Wellness Trị Bệnh Tiểu Đường / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Tiểu Đường Và Các Cách Điều Trị Bệnh Tiểu Đường

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là một trong những bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt, đây cũng là một bệnh dai dẳng và khó chữa nếu không có một phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Các triệu chứng thường thấy là ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân không kiểm soát, cơ thể xanh xao mệt mỏi, lượng nước tiểu nhiều (thường trên 3-4 lít 1 ngày, nước tiểu trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng).

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ngoài việc ảnh hưởng đến sinh hoạt, những dấu hiệu bất thường về sức khỏe nếu không điều trị kịp thời còn để lại rất nhiều di chứng nghiêm trọng như các bệnh về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não), suy thận, đục thủy tinh thể, mù mắt, mất cảm giác về thần kinh, nhiễm trùng da, lao phổi và rất có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh tiểu đường có hai loại bệnh chính: loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.

Bệnh tiểu đường tập trung chủ yếu ở người trung niên nhưng ở những người trẻ tuổi nếu không có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ cũng có nguy cơ bị mắc bệnh. Vậy nên cách tốt nhất để không phải đối mặt với những nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra là phòng tránh khi chưa quá muộn:

– Giảm cân: Những người bị béo phì thường có nguy cao mắc căn bệnh này hơn so với những người gầy. Vì vậy để tránh bị tiểu đường bạn cần kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể, thường xuyên tập thể dục đều đặn, khoảng 35 phút mỗi ngày sẽ làm giảm 80% nguy cơ tiểu đường.

– Ăn nhiều rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt: Tăng cường thêm các món rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt trong bữa cơm là cách hiệu quả để giảm thiểu cân nặng, kiểm soát lượng đường trong máu được ổn định và phòng tránh bệnh tiểu đường.

– Uống 1 ly cà phê mỗi ngày: Qua một số nghiên cứu cho thấy caffeine có trong cà phê có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Bạn có thể dùng 1 ly cà phê vào buổi sáng vừa giúp cho cơ thể tỉnh táo bắt đầu một ngày mới, vừa có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường.

– Loại bỏ thức ăn nhanh khỏi thực đơn hàng ngày là cách hiệu quả để bạn tránh xa căn bệnh tiểu đường quái ác.

– Khám bệnh định kỳ: bạn nên thường xuyên đi khám bệnh định kỳ, khoảng 6 tháng 1 lần để biết lượng đường trong máu mình như thế nào, đồng thời lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ để có phương án phòng bệnh tốt nhất.

Luôn theo dõi tình trạng bệnh: Những người bị bệnh tiểu đường nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà và thường xuyên theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có chuyển biến bất thường thì phải đến gặp ngay bác sỹ để có phương án điều trị kịp thời.

Lối sống sinh hoạt: Để đảm bảo giúp bệnh nhân mắc tiểu đường có thể kiểm soát bệnh và nhanh chóng hồi phục cần tuân thủ tốt các yếu tố cơ bản sau:

– Đủ chất Đạm – Béo – Bột – Đường – Vitamin – Muối khoáng – Nước với khối lượng hợp lý.

– Luôn kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.

– Thường xuyên tập thể dục hàng ngày, duy trì mức cân nặng hợp lý

– Tránh xa các chất kích thích, bia rượu

– Không làm tăng các yếu tố gây nguy cơ rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận…

– Khám bệnh định kỳ, theo dõi lượng đường trong máu

Thuốc điều trị:

– Thuốc dùng cho dạng Typ1: Thường chỉ sử dụng Insulin, gồm Insulin tác dụng nhanh (Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm), tác dụng trung bình( Isophan Insulin, Lente Insulin) và tác dụng chậm (Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm). Insulin dùng cho bệnh nhân đái tháo đường Typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả. – Thuốc dùng cho dạng Typ2: chia làm 2 nhóm, phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp: Nhóm 1 có tác dụng yếu, gồm Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid. Nhóm 2 có tác dụng mạnh hơn, gồm Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc nam điều trị bệnh tiểu đường được truyền trong dân gian sau đây:

– Dùng hoa quỳnh trắng nở về đêm hoặc mướp đắng pha trà uống. Ngoài ra có thể dùng nước râu ngô đúng uống thay nước hàng ngày.

