Xem Bệnh Lupus Ban Đỏ / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Lupus Ban Đỏ Dạng Đĩa

Lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh tự miễn chủ yếu gây tổn thương ngoài da. Triệu chứng của bệnh ít khi gây ngứa ngáy nhưng thường dai dẳng, diễn tiến theo đợt và dễ tái phát. Lupus ban đỏ nói chung và lupus ban đỏ dạng đĩa nói riêng đều không thể chữa trị hoàn toàn. Việc sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp chăm sóc chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự xuất hiện của các tổn thương mới.

Lupus ban đỏ dạng đĩa là gì?

Lupus ban đỏ dạng đĩa (Discoid Lupus Erythematosus) là một thể của bệnh lupus ban đỏ, bên cạnh lupus ban đỏ hệ thống. Lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh tự miễn chủ yếu chỉ gây tổn thương ở da nên khá lành tính và có thể kiểm soát thông qua chế độ chăm sóc, điều trị đúng cách.

Tổn thương da do lupus ban đỏ hệ thống xảy ra khi hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên tấn công vào các mô da khỏe mạnh. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một số yếu tố môi trường và nồng độ nội tiết tố bất ổn.

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ dạng đĩa

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa cẫn chưa được xác định. Tuy nhiên sau khi sinh thiết da và tìm hiểu cơ chế bệnh, các nhà khoa học cho biết đây là chứng bệnh tự miễn – xảy ra khi hệ miễn dịch tự tạo ra kháng nguyên nhằm đối kháng với các mô da khỏe mạnh.

Phần lớn người mắc bệnh lý này đều bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Sau đó, các tác nhân từ môi trường và một số yếu tố nội sinh có thể kích hoạt triệu chứng bùng phát.

Theo thống kê, bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa thường xảy ra ở những nhóm đối tượng sau:

Người Mỹ gốc Phi

Người trong độ tuổi từ 25 – 50

Nữ giới

Tiền sử gia đình mắc bệnh lupus ban đỏ hoặc các bệnh tự miễn khác

Các yếu tố kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát:

Tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh

Stress, căng thẳng thần kinh

Sức khỏe và thần kinh suy nhược

Mất ngủ kéo dài

Rối loạn nội tiết tố

Sinh sống trong môi trường ô nhiễm

Dấu hiệu nhận biết & Đặc điểm của bệnh

1. Triệu chứng nhận biết

Tổn thương da do lupus dạng đĩa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế, thương tổn xảy ra chủ yếu ở lòng bàn chân, cổ, ngực, lòng bàn tay, mặt,…

Các triệu chứng nhận biết bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa, bao gồm:

Xuất hiện các phát ban da có màu hồng nhạt đến màu đỏ và có hình tròn rất đặc trưng

Tổn thương da có các vảy dày trên bề mặt và hơi có dầu

Ban da có gờ cao hơn so với những vùng da xung quanh

Ngoài viền có các vảy sừng dính chặt

Tổn thương da có thể gây phồng rộp, đặc biệt là ở các đầu ngón tay và quanh khuỷu tay

Sau khi bong vảy, da có xu hướng mỏng, màu sắc tối hoặc sáng hơn vùng da xung quanh

Nếu xuất hiện ở vùng da đầu, nang tóc có thể bị tổn thương và dẫn đến chứng rụng tóc nhiều

Móng tay giòn, cong và biến dạng

Thông thường, tổn thương da do bệnh lý này thường không gây ngứa. Tuy nhiên ở một số trường hợp, da có thể bị ngứa ngáy nhẹ trong một thời gian ngắn.

2. Đặc điểm của bệnh

Tổn thương da do lupus dạng đĩa thường khởi phát và diễn tiến theo từng đợt. Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, triệu chứng có thể thuyên giảm mà không để lại biến chứng.

Tuy nhiên tổn thương da có khả năng bùng phát mạnh khi có các yếu tố kích thích. Vì vậy bên cạnh việc điều trị, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát.

Hình ảnh lupus ban đỏ dạng đĩa

Lupus ban đỏ dạng đĩa có nguy hiểm không?

Lupus ban đỏ dạng đĩa được đánh giá là bệnh tự miễn có mức độ nhẹ và gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Hơn nữa, tổn thương da do bệnh lý này cũng không gây ngứa ngáy, khó chịu nên rất ít trường hợp có tổn thương thứ phát và nhiễm trùng.

Tuy nhiên nếu tổn thương do lupus ban đỏ dạng đĩa xảy ra quá nhiều lần, vùng da này có khả năng bị đổi màu vĩnh viễn, hình thành sẹo hoặc thậm chí làm tăng nguy hói đầu.

Bên cạnh đó theo thống kê, có khoảng 5% bệnh nhân bị lupus ban đỏ dạng đĩa có thể phát triển thành lupus ban đỏ hệ thống. Khác với lupus dạng đĩa, lupus hệ thống không chỉ gây tổn thương da mà còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và có nguy cơ tử vong rất cao.

Chính vì vậy, bệnh nhân bị lupus dạng đĩa nên chủ động điều trị và phòng ngừa nhằm giảm tổn thương da, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tiến triển của bệnh.

Chẩn đoán và điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa

Trước khi tiến hành các biện pháp điều trị, bạn buộc phải thực hiện các xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh sau:

1. Chẩn đoán

Chẩn đoán lupus ban đỏ dạng đĩa bao gồm quan sát biểu hiện thực thể và xét nghiệm cận lâm sàng. Sau khi quan sát tổn thương da và loại trừ nguy cơ mắc bệnh lupus hệ thống, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

Sinh thiết da: Sinh thiết da ở bệnh nhân lupus dạng đĩa sẽ nhận thấy có xuất hiện kháng nguyên IgE.

Xét nghiệm máu: Trong trường hợp không nhận thấy IgE trong da, bác sĩ có thể xét nghiệm máu nhằm tìm kháng nguyên trong huyết thanh.

2. Điều trị

Lupus ban đỏ nói chung và lupus ban đỏ dạng đĩa nói riêng đều không thể chữa trị hoàn toàn. Việc sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp chăm sóc chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa sự xuất hiện của các tổn thương mới, tăng sức đề kháng cho da và hạn chế thâm sẹo.

Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa:

Thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm và hạn chế tổn thương da lan rộng. Tuy nhiên sử dụng corticoid có thể gây dày sừng nang lông, mỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng,…

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Với những trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bôi chứa corticoid, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế calcineurin như thuốc mỡ Tacrolimus và Kem Pimecrolimus. Nhóm thuốc này ức chế miễn dịch tại chỗ nhằm làm giảm tổn thương da và ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Tuy nhiên sử dụng thuốc ức chế calcineurin trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

Tiêm corticosteroid: Trong trường hợp tổn thương da xảy ra trên diện rộng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticosteroid (Prednisolon) để giảm viêm và kiểm soát triệu chứng.

Thuốc chống sốt rét: Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chống sốt rét như Chloroquine, Hydroxychloroquine và Quinacrine để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra các vấn đề về thị lực.

Các loại thuốc khác: Trong một số trường hợp đáp ứng kém, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có hiệu lực mạnh hơn như Methotrexate, Dapsone, Mycophenolate, Isotretinoin,…

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát

Sử dụng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. Do đó bạn nên thực hiện đồng thời với các biện pháp chăm sóc nhằm tăng tác dụng điều trị và hạn chế tần suất dùng thuốc. Bởi lạm dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra các rủi ro và biến chứng nặng nề.

Các biện pháp chăm sóc và ngăn ngừa tái phát cho bệnh nhân lupus ban đỏ dạng đĩa, bao gồm:

Ánh nắng mặt trời là yếu tố chủ yếu gây bùng phát tổn thương da. Vì vậy bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng – đặc biệt là trong thời gian ánh nắng có cường độ mạnh.

Luôn luôn sử dụng kem chống nắng có SPF từ 50 trở lên để bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của tia UV.

Nên sử dụng dù, nón và áo khoác khi phải di chuyển và hoạt động dưới trời nắng.

Cần thông báo với dược sĩ về tình trạng sức khỏe trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Việc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh,… có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động.

Nên sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho da. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế trang điểm khi không cần thiết.

Lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh da liễu xảy ra do hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch. Mặc dù không có khả năng điều trị dứt điểm nhưng bạn có thể kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh nếu có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, tổn thương da có thể lan tỏa rộng, gây sẹo thâm, rụng tóc vĩnh viễn và tăng nguy cơ tiến triển thành lupus ban đỏ hệ thống.

Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của con người tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể.

1. Bệnh Luspus ban đỏ là gì

2. Triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ

3. Tác hại của bệnh Lupus bạn đỏ

4. Nguyên nhân gây ra bệnh Lupus ban đỏ

5. Điều trị bệnh Lupus ban đỏ

6. Phòng chống bệnh Lupus bạn đỏ

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

Lupus hay còn được gọi là lupus ban đỏ hệ thống (tên tiếng Anh là SLE- Systemic Lupus Erythematosus) là bệnh lý mô liên kết và gây tổn thương đến nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Lupus đặc trưng bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác. Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh…

Đau hoặc sưng khớp: những khớp nhỏ ở tay và cổ tay thường sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, mặc dù tất cả các khớp đều có nguy cơ.

Đau cơ: đây cũng là một biểu hiện khá điển hình của bệnh Lupus.

Sốt không rõ nguyên nhân: bệnh nhân có những cơn sốt mà không tìm ra được nguyên nhân

Xuất hiện ban đỏ: các ban đỏ này thường xuất hiện trên mặt, một số trường hợp xuất hiện trên mặt.

Đau ngực khi hít thở sâu: khi hít vào bệnh nhân có cảm giác đau.

Rụng tóc, loét miệng cũng là những triệu chứng có thể xảy ra.

Ngón tay hoặc ngón chân bị tái nhợt hoặc tím bầm.

Bệnh nhân trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Sưng ở chân hoặc quanh mắt

Cảm thấy rất mệt mỏi.

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị phát ban, sốt không ngừng, đau nhức kéo dài hoặc mệt mỏi. Việc chữa trị sớm sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn cho bạn.

Bệnh Lupus gây ra những hậu quả khôn lường cho người mắc phải nó, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh:

Các khớp bị sưng gây ra cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó cử động cùng với đau cơ khiến cho việc vận động bị hạn chế.

Người bệnh có những cơn sốt mà không rõ nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày cũng như công việc.

Các ban đỏ xuất hiện trên mặt, rụng tóc, loét miệng, sưng mắt gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Có cảm giác đau khi hít thở sâu khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng nặng nề.

Bệnh Lupus ban đỏ khiến cho người bệnh mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, tinh thần trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hằng ngày.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus bao gồm:

Giới tính: bênh Lupus thường phổ biến ở phụ nữ hơn.

Tuổi tác: Mặc dù lupus ảnh hưởng đến người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 15 đến 40.

Chủng tộc: Lupus phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha và người châu Á.

Chẩn đoán bệnh Lupus thường rất khó khăn, bởi vì các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lupus có thể thay đổi theo thời gian và chồng chéo với những người có nhiều rối loạn khác. Không một thử nghiệm nào có thể chẩn đoán được bệnh Lupus. Cần có sự kết hợp giữa xét nghiệm máu và nước tiểu, các dấu hiệu và triệu chứng cùng các khám nghiệm thể chất để có thể chuẩn đoán được bệnh.

Là một bệnh mãn tính chưa có cách chữa khỏi, việc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng mang tính hệ thống. Về cơ bản nghĩa là phải phòng chống các đợt bộc phát bệnh và giảm mức độ cũng như thời gian ảnh hưởng của những cơn bệnh đó.

Chi phí để được các chuyên gia và bác sĩ tại Hello Doctor khám và chẩn đoán chỉ từ 200.000 Vnđ. Tuy nhiên, chi phí điều trị bệnh Lupus ban đỏ ở mỗi người là khác nhau vì việc điều trị bệnh phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người và điều kiện của bản thân người bệnh.

Các nguyên tắc mà bạn có thể biết:

– Chi phí xét nghiệm đã được niêm yết rất rõ ràng tại Hello Doctor. Các xét nghiệm cần làm bạn có thể xem ở phần chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm có thể nhiều hơn hoặc ít hơn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và chỉ định từ bác sĩ điều trị.

– Chi phí khám bệnh được niêm yết tại phòng khám, bệnh nhân hoặc người thân có thể gọi điện, chat trực tuyến để đặt lịch khám hoặc tham khảo thông tin. Khi bệnh nhân tới khám bệnh, trừ phi bác sĩ chỉ định, bệnh nhân sẽ không tốn thêm bất kỳ chi phí nào.

– Chi phí thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Lupus ban đỏ không quá đắt và được niêm yết giá cụ thể theo chỉ định của bác sĩ. Không có toa thuốc cụ thể cho mọi bệnh nhân. Để an toàn, KHÔNG tự ý dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ để được khám, chỉ định thuốc an toàn.

Tìm hiểu về bệnh lupus rất quan trọng vì bạn có thể hiểu biết nó tác động đến cuộc sống như thế nào và cách tốt nhất để bạn có thể đối phó với nó. Ngoài ra, giúp gia đình và bạn bè của bạn biết hạn chế và nhu cầu của bạn khi các triệu chứng tái phát. Cần phát triển một hệ thống giúp đỡ giữa gia đình, bạn bè và các chuyên gia.

Bệnh Lupus ban đỏ nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Lupus Ban Đỏ Hệ Thống (Sle)

Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh lý viêm tự miễn mạn tính có biểu hiện bệnh ở nhiều hệ cơ quan, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ tuổi. Các biểu hiện thông thường có thể bao gồm đau khớp, hội chứng Raynaud, ban gò má và các ban khác, viêm màng phổi và viêm màng ngoài tim, tổn thương thận hoặc thần kinh trung ương, giảm các dòng tế bào máu. Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và huyết thanh học. Điều trị bệnh ở thể nặng, đang tiến triển, hoạt động cần phải dùng corticosteroid và đôi khi là ác thuốc ức chế miễn dịch.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Các tổn thương da bao gồm ban đỏ cánh bướm ở gò má (ban phẳng hoặc sần) làm mất rãnh mũi má. Sự vắng mặt của nốt sẩn và mụn mủ giúp phân biệt SLE với trứng cá đỏ. Một dạng ban đỏ khác, là các nốt phẳng hoặc sẩn có thể gặp ở nhiều nơi trên cơ thể, bao gồm các vùng tiếp xúc với ánh nắng của mặt và cổ, ngực trên và khuỷu tay. Hiếm khi gặp phồng rộp da và loét da, mặt dù hay gặp các vết loét tái phát ở niêm mạc ( đặc biệt ở vùng trung tâm của vòm miệng, gần vùng nối giữa vòm cứng và vòm mềm, niêm mạc má và lợi, và vách mũi trước), đôi khi được gọi là biểu hiện niêm mạc của bệnh luput; các tổn thương này đôi lúc giống với hoại tử biểu bì do nhiễm độc.

Rụng tác lan tỏa hoay từng mảng hay gặp ở giai đoạn hoạt động của SLE. Viêm mô mỡ có thể gây nên những nốt tổn thương dưới da (đôi khi gọi là viêm mô mỡ của bệnh luput). Các tổhan thương da của viêm mạch thường có các ban đỏ lấm chấm ở bàn tay và các ngón tay, ban đỏ quanh móng tay, hoại tử nếp gấp móng, mày đay và ban xuất huyết có thể sờ thấy được. Ban xuất huyết có thể xuất hiện thứ phát sau hạ tiểu cầu. Mẫn cảm với ánh sáng gặp ở một số bệnh nhân.

Lupus ban đỏ tumidus có đặc điểm là các mảng lớn màu hồng không để lại sẹo và/hoặc các nốt sần, đôi khi là các ban vòng ở các vùng tiếp xúc với ảnh sáng.

Bệnh lupus Chilblain có đặc điểm là các nốt đau, có màu đỏ tươi tới màu đỏ sẫm ở ngón tay, ngón chân, mũi, tai xuất hiện khi thời tiết lạnh. Một số bệnh nhân SLE có mảng liken phẳng.

Các biểu hiện sản khoa bao gồm mất thai ở giai sớm và muộn. Ở bệnh nhân có kháng thể kháng phospholipid, nguy cơ sảy thai tái phát tăng lên. Mang thai có thể thành công (xem Lupus ban đỏ hệ thống khi mang thai), đặc biệt là sau 6 đến 12 tháng lui bệnh, nhưng thường có các đợt cấp trong quá trình mang thai và giai đoạn sau sinh. Nên bắt đầu mang thai khi đạt được lui bệnh. Trong thời kỳ mang thai, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu về đợt cấp hoặc các triệu chứng huyết khối và được theo dõi bởi đội ngũ bác sỹ nhiều chuyên khoa bao gồm cả bác sỹ sản khoa chuyên khoa sâu về thai nghén có nguy cơ cao. Phụ nữ có kháng thể SSA dương tính nên có siêu âm tuần thai ở tuần 18 và tuần 26 để đánh block tim bẩm sinh.

Các biểu hiện huyết học bao gồm thiếu máu (tan máu tự miễn), giảm bạch cầu (thường là giảm bạch cầu lympho, với < 1500 tế bào /μL) và giảm tiểu cầu (đôi khi gặp tình trạng giảm tiểu cầu giảm tự miễn nguy hiểm). Huyết khối động mạch hay tĩnh mạch tái phát, giảm tiểu cầu và có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng sản khoa ở bệnh nhân có kháng thể kháng phospholipid. Huyết khối có thể gây nên nhiều biến chứng của SLE, bao gồm các biến chứng sản khoa. Hội chứng kích hoạt đại thực bào có thể xảy ra.

Biểu hiện của đường tiêu hóa có thể do viêm mạch ở ruột hoặc giảm nhu động ruột. Ngoài ra, viêm tụy có thể là một triệu chứng của SLE hoặc là hậu quả của điều trị corticosteroid liều cao hoặc azathioprine. Các biểu hiện có thể bao gồm đau bụng do viêm huyết thanh, buồn nôn, nôn mửa, biểu hiện thủng ruột, và giả tắc ruột. SLE hiếm khi gây ra tổn thương ở nhu mô gan.

Xét nghiệm giúp phân biệt SLE từ các bệnh mô liên kết khác. Xét nghiệm thường quy bao gồm:

Hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán SLE của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn của Hiệp hội các trung tâm lâm sàng quốc tế về bệnh Luput hệ thống (SLICC), do một nhóm chuyên gia về SLE xây dựng, hiện tại hay được sử dụng hơn.( 1). Việc chẩn đoán SLE theo các tiêu chuẩn của SLICC yêu cầu một trong hai điều sau:

Tiêu chuẩn SLICC để chẩn đoán SLE *

Giảm tiểu cầu (<100.000 / mm 3) trong ít nhất một mẫu xét nghiệm khi không có các nguyên nhân khác được biết đến như thuốc, huyết áp kịch phát, và ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối

Kháng thể Antiphospholipid dương tính khi:

Kết quả xét nghiệm dương tính khi yếu tố chống đông lupus dương tính

Kết quả dương tính giả khi làm test huyết thanh giang mai

Tăng nồng độ kháng thể kháng cardiolipin (loại IgA, IgG hoắc IgM) mức độ trung bình hoặc cao.

Kết quả xét nghiệm dương tính với kháng beta 2-glycoprotein I (IgA, IgG, hoặc IgM)

* Để chẩn đoán phải đạt ít nhất 4 trong số 17 tiêu chí, bao gồm ít nhất 1 tiêu chí lâm sàng và 1 tiêu chí miễn dịch hoặc viêm thận lupus đã được chứng minh bằng sinh thiết.

Được điều chỉnh từ Petri M, Orbai AM, Alarcón GS, et al: Xây dựng và xác nhận Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống của Hiệp hội quốc tế các trung tâm lâm sàng về bệnh Luput ban đỏ. Viêm khớp 64(8):2677-2686, 2012.

Các xét nghiệm khác giúp theo dõi mức độ nặng của bệnh và định hướng điều trị. Nồng độ bổ thể trong huyết thanh (C3, C4) thường giảm khi bệnh ở giai đoạn hoạt động và thường thấp nhất ở bệnh nhân viêm thận hoạt động. Máu lắng tăng trong giai đoạn hoạt động của bệnh. Nồng độ protein phản ứng C không phải luôn tăng cao.

1. Petri M, Orbai AM, Alarcón GS, et al: Xây dựng và xác nhận Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống của Hiệp hội quốc tế các trung tâm lâm sàng về bệnh Luput ban đỏ. Viêm khớp 64(8):2677-2686, 2012. doi: 10.1002 / art.34473.

Hydroxychloroquine cho tất cả các bệnh nhân bị SLE

Để điều trị đơn giản, SLE nên được phân loại là nhẹ (ví dụ như sốt, viêm khớp, viêm màng ngoài tim, nhức đầu, phát ban) hoặc nặng (ví dụ như chứng thiếu máu tan máu, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, tràn dịch màng phổi và màng ngoài tim, suy thận nặng, viêm mạch cấp tính ở chi hoặc đường tiêu hóa, tổn thương thần kinh trung ương, chảy máu phế nang lan tỏa).

Thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân bị SLE ở bất kỳ mức độ nặng nào của bệnh vì thuốc làm giảm đợt cấp và giảm nguy cơ tử vong của bệnh ( 1); tuy nhiên, hydroxychloroquine không được sử dụng ở bệnh nhân Thiếu G6PD bởi vì nó có thể gây tan huyết.

Điều trị bao gồm các phác đồ kiểm soát biểu hiện nặng cấp tính, sau đó là phác đồ duy trì. Corticosteroids là thuốc điều trị đầu tiên. Kết hợp prednisone và các thuốc ức chế miễn dịch khác thường được sử dụng trong lupus có tổn thương thần kinh trung ương nặng, hoạt động, viêm thanh mạc tái phát, viêm mạch, tổn thương da không đáp ứng với hydroxychloroquine, chảy máu phế nang lan tỏa, triệu chứng tim hoặc viêm thận luput hoạt động.

Các biến chứng với các bằng chứng mạnh nhất cho viêm thận luput. Methylprednisolone 1 g bằng cách truyền tĩnh mạch chậm (1 giờ) trong 3 ngày thường là điều trị ban đầu. Sau đó, uống duy trì prednisone liều 40 đến 60 mg một lần / ngày, nhưng liều có thể thay đổi theo biểu hiện của SLE. Cyclophosphamide hoặc mycophenolate mofetil (đặc biệt là ở người da đen) thường được chỉ định. Khi bị tổn thương thận nặng, cyclophosphamide thường được chỉ định truyền tĩnh mạch ngắt quãng thay vì uống hàng ngày, ví dụ truyền với liều khoảng 500mg-1g/ m 2 (kết hợp với mesna và dịch để ngăn ngừa viêm bàng quang do thuốc) hàng tháng trong vòng 6 tháng và sau đó là 3 lần trong 18 tháng (tần suất ít hơn nếu có độc tính về thận hoặc máu-xem Bảng: Quy trình truyền tĩnh mạch Cyclophosphamide và Mesna ).

Quy trình truyền tĩnh mạch Cyclophosphamide và Mesna

Giám sát liên tục sự dung nạp thuocs trong toàn bộ quy trình truyền.

1.   Sử dụng 50 mL dung dịch muối sinh lý bình thường, trộn 10mg ondansetron và 10mg dexamethasone 10 mg và truyền tĩnh mạch trong 10 đến 30 phút.

2.   Sử dụng 250 mL dung dịch muối sinh lý bình thường, trộn với 250-500 mg mesna (dùng để kết hợp acrolein, chất chuyển hoá của cyclophosphamide gây kích thích bàng quang) và pha thêm 500-1000 mL dung dịch muối sinh lý để truyền trước khi truyền cyclophosphamide.

3.   Dùng 250 mL dung dịch muối sinh lý , trộn với cyclophosphamide liều 500-1000 mg / m 2 và truyền qua 1 h.

4.   Dùng 250 mL dung dịch muối sinh lý bình thường, trộn với mesna 250-500 mg và tiêm liều thứ hai mesna. Tổng liều mesna sử dụng nên bằng với tổng liều cyclophosphamide . Bệnh nhân nên được khuyến khích uống nhiều nước và để bàng quang trống rỗng mỗi 2 giờ. Bệnh nhân phải uống ondansetron 8 mg vào sáng hôm sau.

Trong lupus có tổn thương thần kinh trung ương, khuyến cáo điều trị dựa vào giai đoạn. và thường dùng cyclophosphamide hoặc IV rituximab.

Đối với giảm tiểu cầu kháng thuốc, truyền tĩnh mạch IgG 400 mg / kg một lần / ngày trong 5 ngày liên tiếp có thể có hiệu quả, đặc biệt nếu không được dùng corticosteroid liều cao (ví dụ như ở bệnh nhân bị nhiễm trùng hoạt động).

Bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối có thể được chỉ định ghép thận, một liệu pháp thay thế chạy thận, với tỷ lệ thành công cao, đặc biệt nếu bệnh đã được thuyên giảm.

Cải thiện mức độ nặng của SLE thường đạt được sau 4 đến 12 tuần điều trị. Huyết khối hoặc tắc mạch não, mạch phổi hay mạch tạng thường cần phải điều tị bằng heparin ngắn ngày và điều trị kéo dài hơn với warfarin. Nếu chẩn đoán hội chứng chống phospholipid, thường phải điều trị cả đời. Mục tiêu INR thường là 2 đến 3.

Phụ nữ mang thai nên duy trì hydroxychloroquine trong suốt thai kỳ, và aspirin liều thấp cũng được khuyến cáo. Khi có biểu hiện lâm sàng của hội chứng kháng phospholipid, như có huyết khối trước đó, nên dùng liệu pháp chống đông máu với heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc không phân đoạn. Nếu phụ nữ có thai có kháng thể kháng phospholipid dương tính và bị thai lưu hoặc sẩy thai ở 2 tháng đầu, có thể dự phòng bằng heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc không phân đoạn trong suốt thai kỳ và 6 tuần sau sinh. Khi bệnh nhân có huyết thanh dương tính nhưng trước đó không có các biến chứng sản khoa hay huyết khối, các khuyến cáo dùng thuốc chống đông thường ít rõ ràng. Sự kết hợp điều trị và theo dõi của các bác sỹ thuộc 3 chuyên khoa: huyết học, sản và khớp là rất quan trọng ở những bệnh nhân này.

1. Alarcón GS, McGwin G, Bertoli AM, et al: Ảnh hưởng của hydroxychloroquine đến sự sống còn của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống: Số liệu từ LUMINA, một nghiên cứu đa trung tâm Hoa Kỳ (LUMINA L). Ann Rheum Dis 66(9):1168-1172, 2007. doi: 10.1136 / ard.2006.068676.

Điều trị tất cả các bệnh nhân bằng hydroxychloroquine hoặc thuốc sốt rét khác và, đối với bệnh nhẹ, dùng NSAIDs nếu cần.

Sử dụng corticosteroids cho SLE mức độ hoạt động vừa hoặc nặng và dùng thuốc ức chế miễn dịch cho viêm thận lupus hoạt động, lupus trung ương, biểu hienj da không đáp ứng với hydroxychloroquine, xuất huyết phế nang lan tỏa, viêm mạch, viêm thanh mạc tái phát, hoặc tổn thương tim.

DLE, đôi khi còn được gọi là lupus đỏ da mãn tính, có các thay đổi ở da như là một triệu chứng của luput nhưng không có tổn thương hệ thống khác. Các tổn thương da bắt đầu như những mảng hồng ban và tiến triển thành các sẹo teo da. Tổn thương tập trung thành từng mảng ở những vùng da tiếp xúc với ánh sáng như mặt, da đầu và tai. Nếu không điều trị, tổn thương lan rộng và phát triển tới vùng trung tâm thân mình gây teo da và sẹo. Có thể có rụng tóc lan tỏa. Tổn thương niêm mạc có thể nổi bật, đặc biệt là trong miệng. Đôi khi các tổn thương có thể phì đại và có thể giống với liken phẳng (gọi là lupus khổng lồ).

Bệnh nhân có ban dạng đĩa điển hình nên được làm thêm các xét nghiệm về bệnh SLE. Kháng thể kháng dsDNA hầu như âm tính trong DLE. Mặc dù nó không có khác biệt DLE với SLE, nhưng sinh thiết có thể loại trừ các rối loạn khác (ví dụ, u lymphoma hoặc sarcoidosis). Sinh thiết ở bờ các tổn thương da hoạt động.

Điều trị sớm DLE có thể ngăn ngừa tổn thương teo da vĩnh viễn. Nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím (ví dụ sử dụng kem chống nắng mạnh khi ở ngoài trời). Bôi thuốc corticosteroid dạng mỡ tại chỗ (đặc biệt đối với da khô) hoặc kem (ít dầu nhờn hơn so với thuốc mỡ)từ hai tới 4 lần một ngày (ví dụ triamcinolone acetonide 0.1 hoặc 0.5%, fluocinolone 0.025 hoặc 0.2%, flurandrenolit 0.05%, betamethasone valerate 0.1% và đặc biệt là betamethasone dipropionate 0,05%) thường gây ra các tổn thương nhỏ trên da; không nên dùng các thuốc này quá nhiều ở mặt (vì có thể gây teo da). Các vết thương dai dẳng có thể được phủ bằng băng nhựa tráng với flurandrenolit. Ngoài ra, có thể tiêm trong dai triamcinolone acetonide 0.1% tác dụng kéo dài (< 0.1 mL /một vị trí) có thể giải quyết các tổn thương, nhưng teo da thứ phát thường xảy ra. Thuốc chống sốt rét (ví dụ, hydroxychloroquine 5 mg / kg uống một lần / ngày hoặc 2,5 mg / kg uống hai lần/ngày) có hiệu quả điều trị, bao gồm các tổn thương ở mặt. Trong những trường hợp kháng thuốc, có thể cần phải phối hợp thuốc (ví dụ, hydroxychloroquine 200 mg / ngày với quinacrine 50 đến 100 mg uống một lần / ngày) trong nhiều năm.

SCLE là một dạng biến thể của SLE, có tổn thương dạng nốt sần ở da. Bệnh nhân mắc chứng SCLE có các ban tái phát nhiều lần. Ban vòng hoặc dạng vảy có thể xuất hiện ở mặt, cánh tay và thân mình. Các tổn thương thường nhạy cảm với ánh sáng và có thể giảm sắc tố nhưng ít khi để lại sẹo. Viêm khớp và mệt mỏi hay gặp ở SCLE, nhưng không có biểu hiện thần kinh và thận. Bệnh nhân có thể có kháng thể kháng nhân dương tính hoặc âm tính. Hầu hết đều có kháng thể kháng Ro (SSA). Trẻ sơ sinh có mẹ có kháng thể Ro có thể có SCLE bẩm sinh hoặc block tim bẩm sinh. SCLE được điều trị giống như SLE.

Lupus Ban Đỏ Có Lây Không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Nguyễn Thị Nhật Lệ – Bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Cuba

Bình thường, hệ miễn dịch tạo ra các protein gọi là kháng thể để bảo vệ và chống lại các kháng nguyên như vi-rút và vi khuẩn.

Trong bệnh lý lupus ban đỏ, hệ thống miễn dịch không thể phân biệt giữa các kháng nguyên (các chất có khả năng gây ra một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu cơ thể) và mô khỏe mạnh của cơ thể. điều này dẫn đến các kháng thể của cơ thể trực tiếp chống lại các mô khỏe mạnh mà không chỉ kháng nguyên – gây sưng, đau và tổn thương mô.

Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng bởi lupus vì nó có một loạt các biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến da, khớp, não, phổi, thận, mạch máu và các cơ quan nội tạng khác.

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Các nghiên cứu cho rằng một số yếu tố có thể kích hoạt bệnh, bao gồm:

– Yếu tố môi trường bao gồm: ánh sáng cực tím từ mặt trời, các nhiễm trùng như vi-rút epstein-barr, và tiếp xúc với hóa chất hoặc một số thuốc nhất định

Các thể bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ dạng đĩa

Thể bệnh này chỉ giới hạn tổn thương ở da mà không có tổn thương nội tạng. Bệnh được đặc trưng bởi ban đỏ dính xuất hiện ở vùng mặt, cổ và da đầu. Các tổn thương này nhạt cảm với ánh sáng, nếu tiến triển lâu dài có thể gây teo giữa. Dưới 10% bệnh nhân lupus dạng đĩa tiến triển thành lupus ban đỏ hệ thống, nhưng hiện tại chưa có cách nào để dự đoán hoặc ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh.

Hình 1: Lupus dạng đĩa

Lupus ban đỏ hệ thống (sle)

Hầu hết các trường hợp lupus ban đỏ hệ thống đặc biệt trong các đợt cấp, bệnh nhân cần nhập viện tại các bệnh viện có uy tín bao gồm cả các bệnh viện da liễu đầu ngành trong cả nước để được khám và điều tri, cũng như theo dõi cẩn thận.

– Tổn thương da và niêm mạc

+ Dát đỏ: dát đỏ hình cánh bướm ở hai má, mặt, hơi phù, tồn tại trong nhiều tuần, nhiều tháng. Sau một thời gian, dát xuất hiện ở tay, chân hay bất kỳ một vùng nào trong cơ thể. Các dát rất nhạy cảm với ánh nắng. Một số dát khi khỏi để lại vết thâm, không để lại sẹo.

+ Bọng nước: hiếm gặp hơn.

+ Loét: ở các đầu ngón tay, ngón chân do hội chứng raynaud.

+ Tổn thương niêm mạc: loét miệng, hầu, họng, mũi, sinh dục, hậu môn, loét thường không đau.

– Rụng tóc: có thể rụng thưa hay rụng lan tỏa toàn bộ. tóc có thể mọc lại khi lui bệnh.

– Tổn thương do viêm mạch

. Hội chứng raynaud

. Ban xuất huyết (thâm nhiễm hay hoại tử)

+ Tổn thương mạch không viêm (cần phát hiện hội chứng kháng phospholipid)

. Mạng vân tím (livedo)

. Loét cẳng chân

. Giãn mạch quanh móng và xuất huyết dưới móng

– Toàn thân: sốt, mệt mỏi, gầy sút

+ Tổn thương khớp

. Hơn 90% người bệnh có biểu hiện viêm khớp, đau khi cử động, đi lại.

. Các khớp hay bị viêm là khớp gối, cổ tay, ngón chân. các ngón tay có thể biến dạng (cổ ngỗng) giống viêm đa khớp dạng thấp.

– Thương tổn nội tạng: rối loạn chức năng gan, thận, tiêu hoá. Có thể có viêm cơ tim, màng tim gây suy tim. Viêm phổi, màng phổi cũng hay gặp và có thể suy hô hấp.

. Rối loạn phương hướng, tri giác, trí nhớ. Đôi khi có đau đầu dữ dội, hoặc có động kinh. Biểu hiện của rối loạn vận động như múa giật, múa vờn cũng có thể gặp.

– Huyết học: thiếu máu huyết tán vừa hoặc nặng

Lupus ban đỏ do thuốc

Lupus sơ sinh

– Đây là thể hiếm gặp, lupus sơ sinh gặp khi người mẹ truyền tự kháng thể cho thai nhi. Thai nhi và trẻ sơ sinh có thể bị phát ban trên da và các biến chứng khác với tim và máu. Thông thườngphát ban xuất hiện nhưng cuối cùng sẽ biến mất trong vòng sáu tháng đầu đời của đứa trẻ.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng như mệt mỏi nhiều, đau khớp, phát ban hoặc sốt hãy đi khám bác sĩ để chẩn đoán. Bạn có thể đến thăm khám tại các bệnh viện da liễu hoặc các trung tâm y tế có uy tín.

Ngoài dựa vào lâm sàng, bác sĩ có thể kê cho bạn một số xét nghiệm khác như kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng dna chuỗi kép và kháng thể kháng smith. Sự phát hiện các kháng thể này sẽ gợi ý chẩn đoán bệnh lupus.

Khi bác sĩ biết bạn có bệnh tự miễn, xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp đánh giá mức độ tình trạng tổn thương của bạn. Các xét nghiệm này giúp xác định xem có các tổn thương thận và gan không. Đôi khi, bác sĩ sẽ đề nghị sinh thiết, hoặc mẫu mô, để chẩn đoán bệnh lupus.