Virus Zika Bệnh Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Virus Zika Là Gì? Cách Phòng Tránh Zika Như Thế Nào?

Riêng Việt Nam, do đang lưu hành loại muỗi gây nên dịch sốt xuất huyết (cùng chủng muỗi lan truyền virus Zika) và sự đi lại, giao lưu với các vùng có dịch nên Bộ Y tế nhận định khả năng xuất hiện bệnh do virus Zika hoàn toàn có thể xảy ra.

Hiện nay, Việt Nam đã xác nhận có 2 trường hợp nhiễm virus Zika ở Nha Trang, Khánh Hòa và TP Hồ Chí Minh và đang gây lo âu cho mọi người. Vậy virus Zika là gì? Cách phòng tránh Zika như thế nào?

Virus Zika là gì?

Virus Zika (ZIKV) được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng cùng tên ở Uganda bởi nhà khoa học Julius Lutwama.

Zika là loại virus RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae, được lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm.

Virus Zika không gây tử vong, nhưng lại có tác hại nguy hiểm tới bà bầu và thai nhi. Người mẹ mang thai nhiễm Zika thì đứa bé sinh ra dễ bị tật đầu nhỏ, não bộ phát triển không bình thường.

Muỗi Aedes Aegypti lây truyền virus Zika là gì?

Muỗi Aedes Aegypti được cho là thủ phạm lây lan Virus Zika. Aedes Aegypti là loại muỗi rất nhỏ, có thể đốt người vào ban ngày mà không gây đau và không có nọc độc. Điều nguy hiểm là Aedes Aegypti có chứa virus Zika có khả năng nhận ra mùi của con người nhanh chóng và chỉ thích hút máu người.

Muỗi Zika thường sống dưới sàn, đồ nội thất, trong những môi trường thiếu không khí, đặc biệt thích sống ở các vũng nước nhỏ ở các chậu cây cảnh trong nhà.

Theo Joe Conlon, phát ngôn viên của Hiệp hội Kiểm soát muỗi Mỹ, muỗi Aedes có thể sinh sản với lượng nước rất nhỏ, chẳng hạn như nắp chai nước ngọt, túi đựng đồ ăn nhẹ bỏ đi…

Dấu hiệu nhiễm virus Zika

Người bệnh nhiễm virus Zika có các dấu hiệu đặc trưng như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu.

Dấu hiệu này gần giống với bệnh sốt xuất huyết, có thể phân biệt như sau: So với sốt xuất huyết thì bệnh do virus Zika nhẹ hơn, 80% không có biểu hiện bệnh. Biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết thường nặng hơn, từ ngày thứ 2 có thể chảy máu chân răng, chảy máu cam; nặng hơn có thể chảy máu nội tạng, trụy mạch, sốc, nguy cở tử vong rất cao.

Cách diệt muỗi, phòng tránh Zika như thế nào?

+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.

+ Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.

+ Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Khuyến cáo đối với phụ nữ mang thai:

Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện một số biện pháp sau:

Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền virus Zika và khám thai định kỳ.

Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.

Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch hoặc/và đi về từ vùng có dịch nếu có triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika.

Vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai.

Người từ vùng dịch trở về cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong quá trình mang thai để tránh lây truyền virus Zika cho mẹ và con.

Nguồn: Egiadinh

Triệu Chứng Và Cách Phát Hiện Khi Bị Nhiễm Virus Zika

Zika lây nhiễm qua đường nào?

Virus Zika lây truyền qua muỗi Aedes – loại muỗi truyền sốt xuất huyết và sốt vàng da. Virus Zika cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con, qua đường máu và đường tình dục.

Triệu chứng khi nhiễm virus Zika

– Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.

– Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược.

– Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.

Các trường hợp nhiễm virus Zika có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày. Tuy nhiên người nhiễm virus Zika hầu hết không biểu hiện triệu chứng nên việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn, chỉ có khoảng 20% có các biểu hiện nói trên.

Những trường hợp có nguy cơ bị ảnh hưởng cao bởi virus Zika

Theo TS. Masaya Kato – đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại đối với y tế cộng đồng không phải do tốc độ lây lan của virus mà do các biến chứng nguy hiểm của bệnh này.

Do đó, phụ nữ có thai, đang có ý định và chuẩn bị mang thai là những đối tượng cần cẩn trọng nhất.

Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.

Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.

Cách điều trị virus zika

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin chích ngừa virus Zika.

Các điều trị hỗ trợ bao gồm: Nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu có sốt cao. Cần thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.

Hậu quả có thể gây nên bởi virus zika

Hai biến chứng hay gặp nhất ở virus Zika là tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do người mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang và thai hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh Guillain-Barré, gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân, ngứa ran ở tay, chân.

Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Zika

Virus Zika đang lây lan chóng mặt trên khắp thế giới. Việt Nam đã có 2 ca đầu tiên nhiễm bệnh. Vậy dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh như thế nào?Dấu hiệu của bệnh Zika

Virus ZIKA được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng ZIKA của Uganda, sau đó tiếp tục ghi nhận ở Nigeria vào năm 1954 và trở thành chủng virus lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi.