– Lấy hoa nhãn hầm thịt nạc, hoặc rễ cây nhãn hầm lòng lợn ăn.

– Lấy lá nhãn mọc hướng đông sắc thuốc uống. Hoặc lấy lá xoài khô đun làm thuốc, do lá xoài khô có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết và phòng một số biến chứng do đái tháo đường.

– Một số món ăn khác như: canh mướp đắng + nấm hương+ thịt nạc, canh hẹ+ ngao.

Bệnh Tiểu Đường Là Gì? Phân Loại, Triệu Chứng ⋆ Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…

Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…

Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và tiểu đường loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin. Ngoài ra còn có tiểu đường thai kỳ.

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton. Những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng kín do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.

Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.

Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.

Glucose niệu kéo theo lợi niệu thẩm thấu làm tăng lượng nước tiểu, bệnh nhân thường xuyên mắc đi tiểu hơn người bình thường. Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.

Cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng làm cho bệnh nhân nhanh đói, đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn.

Mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm cho bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục.

Dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng do cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao. Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).

Một số xét nghiệm cần thiết phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh:

Đo nồng độ đường trong máu lúc đói, sau khi ăn và sự dung nạp chất này.

Xác định tiểu đường trong 2 lần xét nghiệm đều cho kết quả là nồng độ glucose trong máu lúc đói cao hơn 126 mg/dl. Khi kết quả xét nghiệm có nồng độ từ 110 và 126 mg/dl thì coi là tiền tiểu đường, báo hiệu nguy cơ bị tiểu đường type 2 với các biến chứng của bệnh.

Nếu kết quả đo nồng độ glucose sau khi đă ăn cao hơn 200 mg/dl kèm các triệu chứng của bệnh (khát nhiều, đái nhiều và mỏi mệt) thì nghi ngờ bị bệnh tiểu đường.

Đôi khi các bác sĩ muốn chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là “test dung nạp glucose bằng đường uống”. Xét nghiệm nồng độ glucose sau khi uống 2 giờ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ này vẫn cao hơn 200 mg/dl thì chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường type 2.

Sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2lần/năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị: Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc. Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt.. Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui): Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l. Peptid C (một phần của pro-insulin): cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy. Thử đường trong nước tiểu cũng là một phương pháp được tiến hành tuy nhiên kết quả của phương pháp này không được đánh giá cao bằng những cách thức còn lại.

Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sĩ, không nên tự điều trị.

Những điều chỉnh lối sống người bệnh tiểu đường cần tuân theo để kiểm soát bệnh:

Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, và quả mọng, chuối, xoài, và đu đủ là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng.

Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: Hãy ăn uống khoa học và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.

Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng.

Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.

Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.

Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.

Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng.

Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

Giảm cân là mục tiêu quan trọng cho người bệnh tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường típ 2). Béo phì làm tăng lượng đường huyết và kháng với insulin. Chương trình giảm cân thích hợp ngăn ngừa sự gia tăng các biến chứng do béo phì như huyết áp cao, bệnh tim mạch.

Stress và lo âu cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn. Stress làm tăng sự giải phóng hormon tuyến yên ACTH, từ đó thúc đẩy giải phóng hormon cortisol từ tuyến thượng thận, còn được gọi là hormon stress, ảnh hưởng gián tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể.

Thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng sản sinh hormon stress cortisol. Để tránh điều này hãy duy trì giấc ngủ đều đặn liên tục 7-8 giờ.

Các sản phẩm thuốc lá có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường và gây hậu quả nghiêm trọng.

Nên tập luyện thường xuyên. Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tập luyện ít có khả năng bị các biến chứng như đột quỵ và đau tim.

Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Bằng Đông Y Tại Bảo Thanh Đường

Bệnh tiểu đường (đường huyết cao) là bệnh dư thừa lượng glucose trong máu. Điều gì gây ra như vậy ? Khi chúng ta ăn, đường từ thực phẩm được chuyển thành glucose và đường đơn thuần khác rồi lưu lại trong máu. Các hoormon insulin có vai trò chuyển các glucose này đến các cơ, chất béo và các tế bào gan. Ở bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy hoặc là không sản xuất đủ insulin, hoặc các cơ bắp, mỡ và các tế bào gan không đáp ứng với insulin, khiến cho lượng glucose lưu lại trong máu cao.

Từ lâu Bảo Thanh Đường đã có phương thuốc chữa bệnh tiểu đường nổi tiếng cùng những bí quyết riêng độc đáo; những loại thảo dược quý phải kỳ công tìm kiếm tận những nơi rừng núi heo hút; để có thuốc tốt nhằm chữa bệnh tiểu đường môt cách hiệu quả nhất. Cái hay, độc đáo của Bảo Thanh Đường là thuốc uống ngoài hết bệnh còn tốt cho sức khỏe; nâng cao thể lực; tại các địa chỉ phòng khám của hệ thống Bảo Thanh Đường, người bệnh sẽ được các lương y trực tiếp xem mạch, tư vấn và hướng dẫn cách dùng thuốc 1 cách cụ thể, cũng như theo dõi và chữa trị cho đến khi hết bệnh.

Những thảo được mà Bảo Thanh Đường trực tiếp trồng và chăm bón cho công dụng cao đặc trị bệnh tiểu đường cùng với những kinh nghiệm và bí quyết gia truyền độc đáo Bảo Thanh Đường nỗi tiếng trong việc chữa dứt bệnh tiểu đường.

Các thuốc của Bảo Thanh Đường cho công dụng hiệu quả nhanh là giảm lượng đường trong máu, làm bớt các triệu chứng khó chịu, nâng thể trạng cho người bệnh và ngăn ngừa những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra; những thành phần thảo dược đã được các luong y đúc kết; nhằm điều trị tận gốc các bệnh, phép trị là dưỡng âm, sinh tân, chỉ khát. Đồng thời dùng bằng Đông y hoàn toàn nên dùng lâu dai rất tốt cho sức khỏe không gây bất kỳ phản ứng phụ nào.

Những người mắc bệnh tiểu đường thường hay chủ quan về bệnh; có người coi thường sức khỏe, thấy người mệt đi khám xét nghiệm mới hay mình mắc bệnh từ lâu và kêm theo những biến chứng khác như : tim mạch, thận, mắt, vẩy nến… Để phòng ngừa tốt bệnh tiểu đường nên uống thuốc Bảo Thanh Đường thường xuyên sẽ không còn nguy cơ bệnh tiểu đường rình rập.

Ông Lê Khắc Bùi (người mặc áo đen), mắc bệnh tiểu đường lâu năm, được Bảo Thanh Đường – 210 Lê Lai, Q.1, chúng tôi chữa khỏi, ông rất biết ơn Bảo Thanh Đường và ca ngợi về phương thuốc quý này.

Anh Đặng Văn Vang, nhà ở 34, ấp 7 An Phước, Long Thành, Đồng Nai. ĐT : 0937 021805. Mắc bệnh tiểu đường đã lâu khi đến khám bệnh tại Bảo Thanh Đường anh rất hoang mang và nãn trí, mắt mờ và da mặt rất xạm. sau 3 tháng chữa trị, bệnh hết anh rất vui mừng.

Bảo Thanh Đường khám miễn phí và điều trị bệnh tiểu đường tại:

Triệu Chứng Bệnh Tiểu Đường Và Cách Chữa Trị

Biến chứng của tiểu đường rất nguy hiểm tùy vào từng giai đoạn mà nó hủy hoại cơ thể người bệnh, giảm chất lượng cuộc sống , vì thế hãy tìm hiểu các nguyên nhân cũng như biết rõ các triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì đồng thời nhanh chóng đến bệnh viện khám, đó là cách chữa trị tốt nhất để không phải hối tiếc.

Như chúng ta được biết từ thông tin sách báo hoặc từ bác sỹ, tiểu đường là bệnh mà lượng đường trong máu tăng không thể kiểm soát được do khả năng sản xuất đáp ứng insulin của cở thể, giai đoạn đầu tiên bệnh có những triệu chứng rất nhỏ đến nỗi qua mắt được người bệnh không hay biết, có khi lại nhầm lẫn với các bệnh khác.

Bệnh tiểu đường làm cho cuộc sống trở nên kém hơn, hủy hoại cơ thể làm giảm tuổi thọ, đó là lý do tại sao việc nhận biết các triệu chứng của bệnh rồi tầm soát lượng đường trong máu hết sức quan trọng ngay thời này, sau đây là những triệu chứng tiểu đường ở giai đoạn đầu mà người bệnh thường gặp

Mệt một cách liên tục, buồn ngủ cảm thấy đói, đi tiểu làm bạn kiệt sức, đồng thời cảm giác mệt là triệu chứng gây nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, nhưng khi có đồng thời các triệu chứng tôi sắp giới thiệu thì bạn nên xem lại

Không biết tại sao ăn uống bình thường, ngủ đủ mà trọng lượng lại giảm, do cơ thể không dùng được lượng gluco như một nguồn năng lượng, cơ thể bị đốt chất béo làm trọng lượng giảm, giảm cân tình trạng không mong muốn là triệu chứng dấu hiệu đái tháo đường type 1.

Da bị sam, da tối màu hơn các vùng da khác

Vùng da trên cơ thể bị sạm hoặc màu khác vùng da khác, thường xuất hiện ở các da có vùng nhăn và nếp gấp như tay hoặc chân, cổ, nách, hén và khủy tay

Vì người bệnh có lượng đường cao, nêu đi tiểu nhiều, lượng chất lỏng lấy đi nhiều từ các mô lớn cơ thể là da, da khô dẫn đến tình trạng ngứa, đó là tình trạng nhiễm nắm thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường

Nhìn mờ không có nghĩa là triệu chứng của bệnh tiểu đường có khi do mắt kém còn nếu bị bệnh thì mờ là do tròng mắt của mắt bạn sưng lên và thay đổi hình dạng vì dịch chuyển của chất lỏng, gây ảnh hưởng đến độ tập trung nên nhìn sẽ mờ.

Thường xuyên cảm thấy khát và đi tiểu nhiều

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, đi tiểu thường do thận không hấp thụ được đường dư thừa, các mô bị mất nước tích tụ trong nước tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều và khát nước.

Triệu chứng này kết hợp 2 thứ nữa là khát và tiểu nhiều vì cùng lúc là tỷ lệ mắc bệnh khá cao, cơ thể không sản xuất kịp insulin, không có gluco nuôi tế bào, do vậy bạn sẽ thấy đói dù đã ăn nhiều rồi, càng ăn thì lượng đường trong máu sẽ tăng, vì thế bị đường huyết ăn nhiều thì không ổn

Cách chữa trị bệnh tiểu đường tại nhà

Ngoài việc uống thuốc theo sự hướng dẫn bác sỹ để tầm soát bệnh tiểu đường tại nhà bằng cách dùng máy đo đường huyết để theo dõi lượng đường trong máu, người bệnh cần phải kết hợp điều trị khác hỗ trợ bệnh đi xa diễn biến xấu.

Thư giãn không nên lo lắng

Theo nghiên cứu y khoa những ai mắc bệnh tiểu đường sẽ khá hơn nếu ở tâm thế thư giãn thoải mái vui vẻ, việc này giúp tăng cường sản xuất insulin có lợi cho cơ thể

Cân bằng gluco và insulin bằng cách thiền là tốt nhất

Bổ sung dinh dưỡng bằng rau củ quả

Các loại rau củ quả chưa nấu chín là liều thuốc tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Dâu, cà rốt, táo, mơ, các loại trái cây họ cam quýt là những loại trái cây và rau củ rất giàu chất xơ hòa tan tốt cho người bệnh tiểu đường.