Vợ Bệnh Nhân 1694 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Hà Nội: Bn 1694 Lây Covid

Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng.

Trường hợp lây nhiễm cho 8 người có lời khai quanh co

Chiều 3/2, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Hà Nội đã tiếp tục họp triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Tại cuộc họp, đại diện UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, đến nay, qua điều tra, truy vết đã xác định được 666 trường hợp đi từ Hải Dương, Quảng Ninh về, sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả 4 trường hợp dương tính.

Theo vị này, toàn bộ công tác phòng chống dịch bệnh đã được truy vết nhanh. Đặc biệt, trong phần báo cáo của mình, lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm cũng cho biết, trường hợp bệnh nhân N.Q.M (bệnh nhân 1694) có lịch sử di chuyển phức tạp “lời khai quanh co, gây khó khăn cho ngành y tế”.

“Đối với các trường hợp này chúng tôi đề nghị, các phường khi lấy lời khai có công an đi cùng”, đại diện UBND quận Nam Từ Liêm nói.

Trường hợp bệnh nhân 1694 là N.Q.M (40 tuổi, nghề nghiệp bộ đội) có địa chỉ ở số 479 đường Phúc Diễn, tổ 1, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Quang cảnh buổi họp.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, đã có 8 F1 của bệnh nhân này mắc Covid-19 gồm các bệnh nhân 1695, 1719, 1720, 1721, 1722, 1723, 1724, 1725.

Trong đó, 5 người trong gia đình BN 1694 đã bị lây Covid-19 từ bệnh nhân này.

Không tiến hành phong toả tràn lan

Trước đó, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, đến 14h ngày 3/2, Hà Nội ghi nhận 21 mắc mới tại cộng đồng. Các đơn vị đã khẩn trương xác minh được 757 trường hợp F1, tất cả đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.

Kết quả có 17 mẫu dương tính; 711 mẫu âm tính lần 1; còn 29 đang xét nghiệm. Ngoài số F1 nêu trên, đã điều tra được 6.013 trường hợp F2, các trường hợp này đều được cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.

Thành phố cũng đã xét nghiệm 17.502/17.884 người về từ vùng dịch. Trong đó, có 4 mẫu dương tính, 17.498 mẫu âm tính; còn 342 mẫu mới lấy trong ngày đang tiếp tục được xét nghiệm

Lý giải việc còn chậm trong việc trả kết quả xét nghiệm, ông Hạnh cho biết, để phục vụ các sự kiện lớn của đất nước và tập trung xét nghiệm gần 18.000 người về từ vùng dịch, trong 4 ngày qua, Hà Nội đã phải làm đến gần 40.000 mẫu xét nghiệm và tất cả các trường hợp F0, F1 đều được trả kết quả ngay chỉ có các trường hợp F2 còn có nơi chậm và thời gian tới sẽ khắc phục triệt để.

Sở đã có văn bản gửi các địa phương quy định rõ thời gian lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm với từng trường hợp tiếp xúc.

Ông Hạnh cho rằng cần bình tĩnh, không quá lo lắng, hoang mang không cần thiết.

“Anh em y tế là người có chuyên môn cần tham mưu cho lãnh đạo địa phương thế nào là F1, F2 cho chính xác. F1 là tiếp xúc trong khoảng 2m. F1 phải cách ly tập trung. F2 cách ly tại nhà và phải lấy mẫu xét nghiệm. F3 theo dõi chặt chẽ sức khỏe tại nhà, tránh tình trạng quá lo lắng, làm công việc rối”, ông Hạnh nói..

Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng nêu rõ quan điểm của TP về việc thực hiện phong tỏa không làm tràn lan mà cần dựa trên cơ sở khoa học.

“Phong tỏa diện rộng thì an toàn cho chúng ta nhưng người dân rất khổ. Phong tỏa rộng mà ở trong lỏng lẻo thì còn nguy hiểm hơn. Phải khoanh vùng phong tỏa chính xác, an toàn”, ông Dũng nói.

