Viêm Tụy Có Triệu Chứng Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Tụy Cấp Là Gì?

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Vậy triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp như thế nào?

Bệnh lý gặp ở tụy phải kể đến viêm tụy với hai thể gồm viêm tụy cấp tính và viêm tụy mạn tính, trong đó viêm tụy cấp tính chiếm chủ yếu. Vậy nguyên nhân gây viêm tụy cấp là gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tụy cấp, trong đó lạm dụng rượu và sỏi mật là hai nguyên nhân chính gây viêm tụy, chiếm khoảng 80-90% các trường hợp.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh viêm tụy cấp còn do: thuốc, tiếp xúc với một số hóa chất; do tai nạn xe hoặc té ngã gây chấn thương bụng; những bệnh lý di truyền, phẫu thuật và một số thủ thuật ngoại khoa, bệnh nhiễm khuẩn, chẳng hạn như sởi (ít gặp), dị dạng tụy hay ruột, mỡ trong máu cao… cũng gây viêm tụy cấp. Ngoài ra, 10% trường hợp viêm tụy không rõ nguyên nhân.

Bệnh viêm tụy cấp nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể diễn biến thành hoại tử tụy, thường hoại tử tụy ít khi khu trú mà lan rộng do hiện tượng tự tiêu của tuyến tụy dưới tác động của các men tiêu protein và lipid được hoạt tác ngay trong lòng tuyến tụy.

Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp tuy không phải là những bệnh thường gặp nhưng mọi người cần đặc biệt lưu ý bởi triệu chứng của viêm cấp tính xảy ra hết sức đột ngột, diễn biến phức tạp, có thể có các dấu hiệu ngoại khoa xen lẫn, đặc biệt trong viêm cấp tính hoại tử.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc viêm tụy cấp còn có biểu hiện sốt nhẹ, có thể sốt cao vì viêm nhiễm đường mật do sỏi, giun hoặc do hoại tử tụy rộng. Viêm tụy cấp thể nhẹ thì tình trạng toàn thân thường không trầm trọng, người bệnh mệt mỏi nhưng tỉnh, mạch, huyết áp ổn định, không khó thở. Nhưng viêm tụy cấp thể nặng có thể có tình trạng sốc, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhợt nhạt, tinh thần chậm chạp, mạch nhanh, huyết áp tụt, người bệnh hốt hoảng, kích động hoặc ngược lại nằm lờ đờ, mệt mỏi, có những mảng bầm tím ở chân tay, thân thể, thở nhanh nông.

Trường hợp nặng nhất là trong viêm cấp tính thể hoại tử có thể gặp các mảng bầm tím dưới da ở hai bên mạng sườn hay quanh rốn, đây là dấu hiệu rất đặc hiệu, biểu hiện sự chảy máu ở vùng tụy và quanh tụy.

Triệu Chứng Và Điều Trị Viêm Tụy Cấp

Định nghĩa

Có 4 tổn thương cơ bản: phù nề, sung huyết, hoạt tử và xuất huyết. Người ta chia thành 2 loại viêm tụy cấp chính:

Viêm tụy cấp không hoại tử: hay gặp nhất, tổn thương chủ yếu là phù nề, tụy láng bóng, sưng to, cương tụ.

Viêm tụy cấp hoại tử (nặng): tụy sưng, có nhiều đám xuất huyết, có khi hoại tử như một bọc máu, các tổn thương sau vài giờ lan sang phúc mạc. Sự hoại tử nếu (cystosteato- necrosis) tạo ra những vết màu trắng vàng nhạt như vết nến (thấy ở phúc mạc, quanh thận, lách, dạ dày, gan…).

Các nguyên nhân thường gặp

Tổn thương cơ giới, viêm nhiễm ở ống tụy, ống mật: nhiều nhất là sỏi mật (45%), sỏi tụy, các khối u gây chèn ép đường mật-tụy, viêm bóng Vater, bệnh xơ tụy.

Do rượu (35%): hay gặp ở các nước Âu-Mỹ, hiện nay đã gặp nhiều ở Việt Nam. sỏi mật và rượu là hai nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tụy cấp ờ các nước phương Tây (chiếm tới 80% trường hợp).