Theo VOV, tại châu Á đã ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên vào năm 2007 tại đảo Yap thuộc Liên bang Micronesia. Năm 2013, ghi nhận ổ dịch đầu tiên tại French Polynesia, sau đó lây lan ra các đảo khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả New Caledonia, đảo Cook, đảo Easter; trong năm 2013, Thái Lan cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh do virus ZIKA ở một số tỉnh, thành phố và Bộ Y tế công cộng Thái Lan cho rằng virus ZIKA có thể đã lưu hành tại Thái Lan.

Năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do virus ZIKA tại một số quốc gia khu vực châu Mỹ, châu Phi như: Guatemala, Elsalvador, Venezuela, Senegal, Honduras, Panama, Brazil.

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus ZIKA có biểu hiện triệu chứng nhẹ và vừa hoặc không có biểu hiện triệu chứng do đó nhiều trường hợp mắc bệnh có thể không phát hiện được; hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có khả năng hồi phục hoàn toàn và chưa ghi nhận trường hợp tử vong do virus ZIKA.

Theo đó, ngày 22/12/2015, Bộ Y tế Brazil thông báo nước này ghi nhận 2.782 trường hợp nghi ngờ mắc chứng não nhỏ, trong đó có 40 trường hợp tử vong. Đây là sự gia tăng đáng kể (gấp khoảng 10 lần) số trường hợp mắc chứng não nhỏ tại Brasil so với các năm trước đó. Trong số các trường hợp mắc chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh có một số trường hợp xét nghiệm dương tính với virus ZIKA, đồng thời cũng có nhiều trẻ xét nghiệm âm tính với virus ZIKA.

Cách phòng tránh

Những con đường lây lan chính của virus là muỗi đốt, quan hệ tình dục và truyền máu. Theo Zing, để phòng tránh bệnh trước hết, nếu phải đến các khu vực có dịch do virus Zika cần phải có tư vấn của cán bộ y tế để có thông tin đầy đủ về các biện pháp phòng chống lây nhiễm virus Zika.

Nên ngủ màn, kể cả thời gian ban ngày khi muỗi Aedes hoạt động. Đóng cửa để tránh muỗi bay vào trong nhà. Phát hiện và loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản bằng cách lật úp, đổ nước trong các vật dụng chứa nước không cần thiết và đậy kín các vật dụng chứa nước sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên thay nước trong các lọ hoa.

Virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Sau khi về từ các khu vực có dịch do virus Zika cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm nhằm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm.

Zika có thể lây qua quan hệ tình dục, vì vậy, khi chồng/bạn trai từng sống, du lịch đến vùng Zika hoạt động phải luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ hoặc kiêng sex trong suốt thai kỳ.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin chích ngừa virus Zika. Theo Vietnamnet, Hội chứng đầu nhỏ là biến chứng nguy hiểm hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh do mẹ nhiễm virus khi mang bầu

Các điều trị hỗ trợ bao gồm: Nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu có sốt cao. Cần thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.

Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.

Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần- vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh (nếu có).

Theo chúng tôi

Sốt Virus, Triệu Chứng Cách Điều Trị Sốt Virus

Sốt virus rất dễ nhầm với sốt xuất huyết và khác với sốt thông thường cần được phát hiện và điều trị ngay tránh để biến chứng có thể dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm?

Vậy triệu chứng của sốt virus là gì ?

– Triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ em bị sốt virus là trẻ bị sốt cao 39-40oC, có thể cao hơn lên đến 41oC

– Triệu chứng thứ 2 khi trẻ bị sốt virus là trẻ quấy khóc nhiều (đối với những trẻ dưới 5 tuổi), còn đối với trẻ em lớn hơn từ 6 tuổi trở lên trẻ thường xuyên kêu đau khắp mình, cơ thể

– Triệu chứng tiếp theo thường gặp khi trẻ em bị sốt virus nữa là trẻ bị viêm đường hô hấp, biểu hiện cụ thể là trẻ bị ho nhiều, họng sưng đỏ kèm theo hắt hơi, sổ mũi

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện là phân xuất hiện chất nhầy, lỏng – thông thường biểu hiện này sẽ xuất hiện sau khi trẻ sốt cao và ngược lại với những trường hợp trẻ bị sốt virus đường tiêu hóa thì lại xuất hiện đầu tiên

– Trẻ bị viêm hạch, biểu hiện là ở các vùng đầu, cổ và mặt trẻ sẽ xuất hiện hạch có thể sờ hoặc nhìn thấy

– Sốt virus kèm theo phát ban, triệu chứng này thông thường xuất hiện sau khi bị sốt 3 ngày và trẻ sẽ hạ sốt hơn

– Sốt virus kèm theo triệu chứng bị viêm kết mạc mắt ở trẻ, biểu hiện là trẻ có thể bị chảy nước mắt, phần kết mạc ở mắt bị đỏ và mắt có nhiều dử hơn

– Trẻ bị nôn là biểu tiếp theo dễ nhận thấy khi bị sốt virus, triệu chứng này thông thường xuất hiện sau khi ăn

Cách điều trị sốt virus?

– Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt liều lượng là 6 giờ/lần

– Thường xuyên chườm khăn mát cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo mát và để trẻ nằm ở nơi thoáng mát

– Dùng thuốc chống co giật kết hợp với thuốc hạ sốt theo chỉ định của các bác sỹ khi trẻ bị sốt cao ở mức 38,5oC

– Bù thêm nước cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đồ ăn như cháo loãng, ăn nhiều chất dinh dưỡng để bù thêm dinh dưỡng cho trẻ

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm cho trẻ và phải tắm trong phòng kín