Xem Bệnh Sốt Xuất Huyết / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bà Bầu Bị Sốt Xuất Huyết: Nguy Hiểm Chớ Xem Thường

Sốt xuất huyết là bệnh mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bà bầu khi bị sốt xuất huyết cần phải được điều trị kịp thời vì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế, bạn không nên xem thường vấn đề này, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Sốt xuất huyết ở bà bầu là gì?

Sốt xuất huyết trước đây chỉ thường xuất hiện ở trẻ em là phổ biến. Tuy nhiên, qua một thời gian, bệnh còn xảy ra ở nhiều người lớn, nhất là các bà bầu. Nếu không kịp thời chữa trị căn bệnh này sẽ dẫn đến các biến chứng vô cùng đáng sợ, thậm chí có thể sẽ dẫn đến tử vong. Vậy sốt xuất huyết ở bà bầu là gì mà nguy hiểm đến vậy?

Sốt xuất huyết ở bà bầu là một căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua đường máu thông qua muỗi vằn và thường mang lại rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu. Sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, đặc biệt là ở những nơi có môi trường bị ô nhiễm, ao tù, nước đọng nhiều, đây chính là nơi lý tưởng để muỗi sinh sản một cách mạnh mẽ.

Hiện nay, sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc đặc trị, đối với những trường hợp bệnh nặng các bác sĩ hầu như chỉ điều trị ức chế biểu hiện của bệnh bằng cách hạ sốt, truyền dịch hoặc chống sốc tích cực. Còn đối với những trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc và sẽ tự khỏi sau vài tuần.

Sốt xuất huyết ở bà bầu – nguy hiểm chớ xem thường

Sốt xuất huyết là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Không những vậy, bệnh còn xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới với hơn hàng ngàn ca nhiễm bệnh mỗi năm. Đây là một căn bệnh rất dễ mắc phải, hơn nữa, bà bầu có sức đề kháng rất yếu vì thế nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao và tình trạng bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn các đối tượng khác.

Nguy hiểm hơn, virus còn có thể truyền từ người mẹ sang thai nhi. Trong trường hợp nghiêm trọng, để đảm bảo an toàn cho trẻ, có thể bác sĩ sẽ đề nghị bạn sinh mổ. Sốt xuất huyết ở bà bầu có thể dẫn đến các vấn đề sau đây:

1. Giảm tiểu cầu

Đây là tình trạng tiểu cầu giảm liên tục ở bà bầu. Tiểu cầu là một trong những tế bào có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình đông máu. Tình trạng này nếu xảy ra ở mức nhẹ có khả năng sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu số lượng xuống quá thấp có thể gây ra một số biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm, đáng lưu ý đối với phụ nữ mang thai. Theo đó, nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ lẫn thai nhi. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, số lượng tiểu cầu bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 150.000 đến 400.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu, giảm tiểu cầu sẽ xảy ra nếu con số giảm xuống dưới 150.000 trên mỗi microlit máu. Ngoài ra, mẹ bầu mắc phải vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến các phương pháp sinh con không gây đau.

2. Nguy cơ sinh non, bé nhẹ cân

Sinh non là một trong những vấn đề gây lo lắng cho người mẹ mỗi khi nhắc đến. Tình trạng này xảy ra khiến bé được sinh ra phải trải qua thời gian nằm lại bệnh viện khá lâu và có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến các triệu chứng như hạ thân nhiệt, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở, viêm ruột hoại tử,…

Trẻ sinh non luôn nhẹ cân hơn các trường hợp bình thường. Bởi lẽ, đây là tình trạng bé chào đời quá sớm khi chưa được phát triển đầy đủ trong cơ thể người mẹ. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, sốt xuất huyết có thể dẫn đến nguy cơ sinh non ở người mẹ, trẻ sẽ được ra đời khi tuổi thai chỉ mới hình thành trong giai đoạn từ 20 – 37 tuần.

Sinh non do sốt xuất huyết có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định cho trẻ sơ sinh vì bé lúc này không còn được bảo vệ an toàn. Cụ thể, trẻ sinh non có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ dẫn đến chứng bại não, khiếm khuyết nhận thức (có thể xuất hiện khi bé học mầm non hoặc muộn hơn là khi trưởng thành). Ngoài ra, bệnh nặng thậm chí còn có thể gây ra tình trạng tử vong ở thai nhi.