Phó Chủ tịch Hà Nội cũng đồng ý với đề xuất của sở GTVT về việc xe buýt Hà Nội phải giảm 50% công suất, mỗi chuyến chỉ được chở không quá 20 khách để đảm bảo khoảng cách phòng dịch.

Trước đó, tại buổi kiểm tra ở hai huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu rõ, việc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm tiếp tục là giải pháp quan trọng hàng đầu.

Thành phố đã nỗ lực nâng cao năng lực xét nghiệm và cơ bản đã xét nghiệm xong các đối tượng trong diện nghi ngờ.

“Chúng ta đã đi đúng hướng và quan trọng là không mất dấu F0”, ông Chu Ngọc Anh nói.

Hoàng Đan

Doanh nghiệp tiếp thị

Bệnh Nhân 1694 Ở Nam Từ Liêm Lây Cho 8 F1 Lịch Trình Phức Tạp, Lời Khai Quanh Co

Lãnh đạo quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, BN1694 trú ở Xuân Phương lây cho 8 F1 có lịch trình di chuyển phức tạp, lời khai quanh co.

Chiều 3/2, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP. Hà Nội, lãnh đạo quận Nam Từ Liêm cho biết, trường hợp bệnh nhân 1694 có lịch trình di chuyển phức tạp, “lời khai quanh co, gây khó khăn cho ngành y tế”.

“Đối với các trường hợp này chúng tôi đề nghị, các phường khi lấy lời khai có công an đi cùng”, lãnh đạo quận Nam Từ Liêm nói.

Theo vị lãnh đạo quận, TP. Hà Nội đã xác định được 666 trường hợp đi từ Hải Dương, Quảng Ninh về, sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả 4 trường hợp dương tính.

Bệnh nhân 1694 là N.Q.M (40 tuổi, nghề nghiệp bộ đội) có địa chỉ ở số 479 đường Phúc Diễn, tổ 1, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, đã có 8 F1 của bệnh nhân này mắc COVID-19 gồm các bệnh nhân 1695, 1719, 1720, 1721, 1722, 1723, 1724, 1725. Trong đó, 5 người trong gia đình BN 1694 đã bị lây COVID-19 từ bệnh nhân này.

Việt Nam có 86% ca nhiễm COVID-19 không có triệu chứng

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong số 372 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó, 322 ca (chiếm 86,6%, tại Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai…) là không có triệu chứng lâm sàng, biểu hiện nhẹ là 44 ca (11,8%), tiên lượng nặng 1 ca (0,3%), nguy kịch (dùng ECMO) 1 ca (0,3%).

Tỉ lệ bệnh nhân không triệu chứng như trên là cao hơn so với khảo sát ở nhóm bệnh nhân nhiễm chủng virus cũ, thông thường là trên 60%.

Theo kết quả giải trình tự gen tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong 16 mẫu gửi đến có 11 mẫu đạt yêu cầu để giải trình tự gen thì cả 11 mẫu đều là chủng virus biến thể ghi nhận lần đầu tại Anh.

Tại phiên họp chiều 2/2, đại diện tỉnh Gia Lai cũng cho biết, đến chiều 2/2 tỉnh ghi nhận 13 ca mắc Covid-19, nhưng 12/13 ca này không có triệu chứng, chỉ 1 ca có vài triệu chứng nhẹ.

Chuyên gia truyền nhiễm, BS Trương Hữu Khanh đánh giá, với con số hơn 86% bệnh nhân không có triệu chứng thì việc phát hiện các ca bệnh càng khó hơn mà chủ yếu qua truy vết và xét nghiệm.

Cách Quan Hệ An Toàn Khi Vợ Mang Thai

Khi mang thai, các cặp vọ chồng thường lo lắng trong sinh hoạt tình dục. Vì giai đoạn này nên tránh quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nhưng thực tế cho thấy rằng, khi mang thai vẫn có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nên thực hiện đúng cách để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy cách quan hệ an toàn khi vợ mang thai như thế nào?

Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa TPHCM cho biết, sinh hoạt tình dục trong lúc mang thai vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi nên thực hiện nhẹ nhàng và đúng cách.

Thai nhi được bảo vệ tương đối rất an toàn bằng bọc nước ối, màng ối vững chắc và nút nhầy che kín cổ tử cung. Các tư thế quan hệ tình dục rất khó có thể chạm đến và ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, quan hệ tình dục lúc mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi.

Do đó, nên thực hiện ách quan hệ an toàn khi vợ mang thai như sau:

Tư thế quan hệ tình dục này không gây áp lực ở vùng bụng. Nhưng lại dễ dàng thể hiện tình cảm với đối phương. Tuy nhiên, tư thế này không nên thực hiện khi thai phụ đang ở giai đoạn cuối thai kỳ. Vì nó có thể gây chèn ép vùng bụng.

Cách quan hệ tình dục theo tư thế úp thìa sẽ không gây áp lực lên bụng. Nên các bạn hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của thai nhi. Sự quan hệ từ phía sau giúp cả 2 thoải mái và yên tâm hơn.

Kiểu quan hệ này có lợi thế về chiều sâu và góc thâm nhập. Nhưng tư thế này có thể khiến cho thai phụ cảm thấy mệt mỏi trong một vài tháng cuối thi kỳ. Nhưng khi thực hiện tư thế này, chị em có thể kiểm soát sự xâm nhập của người chồng và làm chủ được những áp lực tối thiểu lên vùng bụng.

Tư thế này có thể không thoải mái bằng các tư thế khác. Nhưng nó an toàn cho thai nhi trong bụng. Hiểu một cách đơn giản nhất là thực hiện tư thế này khi cả 2 cùng quỳ và người chồng quỳ phía sau. Nếu chị em thấy mỏi có thể kê thêm một vài cái gối cao để tì vào.

Chị em có thể nằm ngửa ở gần mép giường để chân thả theo thành giường. Hoặc chân để dưới sàn nhà. Tư thế này không thể xâm nhập sâu những cũng tránh được nhũng áp lực cho thai phụ.

Bất kỳ cách quan hệ an toàn khi vợ mang thai cũng nên nhẹ nhàng và đúng cách. Cần tránh tuyệt đối những tư thế quan hệ có thể gây áp lực lên bụng của thai phụ.

Những trường hợp không nên quan hệ khi mang thai

Nếu chị em đang có một thai kỳ khỏe mạnh thì việc quan hệ tình dục nên thực hiện bình thường sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nên kiêng quan hệ tình dục để bảo vệ thai nhi. Đó là những trường hợp như sau:

Nếu chị em đã gặp tình trạng sinh non trong quá khứ hoặc gặp phải cơn co thắt tử cung, chị em nên kiêng quan hệ tình dục.

Trong trường hợp có những bất thường ở thai kỳ như chảy máu âm đạo, chuột rút… thì có thể thai kỳ của chị em đang có vấn đề. Lúc này chị em cần đến bác sĩ thăm khám và được tư vấn cụ thể.

Nếu chị em đã bị sảy thai một lần, bác sĩ sẽ yêu cầu chị em nên kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu mang thai.

Khi được chuẩn đoán là tử cung yếu. Thường là do những ca sảy thai, cổ tử cung mở ra quá sớm… Do đó, thai phụ nên kiêng quan hệ tình dục trong suốt thai kỳ để bảo vệ thai nhi.

Trong giai đoạn thai kỳ của chị em bị rò rỉ nước ối. Điều này cảnh báo rằng thai nhi không còn được bảo vệ để tránh những nhiễm trùng thai nhi. Vì vậy, quan hệ tình dục trong trường hợp này khá nguy hiểm sẽ gây nhiễm trùng cho thai nhi.

Quan hệ tình dục khi mang thai cần lưu ý gì?

Quan hệ tình dục bằng miệng: Nếu có quan hệ tình dục bằng miệng, người chồng thổi không khí làm âm đạo sẽ gây ra tắt mạch khó và làm hại cho thai phụ và thai nhi.