Các bệnh nhiễm khuẩn 0 bụng: viêm túi mật, viêm ruột thừa, thương hàn, leptospirose hoặc các bệnh virus (quai bị, viêm gan virus), giun đũa…

Các chấn thương do chạm mạnh vào bụng, phẫu thuật, nội soi mật-tụy ngược dòng (ERCP).

Loét dạ dày-tá tràng tổn thương xâm lấn vào tụy.

Do một số thuốc: corticoid, lợi tiểu, thuốc miễn dịch (azathioprin), thuốc chống thụ thai, các loại thuốc tiêm chủng…

Chuyển hoá và nội tiết: cường tuyến cận giáp, tăng calci huyết, tăng lipid máu, béo phì, thai nghén, đái tháo đường, xơ vữa động mạch… là những yếu tố thuận lợi. Rối loạn chuyển hóa chất lipid hay gặp trong bệnh đái tháo đường, nghiện rượu, rối loạn chuyển hóa lipoprotein khác (phân loại Fredrickson loại I, II, và V).

Di truyền.

Không rõ nguyên nhân.

Cơ chế sinh bệnh

Thuyết được công nhận là “tụy tạng tự tiêu huỷ”. Tụy có nhiều enzym tiêu protein ờ dạng chưa hoạt động (proenzym) như trypsinogen, proelastase, prophospholipase, kalicreino- gen, v.v… Bình thường khi dịch tụy tới tá tràng, trypsinogen

được enzym enterokinase của ruột hoạt hoá thành trypsin và chat trypsin có tác dụng gây hoạt hoá các proenzym khác. Neu dịch ruột và men enterokinase hồi lưu trong ống tụy hoặc các yếu tố như độc tố, nhiễm virus, thiếu máu cục bộ, giảm oxy mô, chấn thương tụy… làm trypsinogen cùng các proenzym khác được hoạt hoá ngay trong tổ chức tụy sẽ gây ra ”tụy tạng tự tiêu hoá” (autodigestion) gây viêm tụy cấp. Các enzym tụy được kích hoạt tiêu hoá các màng tế bào, thuỷ phân các protein, thương tổn mạch máu, phù nề chảy máu, hoại từ tế bào nhu mô tụy và hoại tử mỡ. Các chất bradykinin và histamin được các tế bào giải phóng ra gây tăng thấm mạch và phù nề. Các rối loạn này xảy ra dồn dập và quá mức sẽ dẫn đến viêm tụy cấp hoại tử.

Ngoài ra, người ta còn thấy các yếu tố:

Giải phẫu: ống tụy đổ vào tá tràng qua bóng Vater, trào ngược dịch mật gây viêm tụy cấp.

Rối loạn thần kinh thể dịch tụy.

Rối loạn vận mạch.

Rối loạn chuyển hoá: tăng mỡ máu gây tăng men tụy (lipase) gây tổn thương tụy, hoại tử mỡ.

Dị ứng, nhiễm khuẩn.

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng Cơ năng

Đau bụng: đau thượng vị, đau dữ dội, đột ngột, sau bữa ăn thịnh soạn (20-25%), đau kéo dài, có khi đau như sỏi mật, nôn không hết đau, lan ra sau lưng; kèm theo là đau vật vã, lăn lộn, vã mồ hôi,… Cơ chế đau do viêm phù nề tụy, do tăng áp lực ống tụy, do dịch tụy gây tổn thương mạc nối, màng bụng.

Nôn mửa: thường xảy ra sau đau, nôn dai dẳng, khó cầm, nôn ra dịch mật, nôn ra máu (nặng), nôn nhiều gây ra mất nước, mất điện giải; kèm theo chướng bụng, bí trung đại tiện, có khi ỉa lỏng (Mayer & Brawn).

Triệu chứng thực thể

Triệu chứng thực thể thường nghèo nàn.

Bụng chướng nhẹ, ấn đau nhưng mềm, 40-50% có phản ứng thành bụng nhẹ, ít co cứng thành bụng (10-20%), điểm Mayo Robson hoặc hạ sườn trái đau, dấu hiệu Mailer Guy (+).

Nhu động ruột thường giảm hoặc mất do liệt ruột.

Gõ vang giữa bụng, có thể gõ đục vùng thấp do có dịch.

Khi viêm tụy hoại tử nặng có thể có dấu hiệu da đặc biệt: vết da màu xanh nhạt quanh rốn (dấu hiệu Cullen), vết da xanh tím hoặc nâu xung quanh hai mạng sườn (dấu hiệu Turner), da mặt màu đỏ hoặc nâu do kallicrein tăng, vàng da do hoại tử gan hoặc chèn ép ống mật.

Triệu chứng toàn thân

Triệu chứng toàn thân thường nặng.

Hoảng hốt, lo sợ, có khi ngất do đau, có khi mê sảng (rối loạn não-tụy), tiên lượng xấu.

sốc: mức độ vừa, nặng, mặt tái, chân tay lạnh, toát mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.

Sốt 38- 40°c hoặc hơn.

Biểu hiện ở thận: huyết áp cao tạm thời, đái ít hoặc vô niệu, xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt, protein niệu, urê máu cao (tổn thương thận do sốc, máu qua thận ít, do trysin làm tổn thương cầu thận).

Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Lượng amylase máu và nước tiểu tăng từ 2-200 lần bình thường, amylase trở lại bình thường sau 4-8 ngày; amylase niệu tăng chậm nhưng kéo dài hơn tăng amylase máu. Amylase cũng tăng trong dịch màng bụng, dịch phế mạc do viêm tụy cấp gây ra.

Các xét nghiệm khác:

+ Lipase máu tăng kéo dài vài ngày giống như amylase.

+ Bạch cầu tăng, nhất là BC đa nhân trung tính.

+ Đường máu tăng cao (nặng).

+ Lipid máu tăng (bình thường (BT): 4-7g/l).

+ Calci máu giảm (BT: 3,2-3,65mmol/l), sau 48 giờ calci máu giảm (nặng), hoại tử mỡ càng rộng thì calci càng hạ thấp.

+ Xét nghiệm methaemolbumin huyết thanh tăng trên 5mg% là dấu hiệu của thể hoại từ.

+ Urê máu tăng; bilirubin, phosphatase kiềm, SGOT tăng tạm thời vài ngày.

Nước tiểu: có đường niệu, amylase tăng sau 24 giờ; có thể có hồng cầu, trụ hạt, protein niệu.

Xquang: không có liềm hơi, không có mức nước mức hơi trong ổ bụng (không có biểu hiện tắc ruột), có thể thấy chướng hơi đại tràng, dạ dày.

Chụp dạ dày cản quang thấy khung tá tràng giãn rộng, dạ dày bị đẩy ra trước, có hình răng cưa.

Chụp cắt lớp bụng phát hiện hình thể nhu mô tụy, vị trí hoại tử đánh giá được mức độ nặng nhẹ và biến chứng viêm tụy cấp.

Siêu âm: tụy to, thô, phù nề, có dịch quanh tụy, có thể có sỏi tụy, sỏi mật.

Nội soi siêu âm (Eus) và chụp cộng hưởng từ có chụp mật-tụy (MRCP) có giá trị trong chẩn đoán mức độ của viêm tụy cấp. Cả 2 đều có thể phát hiện sỏi trong ống dẫn mật chung và nhu mô tuyến tụy. Chụp cộng hưởng từ có giá trị cao hơn chụp CT trong phát hiện giai đoạn viêm tụy cấp mà không cần tiêm thuốc tĩnh mạch.

Tính tỷ số C.amylase × 100 nếu lớn hơn 5 % là viêm tụy

C.creatmin

Soi ổ bụng: dịch màu hồng, thấy các vết nến ở màng bụng, ruột.

Chẩn đoán xác định

Đau bụng đột ngột sau bữa ăn tươi, uống rượu; kèm theo có nôn, chướng bụng, sốc.

Xquang: ruột giãn to, đầy hơi.

Amylase máu tăng, amylase niệu tăng.

C.amylase × 100

Chẩn đoán phân biệt

Thủng dạ dày: có tiền sử dạ dày, đau dữ dội, bụng co cứng, Xquang có liềm hơi.

Tắc ruột: đau bụng, nôn, bí trung đại tiện, Xquang có mức nước, mức hơi.

Cơn đau bụng gan: có tam chứng Charcot; siêu âm thấy sỏi, u.

Viêm phúc mạc: hội chứng nhiễm khuẩn, co cứng toàn bụng, thăm túi cùng Douglas đau.

Nhồi máu mạc treo (hiếm): đau dữ dội, đột ngột, từng cơn, ỉa ra máu, thường mổ thăm dò mới biết được.

Nhồi máu cơ tim: đau thắt ngực, điện tâm đồ có hình nhồi máu cơ tim, men CK tăng, chụp CT đa lớp cắt hoặc chụp mạch vành chẩn đoán xác định.

Chẩn đoán thể bệnh

Viêm tụy cấp phù nề

Đây là một thể nhẹ, hay gặp đau bụng vừa phải, thích nằm yên, toàn trạng ít thay đổi, không bị choáng, không nôn, không có phản ứng thành bụng, xét nghiệm amylase máu thấy tăng gấp 5 lần.

Viêm tụy cấp thể hoại tử xuất huyết

Thể này rất nặng, đau bụng dữ dội, sốc, bụng chướng căng, có phản ứng thành bụng, cắt cơn đau khó khăn, tử vong 25-30%, chẩn đoán nhờ mổ hoặc giải phẫu thi thể.

Viêm tụy cấp nung mủ

Triệu chứng là đau bụng, co cứng, liệt ruột, hội chứng nhiễm trùng muộn (sau vài ngày), đầu tụy có ổ mủ, có khi gây áp-xe dưới cơ hoành.

Các thể theo tiến triển bệnh

Thể tối cấp: nặng, đau nhiều, nôn, sốc, trụy tim mạch, tử vong sau 1 -2 ngày.

Thể cấp tính: các triệu chứng tiến triển tốt dần, sau 3-5 ngày khỏi hoàn toàn.

Thể tái diễn (hồi quy): tái phát nhiều lần, điều trị khỏi, ít tử vong, sau lại tái phát, thường nhẹ.

Một số cấp cứu nội khoa: suy thận cấp, đái ít, vô niệu, urê máu tăng, đau thắt ngực, rối loạn tiêu hoá, chướng bụng; một số cấp cứu ngoại khoa như tắc ruột, viêm phúc mạc, viêm ruột thừa.

TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Tiến triển

Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ về hồi sức cấp cứu, song viêm tụy cấp vẫn là bệnh nặng, tử vong chung từ 5% đến 10% trong những ngày đầu; 20-40% do sốc, suy thận, hạ calci máu, glucose máu tăng; viêm tụy cấp hoại tử tử vong 30-80%, viêm tụy cấp phù nề 10%, giai đoạn muộn tử vong do bội nhiễm thêm, sau vài ngày bệnh lui, vẫn phải đề phòng tái phát.

Các yếu tố tiên lượng nặng (theo Ranson, 1982)

Biến chứng

Viêm tấy.

Áp-xe tụy.

u nang giả tụy: dịch tụy chảy vào ổ hoại tử ở nhu mô tụy, không có bờ riêng, về sau bọc bởi vỏ xơ, tạo ra túi giống như u nang trong tuyến tụy. Khi u nang lớn vỡ có thể gây ra các biến chứng chảy máu và nhiễm trùng.

Hoại tử tụy (hoại tử vô khuẩn hay nhiễm khuẩn): xuất hiện 2-3 tuần sau viêm tụy cấp.

Cổ chướng do tụy hoặc biến chứng cơ quan lân cận như chảy máu trong ổ bụng, tắc ruột, huyết khối, rò tụy.

Biến chứng xa:

+ Suy thận cấp.

+ Tràn dịch phế mạc, suy hô hấp.

+ Biến chứng tim mạch: tụt huyết áp, ngừng tim đột ngột, thay đổi STT trên điện tim.

+ Rối loạn tâm thần.

+ Mù đột ngột do tắc động mạch võng mạc.

+ Suy dinh dưỡng: viêm tụy cấp làm giảm sản xuất các enzym cần thiết có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và giảm cân.

Điều trị nội khoa

Nguyên tắc điều trị

Điều trị sớm.

Điều trị tích cực.

Phải theo dõi chặt chẽ.

Điều trị cụ thể

Nuôi dưỡng: nhịn ăn, hút dạ dày chỉ áp dụng khi nôn nhiều, cung cấp nước khoảng 2,5-31/24h, cân bằng điện giải (NaCl 8-12g, KC1 1-2g, Ca, Mg), bảo đảm phần năng lượng bằng huyết thanh ngọt ưu trương từ 4-8 ngày, sau ăn tăng dần. Đối với một số thể nặng cần cho chế độ dinh dưỡng cao ngoài đường tiêu hoá.

Chống đau và chống sốc:

+ Chống đau: dolosal (BD: pethidin, dolargan), phóng bế thần kinh tạng bằng novocain 0,25%, các thuốc liệt hạch (iagartin, phenergan, dolosal).

+ Chống sốc: truyền nước điện giải, huyết tương, albumin, máu, corticoid (dùng liều cao, giảm dần khi nặng, sốc); có thể dùng solumedrol 40mg/24h, depersolon 30-90mg/24h pha dịch truyền; isoproterenol (isuprel); kích thích thụ thể bêta adrenegic (dopamin, dobutamin…) tùy trường hợp.

Chống nhiễm khuẩn bằng các kháng sinh ampicilin, lincomycin, .. Một số thuốc kháng sinh thâm nhập tốt vào tuyến tụy như imipenem (500mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ), Cefuroxim (l,5g tiêm TM mỗi 8 giờ), hoặc ciprofloxacin (400mg tiêm TM mỗi 12 giờ) được khuyến cáo nên sử dụng.

Ức chế tiết men tụy: atropin, somatostatin hay sandos- tatin pha dịch tiêm truyền tĩnh mạch, ..

Thuốc kháng men tụy: chống hoại tử tụy làm mất hoạt tính men tụy, phải dùng sớm, liều cao (contrycal thường dùng 10.000-15.000ATU tiêm TM chậm, sau đó truyền TM nhỏ giọt; trasylol (zymofen) 000-50.000ATU tiêm TM chậm hàng ngày, có thể cho 80.000- 12.000ATU pha dịch nhưng tác dụng của thuốc chưa rõ ràng). Một số thuốc như Chlorte­tracyclin (aureomycin), biomycin, vừa là kháng sinh vừa ức chế men lipase (D.K.Son, 1984) cũng có thể dùng.

Các điều trị bổ sung: khi cần thiết có thể sử dụng phương pháp rửa phúc mạc hay cho thêm insulin, thuốc chống đông, chống suy thận tùy theo tình trạng bệnh.

Điều trị ngoại khoa

Mổ thăm dò: hiện nay ít phải làm do có nhiều phương tiện chẩn đoán, chỉ làm khi không phân biệt với bụng ngoại khoa. Nếu tình trạng cho phép có thể cắt túi mật, dẫn lưu ống mật bị giãn, hoặc lấy sỏi ống mật, đặt ống dẫn lưu tụy….

Can thiệp trên các đường mật: khi có sỏi túi mật, ống mật chủ gây viêm tụy cấp có thể chụp mật ngược dòng (ERCP) để phát hiện sỏi, lây sỏi hoặc mô mỡ. Tuy nhiên khi nào chỉ định tiến hành thủ thuật còn nhiều ý kiến khác nhau, vì ERCP có thể làm viêm tụy nặng lên.

Điều trị biến chứng: các u nang có biến chứng áp-xe, vỡ, chèn ép, hoặc các u nang không thuyên giảm sau 6 tuần điều trị và theo dõi.

Mổ tụy: cắt toàn phần (total) hoặc bán phần, tuy nhiên tỷ lệ tử vong còn cao cho nên cần dè dặt. Có thể chỉ định ghép tụy nếu có điều kiện.

Điều trị các nguyên nhân viêm tụy cấp

Khi viêm tụy được kiểm soát, có thể điều trị các nguyên nhân cơ bản của viêm tụy, loại bỏ các vật cản đường mật mở hoặc mở rộng ống mật bằng nội soi mật-tụy ngược cholan­giopancreatography (ERCP), ERCP có thể vừa để chẩn đoán vừa điều trị. Điều trị nghiện rượu vì tiếp tục uống có thể gây viêm tụy và dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Theo dõi nhóm có nguy cơ cao.

Lấy sỏi, giun trong ống mật.

Hạn chế bia rượu, ăn quá nhiều đạm.

Hạ mỡ máu…

Dấu Hiệu, Biểu Hiện Và Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Tụy

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm tụy có sự khác biệt ở viêm tụy cấp và viêm tụy mạn tính, nhưng có điểm chung là đều có các cơn đau bụng.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

Triệu chứng của bệnh viêm tụy

1. Những triệu chứng của viêm tụy cấp

Đau là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm tụy cấp. Hầu như người nào bị viêm tụy cấp cũng đều có triệu chứng này.

Đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ tăng dần. Nếu đau xuất hiện đột ngột, đó là một dấu hiệu thường gặp trong cách trường hợp nặng. Nếu đau diễn tiến từ từ, bệnh có thể khởi đầu nhẹ nhưng cũng có thể trở nên nặng.

Đau thường tập trung ở nửa bụng trên hoặc vùng bụng trên bên trái. Đau có thể lan ra sau lưng

Đau thường kéo dài trong vài ngày.

Đau thường xuất hiện hoặc nặng hơn khi ăn.

Đau tăng lên khi nằm ngửa.

Những người bị viêm tụy cấp có thể cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh triệu chứng đau, bệnh nhân còn có thể có những triệu chứng khác như:

Buồn nôn (một số người có thể nôn ra ngoài nhưng sau đó vẫn không làm giảm cảm giác buồn nôn)

Sốt , ớn lạnh, hoặc cả hai.

Bụng chướng và nhạy cảm khi chạm.

Nhịp tim nhanh (có thể do đau hoặc sốt, cũng có thể do phản xạ bù trừ khi bệnh nhân bị xuất huyết nội).

Trong những trường hợp nặng có nhiễm trùng hoặc chảy máu, bệnh nhân có thể bị mất nước và huyết áp thấp với những triệu chứng sau:

Yếu hoặc cảm thấy mệt

Hoa mắt, chóng mặt

Hôn mê

Dễ bị kích thích

Bồn chồn hoặc khó tập trung

Đau đầu

Nếu huyết áp thấp quá mức, những cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu nuôi để thực hiện những chức năng bình thường của chúng. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm được gọi là sốc giảm thể tích.

2. Những triệu chứng của viêm tụy mạn

Đau thường ít gặp hơn trong viêm tụy mãn.

Một số bệnh nhân cảm thấy đau nhưng hầu hết sẽ không bị. Ở những bệnh nhân có triệu chứng đau, cơn đau thường âm ỉ, kéo dài, tuy nhiên, đau thường mất đi khi bệnh trở nên nặng hơn. Sự biến mất của cơn đau là một dấu hiệu xấu vì nó có thể đồng nghĩa với việc tụy đã ngừng hoạt động.

Một số triệu chứng khác trong viêm tụy mạn là do những biến chứng lâu dài của nó, chẳng hạn như:

Không sản xuất insulin (đái tháo đường)

Không có khả năng tiêu hóa thức ăn (giảm cân và thiếu chất dinh dưỡng)

Chảy máu (công thức máu cho giá trị thấp, hoặc thiếu máu)

Tổn thương gan (vàng da)

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Xem Cách điều trị chữa bệnh viêm tụy cấp và viêm tụy mạn để biết cách điều trị bệnh viêm tụy.

Nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh viêm tụy. Bạn nên đi khám để nhận được sự điều trị thích hợp nhất. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Viêm Tụy Cấp

Biến chứng toàn thân

Viêm tụy cấp thường khởi phát bằng triệu chứng đau bụng. Thường đau ở vùng trên rốn, có khi lan rộng sang hai bên vùng dưới sườn phải, xuyên ra sau lưng. Thường đau đột ngột, ngày càng tăng dần. Bệnh nhân buồn nôn hoặc nôn, bụng trướng và đầy tức khó chịu. Trường hợp viêm tụy cấp hoại tử bệnh nhân sẽ choáng, với những biểu hiện của trụy tim mạch và tình trạng toàn thân rất nặng, có thể đi từ suy giảm tuần hoàn, hô hấp nhẹ cho đến suy giảm nhiều tạng trong những thể tối cấp với tỷ lệ tử vong cao.

Trụy tim mạch: Do tổn thương nội mạc của thành mạch làm một khối lượng lớn huyết tương thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn vào vùng gian bào, xung quanh tụy và sau phúc mạc tạo thành một khu vực thứ 3 tích lũy chất dịch do huyết tương thoát ra. Kết quả là đưa tới giảm khối lượng tuần hoàn, dẫn đến tình trạng choáng giảm thể tích.

Suy giảm hô hấp: Đau và tình trạng nằm lâu gây ứ đọng đờm rãi, xẹp phổi, viêm phổi. Nhiều trường hợp viêm tụy cấp có tràn dịch màng phổi. Thương tổn mao mạch phổi đưa tới phù tổ chức kẽ ở phổi. Tất cả những yếu tố trên đưa tới suy giảm chức năng hô hấp.

Biến chứng dạ dày, ruột: Trong những ngày đầu, dạ dày ruột thường dãn trướng do liệt nhu động cơ năng, gây nôn và bí trung đại tiện. Đặt sonde dạ dày hút sẽ làm giảm dãn trướng dạ dày và đỡ nôn. Trong một số trường hợp, nhất là những thể nặng, có thể có loét trợt nông hoặc ổ loét ở dạ dày – tá tràng, phát hiện và xác định bằng soi dạ dày – tá tràng. Ngoài ra, ở những thể cân nặng, có thể thấy những biến chứng: Thần kinh (từ mức độ vật vã, hốt hoảng đến nói nhảm hoặc nặng hơn nữa là hôn mê); Đông máu rải rác trong lòng mạch (do tăng đông máu và hoạt hóa cơ chế tiêu sợi huyết).

Những trường hợp viêm tụy cấp thể nhẹ thường không có biến chứng toàn thân. Càng nhiều biến chứng trên nhiều cơ quan, tổ chức thì tình trạng càng nặng và tỷ lệ tử vong càng cao.

Biến chứng trong ổ bụng

Ổ dịch khu trú: Thường thấy ở quanh tụy, phía trước tụy, khoảng giữa gan và thận phải, khoang lách – thận… những ổ dịch này thường không có vách ngăn và thường tự tiêu không để lại biến chứng.

Hoại tử ổ tụy: Là những ổ khu trú hoặc lan tỏa, bao gồm dịch xuất tiết, nước máu cũ lẫn tổ chức hoại tử của tụy, tạo thành một chất dịch màu đỏ nâu hoặc xám đen lẫn những mảnh tổ chức hoại tử. Những ổ này có thể ở trong nhu mô tụy, có khi lan tỏa toàn bộ tụy, những ổ hoại tử có thể lan ra xung quanh tụy, tới rễ mạc treo đại tràng ngang, hậu cung mạc nối, khoang sau phúc mạc và lan đi xa theo rãnh thành đại tràng xuống hố chậu, túi cùng Douglas. Quá trình hoại tử của tụy có thể lan tới dạ dày – tá tràng, lách, đại tràng ngang. Khi có ổ hoại tử của tụy, tình trạng bệnh nhân thường nặng và tỷ lệ tử vong càng cao.

Áp xe tụy : Là ổ mủ khu trú ở tụy hoặc gần với tụy, trong có những mảnh tổ chức hoại tử. Thương tổn bắt đầu từ những ổ hoại tử, lúc đầu vô khuẩn, sau đó bội nhiễm và tạo thành ổ áp xe, thường xuất hiện muộn vào tuần thứ 3 – 4 của bệnh. Bệnh nhân thường sốt cao giao động. Chọc dò dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT hút ra mủ, nuôi cấy có vi khuẩn.

Nang giả tụy cấp tính : Là những ổ chứa dịch tụy bao bọc bởi tổ chức xơ hoặc tổ chức hạt, được thành lập trong 4 tuần đầu của bệnh, trong chứa chất dịch màu vàng nhạt hoặc nâu có nồng độ amylase cao. Những nang này thường thấy ở tụy, quanh tụy, hiếm khi đi xa hơn. Khám lâm sàng có thể nắn thấy một khối, có khi nổi phồng trên thành bụng, ở vùng tụy hoặc quanh tụy, ranh giới tương đối rõ, nắn đau tức. Có những trường hợp hoặc do không chọc hút hoặc có chọc hút những nang vẫn tái lập, tồn tại lâu, to lên, vách nang dần dần được phủ một lớp liên bào, có khi có những chỗ vôi hóa, thường kéo dài trên 4 tuần, trở thành nang tụy mạn tính, khi đó phải can thiệp bằng ngoại khoa.

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook