Whitmore Bệnh Học / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Whitmore Là Gì? Bệnh Whitmore Có Lây Không?

Bệnh Whitmore là gì? Bệnh whitmore có lây không?

Hiện nay có nhiều ca tử vọng do bệnh Whitmore gây ra, khiến nhiều người dân hoang mang đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Nhiều người vẫn chưa nắm rõ được Bệnh Whitmore là gì? Bệnh whitmore có lây không? Chính vì thế chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết về loại bệnh này để giúp bạn có thể phòng tránh tốt nhất về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh melioidosis hay còn được gọi là bệnh Whitmore, đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở các nước khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền bắc Australia do lây truyền sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh bị ô nhiễm.

Ngày 19/11/2019 tại Việt Nam đã có 2 ca tử vong là 2 em nhỏ. Thời gian phát bệnh và điều trị trong vòng 7 tháng

” Bạn đã biết: Những cách lấy mã giảm giá Lazada cho mọi đơn hàng

Cách nhận biết bệnh Whitmore

Do có một số loại Melioidosis khác nhau và mỗi loại gây cho người bệnh những các triệu chứng khác nhau. Sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần, các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết. Dấu hiệu như sau:

Nhiễm trùng máu:

Bệnh Whitmore có lây không?

Bệnh whitmore có thể lây qua nhiều con đường, cụ thể:

Con đường lây nhiễm chính của bệnh Whitmore là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có nhiễm vi khuẩn.

Bệnh còn lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có mang vi khuẩn trong những trận gió, lốc xoáy trước cơn mưa.

Nhiễm bệnh khi ăn phải các thức ăn có vi khuẩn.

Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp-xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei.

Lây truyền qua việc tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như: chó, mèo, bò, dê…

Cách phòng bệnh Whitmore

Hiện, Vẫn chưa có loại Vacxin nào phòng bệnh Whitmore, do đó bạn nên chủ động phòng bệnh để bảo vệ các thành viên trong gia đình.

Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.

Khi làm việc hay sinh hoạt trong những môi trường bùn đất, ẩm, ướt, môi trường có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Whitmore cao: Cần chú ý tránh để bị xây xước hoặc có vết thương hở. Trong trường hợp có vết xước da, dù là nhỏ cũng cần được che chắn, bảo vệ kỹ để tránh nhiễm bệnh.

Khi bị xây xước da, cần được sát khuẩn kịp thời, nếu xuất hiện mụn mủ, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt, ăn chín, uống chín.

Khi có dấu hiệu, cần đến các cơ sở y tế ngay để kịp thời điều trị.

Với những thông tin trên, ho vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về và có những biện pháp phòng tránh tốt nhất.

Các Triệu Chứng Của Bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore và nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm. Nó do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong bùn đất gây nên. Nếu nói đây là một căn bệnh mới thì cũng không phải. Bởi thực chất bệnh Whitmore đã xuất hiện từ lâu, vào khoảng đầu thế kỷ 20. Nhưng nó khá hiếm gặp và chủ yếu được bắt gặp ở phía nam Việt Nam.

Nguyên nhân nào gây ra căn bệnh đáng sợ này? Như đã nói ở trên, vi khuẩn gây bệnh có trong bùn đất. Vì vậy chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu chúng ta hít phải bụi bẩn nhiễm vi khuẩn hoặc vùng da bị trầy xước vô tình tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn nhiễm khuẩn. Một số trường hợp khác còn có thể là do uống phải nguồn nước bị nhiễm bệnh.

Bệnh Whitmore sống rất dai trong các môi trường đất và nước bị nhiễm khuẩn. Thời gian ủ bệnh của chúng trong cơ thể người hoặc động vật cũng tương đối dài. Tuy nhiên, một khi bệnh đã phát thì diễn biến vô cùng nhanh và phức tạp. Thậm chí có thể lấy đi mạng sống chỉ trong vòng 48 giờ. Chính vì vậy, nó từng được lính Pháp và Mỹ đặt tên là “bom hẹn giờ.”