Không nên quan hệ tình dục quá mạnh và cuồng nhiệt, tránh những tư thế khó và có tác động trục tiếp lên vùng bụng. Chị em nên thực hiện cách quan hệ an toàn khi vợ mang thai để bảo vệ thai nhi tuyệt đối.

Không nên quan hệ tình dục trong những tháng cuối thai kỳ, vì lúc này bụng đã to và nặng nề.

Trong thời kỳ mang thai, các cặp vợ chồng nên thực hiện cách quan hệ an toàn khi vợ mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh.

Nếu chị em có thắc mắc về vấn đề quan hệ an toàn khi mang thai. Hãy bấm vào khung chat bên dưới để được tư vấn trực tiếp phòng khám thai.

   Địa chỉ phòng khám: 1505 đường 3 tháng 2, Phường 16, Quận 11, chúng tôi

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Chuyện Tình Vợ Chồng Bị Thiểu Năng Trí Tuệ

Chỉ cách đây chục năm thôi, anh chồng vừa bị Down, vừa câm, vừa điếc, cả ngày chỉ “ngơ ngơ”. Còn chị vợ cũng vừa Down, vừa câm… Ấy vậy mà giờ đây họ đã nên vợ, nên chồng, yêu thương, hạnh phúc như ai…

Có ai biết rằng, chỉ cách đây chục năm thôi, anh Nguyễn Văn Hạnh (SN 1979) vừa bị Down, vừa câm, vừa điếc, cả ngày chỉ “ngơ ngơ” không thể làm bất cứ việc gì. Còn chị Nguyễn Thị Thêm (SN 1983) dăm bảy năm trước cũng vừa bị Down, vừa bị câm, không thể cầm nổi cái chổi quét nhà.

Ấy vậy mà giờ đây họ đã nên vợ, nên chồng, đã là một gia đình tuy “không đầy đủ” nhưng vẫn yêu thương, hạnh phúc như bất cứ ai. Cuộc tình của họ cứ như một câu chuyện kỳ lạ chỉ có trong cổ tích.

Anh Hạnh là con trai của một người đồng đội cũ của mẹ Hương bị nhiễm chất độc màu da cam. Sau khi anh Hạnh ra đời, phát hiện con vừa bị Down, vừa câm, vừa điếc, bố mẹ anh ngày đêm khóc lóc, sống trong vật vã và đau khổ.

Khi anh Hạnh được mười mấy tuổi, biết mẹ Hương có mái ấm Thiện Giao, luôn mở rộng vòng tay để đón nhận những đứa con tật nguyền, bố mẹ anh Hạnh đã gửi anh đến cho mẹ Hương nuôi dưỡng và chăm sóc. Đó cũng là cơ duyên để anh gặp, quen và nảy sinh tình cảm với chị Thêm.

Mẹ Hương kể, phải mất chục năm, anh Hạnh mới biết tự đánh răng. Cứ có nước vào mồm là anh nuốt. Có khi nước lã, kem đánh răng đều chui tọt vào bụng hết. Đường ruột của Hạnh kém, sau mỗi buổi đánh răng là bị đi ngoài.

Thương quá, mẹ Hương lại phải đun nước sôi để nguội cho anh dùng, nếu chẳng may có nuốt nước trong khi đánh răng thì cũng không bị nhiễm khuẩn. Rồi mẹ lại phải hướng dẫn cho anh cách nhổ nước ra ngoài.

Khi gặp anh Hạnh, chị Thêm vừa tròn 22 tuổi. Từ một cô bé bị Down, tóc tai rối bù, toàn thân cóc cáy, bẩn thỉu, chị Thêm được đưa về gia đình Thiện Giao nuôi cách đó 6 năm. Mẹ Hương phải dùng hết ba gói dầu gội đầu mà đầu chị vẫn không có tí bọt.

