vào quá trình trị chữa bệnh quai bị rồi.

2. Cách chữa bệnh quai bị bằng thuốc tây

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng kết hợp giữa thuốc tây và các bài thuốc dân gian trên để tăng hiệu quả và giảm thời gian điều trị.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị quai bị đặc hiệu mà chỉ tiến hành điều trị theo triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Để biết cụ thể bị quai bị cần điều trị bằng loại thuốc này bạn cần đến trực tiếp các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nguồn: Báo EVa

Bệnh Quai Bị Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Nguyên nhân mắc bệnh quai bị

Vi trùng paramyxovirus chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh quai bị, đối tượng dễ mắc bệnh nhất chính là các bé bắt đầu tuổi đi học (3-5 tuổi).

Tại miền nam nước ta, bệnh quai bị thường xuất hiện vào tháng 10 cho đến tháng 6 năm sau, cao điểm nhất rơi vào tháng 12- tháng 3/4 hàng năm.

Môi trường lây lan chính là do ăn uống chung, dùng chung đồ hay lây qua đường hô hấp từ những giọt nước bọt của người bệnh khi họ hắt hơi, ho….

Virus gây bệnh quai bị tồn tại trong nước tiểu từ 2 -3 tuần, theo như các nghiên cứu y khoa thì bệnh quai bị có thể lây lan qua đường nước tiểu và phân.

Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được xác nhận cho dù virus này có thể tồn tại đến hơn 2 tuần trong nước tiểu.

Triệu chứng của bệnh quai bị là gì

Thời kỳ đang ủ bệnh: thông thường sau khi tiếp xúc với người bệnh ,các biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện sau 6-9 ngày, tuy nhiên vẫn có trường hợp kéo dài đến 2 tuần.

Bệnh quai bị thường khá dễ nhận biết qua các triệu chứng như sưng đau vùng mang tai do vùng này bị viêm sưng tuyến nước bọt.

Một số trẻ sẽ cảm thấy đau, khó nhai trước khi sưng 1-2 ngày, vùng mang tai sẽ xuất hiện tình trang sưng rất nhanh cả 2 bên, cho dù đêm trước vẫn bình thường nhưng hôm sau đã sưng to cả 2 bên.

Ngoài ra còn có thể sưng một bên, vài ngày sau mới sưng tiếp bên kia. Ngoài triệu chứng sung mai tai, các triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như : đau cơ, nôn ói, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, sốt.

Đa số các trường hợp phát bệnh chỉ là sốt nhẹ, kéo dài đến 2 ngày sau đó bệnh sẽ tự giảm dần sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng.

Vết sưng tại vùng mang tai sẽ giảm dần, việc ăn uống của trẻ cũng trở nên dễ dàng hơn, sau 7-10 ngày là có thể hồi phục hoàn toàn.

Cách điều trị bệnh quai bị

Nguyên nhân gây nên bệnh này là do virus, vì vậy mà nó không phản ứng với các loại thuốc hay kháng sinh.

Tuy nhiên, có thể giảm các triệu chứng giúp cơ thể thoải mái hơn bằng cách :

Làm dịu các tuyến bị sưng bằng cách chườm túi nước đá

Tránh các thực phẩm và đồ uống có tính axit

Chọn chế độ ăn mềm gồm các loại súp, sữa chua và các thực phẩm khác dễ nhai.

Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt

Nghỉ ngơi khi cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi

Uống thuốc giảm đau không kê đơn (như acetaminophen và ibuprofen, để hạ sốt).

Sau 1 tuần kể từ khi mắc bệnh, trẻ đã có thể đi học lại bình thường (thời điểm này nguy cơ lây nhiễm bệnh đã không còn). Và sau khoảng 10 ngày thì cơ thể cũng cũng đã khá hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bệnh quai bị này có thể kéo dài trong khoảng 1 vài tuần, và những người mắc bệnh đều có thể tiếp tục mắc bệnh lần 2 .

Bệnh Quai Bị Và Cách Phòng Tránh.

Bệnh quai bị (còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai). Bệnh do virus có tên khoa học là Paramyxovirus gây nên, chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh; xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể…

Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to, có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết. Người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn (ở nam giới), viêm buồng trứng (ở nữ giới). Đây là bệnh lành tính mà hầu như ai cũng từng trải qua một lần song nếu không phát hiện sớm và chăm sóc hợp lý bệnh có thể gây ra biến chứng viêm tinh hòan, dẫn đến vô sinh.

Người mắc bệnh cần được cách ly với mọi người cho đến khi nào thấy hết sưng, nhằm tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho người khác. Trong gia đình có người mắc bệnh quai bị thì khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang và không được dùng chung vật dụng cá nhân.

Do sưng to tuyến nước bọt nên người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, vì vậy cần cho người bệnh ăn thức ăn lỏng để giúp cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng. Người bị quai bị nên kiêng ăn đồ chua và đồ uống có chất kích thích, vì các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng. Khi bệnh đỡ hơn nên chuyển qua thức ăn mềm chứ không ăn đồ cứng ngay. Mắc bệnh quai bị khiến cơ thể sốt và mất nước, vì thế người bệnh cần được bổ sung nước thường xuyên.

Đối với trẻ nhỏ cần cách ly trẻ, cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, không được đùa giỡn quá mạnh vì sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe trẻ đặc biệt là tinh hoàn của bé trai. Trong trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót để nâng tinh hoàn và giảm đau. Khi trẻ sốt, phụ huynh có thể cho trẻ uống paracetamol vừa hạ sốt vừa chữa đau đầu với hàm lượng 1 kg thể trọng/1 mg paracetamol có vị cam hoặc chanh cho dễ uống. Nếu trẻ còn sốt mà chưa đến cử uống thuốc, mẹ có thể sử dụng những miếng dán hạ sốt cho trẻ.

Ngoài ra, người mắc bệnh quai bị phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể, răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển. Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng khả năng miễn dịch. Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm vacxin phòng bệnh. Bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời. Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh.

Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây bệnh cho người khác. Vắc xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh, trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80%, nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.