3. Sảy thai

Sảy thai ở bà bầu do sốt xuất huyết thường có nguy cơ xảy ra cao trong khoảng tuần thứ 23 của thai kỳ. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trong nhất của bệnh, vì vậy bà bầu nên chú ý theo dõi và thăm khám sức khỏe khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để có thể nhận được các phương pháp điều trị an toàn và thích hợp, không làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Theo các thống kê của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ cho biết, tỷ lệ sảy thai ở bà bầu khoảng 10 – 15% tổng số thai kỳ. Vấn đề này xảy ra có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có bệnh sốt xuất huyết. Những mẹ bầu mắc phải căn bệnh này có khả năng cao sẽ bị sảy thai nếu không được điều trị kịp thời.

4. Xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Tình trạng xuất huyết khi mắc bệnh này có thể xảy ra bất thường trong giai đoạn mang thai của người phụ nữ. Đặc biệt, nó thường xuất hiện vào thời điểm cuối thai kỳ hoặc trong lúc bà bầu đang chuyển dạ. Vấn đề này có thể xảy ra cực kỳ nghiêm trọng và có nguy cơ cao dẫn đến băng huyết sau sinh, gây tử vong cho cả mẹ và con.

5. Tiền sản giật khi mang thai

Tiền sản giật khi mang thai là một hội chứng mà các bà bầu thường dễ dàng gặp phải khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Đây là một hội chứng bệnh lý thai nghén có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Mẹ bầu có khả năng bị tiền sản giật vào những tháng cuối của thai kỳ với các biểu hiện như tăng huyết áp, đau đầu, đau bụng trên,…

6. Nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi

Bà bầu mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra với mức độ cao khi bà bầu có bệnh trong giai đoạn cuối thai kỳ. Vì thế, khả năng virus sốt xuất huyết gây ra các dị tật ở thai nhi trong thời kỳ đầu và giữa thai kỳ chưa có nghiên cứu chứng minh nào xác thực rõ ràng.

Nhưng mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan, phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh nào xảy ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay đế có thể được điều trị thời. Đồng thời, nếu thấy các dấu hiệu bất thường trong những ngày cuối thai kỳ thì ngay sau khi sinh em bé, bạn nên kiểm tra sức khỏe ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Nguyên nhân sốt xuất huyết ở bà bầu

Để có phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở bà bầu hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có thể kiểm soát chúng một cách triệt để nhất. Cụ thể, bà bầu mắc bệnh sốt xuất huyết có thể do một số vấn đề sau đây.

Do muỗi vằn Aedes

Muỗi vằn Aedes (muỗi vằn) là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết ở bà bầu. Cơ chế hoạt động của loài muỗi này được các nhà nghiên cứu cho biết, khi muỗi đốt người bệnh, muỗi sẽ mang virus Dengue theo vòi hút máu và truyền sang cho người bình thường. Mẹ bầu ở những nơi có nhiều ao tù nước đọng hoặc không gian không được thoáng đãng sẽ rất dễ bị muỗi đốt và hình thành bệnh.

Đặc điểm nhận dạng muỗi vằn Aedes:

Do bà bầu bị lây qua đường máu, dùng chung ống bơm kim tiêm

Virus gây bệnh sốt xuất huyết cho bà bầu có khả năng lây qua đường máu hoặc dùng chung ống kim tiêm không được khử trùng sạch sẽ. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, bà bầu cần phải tiêm phòng nhiều mũi để phòng ngừa một số bệnh cho bản thân và thai nhi. Việc này nếu tiến hành sai nguyên tắc trong việc đảm bảo vô trùng sẽ có nguy cơ gây lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết nói riêng và một số bệnh lây qua đường tiêm phòng, đường máu nói chung.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở bà bầu

Sốt xuất huyết là một căn bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý về dấu hiệu của nó để có thể nhận biết và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bà bầu có dấu hiệu về răng miệng là chảy máu chân răng.

Luôn cảm thấy không miệng và liên tục khát nước.

Ăn không ngon miệng và có dấu hiệu mất nước.

Xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội.

Sốt cao, tay chân run rẩy.

Cảm thấy khó thở.

Đau và tê nhức khắp người.

Buồn nôn, nôn ói có thể xảy ra liên tục.

Khó thở.

Cơ thể xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người.

Cụ thể hơn, sốt xuất huyết có thể tiến triển trong 3 giai đoạn và thường sẽ có những dấu hiệu đầu tiên sau 4 – 7 ngày bị muỗi vằn đốt.

Giai đoạn 1: Biểu hiện sốt

Người bệnh đột ngột sốt cao từ 39 – 40 độ C.

Cơn sốt kéo dài liên tục và không có dấu hiệu chuyển biến mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt.

Xuất hiện tình trạng phát ban.

Đau cơ, đau khớp, nhức mỏi tay chân hoặc cả người.

Đau đầu dữ dội.

Chán ăn, ăn không ngon miệng.

Buồn nôn.

Giai đoạn 2: Diễn biến nguy hiểm Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục

Làm gì khi bà bầu bị sốt xuất huyết

Khi bà bầu nhận thấy cơ thể bắt đầu có những biểu hiện của sốt xuất huyết cần phải tìm cách khắc phục ngay. Cụ thể, bạn cần thực hiện những việc làm sau đây để tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Triệt bỏ nơi sinh sản của muỗi, đây là một trong những vấn đề có thể giúp loại bỏ phần lớn nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết. Theo đó, bạn cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời thả cá vào đây để ngăn chặn sự sinh sản của muỗi.

Thay nước trong bình hoa thường xuyên để tránh tình trạng muỗi đẻ trứng vào. Thêm vào đó, nên dọn dẹp cỏ xung quanh nhà, đảm bảo nhà bạn luôn thông thoáng để tránh muỗi sinh sôi.

Bạn có thể sử dụng thuốc đuổi muỗi, nhang muỗi quanh nhà hoặc lắp cửa lưới chống muỗi trong phòng để phòng ngừa muỗi tấn công vào phòng và tìm nơi trú ẩn.

Bà bầu trong thời gian mắc bệnh tuyệt đối không nên dùng các loại thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ vì sẽ làm cho tình trạng phát ban diễn ra trầm trọng hơn.

Cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường để có thể hạ sốt hiệu quả và cung cấp nước cho cơ thể do mất nước vì nôn ói và sốt cao. Bà bầu lúc này được khuyến khích dùng nhiều nước oresol hoặc nước trái cây như dừa, cam,… Ăn đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp.

Cho bà bầu mặc quần áo thoải mái, thoáng khí. Đảm bảo bạn luôn được ở trong môi trường thoáng đãng, nhiệt độ vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp.

Nếu sốt xuất huyết diễn ra vào cuối thai kỳ, bạn nên đặc biệt chú ý. Nên đến các bệnh viện lớn, nơi có các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành để có phác đồ điều trị thích hợp.

Tuyệt đối không được mua thuốc tự điều trị tại nhà vì sẽ gây nguy hiểm khó lường cho sức khỏe của mẹ bầu. Nên giữ cho tinh thần thoải mái, không nên lo lắng quá nhiều. Thực hiện chăm sóc, theo dõi và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa sốt xuất huyết ở bà bầu

Có thể thấy, bà bầu khi mắc sốt xuất huyết rất nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và ảnh hưởng đến cả sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì thế, mẹ bầu cần tham khảo những biện pháp phòng bệnh sau đâu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như phong ngừa tái phát bệnh trở lại.

Tìm Hiểu Bệnh Sốt Xuất Huyết Và Cách Điều Trị Sốt Xuất Huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Dịch sốt xuất huyết các năm trước đây chủ yếu diễn biến ở trẻ em, nhưng năm nay số ngưới lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập viện lớn hơn gấp nhiều lần các năm trước.

Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm?

Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.

Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.

Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.

Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).

Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.

Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền nhận định.

Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày). Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.

Làm sao biết trẻ em bị sốt xuất huyết?

Khi thấy những dấu hiệu sau:

Sốt (nóng) cao 39-400 , đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền.

Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng:

Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.

Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).

Đau bụng.

Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:

Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã

Chân tay lạnh

Tiểu ít

Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

Thực tế điều trị bệnh cho thấy, nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh sốt xuất huyết người lớn là tràn dịch màng phổi. Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM đã phải cấp cứu nhiều trường hợp sốt xuất huyết bị tràn dịch màng phổi mà nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc trị bệnh. Khi mới sốt, những bệnh nhân này đã yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới hoặc bác sĩ tư nhân truyền dịch, gây ứ nước trong cơ thể và dẫn đến tràn dịch màng phổi.

Đối với sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài thì việc điều trị phải được thực hiện theo đúng phác đồ. Hiện nay đã có phác đồ điều trị sốt xuất huyết cho người lớn. Đây là phác đồ chuẩn được áp dụng cho tất cả các nước có sốt xuất huyết trên toàn thế giới. Theo đó, nếu mới có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh chỉ cần đến các cơ sở tuyến đầu để được hướng dẫn cách điều trị tại nhà mà chưa cần đến bệnh viện. Tất cả các cơ sở tuyến đầu đều đã được tập huấn đủ khả năng để xử lý những trường hợp ở cấp độ nhẹ.

Khi điều trị tại nhà (sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2), người bệnh chỉ uống paracetamol để hạ sốt, ngoài ra không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước mát hoặc nước trái cây để giải nhiệt, tránh ăn những thức ăn khó tiêu. Sau 11 hoặc 12 ngày, nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi. Để đề phòng xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa, khi có dấu hiệu nghi ngờ, nên đến cơ sở y tế ngay.

Làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết?

Đưa trẻ đi khám bệnh ngay. Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau:

Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy.

Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa…

Cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol (nước biển khô, cách pha: 1 gói pha vào 1 lít nước, uống 100-150ml nước/kg cân nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường…

Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao.

Không cho trẻ uống Aspirin (vì gây thêm xuất huyết), không cắt lễ hay cạo gió, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi trẻ đang sốt, không cữ ăn, không nhịn uống.

Theo dõi bệnh và mang ngay đến bệnh viện khi thấy có các dấu hiệu trở nặng bất ngờ:

Trẻ mệt nhiều hơn, vẻ âu lo bứt rứt, li bì hoặc vật vã

Tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn

Ói nhiều, da đổi màu bầm, môi tím lại.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em:

Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).

Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.

Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.

Nguồn (TH)

Bệnh Sốt Xuất Huyết Và Cách Điều Trị Sốt Xuất Huyết Hiệu Quả

Là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi truyền, sốt xuất huyết được xếp vào một trong những bệnh mùa hè phổ biến và tương đối nguy hiểm.

Hai thể của bệnh sốt xuất huyết là sốt xuất huyết dengue hay sốt dengue, bệnh do vi rút dengue gây ra. Khi muỗi vằn hút máu của người bệnh có nhiễm vi rút sau đó lại đốt người lành thì chúng sẽ truyền bệnh cho người lành qua vết đốt đó. Aedes albopictus và Aedes aegypti là hai loại muỗi vằn truyền bệnh trong đó chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti. Càng những nơi ẩm thấp, tối tăm lại càng tạo điều kiện cho loại muỗi này phát triển. Thời gian hoạt động của chúng là cả vào ban đêm lẫn ban ngày.

Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này. Tuy nhiên, trẻ em trong độ tuổi từ 3-10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất. Tùy vào mức độ nhiễm bệnh của từng người mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là: có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải; đi ngoài ra máu; nôn mửa; chảy máu cam; có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da; trẻ nhỏ thường có biểu hiện sốt cao từ 38-39 độ C, sốt đột ngột nhưng không kèm theo sổ mũi hay ho, thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng vài giờ sau khi cho trẻ uống. Đối với trẻ lớn hơn, có thể có biểu hiện sốt nhưng chỉ sốt nhẹ kèm theo các dấu hiệu xuất huyết, nhức mỏi toàn thân, đau khớp, nhức mắt, đau đầu.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

– Nơi ở của trẻ cần phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát.

– Phát quang bụi rậm, vệ sinh cảnh quan môi trường sống.

– Đậy kín những nơi có nước như lu, vại,… để đảm bảo muỗi không có điều kiện để sinh sản và phát triển.

– Có thể sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: phun thuốc chống muỗi, thắp nhang muỗi, sử dụng bình xịt,…

– Khi đi ngủ cần mắc màn để tránh muỗi đốt dù là ban ngày hay ban đêm.

– Không để trẻ hoạt động ở những nơi có ao tù nước động, ẩm thấp hay môi trường tối tăm.

– Cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám nếu thấy trẻ có những biểu hiện nghi ngờ sốt xuất huyết.