Dù bị câm nhưng chị vẫn ê a ca hát, nhảy múa suốt ngày. Ngày mẹ Hương mới đón nhận, Thêm còn không biết tự đánh răng, thay quần áo. Thế mà sau 6 năm, chị đã biết tự làm mọi thứ, thậm chí còn biết giúp đỡ mẹ Hương và lấy được… chồng.

Dạy 4 năm mới biết cầm chổi quét nhà Mẹ Hương bảo, khó nhất là dạy chị Thêm làm việc nhà. Để chị Thêm nhấc được cái chổi, mẹ phải động viên làm giỏi sẽ được vỗ tay, còn chưa chăm thì bị phê bình. Nhờ thế mà sau 4 năm, chị Thêm đã biết tự cầm chổi quét nhà. Đến giờ cả hai anh chị đều biết sàng mùn trồng nấm giúp mẹ Hương, riêng anh Hạnh còn biết cả khuân vác. Đối với những người bình thường thì đấy là chuyện hiển nhiên, nhưng với những người mắc bệnh Down như anh chị thì dường như đó là cả một kỳ tích. Tình yêu và hạnh phúc lạ kỳ

Những người cùng cảnh ngộ thường tìm được tiếng nói chung và sự đồng cảm với nhau. Có thể với nhiều người, những người bị bệnh Down sẽ không có suy nghĩ bình thường và thứ được gọi là “tình yêu” dường như là một điều quá ư “xa xỉ”.

Nhưng với mẹ Hương và những người từng đến thăm, được chứng kiến tình cảm giữa chị Thêm và anh Hạnh thì sẽ nghĩ khác. Cuộc hôn nhân của anh chị không phải là sự chắp vá, gán ghép mà nó xuất phát từ “tình yêu không lời” và sự cảm thông sâu sắc.

Mẹ Hương nhớ lại, khi chị Thêm mới về gia đình Thiện Giao, mấy ngày đầu vẫn tỏ vẻ sợ hãi, lảng tránh tất cả mọi người. Người duy nhất có thể đến gần chị là anh Hạnh, đến mức mẹ Hương cũng không hiểu và lý giải nổi tại sao.

Chỉ biết mỗi anh Hạnh là có thể đút cơm và chơi được với chị. Dần dà, nhờ anh Hạnh mà chị Thêm bắt đầu mở lòng hơn, ca hát, nhảy múa, thậm chí “nhõng nhẽo” với mẹ Hương cả ngày. Đòi mẹ Hương thay quần áo, bắt mẹ Hương dạy đánh răng và học cả việc nhà. Đến khi cả chị Thêm và anh Hạnh đều biết tự làm vệ sinh cá nhân thì cũng là lúc mẹ Hương “tá hỏa” khi bắt gặp nửa đêm anh Hạnh mò sang giường chị Thêm ôm chị ngủ.

“Dù chúng nó đều có bệnh nhưng vẫn là con trai, con gái. Tôi vẫn phải chia làm hai phòng, con trai ngủ một nơi, con gái ngủ một nơi. Nếu mọi người nghĩ rằng những người bị Down không hiểu lý lẽ, không biết yêu thì không đúng. Người Down cũng biết yêu, cũng biết thương và cũng biết giận hờn. Bắt gặp thằng Hạnh chui sang giường cái Thêm ngủ tôi “sốc” lắm. Rồi từ sốc chuyển thành giận dữ, tôi la mắng cả hai đứa và chỉ dạy biết bao điều. Chúng nó đều không nói được nhưng tôi biết chúng nó hiểu. Chính vì hiểu nên thằng Hạnh giận tôi, cứ nhìn thấy tôi là lảng đi, còn cái Thêm thì cả ngày ủ rũ, không chịu làm gì”

Không trở thành gánh nặng “Những đứa con bị Down, với người khác là “con bỏ đi”, nhưng tôi vẫn phải cố uốn nắn chúng. Dù không giúp được chúng thành người có ích thì ít ra cũng không trở thành gánh nặng của mọi người.” Mẹ Thanh Hương tâm sự

Nuôi dưỡng, chăm sóc, gần gũi và thương yêu các con nên mẹ Hương hiểu những biểu hiện của anh Hạnh và chị Thêm. Từ hôm đó, đêm nào mẹ Hương cũng đi kiểm tra nhưng không bắt gặp anh Hạnh “lẻn” sang phòng chị Thêm lần nào nữa.

Mẹ Hương cảm thấy yên tâm dần. Song, thấy biểu hiện u buồn khác thường của hai con, mẹ nghĩ lại mọi chuyện và chợt nhận ra, hai đứa đã thương yêu nhau tự lúc nào.

Mẹ Hương gọi cả anh Hạnh và chị Thêm lại hỏi: “Hạnh đã yêu Thêm rồi phải không?”. Anh Hạnh gật đầu. “Thêm có yêu Hạnh không?”. Chị Thêm gật đầu. Mẹ lại hỏi: “Thế bây giờ cho hai đứa lấy nhau có tự chăm sóc nhau được không?”. Cả hai cùng gật đầu, và… đám cưới được tổ chức.

Được sự đồng ý của cả hai bên, mẹ Hương mới đứng ra cùng gia đình làm đám cưới. Không dừng lại ở đó, tuy bị bệnh Down nhưng sinh lý của anh chị vẫn bình thường, vẫn có thể sinh con.

Để tránh gánh nặng cho xã hội, mẹ Hương phải đưa chị Thêm đi triệt sản, rồi mới dám cho đôi trẻ về chung sống với nhau. Tháng 4.2011, gia đình Thiện Giao tưng bừng tổ chức hôn lễ cho anh Hạnh, chị Thêm với sự tham dự của hàng chục sinh viên tình nguyện TP.Hải Phòng và các nhà hảo tâm. Cũng đi chụp ảnh cưới, cũng mặc váy cô dâu, cũng có đón dâu và ăn uống linh đình.

Mọi thứ đều diễn ra đúng nghi lễ và trình tự của một đám cưới thông thường. Điều đáng mừng hơn cả là anh Hạnh và chị Thêm đều ý thức được những gì đang diễn ra, hiểu và làm theo mọi thứ mà mẹ Hương chỉ bảo.

Từ ngày cưới nhau, anh Hạnh dường như chăm chỉ hơn, biết giúp mẹ Hương trồng nấm, làm việc vặt quanh nhà. Còn chị Thêm cũng biết chăm lo quét dọn, sàng mùn giúp mẹ. Đặc biệt, phòng của anh chị lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng.

Ánh mắt anh chị nhìn nhau lúc nào cũng dịu dàng, nồng ấm. Dường như đó là món quà đặc biệt mà ông trời đã ban tặng cho hai con người đã chịu sự thiệt thòi từ khi mới sinh ra.

Mẹ Thanh Hương nói trong ánh mắt tự hào: “Phải chứng kiến thì mới thấy, Hạnh và Thêm của bây giờ đã khác nhiều lắm, khác xa cái ngày mới về mái ấm Thiện Giao này. Nhìn hai đứa mà tôi cũng phải giật mình, cũng thấy có niềm tin vào tình yêu và cuộc sống.

Có lẽ tình yêu đã giúp Hạnh và Thêm càng ngày càng giống những con người bình thường hơn. Tình yêu đã giúp chúng vượt lên số phận để tìm được hạnh phúc của mình”.

Dù khó khăn chồng chất, nhưng mẹ Hương và các anh chị trong gia đình Thiện Giao vẫn dành riêng một gian phòng được quét sơn mới, trang trí đẹp đẽ để đón mừng hôn lễ của đôi vợ chồng. Không nói được thành lời, nhưng qua ánh mắt trìu mến, cử chỉ thân thiết của anh Hạnh, chị Thêm, đủ thấy cuộc hôn nhân của anh chị là hệ quả của một tình yêu và sự đồng cảm sâu sắc giữa hai tâm hồn vốn không được nguyên vẹn như mọi người. Nguồn: chúng tôi