Xem Bệnh Rối Loạn Tiền Đình / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Rối loạn tiền đình là căn bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng thường gặp nhất ở những người lớn tuổi. Nó không những ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng nếu không chữa trị kịp thời.

Tiền đình là bộ phận nằm sau ốc tai của cơ thể, duy trì sự cân bằng những hoạt động của cơ thể như nằm, đứng, xoay người,… Tương ứng với mỗi hoạt động, tiền đình cũng sẽ di chuyển theo và giúp cơ thể cân bằng.

Triệu chứng rối loạn tiền đình khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng người, nhưng tựu chung lại có một số triệu chứng thường thấy như sau:

Những người mắc bệnh rối loạn tiền đình có thể thiếu tập trung, quá lo lắng hoặc tìm kiếm sự chú ý trong cuộc sống, họ có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày, chẳng hạn như ra khỏi giường sau khi thức dậy.

Khi có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Khi đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, và có thể thực hiện một số kỹ thuật như:

Thiếu máu: Với phụ nữ có thể là thiếu máu sau sinh, hoặc có thể là bị chấn thương gây mất máu nhiều với cả nam và nữ.

Khi cơ thể lão hóa, xuất hiện tình trạng suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, gây ra rối loạn tiền đình.

Cơ thể mệt mỏi và căng thẳng thường xuyên.

Áp lực công việc cao trong một thời gian dài, làm việc với máy vi tính quá nhiều mà không có sự nghỉ ngơi hợp lý.

Huyết áp thấp khiến thiếu máu não.

Uống quá nhiều rượu bia.

Cơ thể bị nhiễm độc do hóa chất hoặc do sử dụng thuốc không phù hợp.

Sau khi kiểm tra xong, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người.

Ghi điện rung giật nhãn cầu là một nhóm các xét nghiệm vùng da quanh mắt, đo chuyển động mắt để đánh giá dấu hiệu thuộc về các vấn đề thần kinh hay là rối loạn tiền đình.

Xét nghiệm xoay vòng là một trong những cách đánh giá mắt và tai hoạt động như thế nào.

Xét nghiệm âm ốc tai đo sự đáp ứng của tế bào tóc với các cú nhấp được tạo ra bởi một loa nhỏ chèn vào ống tai để cung cấp thông tin nhằm xác định tế bào lông trong ốc tai làm việc như thế nào

MRI não tạo ra hình ảnh cắt ngang của các mô cơ thể được quét dựa trên từ trường và sóng radio để phát hiện sự bất thường trong não.

Tùy vào tình trạng rối loạn tiền đình, ở giai đoạn đầu, cấp tính hay mạn tính và thể trạng của từng người, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng những loại thuốc khác mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc và các liệu pháp tiền đình không đạt kết quả như mong muốn, bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn cho bệnh nhân tiến hành phẫu thuật.

Bên cạnh việc điều trị bằng Tây y, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả như:

Mộc nhĩ là thành phần chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả, món canh mộc nhĩ giúp thông mạch, giảm dần những triệu chứng của rối loạn tiền đình theo thời gian.

Thịt nạc thăn cắt mỏng. Ngâm mộc nhĩ đến khi nở ra, rửa sạch rồi sắc sợ chỉ. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước vừa đủ dùng, nấu cho đến khi sôi, nêm gia vị vừa ăn và thưởng thức. Sử dụng món canh mộc nhĩ này hàng ngày trong 1 tháng, bạn sẽ thấy các triệu chứng giảm dần.

Bạn có thể kết hợp một số loại lá như lá quýt, bưởi, sả, cúc tần, chanh, hương nhu,… để nấu thành nồi lá xông. Đây là phương pháp khá hiệu quả với những người bị rối loạn tiền đình thời gian dài, việc xông hơi sẽ điều hòa khí huyết, thanh lọc giải độc cho cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi cho cơ thể.

Nếu rối loạn tiền đình khiến bạn đau đầu, hãy giã nát 2 củ hành và 2 lá bưởi rồi đắp lên thái dương, rồi dùng băng cố định lại. Việc này giúp lưu thông khí huyết, tăng lưu lượng máu lên não, huyết áp ổn định hơn và cơn đau đầu giảm rõ rệt.

Bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như:

Rửa sạch và hầm kỹ rồi ăn hoặc hấp với gừng tươi, tỏi, hành.

Làm sạch óc heo, trộn đều với trứng rồi đem chiên lên.

Làm sạch óc heo, chần qua nước sôi. Sắc nhỏ lá ngải cứu và diếp cá. Hấp cách thủy óc heo và lá ngải cứu khoảng 40 phút, rồi cho rau diếp cá vào và ăn lúc còn nóng.

Đây là một trong những loại vitamin hỗ trợ sự khỏe mạnh của hệ thống thần kinh, thiếu hụt chất này sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt. Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm như cá, cam, táo, chuối, quả óc chó, hạnh nhân, các loại ngũ cốc, khoai lang, các loại đậu,…

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, bổ sung 600g vitamin C mỗi ngày kết hợp với những loại vitamin khác trong 8 tuần sẽ kiểm soát được các triệu chứng rối loạn tiền đình. Vitamin C có nhiều trong những loại rau quả và trái cây có múi như cam, bưởi, chanh, cải xoăn, ổi,…

Vitamin D hỗ trợ rất tốt cho những người đang trong giai đoạn điều trị rối loạn tiền đình, nó khắc phục chứng xơ cứng tai – một trong những triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình. Vitamin D có trong các loại cá, sữa, trứng, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành,…

Thành phần này có tác dụng sửa chữa khiếm khuyết trong tiền đình, giảm bớt vấn đề về cân bằng ở người lớn. Những thực phẩm có chứa nhiều folate như các loại rau màu xanh đậm, các loại hạt, các loại đậu,…

Bên cạnh đó, người bị rối loạn tiền đình nên kiêng chất béo vì nó khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình điều trị rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình không nên sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích như caffein, rượu bia, vì chúng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gây ra đau đầu và làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác, khiến quá trình điều trị bệnh bị ảnh hưởng.

Thả lỏng người, ngồi úp hai bàn tay lên gáy theo chiều ngang từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và ngược lại. Để 4 đầu ngón tay ở chính giữa chỗ hõm sau gáy, day nhẹ dọc cột sống cổ theo vòng xoáy khoảng 20 lần. Có thể kết hợp với dầu để tăng hiệu quả.

Ngồi thẳng trên ghế, hai chân vuông góc với đùi, lưng thẳng, giữ nguyên hai vai, gập cằm tối đa. Hít vào, thở ra, ngửa cổ ra sau để ụ chẩm tiếp xúc với vai, giữ khoảng 30 giây rồi từ từ trở về vị trí ban đầu. Sau đó nghiêng đầu sang hai bên, kết hợp với hít thở đều đặn.

Ngồi thẳng trên ghế, chân vuông góc với đùi, gập đầu vuông góc với thân một cách nhẹ nhàng, quay cổ, kết hợp với việc hít thở.

Bước nhanh về trước 5 bước, dừng đột ngột, nghỉ khoảng 10 giây, rồi bước về sau, thực hiện những bước như vừa rồi, thực hiện 5-10 lần.

Bên cạnh những bài tập thể dục, bạn cũng có thể chọn những môn thể thao phù hợp với thể trạng như yoga, đi bộ, tập dưỡng sinh để gân cốt dẻo dai hơn, thúc đẩy sự lưu thông máu trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuyệt đối tránh những môn vận động mạnh như bóng chuyền, bóng đá,… vì nó khiến người tập có thể bị ù tai, chóng mặt, khó thở, và có thể gây ra nguy hiểm cho tính mạng.

Một số vấn đề cần lưu ý khi bị rối loạn tiền đình

Ăn nhạt hơn so với bình thường, nêm ít đường, ít muối hơn trước.

Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sự tuần hoàn máu trong cơ thể, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của các triệu chứng rối loạn tiền đình với cơ thể.

Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, sau khoảng 1 tiếng, bạn nên chủ động di chuyển hoặc vận động cơ thể, tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính.

Tập thể dục thường xuyên, chọn những bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể, không chọn những bài tập xoay chuyển đột ngột vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Không đứng lên ngồi xuống quá nhanh, hạn chế ngoảnh cổ nhiều, không leo trèo quá cao hay không đọc sách báo khi ngồi trên xe.

Rối Loạn Tiền Đình Là Gì?

Rối loạn tiền đình là chứng bệnh phổ biến và tỉ lệ người mắc ngày càng tăng, vậy rối loạn tiền đình là gì và bệnh này có nguy hiểm không?

Bác sĩ tư vấn cho biết, tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh có vị trí nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Vai trò của tiền đình là cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như tay, chân, mắt, thân mình…

Rối loạn tiền đình là chứng bệnh phổ biến hiện nay. Rối loạn tiền đình được hiểu là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền định bị rối loạn hoặc tắc nghẽn, nguyên nhân do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này dẫn đến tiền đình bị mất khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể, khiến cho người bệnh cảm thấy cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Các triệu chứng này xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần và xảy ra một cách đột ngột gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Rối loạn tiền đình ngoại biên: Xảy ra do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình hoặc do bệnh lý tắc mạch máu vùng sau cổ. Triệu chứng phổ biến là người bệnh cảm thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Rối loạn tiền đình trung ương: Xảy ra do có sự tổn thương nhân tiền đình hoặc đường dây liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não và tiểu não. Các triệu chứng phổ biến như: đi lại khó khăn, xây xẩm mặt mày, choáng váng khi thay đổi tư thế…

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì?

Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài gây tổn thương cho hệ thần kinh.

Do môi trường sống và làm việc hàng ngày có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa đột ngột, ít vận động…

Người bị mất máu nhiều do chấn thương hoặc phụ nữ sau sinh…

Do sử dụng quá nhiều rượu bia.

Do hệ lụy của các bệnh như: U não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa…

Do cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc… cũng có thể gây ra rối loạn tiền đình.

Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình thường biểu hiện bởi một số dấu hiệu như: Chóng mặt, mất thăng bằng, mất ngủ, ngất xỉu, mất ý thức… Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình không được coi là một căn bệnh mà chỉ là hội chứng. Và nó không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác nếu như không được điều trị kịp thời.

Rối loạn tiền đình có thể gây ra một số tác hại đối với cơ thể như:

Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, gây khó khăn trong việc đi lại, làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày. Điều này cũng khiến người bệnh ít vận động hơn và có thể kéo theo nhiều bệnh lý khác.

Những cơn đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra sẽ xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh không thể tập trung, ảnh hưởng đến công việc.

Dễ nổi nóng vô cớ với những người xung quanh.

Có thể dẫn đến biến chứng và gây ra điếc.

Gây nguy hiểm trong khi tham gia giao thông…

Hội chứng rối loạn tiền đình có điều trị được không?

Rối loạn tiền đình nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách và tuân thủ phác đồ điều trị thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên khi bị bệnh, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị mà nên đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Để biết rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Triệu Chứng Rối Loạn Tiền Đình

Chứng bệnh rối loạn tiền đình có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng với đó, căn bệnh này còn gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, chứng rối loạn tiền đình được phân thành hai dạng đó là: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Việc nắm rõ các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ giúp người bệnh có những biện pháp phòng tránh và kịp thời điều trị.

Triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên là một dạng bệnh lý không gây nguy hiểm và có những triệu chứng nhẹ. Một số các dấu hiệu nhận biết người mắc chứng rối loạn tiền đình ngoại biên như:

Cơ thể mất thăng bằng

Chóng mặt, choáng váng

Rối loạn thị giác, mất phương hướng

Rối loạn thính giác

Nhãn cầu rung giật

Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn

Mất ngủ – khó ngủ

Huyết áp thấp

Trong số những biểu hiện trên, tình trạng rối loạn thính giác được đánh giá là nguy hiểm nhất. Người bệnh nếu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu này cần lập tức đến cơ sở y tế uy tín để điều trị. Những trường hợp xấu nhất có thể xảy đến như: suy giảm thính lực; điếc; có tiếng ve, dế kêu trong tai suốt ngày và nặng hơn về ban đêm.

Triệu chứng rối loạn tiền đình trung ương

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiền đình trung ương đa phần là do những tổn thương ở não. Đây cũng là loại bệnh lý mà nhiều người gặp nhất hiện nay. Lúc đầu bệnh có biểu hiện nhẹ, không đáng lo ngại; càng về sau bệnh lý ngày một trầm trọng và gây ra nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt, vận động và tư duy.

Những triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tiền đình trung ương: Những triệu chứng sau khi bệnh rối loạn tiền đình trung ương trở nặng:

Cơ thể mất thăng bằng, dễ ngã

Chỉ có thể nằm yên ở một tư thế

Không thể tự ngồi dậy

Cơ thể luôn trong tình trạng buồn nôn, nôn ói

Cơ thể bị mất nước, điện giải

Cứ hễ mở mắt ra là đầu óc quay cuồng, mọi thứ xung quanh đảo lộn.

So với triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên, chứng rối loạn tiền đình trung ương sẽ có những biểu hiện trầm trọng hơn. Tuy nhiên cả hai loại bệnh lý này đều có chung một đặc điểm đó là, bệnh chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và tái phát lại nhiều lần.

Chính vì thế, khi có cảm thấy cơ thể có triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh tốt hơn hết là nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín và kịp thời can thiệp điều trị sớm. Có vậy mới xác định được chính xác tình trạng, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và tăng khả năng điều trị tận gốc chứng bệnh này.

9 cách khắc phục triệu chứng rối loạn tiền tại nhà

Ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ buổi tối

Việc ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ buổi tối là cách khắc phục triệu chứng rối loạn tiền đình dễ làm và phù hợp với mọi đối tượng. Với những ai mắc chứng rối loạn tiền đình và có triệu chứng khó ngủ – mất ngủ, nên thực hiện đều đặn biện pháp này để giúp phần cơ bắp được thư giãn, mạch máu lưu thông tốt hơn và dễ đi vào giấc ngủ.

Cách làm:

Pha một thau nước muối loãng khoảng 50 – 60 độ C.

Thái một lát mỏng hoặc đập đập thả vào thau nước.

Ngâm chân vào thau nước trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Tập luyện các bài tập toàn thân tại nhà

Để cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình, các bài tập toàn thân tại nhà sẽ giúp bạn thư giãn hiệu quả, giảm đau mỏi vai gáy, rèn luyện mắt, giữ thăng bằng cơ thể. Tuy nhiên, với những ai đang trong thời gian điều trị bệnh lý, nên hỏi ý kiến bác sĩ về tư thế tập luyện trước khi bắt đầu.

Sử dụng lá đinh lăng khắc phục triệu chứng rối loạn tiền đình

Đinh lăng là loại thảo dược nổi tiếng và thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Bên cạnh đó, đinh lăng cũng là một loại nguyên liệu dùng để chế biến ra nhiều món ăn thường ngày và rất hợp khẩu vị nhiều người. Loại cây này có tác dụng dưỡng não, an thần, lưu thông khí huyết và rất có lợi trong việc khắc phục các triệu chứng rối loạn tiền đình tại nhà.

Cách làm:

Chuẩn bị lá đinh lăng và rửa sạch chúng nhiều làn với nước

Sườn non đem đi chặt miếng và luộc sơ qua để loại bỏ bụi bẩn

Ướp sườn non với các loại gia vị, hành lá trong vòng 15 phút

Cho sườn đã ướp vào nồi ninh nhừ.

Khi thịt đã chín mềm, cho thêm lá đinh lăng vào đun sôi từ 5 – 10 phút thì tắt bếp

Sử dụng cây ngải cứu trị chứng rối loạn tiền đình

Cũng giống như cây đinh lăng, ngải cứu cũng là một trong những loại thảo dược trong Đông y; đồng thời là một nguyên liệu quen thuộc cho nhiều món ăn bồi bổ cơ thể. Cây ngải cứu có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiền đình và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.

Cách làm:

Sử dụng 1 bó ngải cứu; 1/3 lá khuynh diệp, 1/3 rổ lá bưởi tươi đem đi rửa sạch nhiều lần với nước.

Cho tất cả các loại lá đã rửa vào nồi nước, sau đó đun sôi 20 phút.

Sử dụng để xông hơi ngay khi nước còn nóng

Áp dụng phương pháp này đều đặn sẽ giúp cơ thể được thư giãn, máu lưu thông tốt, giảm chóng mặt và buồn nôn hiệu quả.

Sử dụng mộc nhĩ trị các triệu chứng rối loạn tiền đình

Mộc nhĩ là một loại nguyên liệu được nhiều bác sĩ Đông y đánh giá cao về hiệu quả khắc phục các triệu chứng rối loạn tiền đình. Bạn có thể sử dụng chúng trong các bài thuốc hoặc chế biến thành món ăn thơm ngon hằng ngày như:

Cách làm:

Chuẩn bị thịt nạc thăn được rửa sạch, thái lát mỏng và một ít mộc nhĩ.

Mộc nhĩ khô đem ngâm với nước nóng cho đến khi nở to và rửa thật sạch với nước.

Mộc nhĩ đem đi thái chỉ và bỏ vào nồi trộn lẫn với thịt.

Thêm nước dừa vừa đủ vào nồi và bắt đầu đun sôi liu riu tầm 5 phút.

Nêm nếm gia vị và cho ra đĩa.

Đây là món ăn dễ làm và cũng vừa hợp khẩu vị của nhiều người. Nếu kiên trì sử dụng đều đặn, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng rối loạn tiền đình như: hoa mắt, chóng mặt,… giảm đi trông thấy.

Xoa bóp bấm huyệt tại nhà

Xoa bóp bấm huyệt sẽ có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiền đình như: chóng mặt, đau đầu, ù tai, mất thăng bằng, khó ngủ và lưu thông mạch máu não,… hiệu quả.

Các bước xoa bóp bấm huyệt vùng trán:

Sử dụng ngón tay có thể tạo lực mạnh nhất và ấn vào các huyết giữa lông mày, rồi từ từ ấn sang hai bên thái dương.

Miết chặt tay quanh vùng trán để tạo thêm lực xoa bóp cho tay

Người bệnh hơi nghiêng đầu về bên trái hoặc sang phải theo chiều thuận của người bấm huyệt.

Bấm vào các huyệt từ trung tâm trán tới một phần thái dương và đưa 2 ngón tay về phía sau cổ.

Tập luyện yoga tại nhà

Trong số các bộ môn thể dục thì yoga được xem là cách tập luyện phù hợp nhất với những ai bị rối loạn tiền đình. Những giá trị tuyệt vời mà yoga đem đến cho con người như:

Giúp tinh thần được thư giãn, tỉnh táo hơn

Ổn định huyết áp, tăng cường lưu lượng tuần hoàn

Điều hòa lại các chức năng của tim mạch

Tăng không khí cho phổi và cung cấp oxy cho não bộ

Giúp cơ thể vận động dẻo dai hơn.

Tập luyện các bài tập về mắt mỗi ngày

Để cải thiện chứng hoa mắt chóng mặt, người mắc chứng rối loạn tiền đình nên áp dụng một số bài tập về mắt như sau:

Bước 1: Nhìn thẳng về phía trước, sau đó hướng ánh mắt tạp trung vào một điểm đang nằm ngang tầm mắt.

Bước 2: Từ từ di chuyển vùng đầu từ bên này sang bên khác nhưng vẫn giữ nguyên điểm nhìn cũ.

Bước 3: Đầu quay trở lại vị trí cũ và tập luyện tương tự với các động tác ngẩng đầu lên quang các hướng khác.

Xây dựng bữa ăn lành mạnh, khoa học hàng ngày

Việc xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ giúp con người đẩy lùi được vô số loại bệnh tật. Với những ai mắc chứng rối loạn tiền đình sẽ cần bổ sung các chất dinh dưỡng sau:

Các thực phẩm giàu chất xơ

Cách thực phẩm chứa hàm lượng axit folic cao

Thực phẩm chứa các vitamin thiết yếu

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tuyệt đối tránh xa các chất có yếu tố làm gia tăng triệu chứng rối loạn tiền đình như: caffeine r; bia rượu; nicotin; chất béo không tốt (mỡ động vật);…

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 2216 8008 – 096 589 8008

chúng tôi

tamlytrilieunhc@gmail.com

Bệnh Rối Loạn Tiền Đình Là Gì?

Bộ phận tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, có tác dụng duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như: đi, đứng, nằm, ngồi, cúi xuống hoặc xoay người.

Tương ứng với mỗi hoạt động của cơ thể, hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc theo các hoạt động này và giữ thăng bằng cho cơ thể. Hệ thống tiền đình chịu sự điều khiển của nhóm hệ thần kinh cao cấp hơn não. Như vậy rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là một hội chứng nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bạn bị rối loạn tiền đình ở thể nặng thì sẽ dẫn đến các bệnh lý khác.

Hiện nay, bệnh đang có xu hướng gia tăng ở những người lao động trí óc, và bệnh còn chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi trưởng thành.

Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, thay đổi tư thế rất khó khăn và người bệnh thường bị mất,phương hướng, mất thăng bằng, dễ té ngã,… là các triệu chứng của người mắc bệnh rối loạn tiền đình:

Khi mắc phải hội chứng này cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản, không tập trung làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chất lượng làm việc của gia đình và bản thân.

Rối loạn tiền đình ngoại biên bắt gặp với biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt khi tư thế bị thay đổi.. Đây là dạng rối loạn tiền đình lành tính, chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn có thể đi đứng bình thường, cơn chóng mặt thường xuất hiện thoáng qua, diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, các biểu hiện bắt gặp khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi một cách đột ngột và liên tục.

Người bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên thường rơi vào tình trạng tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài. Khi đó người bệnh không thể đi đứng được, cảm giác đi không vững, các tư thế nằm sang ngồi không thể thực hiện được.

Đặc biệt hơn nữa, kèm theo cơn chóng mặt thường là biểu hiện nôn rất nhiều và ù tai,thậm chí là giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo hiện tượng nặng đầu, không tập trung, choáng váng, hồi hộp, phiền muộn, sợ ánh sáng, sợ hãi…

Rối loạn tiền đình trung ương có biểu hiện giống như tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh khó khăn trong việc đi đứng, tư thế người bệnh bị thay đổi đột ngột, bị choáng váng, chóng mặt, da tái xanh, mồ hôi đổ nhiều,…

Rối loạn tiền đình trung ương là do nguyên nhân có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương các dây thần kinh liên hệ của các nhân dây tiền đình ở vùng não, vùng tiểu não. Nguyên nhân của căn bệnh rối loạn tiền đình là gì? Đó có thể là do thiếu máu lên não bởi tình trạng xơ vữa động mạch, thoái hoá cột sống cổ, chèn ép mạch máu của đốt sống lưng…

Các triệu chứng của bệnh hay gặp khi bị rối tiền đình trung ương tương tự như gặp với biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Các biểu hiện như chóng mặt, choáng váng mỗi khi tư thế thay đổi, kèm theo bị nôn ói, khó tập trung, mau quên thường xuất hiện ở người mắc phải căn bệnh này.

Rối loạn tiền đình gây ra phiền toái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. cũng như và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn tiền đình bệnh học hay còn gọi là Hội chứng ốc tai – tiền đình rễ.

+ Do viêm màng nhện: loại này có nhiều thể như: thể viêm dính bắt gặp sau phẫu thuật tai – xương chũm khi đã ổn định, thể giả u và thể viêm nang.

+ Do u dây thần kinh thính giác gây ra chứng rối loạn này .

+ Do viêm dây thần kinh thính giác nguyên nhân là do viruts cúm, quai bị…

+ Do cơ thể bị nhiễm độc rượu, hoá chất, chì, sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn.

+ Hội chứng tiền đình: Xuất hiện chóng mặt rõ rệt, có những cơn bộc phát, kèm theo chứng ù tai. Xuất hiện chứng rung giật nhãn cầu tự phát loại ngang – xoay hướng về phía bên tai lành, kèm theo là cơn chóng mặt.

+ Hội chứng ốc tai: Khả năng nghe kém không thể tiếp âm, không có hiện tượng hồi thính giác.

+ Hội chứng thần kinh: Các cơn nhức đầu diễn ra liên liên tục, kèm theo nó là những cơn bột phát thường ở vùng chẩm – đỉnh đầu. Xuất hiện rối loạn trương lực cơ nhưng hiện tượng rối loạn mất thăng bằng và hội chứng tiểu não không rõ.

Căn cứ vào nguyên nhân để đưa ra cách chữa trị hiệu quả.

+ Nguyên nhân ngoại khoa: Nếu bị u dây thần kinh thính giác thì nên lấy bỏ khối u theo đường tai-mê nhĩ lúc khối u còn bé, ở ống tai trong, theo đường sọ não khi khối u phát triển vào nội sọ.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh rối loạn tiền đình chưa gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Ban đầu, bệnh có thể xuất hiện trong vài giờ hay vài ngày rồi hồi phục trở lại nhưng bệnh cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng xấu như: mất thăng bằng,mất phương hướng, chao đảo, hoa mắt, chân tay tê bì, cơ thể suy yếu, mệt mỏi một thời gian, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Nếu để tình trạng kéo dài mà không biết cách phòng chữa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: bệnh thần kinh, hoặc huyết áp thấp,…thậm chí có thể gây đột quỵ.

Bạn có thể hiểu rõ được bệnh rối loạn tiền đình là gì khi biết đến các biểu hiện cũng như nguyên nhân gây ra bệnh.

Một số triệu chứng xuất hiện ở người bị rối loạn tiền đình như sau:

+ Dấu hiệu nhận biết đầu tiền là chứng chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất thăng bằng, mất tập trung… gây trở ngại lớn đến sinh hoạt, hiệu quả công việc.

+ Bệnh có thể xuất hiện thoáng qua trong vài ba ngày rồi phục hồi nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Tình trạng này làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Bệnh để lâu ngày sẽ thành bệnh mãn tính và người bệnh rơi vào trạng thái suy nhược cơ thể, sợ hãi, trầm cảm.

+ Cơ thể rơi vào tình trạng quay cuồng, chao đảo, buồn nôn hoặc nôn nhiều.

+ Nhạy cảm với ánh sáng, tầm nhìn bị xáo trộn khó nhìn tập trung vào một điểm, có cảm giác ảo giác.

+ Thính lực suy giảm gây ra cảm giác ù tai.

+ Không tập trung, hay quên, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi về thể chất cả tinh thần.

+ Hiện tượng chóng mặt gây ra nguy cơ té ngã khi đang tham gia giao thông trên đường hoặc gây tai nạn khi leo trèo.

+ Bệnh rối loạn tiền đình nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng khác như thần kinh, rối loạn tim mạch,… Thậm chí có thể gây đột quỵ.

Bệnh rối loạn tiền đình không gây ra những hậu quả quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Vì vậy cần hiểu bệnh rối loạn tiền đình là gì và phát hiện sớm để có cách chữa trị kịp thời.

Phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hay thay đổi tư thế

Người dễ bị chứng rối loạn tiền đình nên dùng thuốc chống say tàu xe trước khi đi. Nên để đầu óc thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì tốt hơn.

Khi xuất hiện các cơn chóng mặt nên dừng ngay mọi việc sau đó nằm nghỉ trong phòng tối. Dừng điều khiển các phương tiện tránh các rủi ro mà chứng bệnh gây ra..

Nên uống nước nhiều để giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Thường xuyên vận động, tập thể dục hằng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng.