Viêm xoang là một bệnh xảy ra khi các xoang cạnh mũi bị viêm do bị nhiễm trùng gây ra. Bệnh viêm xoang được chia thành cấp độ cấp tính và mạn tính và thường được phân thành 4 loại xoang cơ bản bao gồm xoang sàng, xoang trán , xoang hàm và xoang bướm. Tình trạng nặng bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Phân loại viêm xoang 1. Viêm xoang hàm
– Xoang hàm do răng: đau nhức vùng mặt, bị chảy mủ ở mũi bên viêm xoang và hơi sốt.
– Xoang hàm cấp tính: Bị nhức đầu kèm theo sốt cao, gây mất ngủ, bị chảy nhiều chất nhầy ở bên mũi viêm, lúc đầu loãng sau đó chuyển sang mủ và có mũi hôi.
– Xoang hàm mãn tính: Có nhiều mủ, hôi miệng và viêm họng…
2. Viêm xoang trán
Xuất hiện dịch nhầy đặc ở mũi, có dính hoặc lẫn mủ xanh, mủ vàng nâu. Khi bệnh nặng có thể bị lấp đường dẫn lưu do dịch đặc bít lấp đường thông, dịch không thể chảy ra ngoài. Làm đau nhức vùng giữa trán và bị đau dọc theo hai bên lông mày lan ra vùng thái dương. Viêm ở bên nào thì đau bên đấy, trường hợp viêm cả hai bên thì đau cả hai bên. Ở giai đoạn bệnh nặng người bệnh còn có thể đau ở cả vùng hốc mắt khi ấn nhẹ tay.
3. Viêm xoang sàng
Xoang sàng thường nằm sâu trong phía hốc mũi, phía sau mặt nên khi bị viêm các triệu chứng thường âm ỉ và không rõ ràng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức đầu ở vùng gáy, bị chảy dịch mủ và gây ho kéo dài.Với trẻ em thường thấy là phế quản co thắt với các cơn ho kéo dài về đêm, gây khó thở, tiếng thở như các cơn hen. Trong trường hợp người cao tuổi khi bị viêm xoang sàng dễ dẫn tới viêm khí quản mãn tính và viêm giãn phế quản với đặc trưng là ho mạnh kéo dài về đêm, khạc nhiều đờm, làm cho mắt bị mờ.
4. Viêm xoang bướm
Vị trí xoang bướm nằm trong thân của xương bướm, chia làm 6 thành gồm thành trước, sau, thành trên, dưới và hai thành bên. Người bệnh xuất hiện triệu chứng dồn dập như rét run, sốt cao, nhức đầu, đau gáy và chảy dịch xuống mũi, họng. Khi khám thấy màng tiếp hợp bị phù nề, có màu đỏ, nhãn cầu lồi phía trước, gai mắt nề, kém di động. Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt và gây tỷ lệ tử vong rất cao.
– Bị ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, các lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn và nấm phát triển.
– Thực phẩm biến chất, hóa chất làm cho niêm mạc mũi phù nề gây hiện tượng bít tắc lỗ thông xoang.
– Cơ thể có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm, niêm mạc đường hô hấp suy yếu, rối loạn hệ thần kinh không đủ sức chống lại vi khuẩn. Nếu bị viêm xoang thường kèm theo viêm một số bộ phận khác trong cơ thể.
– Do tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
– Sự hoạt động kém của hệ thống lông chuyển, làm nhiệm vụ vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài.
– Các hiện tượng do viêm mũi gây nên như hiện tượng viêm mũi sau nhiễm siêu vi, bội nhiễm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên cũng là nguyên nhân gây viêm xoang.
– Tổn thương niêm mạc xoang do chấn thương vùng mặt, mũi.
– Gây viêm não và nhiễm trùng huyết: Biến chứng cấp này rất nguy hiểm, tuy nhiên gần đây nhờ sự can thiệp khá hữu hiệu của thuốc kháng sinh nên số lượng mắc phải không chỉ còn ít.
– Nhiễm trùng lan tỏa: gây ra do ổ vi khuẩn nhanh chóng di chuyển. Xuất phát từ viêm mũi đến viêm VA, viêm amidan, chuyển sang viêm họng và viêm thanh quản, phế quản, tiếp chuyển xuống viêm phổi… Trong giai đoạn này người bệnh thỉnh thoảng bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
– Biến chứng trong ổ mắt: Đối với trẻ em hoặc những người thiếu sức đề kháng, khi bị viêm xoang có thể gây áp xe hậu nhãn cầu và có thể gây tử vong. Nguy cơ xảy ra biến chứng này thường xảy ra hơn là viêm não hoặc nhiễm trùng huyết.
– Biến chứng viêm thận: do khởi phát từ viêm amidan tuy nhiên tỉ lệ không nhiều.
Triệu chứng bệnh viêm xoang 1. Đau nhức:
Cảm giác đau nhức ở vùng xoang nào thì bị viêm ở vùng xoang đó.
– Viêm Xoang hàm: vùng má cảm thấy đau nhức.
– Viêm Xoang sàng trước: giữa hai mắt bị đau nhức.
– Viêm Xoang trán: vùng giữa hai chân mày đau nhức.
– Viêm Xoang bướm: vùng gáy và cùng trong sâu khó chịu đau nhức.
2. Chảy nước mũi:
Chảy nước mũi có thể xảy ra ở một bên nhưng thường ở cả hai bên mũi. Dịch mủ chảy ra đặc khịt, có màu vàng hoặc xanh và mùi hôi tanh. Tùy theo vị trí xoang bị tắc mà dịch có thể chảy xuống mũi ở phía trước hoặc ra phía sau xuống thành sau họng. Tình trạng chảy mũi này nặng hơn vào buổi sáng do các chất dịch mủ ứ đọng lại khi ngủ.
4. Giảm khả năng nhận biết mùi và hương vị:
Cùng với ngạt mũi, người bệnh sẽ thấy ngửi kém đi. Làm người bệnh thấy chán ăn và gây mệt mỏi. Bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm do không nhận biết được mùi gây hại.
5. Nhức đầu:
khi bị đau nhức ở vùng mặt, có thể lan lên đỉnh đầu hoặc xuống phía răng. Tình trạng nhức đầu thường xảy ra vào buổi trưa và chiều khiến người bệnh thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến công việc.