Www Bệnh Gan Com / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Các Biểu Hiện Của Bệnh Trĩ Ngoại Như Thế Nào? Khoehangngay.com

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại là như thế nào? Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh hậu môn trực tràng. Ống hậu môn là nơi tập trung nhiều mạch máu, chính là các búi tĩnh mạch trĩ nằm ở dưới lớp niêm mạc. Khi chúng bị co giãn quá mức sẽ sa xuống tạo nên các búi trĩ hậu môn.

Trĩ nội nếu các búi trĩ nằm bên trên đường lược, trong ống hậu môn và bề mặt là lớp da ống hậu môn.

Trĩ ngoại nếu các búi trĩ nằm bên dưới đường lược, ngoài rìa ống hậu môn và bề mặt chính là lớp biểu mô lát tầng.

Trĩ hỗn hợp là sự xuất hiện của cả búi trĩ nội và búi trĩ ngoại trên vùng hậu môn. Bệnh nhân bị trĩ nội, hoặc trĩ ngoại nặng sẽ chuyển sang trĩ hỗn hợp.

Như vậy trĩ ngoại là một trong ba dạng trĩ thường gặp, đặc điểm của búi trĩ ngoại bao gồm:

Các búi trĩ ngoại nằm bên dưới đường lược.

Bề mặt của búi trĩ ngoại là lớp biểu mô lát tầng.

Có chứa dây thần kinh cảm giác.

Các nguyên nhân gây trĩ ngoại bao gồm táo bón, tiêu chảy, lười vận động, chế độ ăn uống nghèo nàn, thừa cân hoặc mang thai …

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại là như thế nào?

– Người bệnh có cảm giác như xuất hiện dị vật ở hậu môn.

– Hậu môn sưng tấy và ngứa ngáy, phần da đỏ ửng

– Đi đại tiện có lẫn máu và dịch nhầy

Dạng trĩ ngoại này sẽ khiến khu vực hậu môn sưng phồng, mỗi lần đứng hoặc ngồi đều khó chịu.

Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể nhìn thấy rõ ràng cục sưng to lồi lên quanh lỗ hậu môn.

Các cục máu tụ hình tròn hoặc hình elip, màu sẫm hoặc màu tím, hơi cứng.

Người bệnh bị đau đớn dữ dội, cơ thắt hậu môn bị co giật, ảnh hưởng đến quá trình đi lại, ngồi và nằm.

Trong trường hợp khối tụ máu bị nhiễm trùng mưng mủ và lở loét, sẽ gây ra apxe hậu môn và nứt kẽ hậu môn.

Viêm nhiễm hậu môn là tình trạng hậu môn bị ngứa rát, ẩm ướt. Sau khi kiểm tra thì thấy các nếp gấp viền da xung quanh hậu môn bị xung huyết, sưng to và có thể đọng lại phân.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân: Khi thấy xuất hiện các biểu hiện của bệnh trĩ ngoại ở trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Bệnh trĩ ngoại nếu để muộn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Để bệnh trĩ ngoại không trở nên trầm trọng hơn, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước, tránh xa các chất gây kích thích niêm mạc dạ dày như rượu, bia, cà phê, thuốc lá hoặc đồ ăn cay… Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải chú ý vấn đề vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nên rửa bằng nước sạch sau mỗi lần đi vệ sinh để tránh hiện tượng viêm nhiễm thêm trầm trọng.

nhung hinh anh ve benh tri ngoai

Những Triệu Chứng Bệnh Viêm Phổi Của Người Già Trong Mùa Đông_China.com

Trong mùa đông, là mùa mà người già nhất là những người có bệnh viêm phổi mãn tính rất dễ tái phát. Những người già bị viêm phổi, thường có những triệu chứng so với những người bình thường là không được rõ nét, vì vậy, thường không được chữa trị kịp thời, hoặc chẩn đóan không chính xác. Vậy thì người già bị viêm phổi thường có những triệu chứng không rõ nét như thế nào ?

Thứ nhất là phản ứng đối với tác nhân gây bệnh. Thường là cơ thể con người một khi bị vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể sẽ có phản ứng để kháng cự đối với sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nâng cao thân nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh; Thế nhưng do người già có phản ứng thấp, thường không có phản ứng để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

Thứ hai là sốt không cao. Nhiệt độ cơ thể nâng cao có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nhưng người già khi bị viêm phổi, thì thường lại không sốt cao, thậm chí không bị sốt. .

Thứ ba là ho không nhiều, ít đờm, ngực không đau mấy, khiến cho người bệnh và người nhà không nghĩ đến bị viêm phổi.

Thứ tư là khi bị viêm phổi đi kiểm tra bạch cầu lại không cao, hoặc chỉ hơi cao đôi chút. Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, thường là bạch cầu sẽ tăng lên, thế nhưng người già bị viêm phổi hoặc viêm nhiễm thì bạch cầu lại không cao hoặc không rõ nét.

Thứ 5 là khi chụp X quang thì không có thay đổi gì mấy so với bình thường. Chụp phổi và chụp X quang chỉ thấy rất nhẹ hoặc không rõ nét, mà nhất là khi người bệnh không bị thiếu nước và bạch cầu không cao.

Thế nhưng, tuy người già bị viêm phổi không có những triệu chứng rõ nét, thế nhưng sức chịu đựng của người bệnh đã giảm đi rất nhiều, cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, thậm chí ngất đi v.v, nếu như trước đây đã bị viêm phổi mãn tính thì bệnh tình càng thêm trầm trọng.

Ngoài ra, sau khi chữa trị, tuy bệnh tình có thuyên giảm, nhưng chụp phim thì thấy chỗ ám trong phổi rất lâu mới mờ đi được, có lúc phải mấy tháng mới khỏi hẳn. Đây là một trong những đặc trưng của người già mắc bệnh viêm phổi.

Bệnh Chàm Môi Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả. Xem Ngay Tại Benheczema.com.vn

Chàm môi là một dạng của bệnh chàm. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm môi và cách chữa trị như thế nào để hiệu quả? Đây là thắc mắc của nhiều người bị bệnh lý này. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chính vị trí xuất hiện ở môi khiến nhiều người bệnh vô cùng mặc cảm, tự ti, thậm chí mắc “trầm cảm”.

Bệnh chàm môi và cách chữa trị

Thông thường, chàm môi thường xuất hiện ở quanh môi và dọc theo viền môi. Bệnh có các biểu hiện tương tự với bệnh chàm nói chung, qua hai giai đoạn chính:

– Giai đoạn đầu: Môi có hiện tượng khô, da bị bong tróc thành từng mảng. Người bệnh có cảm giác đau và rất ngứa, ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống. Một lưu ý đó là triệu chứng ở trong giai đoạn đầu này giống với hiện tượng môi khô nứt nẻ mùa đông nên nhiều bạn chủ quan.

– Giai đoạn mạn tính: Chàm lan ra cả mép, xuất hiện vết lở, đôi khi kèm theo mụn nước mọc xung quanh miệng, môi khô, nứt nẻ thậm chí chảy máu, gây khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp.

Bệnh chàm môi khá phổ biến

Bệnh chàm môi thường xuất hiện do 2 nguyên nhân chính:

1. Yếu tố bên trong

– Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh chàm, dị ứng, hen suyễn, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm môi.

– Cơ địa bị dị ứng

– Căng thẳng kéo dài

– Mắc các rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết, rối loạn trao đổi chất

2. Yếu tố bên ngoài

– Môi tiếp xúc với hóa chất như mực phun xăm, dầu gội, chất tẩy rửa; chất gây dị ứng từ côn trùng, sâu bọ

– Thay đổi thời tiết đột ngột

Bệnh chàm môi có thể di truyền

Bệnh chàm môi nói riêng và bệnh chàm nói chung vẫn chưa có cách chữa trị triệt để hoàn toàn. Mục tiêu chữa chàm môi đó là cải thiện triệu chứng và hạn chế bệnh bùng phát. Các phương pháp điều trị bao gồm:

– Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine dạng bôi ngoài hoặc uống sẽ giúp giảm ngứa cho người bị chàm môi. Vì khi ngứa, người bệnh thường sẽ có phản xạ gãi. Mà khi gãi có thể gây nhiễm trùng, khiến bệnh chàm môi nặng hơn. Bởi vậy, làm dịu cơn ngứa là một mục tiêu điều trị bệnh chàm môi.

– Thuốc kháng sinh

Được sử dụng để điều trị bệnh chàm môi có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt cao, mệt mỏi, vùng da môi rỉ dịch có màu.

– Kem dưỡng ẩm

Bệnh chàm môi thường gây khô da, nứt nẻ. Hơn nữa, da khô là một trong những yếu tố khiến bệnh chàm môi bùng phát, bởi vậy, nguyên tắc quan trọng trong điều trị bệnh chàm môi đó là dưỡng ẩm. Một số loại dưỡng ẩm đơn giản nhất là dầu dừa, vaseline.

Ngoài việc sử dụng thuốc và kem dưỡng ẩm, người mắc chàm môi nên chú ý một số điều sau đây:

– Không liếm môi

Người bị chàm môi nên uống nhiều nước mỗi ngày

– Nên uống nhiều nước mỗi ngày để môi duy trì được độ ẩm cần thiết và cơ thể thải độc tốt hơn

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

– Nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể

– Xác định và tránh các thực phẩm có thể khiến bệnh chàm môi bùng phát. Một số loại thực phẩm hay gây dị ứng như hải sản, côn trùng.

– Hạn chế cười đùa, nói chuyện trong giai đoạn bệnh bùng phát vì có thể làm các vết nứt sâu và rộng hơn

– Hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều gia vị

Giải pháp an toàn từ thảo dược giúp cải thiện chàm môi

Qua những thông tin bên trên, các bạn biết được nguyên nhân, biểu hiện bệnh chàm môi và cách chữa trị. Do môi là vị trí nhạy cảm trên khuôn mặt, nên việc dùng thuốc phải rất thận trọng.

Chàm môi rất hay tái phát, bởi vậy người mắc cần tìm được cho mình một giải pháp an toàn, hiệu quả. Một trong những sản phẩm được nhiều người bị bệnh chàm sử dụng có hiệu quả là kem bôi thảo dược . Sản phẩm này là một công thức chuyên biệt cho tình trạng chàm da nói chung và chàm môi nói riêng, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da thông qua tác dụng của , nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng, nhất là với vùng nhạy cảm như môi.

Kem bôi Eczestop giúp cải thiện chàm môi

Bài viết đã giúp các bạn hiểu được về những kiến thức cơ bản về bệnh chàm môi và cách chữa trị. Chàm môi thường mạn tính, vì thế bạn cần có biện pháp kiểm soát bệnh lâu dài, an toàn và hiệu quả. Trong đó, sử dụng Eczestop hàng ngày là một gợi ý hay cho bạn.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm môi và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Ung Thư Tuyến Giáp Có Sinh Con Được Không? Xem Ngay Tại Buoutuyengiap.com

Ung thư tuyến giáp có sinh con được không? là thắc mắc của rất nhiều người đang mắc bệnh lý này. Khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm, trong đó có vô sinh. Trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở nữ lớn hơn nhiều so với nam giới, nhiều chị em lo lắng ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ.

Ung thư tuyến giáp là bệnh gì?

Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% trong tổng số các bệnh ung thư. Đối tượng mắc ung thư tuyến giáp cao nhất là phụ nữ từ 20 – 50 tuổi. Đây là bệnh khó phát hiện, thường lành tính, tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Nếu kịp thời phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa bệnh thành công lên đến 97%.

Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 loại chính, bao gồm:

– Ung thư tuyến giáp thể nhú: Loại này hay gặp nhất. Cứ khoảng 5 người bị ung thư tuyến giáp thì có 4 người thuộc loại ung thư tuyến giáp thể nhú. Loại ung thư tuyến giáp này thường gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi.

– Ung thư tuyến giáp thể nang: Chiếm 10%. Loại này thường ảnh hưởng nhiều đến người lớn tuổi.

– Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm 1 trong tổng số 20 trường hợp bị ung thư tuyến giáp, có thể di truyền trong gia đình.

– Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Ít gặp nhất (tỷ lệ là 1/100) và cũng là loại ung thư tuyến giáp ác tính nhất. Bệnh thường ảnh hưởng đến người từ 60 – 80 tuổi.

Biểu hiện của ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu gần như không có gì đặc biệt. Chỉ đến khi chuyển biến nặng hơn, bệnh nhân mới có thể sờ hoặc nhìn thấy một cục giáp nổi ở trước cổ, đôi khi đi kèm triệu chứng đau hàm, đau tai. Thông thường, bệnh ung thư tuyến giáp được phát hiện tình cờ qua siêu âm, thăm khám định kỳ. Đến khi khối u di căn, bệnh nhân sẽ thấy khó thở, khó nuốt, giọng nói thay đổi. Giai đoạn nặng thì việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn.

Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp, ban đầu bác sĩ sẽ siêu âm, sau đó tiến hành sinh thiết tế bào. Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp bằng sinh thiết tế bào khá chính xác.

Nữ giới hay bị mắc ung thư tuyến giáp

Khi xác định được ung thư tuyến giáp, bệnh nhân bắt buộc phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, sau đó tiếp tục điều trị bằng iod phóng xạ hoặc chỉ cần theo dõi. Thông thường thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư tuyến giáp là rất cao. Tuy nhiên, sau điều trị, bệnh nhân cần có những biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát.

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nhưng khi tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, bệnh sẽ khiến nhiều hệ cơ quan bị rối loạn. Khi khối ung thư tuyến giáp có kích thước lớn, sẽ chèn ép vào khí quản, thực quản, thanh quản và gây khàn giọng, nuốt vướng, khó thở.

Khi không được điều trị, ung thư tuyến giáp có thể to nhanh và di căn ra các cơ quan khác như: Xương, mạch máu, tim, gan, phổi… Cấu trúc và chức năng của các cơ quan mà khối ung thư tuyến giáp di căn đến sẽ bị rối loạn.

Ung thư tuyến giáp di căn sẽ rất nguy hiểm

Đối với bệnh ung thư tuyến giáp đã được điều trị bằng phẫu thuật hoặc iod phóng xạ, vẫn có khoảng 5 – 20% trường hợp bị tái phát. 10 – 15% người bệnh có thể bị di căn ra các cơ quan khác như xương.

Cuối cùng, khi khối ung thư tuyến giáp đã di căn sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể mà không có cách nào điều trị, người bệnh có thể tử vong.

Bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng rất cao, chiếm khoảng 80%. Bệnh nhân thường ở độ tuổi sinh sản. Tuyến giáp là nơi tiết ra các hormone ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động của hệ sinh dục. Bởi vậy, nhiều phụ nữ rất lo sợ không biết bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không.

Ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ

Theo các chuyên gia, khi mắc bệnh về tuyến giáp, khả năng sinh sản của chị em sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng các nhà khoa học khẳng định, bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp khi chữa khỏi bệnh hoàn toàn vẫn có thể sinh con như người bình thường khác. Ung thư tuyến giáp tuy phổ biến nhưng tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn lại rất cao. Vì vậy, nếu chị em phát hiện ra bệnh sớm, điều trị tích cực thì khả năng khỏi bệnh là rất lớn.

Chị em sẽ được chỉ định làm phẫu thuật để cắt bỏ tuyến giáp, sau đó điều trị bằng iod phóng xạ. Sau phẫu thuật, di chứng để lại có thể là: Thay đổi giọng nói, cơ cổ, cơ hô hấp hoạt động khó khăn.

Một lưu ý là không nên có thai trong khi đang dùng iod phóng xạ. Nữ giới mắc bệnh muốn sinh con thì cần chờ tối thiểu 6 tháng sau khi dùng liệu pháp này. Sau khi mổ cắt toàn bộ tuyến giáp, người bệnh cần phải uống hormone tuyến giáp thay thế mỗi ngày. Việc uống thuốc này không ảnh hưởng đến thai nhi. Khi có thai, người bệnh cần chú ý tái khám để điều chỉnh liều thuốc uống cho đúng, bởi bào thai làm nhu cầu hormone tuyến giáp tăng lên. Việc bổ sung hormone đầy đủ rất quan trọng tới sự phát triển thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khi đang điều trị bằng iod phóng xạ, phụ nữ không nên có thai

Giải pháp an toàn giúp cải thiện ung thư tuyến giáp, không lo vô sinh

Như vậy, qua thông tin bên trên, các bạn đã giải đáp được thắc mắc: Ung thư tuyến giáp có sinh con được không? Câu trả lời là có. Nếu được phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp kịp thời, đúng cách, phụ nữ mắc bệnh hoàn toàn có thể sinh con như bình thường.

Ngoài ra, để đề phòng ung thư tuyến giáp tái phát, các chị em cần lưu ý:

– Trong chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và khoáng chất canxi, kẽm, iod, selen.

– Hạn chế những thực phẩm chứa cyanates (bắp cải, su hào, củ cải) và chất béo (dầu, mỡ).

– Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động.

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Để giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế biến chứng của ung thư tuyến giáp, các chị em nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là – một trong những loại rong biển đã được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tuyến giáp. Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, tức là làm tiêu khối u bướu.còn chứa các thành phần khác như: Cao bán biên liên, khổ sâm, ba chạc, cao neem giúp giảm nhẹ các triệu chứng, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, cân bằng tiết hormone, giảm mệt mỏi… Sản phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ. Do đó, Ích Giáp Vương sẽ giúp các chị em bị ung thư tuyến giáp kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng vô sinh và sớm được hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ.

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với ung thư tuyến giáp

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng