Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở giữa tai, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường.
Có những loại Viêm tai giữa nào?
Viêm tai giữa thường chia làm 2 loại: Viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính. Viêm tai giữa cấp tính nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai giữa mạn tính.
Viêm tai giữa cấp tính (Thường gặp ở trẻ nhỏ)
Viêm tai giữa cấp tính mủ: Biểu hiện viêm tai giữa ứ mủ ở trẻ rõ rệt như quấy khóc, khó ngủ, bỏ bú, khóc khi chạm vào tai. Sau khi vỡ mủ cần dùng thuốc viêm tai giữa, chăm sóc đúng cách sẽ không để lại di chứng.
Viêm tai giữa cấp tính hoại tử: Thường gặp ở trẻ nhỏ có cơ địa yếu, sau khi bị bệnh nhiễm khuẩn nặng. Bệnh dễ tiến triển thành viêm tai xương chũm, dễ gây các biến chứng thần kinh, tai trong.
Viêm tai giữa mạn tính (Gặp ở mọi lứa tuổi)
Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy: Tai chảy mủ và chảy tăng lên sau những lần viêm mũi, họng. Mủ không tan trong nước, không thối. Bệnh diễn biến từng đợt kéo dài qua nhiều năm, ảnh hưởng đến khả năng nghe của người bệnh.
Viêm tai giữa mạn tính mủ (Có tổn thương xương): Tai chảy mủ, có mùi hôi, đôi khi lẫn với máu. Bệnh kéo dài, dai dẳng, dễ gây nên nhiều biến chứng như nghe kém, điếc, ù tai, choáng váng và đau tai tăng sau mỗi lần viêm.
Bệnh viêm tai giữa cần phải phân loại chính xác để có phương án điều trị đúng và hiệu quả nhất, vì không phải lúc nào bệnh nhân viêm tai giữa cũng cần dùng kháng sinh.
Phân biệt viêm tai giữa cấp và mãn tính
Thời gian:
Thường chảy tai liên tục trên 3 tháng được gọi là mạn, nhưng thời gian này không cố định có thể gặp viêm tai mạn ngay tháng thứ 2.
Triệu chứng:
Viêm tai giữa cấp: thường có triệu chứng tổng quan rầm rộ, đau tai, sốt, sức nghe giảm ít.
Viêm tai giữa mãn tính: thường không đau, không sốt nhưng sức nghe giảm nhiều.
Viêm tai giữa cấp: thường thủng nhĩ nhỏ hoặc không thủng
Viêm tai giữa mạn: thường thủng rộng.
Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa:
Thường do viêm nhiễm như: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm Amidan, viêm VA…
Triệu chứng bệnh viêm tai giữa
Tai: ngoài đau tai, chảy tai, giảm sức nghe còn có ù tai, cảm giác nặng tai hay nghe lọc ọc trong tai.
Toàn thân: trẻ em thường chán ăn, khó ngủ, quấy đêm, sốt (69% trường hợp), tiêu chảy, nôn trớ, chảy nghẹt mũi, ho, vật vã…
Áp xe là tình trạng tụ mủ ở mô mềm. Bệnh lý này là một dạng nhiễm trùng sâu, không chỉ gây sưng viêm và còn phát sinh các đau dữ dội.
Khi áp xe tiến triển, mủ sẽ tự vỡ và dẫn lưu ra bên ngoài. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc, tổn thương do áp xe gây ra có thể trở nên nghiêm trọng và có xu hướng lâu lan ra toàn bộ tai.
Nhiễm trùng ở ống tai giữa là một trong những nguyên nhân hình thành áp xe. Khi biến chứng này xuất hiện, bạn sẽ nhận thấy một số biểu hiện như người sốt nhẹ, tai sưng đỏ, ấm hơn bình thường, có cảm giác nhức và nghẹn ở bên trong.
2. Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào là một dạng nhiễm trùng mô mềm nghiêm trọng. Vi khuẩn gây tổn thương ống tai giữa có thể xâm nhập vào hạ bì (phần sâu nhất của da) và gây nhiễm trùng tại khu vực này.
Viêm mô tế bào có thể được điều trị bằng kháng sinh và chấm dứt trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc phát hiện, nhiễm trùng có xu hướng lây lan sang các cơ quan lân cận hoặc thậm chí đi vào máu.
3. Ống tai bị hẹp
Viêm tai giữa mãn tính có thể khiến màng nhĩ bị khô, dày và bong vảy. Các vảy bong cùng với dịch tiết ứ đọng có thể tích tụ trong ống tai và làm hẹp diện tích của cơ quan này.
Hẹp ống tai làm cho khả năng nghe giảm, gây ra tình trạng lãng, ù hoặc thậm chí gây điếc. Ống tai bị hẹp cũng có thể là hậu quả do tình trạng tự ý rắc bột thuốc vào tai.
4. Màng nhĩ bị thủng vĩnh viễn
Thủng màng nhĩ là triệu chứng xảy ra đồng thời khi mủ trong ống tai giữa tự vỡ. Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành làm thuốc tai và thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm phục hồi màng nhĩ.
Tuy nhiên tình trạng chủ quan với các biểu hiện có thể khiến tổn thương ở màng nhĩ không thể phục hồi. Các dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ, bao gồm: Mất thính lực đột ngột, ù tai, đau tai, chảy dịch nhầy và mủ.
Với những trường hợp thủng màng nhĩ không có khả năng liền lại, bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành phẫu thuật để khắc phục.
5. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Viêm tai giữa kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe và tiếp nhận thông tin của trẻ. Điều này khiến cho trẻ chậm chạp trong việc học tập và phát triển ngôn ngữ.
Trẻ bị viêm tai giữa thường nói năng chậm, từ ngữ khó diễn đạt và phản ứng chậm trong cuộc giao tiếp. Nếu không cải thiện khả năng nghe, hoạt động sinh hoạt và học tập của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
6. Viêm tai xương chũm
Xương chũm là một trong những bộ phận cấu thành tai. Tình trạng viêm ở cơ quan này là một trong những biến chứng do viêm tai giữa gây ra. Khi gặp phải biến chứng này, bạn sẽ nhận thấy vùng xương chũm nóng và sưng đỏ, triệu chứng này cũng có thể lan ra các vùng xung quanh tai.
Viêm tai xương chũm có thể được khắc phục bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc điều trị, người bệnh có thể đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề như liệt dây thần kinh số 7, viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng,…
7. Các biến chứng do viêm tai giữa khác
Bên cạnh đó viêm tai giữa còn có thể gây ra các biến chứng khác ở các cơ quan tai mũi họng như viêm VA, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản,…
So với những biến chứng trên, biến chứng ở các cơ quan tai mũi họng thường phổ biến hơn. Nguyên nhân là các cơ quan này nằm gần nhau và có mối quan hệ mật thiết. Vi khuẩn ứ đọng trong ống tai giữa lâu ngày có thể di chuyển đến các cơ quan này và gây ra hiện tượng nhiễm trùng.
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa
Có nhiều cách điều trị viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng nhiều nhất. Kháng sinh uống là thuốc được chọn hàng đầu và việc chọn lựa kháng sinh dựa trên kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa. Chính xác nhất là dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai.
Thời gian điều trị viêm tai giữa diễn ra tối thiểu trong 8 ngày. Nếu màng nhĩ không có dấu hiệu bị thủng thì sẽ dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa. Nếu màng nhĩ thủng có thể nhỏ tai trong 3 – 4 ngày đầu (loại không độc cho tai) để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ làm bít dẫn lưu rồi sau đó rửa bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già. Ngoài ra có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.
Một số trường hợp viêm tai nhưng trị kháng sinh không hiệu quả sẽ phải chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ Diablo. Nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi viêm Amidan phì đại thì cần nạo viêm Amidan. Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng xuất hiện các biến chứng nặng hơn và điều trị nội khoa không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.
Bệnh viêm tai giữa hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm và không gây biến chứng nguy hiểm nếu bạn phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh và có phương án xử trí khoa học cũng như có sự theo dõi của bác sĩ.