Bệnh viêm xoang là bệnh gì?
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng và viêm một hoặc nhiều xoang do xoang bị tắc nghẽn. Bệnh thường xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. (khoảng 4 tuần) Gọi là viêm xoang cấp tính. Một trường hợp kéo dài khoảng hơn 3 tháng và lặp đi lặp lại gọi là viêm xoang mạn tính.
Triệu chứng của bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang có tất cả 3 triệu chứng chính:
Tùy theo xoang bị viêm mà vùng bị nhức của mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ có sự khác nhau:
Viêm xoang hàm: Nhức vùng má
Viêm xoang trán: Nhức giữa 2 lông mày, có thời gian nhất định, thường là 10 giờ sáng
Viêm xoang sàng trước: Nhức giữa 2 mắt
Viêm xoang sàng sau, xoang bướm: Nhức trong sâu, nhức vùng gáy
Có thể ở một hoặc cả 2 bên. Tùy vị trí xoang bị viêm, dịch có thể chảy xuống mũi phía trước (đối với nhóm xoang trước) hay xuống họng (viêm nhóm xoang sau). Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu, hay khụt khịt mũi hoặc ngứa họng, muốn khạc nhổ.
Đồng thời, tính chất dịch mũi cũng thay đổi: ban đầu có thể loãng, sau đặc dần. Màu trắng đục, vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi tanh hoặc hôi… Phụ thuộc vào thời gian và mức độ của bệnh.
Tuy nhiên, tùy theo tình trạng bệnh cấp tính hay mạn tính mà các triệu chứng có thể thay đổi. Đối với viêm xoang cấp tính, biểu hiện đau vùng mặt là chính. Đồng thời, có thêm các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, soi gương thấy có sưng nề vùng má hoặc nửa bên mặt.
Đến khi bệnh kéo dài thành mạn tĩnh, tình trạng chảy nước mũi trở thành dấu hiệu nổi bật hơn. Ít khi có đau mặt rõ rệt thành cơn mà thường chỉ nhức đầu. Nhiều hơn về trưa và chiều, kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính: ho khan, ngứa họng kéo dài,…
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh. Nhất là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang thì rất nhiều, một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
Môi trường ô nhiễm: Không khí ô nhiễm, khói bụi, ao hồ không được vệ sinh sạch sẽ… Khiến cho vi khuẩn vào mũi và gây viêm mũi, sau đó trở thành viêm xoang.
Cơ địa bị dị ứng: Dị ứng với hóa chất, thức ăn biến chất kéo dài khiến cho niêm mạc mũi bị phù nề. Gây bít tắc lỗ thông xoang, xoang bị tắc gây nhiễm trùng và viêm xoang.
Sức đề kháng kém: Khiến cho cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Làm suy giảm hệ miễn dịch, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Vệ sinh không sạch sẽ: Không rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ. Vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó dẫn tới viêm xoang.
Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi,…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Ngoài ra, cũng có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
Để làm giảm cảm giác khó chịu do bệnh viêm xoang gây ra. Người bệnh có thể dùng thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ trị nghẹt mũi. Đối với hiện tượng đau đầu nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau thông dụng chứa paracetamol như Panadol hoặc Efferagan.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng histamine hoặc thuốc xịt mũi corticosteroid để giảm sưng. Phương pháp này cũng đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp bệnh nhân bị polyp mũi. Còn đối với trường hợp viêm xoang do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
1. Chữa viêm xoang bằng phương pháp đông y
Xoa bóp, day bấm huyệt: Dùng hai tay kẹp xoa bóp sống mũi, làm cho khoang mũi nóng lên.
Rửa mặt khô: Làm tay nóng lên, xoa toàn bộ mặt.
Bấm huyệt nghinh hương: Nằm bên cạnh đường viền cánh mũi, và phía giữa mặt, giáp sống mũi. bấm khoảng 1-2 phút.
Huyệt ấn đường: nằm giữa hai lông mày. Mỗi lần bấm khoảng 2-3 phút.
Bấm huyệt phong trì: là 2 vùng lõm chân tóc sau gáy
Huyệt hợp cốc: Là điểm lõm giữa ngón trỏ và ngón cái của 2 tay. Bấm khoảng 1-3 phút.
Cây ngũ sắc (Cây cứt lợn) có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Búp đa và quả ké:Hỗn hợp này thường được dùng để chữa bệnh viêm xoang, đau đầu do phong hàn, đau răng, nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Tỏi và mật ong: Dùng để uống và để rửa.
Bột sắn:Giảm sốt, hạ nhiệt, chữa nhức đầu, nóng trong, đi ngoài ra máu
# Ưu điểm: Các vị thuốc đông y sử dụng hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ. Tiết kiệm kinh tế, dễ tìm kiếm.
# Nhược điểm: Thời gian điều trị lâu, bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Khó điều trị trong trường hợp viêm xoang cấp và viêm xoang nặng.
2. Chữa viêm xoang bằng tây y
Theo các chuyên gia về tai-mũi-họng, viêm xoang là bệnh lý dễ mắc phải, nhưng lại khó chữa và dễ tái phát. Tây Y điều trị viêm xoang chủ yếu dùng nước muối sinh lý làm sạch vùng xoang bị viêm, dùng thuốc xịt, thuốc uống tân dược như kháng sinh – chống viêm để điều trị. Đây chỉ là giải pháp ngăn chặn tạm thời, bệnh rất dễ tái phát khi ngưng dùng thuốc.
Ngoài ra, việc điều trị không đúng cách một cách lâu dài có thể gây tác dụng phụ, dẫn đến nhờn thuốc, thậm chí tổn thương các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, gan, thận…
Điều trị viêm xoang bằng phương pháp đặc trị: Dùng lực âm (thủ thuật Proetz) để lấy mủ từ xoang và rửa xoang không gây đau hoặc chảy máu.
Phẫu thuật nội soi mũi xoang: Mở các đường dẫn lưu nạo mủ với trường hợp dùng thuốc không còn hiệu quả hoặc do nấm
Phương pháp JCIC xâm lấn tối thiểu: Đây là phương pháp điều trị hiện đại chữa viêm xoang mới nhất. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác như: Điều trị chính xác và toàn diện nguyên nhân gây bệnh; Loại bỏ chính xác mô bị thương và thời gian điều trị siêu ngắn trong khoảng 15-30 phút.
Ưu điểm: giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm xoang, ngoài ra còn giảm luôn các triệu chứng dị ứng.
Nhược điểm: Người bệnh cần phải cân nhắc kỹ càng việc phẫu thuật nếu chưa cần thiết. Cần cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Chi phí cao…
Người bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì?
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Các thực phẩm cay nóng
Chất cồn
Không nên ăn khuya
Ngoài ra, người bệnh viêm xoang cũng nên hạn chế một số thực phẩm như:
Thức uống có caffeine
Nước có đường và các chất phụ gia
Bệnh viêm xoang có bị lây không?
Bệnh viêm xoang có khả năng lây nhiễm cho người đối diện thông qua hệ hô hấp. Trong trường hợp viêm xoang có nguyên nhân là do vi khuẩn. Tuy nhiên, việc lây nhiễm của bệnh viêm xoang không đáng lo ngại nhiều. Bởi nó còn tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc. Đặc biệt là do hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu hệ miễn dịch của cơ thể bạn khỏe mạnh thì hoàn toàn có thể chống loại các tác nhân gây bệnh.
Những người đang bị viêm họng, viêm phế quản vốn dĩ cơ thể đang tồn tại một lượng vi khuẩn nhất định mang nguy cơ tiềm ẩn gây nên bệnh viêm xoang. Hơn nữa, sức đề kháng suy giảm do cơ thể đang phải vận động nguồn lực tại các vị trí viêm. Làm cho bất kỳ các động tác nào tới xoang đều có thể làm xoang tổn thương và gây nên viêm nhiễm.
Cách phòng bệnh viêm xoang hiệu quả
Tránh xa các nguồn khói bụi gây ô nhiễm bằng cách đeo khẩu trang.
Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Thường xuyên vệ sinh mũi khi bị cúm và khi tiếp xúc với khí lạnh.
Với những người có cơ địa dị ứng, hãy tránh các tác nhân gây dị ứng và liên hệ với bác sĩ ngay khi có triệu chứng dị ứng.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là đôi tay.
Cần điều trị các tác nhân gây viêm mũi xoang như: cúm, sởi, viêm amidan, nhổ răng sâu,…
Ăn uống đủ chất, thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Giữ vệ sinh và tránh các tác nhân gây bệnh viêm xoang là điều cơ bản trong phòng bệnh. Khi có các dấu hiệu đau ở vùng mặt, chảy nước mũi. Ngạt mũi kéo dài hay các dấu hiệu dị ứng. Hãy tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.