Hiện nay vẫn có chưa vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị bếnh sốt xuất huyết. Nếu trẻ không may mắc bệnh sốt xuất huyết, người nhà cần áp dụng những phương pháp sau đây để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất:

– Việc mất nước khi sốt sẽ kéo theo chứng kém uống, kém ăn, mệt mỏi. Vì vậy, người nhà cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước để bù lại nước đã mất. Có thể uống các loại nước khác nhau tùy theo sở thích của trẻ như nước đun sôi để nguội, nước suối, nước chanh, nước dừa, nước cam,…

– Những loại nước có màu đen, nâu, đỏ như nước dưa hấu, nước củ dền, nước trái cây sậm mầu, nước xá xị không nên cho trẻ uống đề phòng trường hợp trẻ nôn ói sẽ khó phân biệt màu nước với chảy máu bao tử.

– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo, cơm nhão. Tránh huyết vịt, huyết heo và những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ.

– Có thể cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

– Bệnh nhân sốt xuất huyết tuyệt đối không uống Aspirin, Ibufrophen.

– Tuân thủ thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, thực hiện tái khám hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

– Nếu có các biểu hiện sau đây, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để chữa trị: lạnh, tay chân mát, xuất huyết, đau bụng nhiều, ói nhiều, li bì hoặc bứt rứt, lừ đừ.

Việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nếu cha mẹ đưa trẻ đến viện trong tình trạng quá muộn. Vì vậy việc điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình người bệnh và bác sĩ. Quan trọng nhất là vai trò của người thân trong việc chăm sóc trẻ để góp phần bảo vệ sức khỏe của bé yêu một cách tốt nhất.

Sốt Xuất Huyết Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Phòng Tránh Bệnh Sốt Xuất Huyết

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết rất dễ bùng phát thành dịch, việc hiểu biết nguyên nhân gây bệnh sẽ đóng vai trò quan trong việc phòng tránh. Sốt xuất huyết xuất hiện do virus Dengue gây nên. Muỗi vằn chính là vật trung gian truyền virus từ người bệnh sang người lành.

Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết được chia thành các giai đoạn khác nhau, trong những giai đoạn này, bệnh có các biểu hiện không giống nhau đôi khi khiến người bệnh lầm tưởng đến các loại bệnh khác khiến quá trình khám chữa trở nên chậm trễ.

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này bắt đầu khi người bệnh bị muỗi vằn truyền virus. Tuy nhiên người bệnh không thể phát hiện ra được điều gì vì bệnh thời kì này không có biểu hiện gì đáng chú ý. Thông thường thời gian này kéo dài từ 3-14 ngày. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mỗi người, tuổi tác, giới tính mà thời gian ủ bệnh có thể nhanh hay chậm.

Giai đoạn sốt

Hết giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân sẽ chuyển sang có những cơn sốt kéo dài từ 2-7 ngày. Người bệnh sốt cao, các cơn sốt đến đột ngột. Bên cạnh đó còn kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, có các vết xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam,…

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn này kéo dài từ 3-7 ngày, sau khi cắt hết các cơn sốt, người bệnh lầm tưởng rằng mình đã khỏi bệnh mà không biết rằng đây mới chính là giai đoạn nguy hiểm nhất. Giai đoạn này xuất hiện với các triệu chứng như xuất huyết dưới da chủ yếu ở các vị trí như cánh tay, chân, bụng, mạng đùi, sườn. Các vết xuất huyết xuất hiện dày đặc với các chấm li ti ở nhiều vị trí. Bên cạnh đó còn có tình trạng xuất huyết niêm mạc, người bệnh bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng,… Trong một số trường hợp gây nguy hiểm khi xuất huyết các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện khác như lạnh đầu tay chân, tim đập nhanh, huyết áp giảm,… rất nguy hiểm. Giai đoạn này nếu không có biện pháp chữa trị và quan sát thường xuyên sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, giai đoạn này thường lại được người bệnh chủ quan coi nhẹ vì nghĩ bệnh hết sốt là đã khỏi.

Giai đoạn hồi phục

Sau khi hết giai đoạn nguy hiểm cơ thể người bệnh bước vào trạng thái hồi phục. Các vết xuất huyết tan dần, cơ sốt dứt hẳn,…. Thông thường giai đoạn này kéo dài 1-2 ngày. Người bệnh nên cố gắng bổ sung các chất dinh dưỡng để cơ thể ổn định nhanh chóng

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết