Xác Định Bệnh Di Truyền / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xác Định Bệnh Viêm Quanh Khớp Vai Theo Y Học Cổ Truyền

Viêm quanh khớp vai là một bệnh lý xương khớp khá phổ biến, bệnh gây ra những cơn đau nhức, từ đó gây hạn chế nhiều hoạt động đơn giản của khớp vai. Khi mắc bệnh những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều là phần gân, cơ, bao khớp và hệ thống dây chằng, riêng phần sụn khớp, xương dưới sụn và màng hoạt dịch lại không bị tổn thương.

1. Kiên thống – Tương ứng với thể viêm quanh khớp vai đơn thuần

Thể đầu tiên trong vấn đề bệnh viêm khớp vai yhct nhắc đến là thể kiên thống, ứng theo y học hiện đại thì đây là thể viêm quanh khớp vai đơn thuần.

Người bệnh xuất hiện nhiều cơn đau quanh khớp vai

Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh gặp phải chính là xuất hiện nhiều cơn đau, vị trí đau chủ yếu ở xung quanh khớp vai. Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh nhưng càng về sau tần suất xuất hiện của cơn đau càng tăng mạnh lên.

Đọc tiếp: Những triệu chứng viêm khớp vai mà bạn cần biết

Từ đó người bệnh bị hạn chế nhiều động tác đơn giản như đưa tay lên chải đầu, vòng tay ra sau gãi lưng. Càng về sau cơn đau càng dai dẳng, mức độ đau sẽ tăng mạnh khi thời tiết chuyển mùa, lạnh đột ngột, mưa nhiều khiến độ ẩm tăng cao.

Mục đích điều trị khi bệnh ở thể kiên thống là giúp lưu thông khí huyết và khu phong tán hàn.

# Bài thuốc uống

Bài thuốc uống điều trị bệnh ở thể kiên thống

Theo Đông y để làm được như vậy thì nên áp dụng bài thuốc quyên tý thang gia giảm:

Nguyên liệu chính của bài thuốc là các loại thảo dược có sẵn trong thiên nhiên, bao gồm sinh khương, cam thảo (mỗi vị 6 gram); quế chi, trần bì (mỗi vị 8 gram); phòng phong, đại táo (mỗi vị 12 gram); khương hoạt, khương hoàng xích thược, đương quy, đại táo (mỗi vị 12 gram); hoàng kỳ 16 gram.

Sắc tất cả các bài thuốc này thành một thang thuốc và uống đều đặn mỗi ngày 1 tháng.

# Châm cứu

# Bấm huyệt

Thầy thuốc áp dụng nhiều thủ thuật trong chữa bệnh bằng Đông y như day, bóp, lăn, rung, vận động khớp vai để kích thích các dây thần kinh, huyệt vị nhằm trả lại chức năng vận động cho khớp vai.

2. Kiên ngưng – Tương ứng thể viêm cứng khớp vai

Ở thể này người bệnh sẽ có một số triệu chứng nặng hơn và cách điều trị cũng có phần phức tạp hơn:

Tiến hành xoa bóp nhằm giảm nhanh các cơn đau

Triệu chứng thường gặp là người bệnh bắt đầu bị liệt nửa người, viêm màng não,… Khớp vai tiếp tục đau, ngoài ra còn bị đông cứng lại và hạn chế nhiều động tác trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu để bệnh tiến triển mạnh thì các cơ quanh khớp vai sẽ dần bị teo đi.

Cũng như thể kiên thống, ở thể kiên ngưng người bệnh cũng được chỉ định điều trị bằng bài thuốc uống kết hợp thủy châm, xoa bóp,…

# Bài thuốc uống:

Bài thuốc được áp dụng là quyên tý thang gia vị có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ và thư cân hoạt lạc. Bài thuốc bao gồm các vị thuốc chính như khương hoạt, sinh khương, đại táo, tô mộc, đào nhân, đương quy, hoàng kỳ, cam thảo, trần bì,… Mỗi ngày sắc thành 1 tháng thuốc và uống hết trong ngày.

Trường hợp người bệnh bị teo cơ thì bổ sung thêm một số vị thuốc như đẳng sâm, thục địa, bạch truật, hà thủ ô.

# Thủy châm:

Tác động vào các huyệt vị nhằm kích thích và giảm đau nhanh

Tác động vào các huyệt như thể kiên thống để đưa thuốc giảm đau không steroid và các vitamin vào như vitamin nhóm B (gồm B1, B6, B12).

Ngoài ra nên kết hợp với xoa bóp bấm huyệt, cường độ ban đầu phải nhẹ nhàng nhưng càng về sau càng tăng dần.

3. Hậu kiên phong – Tương ứng thể loạn dưỡng phản xạ chi trên

Thể kiên phong theo quan niệm của y học cổ truyền tương ứng với thể hội chứng vai tay và loạn dưỡng phản xạ chi trên của y học hiện đại.

Ở thể này các triệu chứng bệnh còn lan xuống phần cẳng tay, bàn tay.

Đây là thể bao gồm cả viêm quanh khớp vai thể đông cứng là rối loạn thần kinh vận động. Ngoài các biểu hiện chính là đau nhức khớp vai, khả năng vận động bị hạn chế thì bàn tay người bệnh còn bị phù cứng lên, lan lên cả phần cẳng tay, màu sắc bàn tay chuyển thành đỏ tía hoặc tím, sờ vào có cảm giác lạnh.

Cảm giác đau còn xuất hiện ở toàn bộ bàn tay, móng tay giòn và dễ gãy hơn, cơ ở bàn tay có biểu hiện teo lại rõ rệt khiến hạn chế vận động của bàn tay

Mục đích điều trị ở thể bệnh này là bồi bổ khí huyết và giúp tiêu trừ khí huyết bị tồn đọng, bí bách. Người bệnh sẽ được hỉ định áp dụng bài thuốc uống tứ vật đào hồng gia vị với các vị thuốc chính là thục địa, đương quy, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, hoàng kỳ, đảng sâm,…

Mỗi ngày sắc 1 thang và uống liên tục trong khoảng 1 tháng để thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm dần.

Bệnh Di Truyền Có Thể Được Sàng Lọc Trước Khi Quyết Định Mang Thai

Tuổi tác, tiền sử gia đình và dân tộc có thể ảnh hưởng đến nguy cơ con bạn được sinh ra mắc một hoặc nhiều bệnh lý di truyền, các bệnh này có thể làm giảm đáng kể chất lượng sống và thậm chí là tính mạng của trẻ.

Bệnh di truyền ở trẻ mang đến tâm lý nặng nề cho cả gia đình và gây rất nhiều khó khăn trong việc chữa trị. Vì vậy, ngày càng nhiều gia đình chú ý hơn đến việc tầm soát và sàng lọc các bệnh di truyền trước khi quyết định mang thai hoặc kết hôn.

Nguy cơ mắc bệnh di truyền ở trẻ nằm ở bộ gen của bố mẹ.

Nhiều người cảm thấy khó hiểu trước trường hợp bố mẹ hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng sinh con ra lại mắc các hội chứng di truyền như teo cơ tủy sống SMA, bệnh xơ nang, bệnh loạn dưỡng cơ, v.v. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra do cặp vợ chồng đó mang gen lặn của một hay nhiều hội chứng di truyền. Nghĩa là dù mang gen bệnh tuy nhiên ngừoi mang đột biến không hề có triệu chứng của bệnh và vô tình truyền cho con cái.

Nếu cả hai vợ chồng đều là người mang gen lặn của một bệnh, thì có 25% khả năng con họ sẽ mắc bệnh khi được sinh ra. Một vài bệnh di truyền vẫn chưa tìm được cách chữa trị (ví dụ như bệnh Canavan), một vài bệnh khác có thể chữa được nhờ can thiệp sớm (ví dụ như thiếu hụt Biotinidase hoặc MCADD)

Bệnh di truyền ở trẻ có thể được phát hiện và sàng lọc

Sàng lọc mầm bệnh như thế nào và cần thực hiện xét nghiệm gì là những kiến thức các cặp vợ chồng nên trang bị cho mình trước khi quyết định mang thai. Ngày càng có nhiều ngừoi quan tâm đến việc loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh di truyền cho con từ sớm qua việc xem xét bệnh sử gia đình và tìm gặp chuyên gia tư vấn di truyền khi cần thiết.

Trong vài thập kỷ gần đây, các bước tiến lớn trong y học di truyền đã mang đến nhiều công nghệ hiện đại hơn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh di truyền. Theo thông tin từ bệnh viện Nhi Trung Ương, có tổng cộng khoảng 700 bệnh di truyền chính và hơn 5000 gen bệnh. Trong vài năm trở lại đây, kỹ thuật sinh học phân tử đã tăng số lượng gen bệnh được phát hiện lên rất nhiều. Đây là tin vui chung cho các gia đình chuẩn bị sinh con khi độ hiệu quả của các xét nghiệm sàng lọc bệnh di truyền tiền hôn nhân này ngày càng cao

Tuy nhiên, các cặp vợ chồng cần được tư vấn trước khi thực hiện xét nghiệm. Các chuyên gia tư vấn di truyền sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của các con số tỉ lệ, xác định lại những thông tin cần được kiểm tra, từ đó tìm xét nghiệm phù hợp và hiệu quả nhất, cùng với những giải thích cặn kẽ và lời khuyên hữu ích cho kết quả.

Các xét nghiệm giải mã trình tự gen tìm đột biến di truyền sẽ được chỉ định (nếu cần) sau quá trình tư vấn di truyền tìm hiểu bệnh sử gia đình bạn. Không nên thực hiện xét nghiệm khi không được tư vấn cụ thể để tránh phải chi trả cho các xét nghiệm không cần thiết.

Xét nghiệm sàng lọc bệnh di truyền trước khi mang thai được thực hiện như thế nào?

Quy trình xét nghiệm gen vợ chồng với xét nghiệm tại Chekco Genomics

Xác định thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm di truyền

Để bảo đảm có đủ thời gian, nên làm xét nghiệm sàng lọc gen vợ chồng trước khi mang thai khoảng 12 tuần hoặc sớm hơn.

Các chuyên gia sẽ quyết định chỉ định xét nghiệm và phòng thí nghiệm nào nào phù hợp với trường hợp của vợ chồng bạn. Thông thường một xét nghiệm có thể phát hiện hơn 100 bệnh và bất thường gen phổ biến. Trong một vài trường hợp, có thể bạn sẽ được chỉ định tập trung sàng lọc nhóm hội chứng bệnh mà bạn có nguy cơ cao.

Lấy mẫu xét nghiệm tại các trung tâm xét nghiệm di truyền

Khi quyết định tiến hành làm xét nghiệm gen vợ chồng, bạn có thể lấy mẫu xét nghiệm (là mẫu nước bọt hoặc mẫu máu) ngay sau khi tiến hành tư vấn di truyền hoặc hẹn lại một buổi khác để đến lấy mẫu. Mẫu máu hoặc nước bọt sẽ được gửi đến các phòng xét nghiệm đối tác để tiến hành phân tích di truyền.

Nhận kết quả xét nghiệm gen di truyền

Sẽ mất khoảng 10 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đủ chi phí sàng lọc gen vợ chồng) để kết quả được phân tích. Kết quả sẽ được gửi về trung tâm di truyền hoặc gửi về nhà nếu được yêu cầu. Khi đó, bác sĩ hoặc chuyên viên di truyền sẽ giải thích kết quả và đưa ra những gợi ý về hướng tiếp cận tiếp theo với từng trường hợp riêng.

Tư vấn di truyền và làm xét nghiệm ở đâu?

Hiện nay, ở Việt Nam, có nhiều trung tâm về sản khoa và di truyền. Tuy nhiên Chekco Genomics là trung tâm duy nhất cung cấp dịch vụ tư vấn di truyền. Tại thời điểm hiện tại, dịch vụ của Chekco đã có mặt tại các bệnh viện chính và phòng khám tại 3 thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

Bạn có thể liên hệ theo hotline 0933 787 284. Thông tin bạn cung cấp sẽ được chuyển cho các chuyên gia tư vấn di truyền để hỗ trợ bác sĩ trong việc tư vấn khi bạn làm xét nghiệm. Họ cũng sẽ là người theo dõi kết quả và hỗ trợ bác sĩ đưa ra các khuyến nghị theo dõi bệnh hay tư vấn các quyết định đối với thai kì.

Làm gì khi bạn mang gen lặn có nguy cơ truyền cho con?

Các chuyên gia di truyền sẽ có kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp. Bạn không nên qúa lo lắng khi phát hiện mình mang gen đột biến. Do quá trình mang thai còn được theo dõi qua nhiều bước và xét nghiệm sàng lọc khác để các bác sĩ có quyết định kịp thời nhằm bảo vệ con bạn.

Khi đã xác định nguy cơ mang gen gây bệnh, các bác sĩ sẽ tập trung vào nhóm bệnh có nguy cơ cao để tư vấn cho vợ chồng bạn làm sàng lọc tiền làm tổ ( sàng lọc phôi trước khi đưatj vào tử cung bằng thụ tinh trong ống nghiệm). Hoặc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán trước sinh xâm lấn (sinh thiết nhau thai, nước ối, v.v) hoặc không xấm lấn (NIPT, chụp cộng hưởng từ, v.v) để phát hiện những bất thường và đình chỉ thai nghén nếu cần thiết.

Trong trường hợp sàng lọc trước sinh không khả thi thì sàng lọc sơ sinh cần được thực hiện để chẩn đoán một số bệnh lý có tổn thương gen. Ví dụ như lấy máu gót chân sau sinh trong 48 đến 72 giừo đầu tiên để chẩn đoán các bệnh chữa được như tăng sản thượng thận, rối loạn chuyển hoá, thiếu men G6DP, v.v.

Tham khảo baomoi Today’s Parents

Chẩn Đoán Xác Định Và Phân Biệt Bệnh Crohn

Chẩn đoán xác định

Việc chẩn đoán xác định đôi khi phải dựa vào chẩn đoán loại trừ vì nhiều khi không phân định được. Đa số các trường hợp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi. Mô bệnh học rất có giá trị nhưng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay thì kinh nghiệm chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn.

Chẩn đoán phân biệt

Ung thư đại tràng: loại trừ bằng nội soi đại tràng và xét nghiệm mô bệnh học

Viêm đại tràng do vi khuẩn: biển hiện lâm sảng đột ngột, đi ngoài ra máu, kém theo có hội chứng lỵ cấp, với triệu chứng đau bụng là chủ yếu. Một số trường hợp nặng cũng có thể giống như phình giãn đại tràng nhiễm độc. Chẩn đoán phân biệt bằng cấy phân, soi tìm ký sinh trùng, ELISA tìm amip. Sinh thiết trực tràng trong viêm đại tràng do vi khuẩn thường thấy xâm nhâp nhiều bạch cầu đa nhân trung tính ở niêm mạc, mô đệm và các khe tuyến vẫn giữ được cấu trúc bình thường.

Đối với lỵ trực khuẩn: triệu chứng lâm sàng rầm rộ, cấp tính, sốt, cấy phân có thể mọc Shigella.

Lỵ amip khi soi phân thấy amip thể ăn hồng cầu, ELISA amip dương tính với hiệu giá kháng thể 1/100. Mô bệnh học thấy tinh thể Charcot Leyden với hình ảnh tổn thương viêm cấp tính.

Viêm đại tràng giả màng do độc tố Clostridium dificile: trên hình ảnh nội soi đại tràng thường chỉ có tổn thương ở đại tràng sigma và rất đặc trưng với các mảng màu vàng nhạt, bám rất chặt vào bề mặt niêm mạc đại tràng. Mô bệnh học cho thấy hình ảnh viêm cấp, loét có giả mạc fibrin và chất hoại tử. Bệnh nhân thường có tiền sử dùng thuốc kháng sinh trước đó (trừ metronidazol và quinolon) hoặc nhiễm trùng bệnh viện.

Điều trị kháng sinh đặc hiệu, tổn thương mất đi nhanh chóng

Viêm đại tràng thiếu máu: khởi phát có thể đột ngột

Thường gặp ở người lớn tuổi

Tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường

Có nguy cơ bệnh lý mạch máu kèm theo

Thường đau bụng nhiều ngày.

Hội chứng ruột kích thích: dựa vào tiêu chuẩn đoán Rome II và khi làm nội soi đại tràng không phát hiện thấy tổn thương.

Bệnh lao ruột

Vị trí tổn thương thường ở phần cuối hồi tràng, manh tràng cũng có thể gặp ở khắp đại tràng. Trên hình ảnh nội soi có thể gặp các ổ loét lớn đa dạng về hình thái, có thể gây hẹp đại tràng, cũng có thể gây dò. Viêm u hạt trong lao rất khó phân biệt với Crohn, khi đó cần phối hợp nhiều phương pháp để chẩn đoán như: Cấy phân tìm vi khuẩn lao và nhuộm tìm vi khuẩn kháng cồn toan. PCR lao với mảnh sinh thiết, làm xét nghiệm MGIT.

Điển hình nhất có thể thấy hình ảnh nang lao điển hình với tổn thương: chất hoại tử bã đậu, tế bào bán liên. Với những bệnh nhân nghi ngờ lao có thể tiến hành nội soi và sinh thiết nhiều lần, tìm bằng chứng lao ở các cơ quan khác như phổi. Khi đã làm hết các phương pháp trong điều kiện có thể mà không phân biệt được giữa lao và Crohn thì có thể điều trị như lao sau đó nội soi kiểm tra lại để đánh giá đáp ứng điều trị, thường do lao thì tổn thương nhỏ dần, triệu chứng lâm sàng cải thiện.

Loét dạ dày tá tràng: thường thấy những bệnh nhân này đáp ứng kém với thuốc ức chế bào tiết dịch vị và không tìm thấy bằng chứng của H.pylori và khi sinh thiết thấy tổn thương dạng u hạt. Cần tìm thêm những bằng chứng của tổn thương phối hợp như ở đại tràng và ngoài ống tiêu hóa.

Tổn thương ống tiêu hóa do giun lươn: tổn thương có thể gặp toàn bộ ống tiêu hóa. Các tổn thương là những loét nhỏ được bao phủ lớp giả mạc trắng đục, bơm rửa sẽ lộ ra những tổn thương li ti. Bệnh nhân thường rối loạn tiêu hóa, rối loạn điện giải, nôn, buồn nôn, suy kết, có thể có tổn thương ngoài da dạng ban đỏ. Khi bệnh nhân đến muộn có thể nôn ra dịch màu vàng, mùi thối. Sinh thiết tá tràng thấy hình ảnh ấu trùng giun trong ở lớp dưới niêm mạc.

U ống tiêu hóa: thường gây bệnh cảnh đau bụng, bán tắc ruột. Chụp MSCT ruột non có thể phát hiện ra nhiều khối u ống tiêu hóa. Không có hình ảnh hình ống nước do thành ruột dày lên. Nội soi ruột non sinh thiết có thể giúp chẩn đoán phân biệt.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu: đặc biệt khó phân biệt với thể Crohn đại tràng.

Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu tổn thương chủ yếu ở trực tràng và đại tràng sigma, phân thường có máu và thường có hội chứng lỵ kèm theo.

Tổn thương đại tràng trên hình ảnh nội soi thường nông, không tổn thương đến lớp dưới niêm mạc, đặc biệt lớp cơ. Chỉ tổn thương ở đại tràng, tổn thương liên tục không cách đoạn, không có biến chứng dò hay áp xe. Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu không bao giờ gây hẹp.

Tổn thương quanh ống hậu môn hiếm gặp trong viêm loét đại trực tràng chảy máu. Phân biệt trên hình ảnh mô bệnh học

chúng tôi

4 Nhóm Xét Nghiệm Cường Giáp Giúp Xác Định Bệnh

Khi nào bạn nên làm xét nghiệm cường giáp?

Tuyến giáp có nhiệm vụ sản xuất các hormone giáp (T3, T4). Các hormone này có vai trò điều hòa chuyển hóa cơ thể giúp ổn định nhịp tim, nhiệt độ cơ thể… Lượng T3, T4 tăng cao trong máu khiến các quá trình chuyển hóa này tăng tốc và gây ra nhiều triệu chứng khắp cơ thể. Người bệnh có thể mắc các triệu chứng sau:

– Đổ mồ hôi liên tục, đổ mồ hôi ngay khi không làm gì hoặc đang ở phòng lạnh.

– Thấy người quá nóng hoặc quá lạnh.

– Tăng số lần đại tiện trong ngày, tiêu phân lỏng.

– Run cơ không kiểm soát được, thấy rõ nhất ở 2 bàn tay.

– Lo lắng quá mức, thậm chí bị rối loạn lo âu.

– Nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.

– Sụt cân nhanh mặc dù ăn nhiều.

– Kiệt sức, yếu nhược cơ.

– Giảm tập trung, không hoàn thành xong việc này đã nhảy sang làm việc khác.

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh thưa, mất kinh.

– Rụng tóc, tóc mỏng, thưa, yếu.

– Da mỏng, dễ trầy xước.

– Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ.

Khi mắc các triệu chứng trên, bạn nên đến khám bác sĩ. Bạn sẽ được làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán cường giáp.

Các nhóm xét nghiệm cường giáp

Nhóm xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân và gửi đến phòng xét nghiệm để xác định mức hormone giáp trong máu (TSH, T3, T4, FT4, FTI). Xét nghiệm này gọi là xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

– TSH (thyroid-stimulating hormone): Là một hormone do tuyến yên tiết ra để kiểm soát sự sản xuất hormone của tuyến giáp. TSH sinh ra nhiều hay ít dựa vào nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu hormone giáp trong máu ít, TSH sẽ sinh ra nhiều để kích thích tuyến giáp hoạt động. Khi hormone giáp trong máu càng tăng cao thì TSH sẽ càng giảm xuống. Do đó, những người mắc bệnh cường giáp có lượng hormone TSH trong máu rất thấp.

– T3 (triiodothyronine): Là một hormone chính được tuyến giáp sản xuất có nhiều vai trò trong chuyển hóa cơ thể. Xét nghiệm này thường dùng để chuẩn đoán và xác định mức độ nặng – nhẹ của cường giáp. Bệnh nhân cường giáp có nồng độ T3 cao.

Trong một số tình huống như: phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc dùng thuốc tránh thai thì cả T3 và T4 cùng cao nhưng có thể bạn không bị bệnh. Bạn cần phải làm xét nghiệm định lượng T4 tự do bên cạnh TSH để xác định chính xác cường giáp.

– T4 (thyroxine): Hormone giáp chính khác. T4 trong máu có 2 dạng: T4 gắn với protein và T4 tự do. T4 tự do có vai trò quan trọng nhất để xác định chức năng tuyến giáp, xét nghiệm tìm T4 tự do gọi là FT4 và FTI. Người bị cường giáp sẽ có FT4 và FTI tăng cao.

Mức hormone giáp được so sánh với mức hormone bình thường ở người khỏe mạnh. Mức TSH thấp và mức T3, T4 cao có nghĩa là bạn đã bị cường giáp. Trong trường hợp bạn có thai, bác sĩ sẽ dựa vào FT4, FTI cao và TSH thấp để chẩn đoán cường giáp.

Nhóm xét nghiệm tìm nguyên nhân cường giáp

♦ Xét nghiệm tìm kháng thể kháng tuyến giáp:

Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus. Khi hệ này sản xuất các kháng thể tấn công tuyến giáp (làm hư hại và kích thích tuyến tăng hoạt động) sẽ gây bệnh cường giáp. Các kháng thể này được tìm thấy khi bạn bị bệnh Basedow.

♦ Xét nghiệm đo tốc độ lắng máu có thể được dùng để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Bệnh nhân cường giáp do viêm tuyến giáp có tốc độ lắng máu cao.

Siêu âm tuyến giáp

Đây là xét nghiệm nhẹ nhàng và hiệu quả. Xét nghiệm được thực hiện trong phòng siêu âm. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu bỏ tất cả trang sức, thiết bị điện tử đeo trên người, cởi bỏ áo ngoài. Sau đó người bệnh nằm lên giường, bác sĩ hay y tá sẽ đặt một gối nhỏ dưới cổ để làm lộ rõ tuyến giáp của bạn. Cổ bạn sẽ được bôi gel bôi trơn. Gel này giúp đầu dò siêu âm trượt trên da mà không làm bạn đau. Bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị này ở vùng cổ của bạn và màn hình máy siêu âm sẽ hiện hình ảnh vùng này.

Những hình ảnh trên màn hình giúp bác sĩ xem xét hình dạng tuyến giáp. Qua đó phát hiện các bất thường ở tuyến giáp và các khối u khác nếu có. Trong trường hợp nghi ngờ cường giáp do ung thư tuyến giáp, bác sĩ yêu cầu thêm xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán ung thư.

Chụp xạ hình tuyến giáp

Chụp xạ hình tuyến giáp có thể được dùng để tìm các u, bướu và các nhân giáp.

Khi chuẩn bị làm xét nghiệm, bạn sẽ được yêu cầu nuốt hoặc tiêm một lượng nhỏ chất iốt phóng xạ, chất phóng xạ này sẽ được tuyến giáp hấp thụ và đào thải.

Sau đó, bạn sẽ đi chụp hình để xem tuyến giáp đã hấp thụ bao nhiêu phóng xạ, hình dạng và kích thước của tuyến nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây cường giáp và độ nặng của bệnh để phục vụ cho việc điều trị.

Sau khi chụp hình, bạn cần lưu ý những điều sau:

√ Các tác dụng phụ thường là sưng đau đỏ chỗ tiêm.

√ Iốt phóng xạ sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu trong vòng 48 giờ. Bạn nên uống nhiều nước và giật nước bồn cầu 2 lần sau khi đi vệ sinh trong thời gian này.

√ Bạn cần tránh tiếp xúc với trẻ em hay phụ nữ có thai cho đến khi iốt phóng xạ đã được đào thải hết.

√ Phụ nữ không nên có thai, đàn ông không nên làm người khác có thai trong vòng 6 tháng từ sau khi làm xét nghiệm trên.

Điều trị cường giáp

Cường giáp là bệnh có thể điều trị được. Bệnh nhân tuân thủ điều trị sẽ mau chóng quay về cuộc sống của mình. Sau khi đã có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cùng với bạn thống nhất phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp chính: dùng thuốc kháng giáp, uống iốt phóng xạ, phẫu thuật.

Đối với cường giáp, bệnh nhân cần tránh các thực phẩm có nhiều iốt, ví dụ: tảo biển, cá biển, đặc biệt là cá thu, muối iốt…