Một điểm đặc biệt của Whitmore đó là không phải ai cũng dễ bị mắc phải. Và thật may mắn, nó không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Các triệu chứng của bệnh Whitmore

Thực sự hiện nay các triệu chứng của bệnh Whitmore còn khá mơ hồ và không rõ ràng. Chính vì vậy, nó gây nên tâm lý chủ quan và có khả năng chẩn đoán nhầm sang các căn bệnh khác như quai bị, viêm tấy… Nguyên nhân là do bệnh có nhiều loại melioidosis khác nhau, nên mỗi loại lại gây ra một triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng sau đây, bạn nên đi đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu sốt cao, nhức đầu, chán ăn, ho nhiều, đau ngực khi thở, suy hô hấp và đau các cơ. Đó cũng chính là các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có thể đang bị nhiễm trùng phổi. Bên cạnh đó, nếu có thêm các triệu chứng tiêu chảy, mất phương hướng, vết loét có mủ trên da… thì đang có nguy cơ bị nhiễm trùng máu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xảy ra các hiện tượng như đau hoặc sưng ở một nhất định. Chẳng hạn như tuyến mang tai, khiến nhiều người lầm tưởng là bị quai bị hoặc có những nốt u cục cứng màu xám/trắng. Dần dần nó gây nên vết thương hở trông giống vi khuẩn ăn thịt người gây nên.

Và thật đáng buồn, bệnh Whitmore hiện nay chưa có vaccine phòng và điều trị bệnh. Nếu mắc bệnh, người bệnh sẽ phải dùng một lượng kháng sinh vô cùng lớn và nhiều loại. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa nhờ những biện pháp sau đây:

Luôn giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sạch sẽ.

Rửa tay và chân ngay sau khi ra ngoài, đặc biệt là khi tiếp xúc với bùn đất.

Mang ủng khi đến những vùng đọng nước để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.

Nếu có các dấu hiệu trên, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bệnh Whitmore Lây Qua Đường Nào Có Chữa Được Không ?

Bệnh whitmore lây qua đường nào – bệnh whitmore có lây không có chữa được không ? 😕 CÓ THẬT LÀ CON VI KHUẨN BÙI-KHÔ: CHẤT ĐỘC SINH HỌC CẤP I NÀY ĂN THỊT NGƯỜI?

Vì con vi khuẩn kí sinh trùng nào mà chẳng “ăn thịt người”. Trả lời khúc mắc của bạn đọc, bác sĩ chuyên khoa bệnh nhiệt đới Long Trần cười khà khà và nói: trong quá trình phát triển của anh em vi khuẩn sinh sôi phát triển trong cơ thể người sẽ tạo ra các phản ứng (một là đáp ứng của độc tố của anh em vi khuẩn tiết ra, và hai là đáp ứng của cơ thể ta chống lại anh em vi khuẩn) nói đúng ra là hai bên đánh nhau, mà đã đánh nhau thì sẽ có bãi chiến trường tất nhiên. Và kết quả cái bãi chiến trường này sẽ để lại những tổn thương cơ quan của ta, như anh em tụ cầu gây hỏng van tim dành để yêu hay làm sưng cái tay nắm bóp người thương, anh em phế cầu liên cầu có khi lại làm hỏng phổi để ta hít ra thở vào, anh em não mô cầu lại làm hỏng não để tính toán mưu sinh… Tóm lại thì anh em vi khuẩn nào cũng ăn hết cả. Không ăn thịt người thì ăn gì đây. Nếu ví như trái đất là cơ thể ta, con người là vi khuẩn, thì hàng ngày chúng ta đốt rừng, chặt cây, hay làm tan băng địa cực thì cũng được ví như là ăn thịt người đó thôi.

TÓM LẠI, GIẬT TÍT VẬY LÀ HƠI GIẬT GÂN QUÁ! Nhưng không sao, để độc giả chú ý mà đề phòng thì cũng được.

🧐 BỆNH WHITMORE LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO DO VI KHUẨN BÙI-KHÔ?

– Đây là đặc sản của đất rừng ao hồ Đông Nam Á và miền Bắc Australia. – Vi khuẩn này có ở đất, bùn bẩn, nước mặt (ao, hồ, kênh rạch, mương máng) bị ô nhiễm. – Truyền trực tiếp vào con người và động vật tiếp xúc với đất, nước đó (chân tay, hít phải nước). – Whitmore có thể lây từ người sang người nhưng cực kì hiếm. – Gia súc, thú nuôi cũng có thể nhiễm bệnh này. – Theo thống kê, thì top đầu các địa điểm có nhiều ca bệnh nhất là Thái Lan, Mã Lai, Singapore. Sau đó mới là Việt Nam.

Có nhiều dạng của nhiễm khuẩn của Burkholderia, với các triệu chứng khá đa dạng. Dễ nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi. Thời gian nhiễm – khởi phát bệnh chưa rõ ràng: từ vài ngày đến vài năm. Các dấu hiệu đa phần không điển hình, dễ lẫn với các bệnh lý lở loét, hô hấp, áp xe, nhọt, viêm mô bào khác. Nhìn chung khó phân biệt.

😟 BỆNH WHITMORE LÀ BỆNH GÌ? TẠI SAO NGUY HIỂM VÀ ĐÁNG SỢ ĐẾN THẾ?

Có sợ không? Sợ chứ. Bác sĩ rất sợ. Con vi khuẩn này CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG TỰ NHIÊN với nhiều kháng sinh thông dụng. Khiến Bệnh Whitmore cực kì khó chữa. Chỉ có một số kháng sinh có tác dụng. Nếu không điều trị, 90% bệnh nhân sẽ chết. Nếu điều trị với kháng sinh đúng kịp thời, tỉ lệ chết vẫn lên tới 40%. Nếu được phát hiện và điều trị hồi sức kịp thời, tỉ lệ chết giảm hơn, nhưng vẫn lên tới 20%.

ĐÂY LÀ MỘT CĂN BỆNH CHẾT CHÓC VÀ TÀN KHỐC. Nhưng bệnh lại ít gặp, triệu chứng chung chung, vì thế, bác sĩ đôi khi cũng không nghĩ đến nó.

– Nhập viện là chắc chắn, nếu nặng sẽ nhập hồi sức cấp cứu. – Kháng sinh truyền tĩnh mạch ít nhất nửa tháng: Ceftazidime, Meropenem (hàng khủng nhất có thể) – Sau đó là nửa năm uống kháng sinh dự phòng (nếu sống sót).

✅ BỆNH WHITMORE DỰ PHÒNG THẾ NÀO – NỘI DUNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA BÀI VIẾT:

Ở các vùng lưu hành nguồn bệnh (như gần đây là Nghệ An) thì tiếp xúc trực tiếp với nước, đất bẩn là nguy cơ rõ ràng của lây nhiễm.

Là bố mẹ trông con, ta cần làm gì:

Tránh chơi, bơi ở bùn lầy đất bẩn, đất nông nghiệp, ao tù nước đọng, ao nuôi cá nuôi tôm… Nhất là tại vùng đang có ca bệnh. Các bạn nhỏ (và cả người lớn) đang có vết thương hở, xước xát chân tay hoặc viêm loét của bệnh mạn tính (đái tháo đường, bệnh thận) KHÔNG nên chơi, tiếp xúc trực tiếp với nước đọng, đất bẩn. Các bạn nhà làm nông nghiệp có phụ giúp bố mẹ thì nên đi ủng cao su để phòng tránh. Phòng tránh đuối nước (ao hồ, kênh rạch) ở trẻ em. Nếu bị xước sát trong khi chơi, làm việc thì cần vệ sinh sạch với xà phòng, qua trạm y tế để xử lí phù hợp (sát trùng, tiêm SAT, dùng kháng sinh tùy mức độ…) và theo dõi tiến triển hình thành mưng mủ, sưng đau… để đi khám kịp thời. Đồng thời nhớ báo với bác sĩ về tiền sử có xây xước khi chơi với đất bẩn. Không được chủ quan lơ là các vết thương, hay triệu chứng bệnh dù nhỏ nhất.

Bài từ Chăm con chuẩn Mỹ – BS. ĐỖ TIẾN SƠN Tham vấn tham luận của BSNT. Trần Long Tham khảo hướng dẫn của CDC trong dự phòng tác chiến khủng bố sinh học do Burkholderia pseudomalei.https://www.cdc.gov/melioidosis/bioterrorism/threat.html Infographics: chúng tôi Thông tấn xã Việt Nam

Vi Khuẩn Ăn Thịt Người Whitmore Là Gì?

Tưởng là căn bệnh đã bị lãng quên nhưng thời gian gần đây, nó lại tiếp tục bùng phát mạnh và tỷ lệ tử vong đã tăng lên 60%.

Bệnh Whitmore là gì?

Whitmore (hay còn gọi là Melioidosis) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Whitmore là loại vi khuẩn như thế nào?

PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, whitmore do vi khuẩn gram âm B. pseudomallei (hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) gây ra. Khi vào tới cơ thể, loại vi khuẩn này sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc và tử vong. Những bệnh nhân vốn có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính… thường có nguy cơ bị tổn thương cơ quan nội tạng cũng có nguy cơ tử vong cao hơn.

Vi khuẩn Whitmore thường sống trong bùn đất và nước.

Whitmore không phải là bệnh mới hay hiếm gặp mà nó đã bị “lãng quên” trong cộng đồng. Bệnh được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1936. Vi khuẩn này thường sống trong bùn đất và nước, đường lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương bị tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Ngoài ra, căn bệnh này hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống của bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện.

Việt Nam nằm trong vùng bệnh Whitmore của thế giới

Whitmore là bệnh vùng, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và phía Bắc Australia. Đặc biệt, vùng Đông Bắc Thái Lan (gần với miền Trung Việt Nam) được coi là tâm điểm của dịch bệnh. Trên thế giới, hầu hết các trường hợp mắc bệnh Whitmore đã được báo cáo là ở Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam và miền bắc Australia. Tỉ lệ mắc bệnh Whitmore ở Singapore được báo cáo là 13 người/1 triệu dân.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh Whitmore?

Mặc dù bệnh Whitmore có thể tấn công người hoàn toàn khỏe mạnh, tuy nhiên đối tượng dễ mắc căn bệnh này được các chuyên gia liệt kê như sau:

Người có hệ thống miễn dịch suy yếu Người mắc các bệnh mãn tính như ung thư, phổi, bệnh gan, tiểu đường, bệnh thận và cả HIV.

Đâu là những con đường lây nhiễm của vi khuẩn ăn thịt người whitmore?

Do lây nhiễm qua đường ăn uống (thức ăn bị nhiễm khuẩn). Do tiếp xúc trực tiếp với các vết trầy xước da, với đất hoặc nước đã bị nhiễm khuẩn (thời điểm mùa mưa bão). Do hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn. Do vi khuẩn truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú. Do tiếp xúc vết trầy xước da với động vật chết bị nhiễm bệnh whitmore như chó, mèo, bò, dê…

Một vài dấu hiệu điển hình cảnh báo vi khuẩn whitmore đang xâm chiếm cơ thể:

Nếu Whitmore gây nhiễm trùng máu, có thể có các dấu hiệu như sốt cao, đau đầu, khó thở, đau khớp và đau bụng. Nếu Whitmore gây nhiễm trùng lan rộng thì dấu hiệu đặc trưng sẽ là sốt, đau ngực, đau bụng, đau đầu, co giật và đau cơ khớp. Nếu Whitmore gây nhiễm trùng phổi thì các triệu chứng bao gồm ho và đau ngực, ngoài ra có khi bạn bị sốt, chán ăn và đau đầu. Nếu Whitmore gây nhiễm trùng cục bộ ở một bộ phận của cơ thể thì dấu hiệu thường gặp bao gồm sưng, đau và sốt. Sau đó, vết thương sẽ bị loét hoặc áp xe ngày càng nghiêm trọng. Mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn cần nhanh chóng tới khám ở những bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau đó. Đặc biệt, những bệnh nhân đã từng nhiễm vi khuẩn whitmore nên thường xuyên đi tái khám vì bệnh có khả năng tái phát cao, cần có sự kiên trì trong quá trình điều trị.

Whitmore ủ bệnh trong bao lâu?

Thời gian ủ bệnh kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn đến khi xuất hiện triệu chứng thường là từ 1 – 21 ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người mắc bệnh không hề có triệu chứng cho đến khi phát bệnh rõ rệt.

Bệnh Whitmore có lây từ người sang người không?

Đến thời điểm hiện tại, y học chưa ghi nhận được trường hợp nào lây nhiễm bệnh Whitmore từ người sang người. Theo các chuyên gia thì đây không phải là bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, côn trùng cũng không là tác nhân truyền bệnh. Do đó, yếu tố nguy cơ gây bệnh duy nhất là bản thân bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lẫn trong đất hoặc nước bẩn.

Vậy phải làm gì để phòng ngừa vi khuẩn whitmore tấn công?

Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là bàn tay, bàn chân luôn phải sạch.

Vi khuẩn Whitmore có sẵn trong đất. Thêm vào đó, khi gió cuốn bụi lên thì con người dễ hít phải vi khuẩn Whitmore và chúng nằm sẵn trong phổi chờ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu sẽ phát triển lên

PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo rằng, những năm gần đây, số ca mắc bệnh whitmore được báo cáo không ngừng tăng, cao điểm thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 7 – tháng 11. Vì vậy, những người làm việc tiếp xúc với môi trường đất, nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore nên muốn phòng bệnh, bạn cần lưu ý các điều sau:

Khi làm việc trong môi trường có tiếp xúc với đất hoặc nước, bạn nhớ mang ủng và găng tay bảo vệ. Tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm nếu bạn đang có vết thương hở hoặc bệnh tiểu đường, thận mãn tính. Nhớ mang khẩu trang khi tiếp xúc với khu vực có không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến thức ăn, đặc biệt đừng quên khử trùng dao sau khi cắt thịt cá sống. Nếu bạn có thói quen uống các sản phẩm sữa tươi, hãy chắc chắn rằng chúng đã được tiệt trùng.

Nếu cơ thể có vết thương hở, nhớ lưu ý băng bó, che chắn cẩn thận để hạn chế nguy cơ vết thương tiếp xúc với vi khuẩn.